Hành tinh nào có nhiệt độ thấp nhất

Hành tinh nào lạnh nhất trong hệ Mặt trời?

02:01

Hành tinh nào có nhiệt độ thấp nhất

Trái Đất đang nằm trong vùng ở được của Mặt Trời, nơi nước tồn tại dưới dạng lỏng. Chỉ một chuyển biến nhỏ nhất trong quỹ đạo Trái Đất cũng có thể thay đổi điều này.

03:02

Hành tinh nào có nhiệt độ thấp nhất

Tiếng còi tàu ở mỗi quốc gia được quy định không giống nhau, từ số lần kéo còi, độ dài và âm sắc.

01:48

Hành tinh nào có nhiệt độ thấp nhất

Bánh xe Falkirk, AquaDom, Gateway Arch, Bách Long là những thang máy có thiết kế ấn tượng, tính năng và tốc độ đi kèm khiến mọi người ngạc nhiên.

01:14

Hành tinh nào có nhiệt độ thấp nhất

Do nhà trường cấm mang thực phẩm từ ngoài vào, hai nam sinh ở Đạt Châu (Tứ Xuyên, Trung Quốc) cố gắng uống hết 24 hộp sữa để tránh lãng phí.

01:36

Hành tinh nào có nhiệt độ thấp nhất

Đậu phụ được làm bằng bếp đốt củi truyền thống của Nhật (kamado) có hương thơm và vị ngọt riêng biệt.

02:22

Hành tinh nào có nhiệt độ thấp nhất

Với tư cách là con đầu đàn, Shani luôn phải bảo đảm an toàn cho cả đàn.

02:38

Hành tinh nào có nhiệt độ thấp nhất

Một chú mèo đã tha đàn con đến ở nhờ cửa tiệm tạp hóa ở Hàn Quốc. Sau đó, ngày nào nó cũng đi xin cá để mang về cho mèo con.

01:00

Hành tinh nào có nhiệt độ thấp nhất

Chó vẫy đuôi không chỉ thể hiện sự phấn khích mà nó còn bộc lộ những cảm xúc khác nhau của mình.

00:58

Hành tinh nào có nhiệt độ thấp nhất

Loài gián có thể nhịn ăn trong một tháng, không uống nước khoảng một tuần. Thậm chí, nó có thể nín thở dưới nước 20 phút.

01:33

Hành tinh nào có nhiệt độ thấp nhất

Kỹ năng điêu luyện của những bậc thầy thợ thủ công là thứ không thể thiếu trong công nghệ sản xuất ở Nhật Bản.

Sao Thủy là hành tinh nhỏ nhất trong hệ mặt trời và luôn là bí ẩn với con người.

Theo các dữ liệu hình ảnh thu được từ tàu thăm dò Messenger của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), đường kính của sao Thủy đã thu hẹp hơn 13 km trong 4 tỷ năm qua. Đến nay, đường kính của hành tinh này còn khoảng 4.800 km, bằng 38% đường kính Trái đất. Thậm chí, sao Thủy còn nhỏ hơn Ganymede - vệ tinh lớn nhất của sao Mộc và Titan - vệ tinh lớn nhất của sao Thổ.

Nằm gần Mặt trời nhất, sao Thủy là hành tinh nóng thứ hai trong Thái Dương hệ. Nhiệt độ bề mặt tiếp xúc với Mặt trời của sao Thủy lên đến 427 độ C, trong khi phía bên kia có thể thấp đến -173 độ C. Trong khi đó, sao Kim (hành tinh thứ hai từ Mặt trời trở ra) có nhiệt độ trung bình là 462 độ C, là hành tinh nóng nhất Hệ Mặt trời và giữ kỷ lục thời tiết khắc nghiệt nhất vũ trụ.

Sao Thủy có khối lượng riêng trung bình thấp hơn Trái đất. Sao Thủy là hành tinh có khối lượng riêng trung bình lớn thứ hai trong Hệ Mặt trời (5,427 g/cm3), sau Trái đất (5,515 g/cm3), dù kích thước của nó rất bé. Lý do là lõi của sao Thủy chiếm khoảng 42% thể tích của nó và chứa nhiều sắt hơn các hành tinh còn lại.

Sao Thủy và sao Kim là hai hành tinh trong Hệ Mặt trời không có vệ tinh tự nhiên (hay còn gọi là mặt trăng, chỉ vật thể tự nhiên quay quanh một hành tinh hoặc tiểu hành tinh). Với bầu khí quyển vô cùng mong manh, sao Thủy không có sự biến đổi thời tiết theo mùa.

Lõi của sao Thủy chiếm 42% thể tích và chứa nhiều sắt, do đó khối lượng riêng trung bình của hành tinh này chỉ xếp sau Trái đất

Sao Thủy chỉ mất 88 ngày để hoàn thành chu kỳ quỹ đạo (thời gian mà một hành tinh hay vệ tinh quay trở lại một vị trí cố định trong không gian), nhanh hơn hẳn các hành tinh khác. Tốc độ chuyển động này khiến sao Thủy được đặt tên theo thần Mercury trong thần thoại La Mã, tương đương với thần Hermes - vị thần liên lạc và đưa tin trong thần thoại Hy Lạp.

Do chỉ cách Mặt trời khoảng 58 triệu km nên sao Thủy rất khó tiếp cận. Trong năm 1974 và 1975, NASA cho tàu Mariner 10 viếng thăm sao Thủy ba lần và lập được bản đồ gần một nửa bề mặt hành tinh này.

Vào ngày 3/8/2004, tàu thăm dò Messenger được phóng lên vũ trụ và đi vào quỹ đạo sao Thủy ngày 17/3/2011. Nó thực hiện nhiệm vụ quan sát, nghiên cứu thông tin lịch sử, địa chất của hành tinh bé nhất Hệ Mặt trời.

Messenger kết thúc sứ mệnh bằng cách đâm vào sao Thủy lúc 15h30 ngày 30/4/2015. Sau hơn 4 năm hoạt động, Messenger cung cấp nhiều dữ liệu có giá trị và hơn 100.000 bức ảnh về sao Thủy. Một trong những phát hiện lớn nhất là khối băng khổng lồ vùng cực bắc, nơi không bị Mặt trời chiếu sáng.

Lõi sắt của sao Thủy có kích thước gần bằng với Mặt trăng của Trái đất và chiếm 3/4 đường kính sao Thủy. Các nhà khoa học cho rằng, trong những ngày đầu hình thành hệ mặt trời, các hạt sắt đã bị từ trường của Mặt trời hút vào. Khi các hành tinh bắt đầu hình thành từ bụi và khí, những hành tinh ở gần Mặt trời nhận nhiều mạt sắt hơn những hành tinh ở xa.

Các nhà khoa học tin rằng sao Thủy đã thu nhận lượng mạt sắt lớn nhất, bởi nó là hành tinh gần Mặt trời nhất trong Hệ Mặt trời. Đó là lý do ngôi sao này có lõi kim loại dày đặc như vậy.