Hệ thống giáo dục ngoài nhà trường

Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân lần đầu tiên được ghi nhận tại Luật Giáo dục 1998 và nội dung này tiếp tục được sửa đổi, bổ sung qua các Luật Giáo dục sau này. Phát triển giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu trong thời kỳ hội nhập quốc tế gắn với sự hình thành, phát triển kinh tế tri thức ở nước ta. Theo quy định của Luật giáo dục thì cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân được mô tả theo phương pháp liệt kê nhiều cấp, từ giáo dục Mầm non đến đào tạo Tiến sĩ. Bên cạnh đào tạo giáo dục chính quy, hình thức giáo dục thường xuyên cũng được thực hiện. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo để tạo ra một xã hội học tập, học tập suốt đời, học gắn với hành để con người phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế là mục tiêu hàng đầu của toàn hệ thống giáo dục quốc dân.

Chính vì vậy, việc đầu tư cho nhà trường, huy động phát triển nguồn lực phục vụ giáo dục là việc làm được khuyến khích thực hiện. Hiện nay, ngoài các trường công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng thì hệ thống trường học còn bao gồm trường dân lập, trường tư thục do cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng. Trong đó, Nhà nước tạo điều kiện để trường công lập giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục quốc dân.

[CSC] Bài viết phân biệt loại hình trường Công lập, Tư thục, Dân lập để bạn đọc có cái nhìn cụ thể hơn. Tư thục và dân lập có giống nhau không? Phân loại các loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục Việt Nam.

Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình sau đây:

  • Trường công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu;
  • Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở gồm tổ chức và cá nhân tại thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, xã, phường, thị trấn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm điều kiện hoạt động.
    Loại hình trường dân lập chỉ áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non;
  • Trường tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động.
    Trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là trường mà nhà đầu tư cam kết và thực hiện cam kết hoạt động không vì lợi nhuận, được ghi trong quyết định thành lập hoặc quyết định chuyển đổi loại hình trường; hoạt động không vì lợi nhuận, không rút vốn, không hưởng lợi tức; phần lợi nhuận tích lũy hằng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia để tiếp tục đầu tư phát triển nhà trường.

(Theo Điều 47 của Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019)

Loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật nào?

* Tham khảo thêm: Việc chuyển đổi loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

  • Chỉ chuyển đổi loại hình nhà trường từ trường tư thục sang trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận;
  • Thực hiện quy định của điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của loại hình nhà trường ở mỗi cấp học, trình độ đào tạo;
  • Bảo đảm quyền của giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động và người học;
  • Không làm thất thoát đất đai, vốn và tài sản.

Như vậy qua bài viết trên bạn đã có thể Phân biệt được sự khác nhau giữa loại hình trường Công lập, Dân lập và Tư thục rồi nhé! Ngoài ra bạn cũng biết thêm rằng Loại hình trường dân lập chỉ áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non.

>> Xem thêm:

Hệ thống giáo dục ngoài nhà trường

Cơ cấu tổ chức của nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình sau đây...

Kiến thức của bạn:

     Cơ cấu tổ chức của nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Giáo dục năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)

1. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân

     Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình sau đây:

  • Trường công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên;
  • Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động;
  • Trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước.

     Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân thuộc mọi loại hình đều được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục. Nhà nước tạo điều kiện để trường công lập giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục quốc dân. Điều kiện, thủ tục và thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường được quy định tại các điều 50, 50a, 50b và Điều 51 của Luật Giáo dục.

2. Điều lệ nhà trường

     Nhà trường được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Giáo dục và điều lệ nhà trường. Điều lệ nhà trường phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

  • Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường;
  • Tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường;
  • Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo;
  • Nhiệm vụ và quyền của người học;
  • Tổ chức và quản lý nhà trường;
  • Tài chính và tài sản của nhà trường;
  • Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

     Thủ tướng Chính phủ ban hành điều lệ trường đại học; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ban hành điều lệ nhà trường ở các cấp học khác theo thẩm quyền.

Hệ thống giáo dục ngoài nhà trường

Tổ chức của nhà trường

3. Cơ cấu tổ chức của nhà trường

a. Hội đồng trường

     Hội đồng trường đối với trường công lập, hội đồng quản trị đối với trường dân lập, trường tư thục (gọi chung là hội đồng trường) là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục.

     Hội đồng trường có các nhiệm vụ sau đây:

  • Quyết nghị về mục tiêu, chiến lược, các dự án và kế hoạch phát triển của nhà trường;
  • Quyết nghị về quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  • Quyết nghị về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường;
  • Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường.

     Thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức, quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể của hội đồng trường được quy định trong điều lệ nhà trường.

b. Hiệu trưởng

     Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận. Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học.

     Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng; thủ tục bổ nhiệm, công nhận Hiệu trưởng trường đại học do Thủ tướng Chính phủ quy định; đối với các trường ở các cấp học khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định.

c. Hội đồng tư vấn trong nhà trường

     Hội đồng tư vấn trong nhà trường do Hiệu trưởng thành lập để lấy ý kiến của cán bộ quản lý, nhà giáo, đại diện các tổ chức trong nhà trường nhằm thực hiện một số nhiệm vụ thuộc trách nhiệm và quyền hạn của Hiệu trưởng. Tổ chức và hoạt động của các hội đồng tư vấn được quy định trong điều lệ nhà trường.

d. Tổ chức Đảng trong nhà trường

     Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong nhà trường lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

e. Đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường

     Đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường hoạt động theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục.

4. Các hành vi bị cấm trong cơ sở giáo dục và tổ chức của nhà trường

  • Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, người lao động của cơ sở giáo dục và người học.
  • Xuyên tạc nội dung giáo dục.
  • Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.
  • Hút thuốc; uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự.
  • Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
  • Lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật.

Bài viết tham khảo:

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về tổ chức của nhà trường:

Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi như: trách nhiệm của nhà trường, chương trình học trong nhà trường… và những vấn đề có liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi ủa Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.