Học hành là từ ghép chính phụ hay từ ghép đẳng lập

  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7
  • Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7
  • Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 7
  • Sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 1
  • Sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 2
  • Tập Làm Văn Mẫu Lớp 7
  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7 (Ngắn Gọn)
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 7 Tập 1
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2
  • Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Tập 1
  • Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2

Sách giải văn 7 bài từ ghép (Cực Ngắn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 7, sách giải ngữ văn lớp 7 bài từ ghép sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 7 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 7, giải bài tập sgk văn 7 đạt được điểm tốt:

I. Kiến thức cơ bản

Từ ghép có hai loại chính: từ ghép chính phụ và đẳng lập

+ Từ ghép chính phụ: tiếng chính, tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. Có tính phân nghĩa (nghĩa từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa tiếng chính)

VD: từ bà ngoại (tiếng bà là tiếng chính, tiếng ngoại là tiếng phụ) có nghĩa hẹp từ bà

+ Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ). Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa, nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó

VD: từ quần áo (tiếng quần và áo đẳng lập với nhau về nghĩa) có nghĩa khái quát hơn nghĩa của tiếng quần/ áo

II. Bài tập vận dụng

Bài 1: Hãy tìm từ ghép trong đoạn trích sau:

Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp y như có nhát dao vừa lia qua.

Gợi ý trả lời:

Từ ghép có trong đoạn trích:

Ăn uống; điều độ; làm việc; chừng mực; thanh niên; cường tráng; lợi hại; nhọn hoắt; thỉnh thoảng; ngọn cỏ

Bài 2: Cho các tiếng: mặt, học, dạy, xinh, tươi, nhà, trâu, áo. Em hãy tạo các thành các từ ghép đẳng lập.

Gợi ý trả lời:

Các từ ghép đẳng lập được tạo thành từ các tiếng có sẵn:

Mặt mũi, học hành, dạy dỗ, xinh đẹp, tươi tốt, nhà cửa, trâu bò, áo quần

Bài 3: Hãy phân tích cấu tạo của các từ sau: hợp tác xã , công nghiệp hóa, nem cua bể

Gợi ý trả lời:

Cấu tạo của các từ ghép ba âm tiết ở trên:

Học hành là từ ghép chính phụ hay từ ghép đẳng lập

Hãy sắp xếp các từ sau đây vào bảng phân loại từ ghépHọc hành, nhà cửa, xoài tượng, nhãn lồng, chim sâu, làm ăn, đất cát, xe đạp, vôi ve, nhà khách, nhà nghỉTừ ghép chính phụ:Từ ghép đẳng lập:

Từ ghép là loại từ chúng ta đã được học và biết đến ngay từ năm học lớp 4. Từ ghép được phân thành hai loại là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. Bài viết này sẽ chia sẻ đến bạn đọc các thông tin liên quan đến từ ghép và từ ghép đẳng lập là gì?

Từ ghép là gì?

Từ ghép là một loại từ phức được tạo thành bởi ít nhất 2 từ đơn, các từ này có nghĩa và có quan hệ về nghĩa với nhau.

Từ ghép có thể tạo thành từ 1 danh từ + 1 động từ, 2 động từ, 1 tính từ + danh từ….

Từ ghép là yếu tố để cấu tạo nên câu tiếng Việt. Từ ghép giúp xác định nghĩa của các từ kể cả trong văn nói lẫn văn viết một cách chính xác, làm cho câu trở nên logic cả về hình thức và nội dung.

Từ ghép có nhiều loại và đa dạng hơn so với từ đơn, một câu luôn có loại từ này xuất hiện, dường như không thể thiếu.

Dựa trên căn cứ mối quan hệ giữa các tiếng trong từ và về mặt ngữ pháp mà người ta chia từ ghép thành 2 nhóm lớn: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.

Vậy từ ghép chính phụ là gì? Từ ghép đẳng lập là gì? hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn trong các mục tiếp theo.

Từ ghép chính phụ là gì?

Từ ghép chính phụ là sự kết hợp giữa tiếng chính và tiếng phụ trong từ. Trong đó tiếng chính thường giữ vai trò chỉ loại sự vật lớn hơn, đặc trưng hơn, bao quát hơn, còn tiếng phụ thường để cụ thể hóa sự vật, loại đặc trưng của nó.

Đặc điểm từ ghép chính phụ

+ Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ (một hoặc nhiều tiếng phụ) bổ sung nghĩa cho tiếng chính.

+ Trật tự các tiếng trong từ ghép chính phụ thuần Việt: tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.

+ Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa,  từ chính thể hiện vai trò ý nghĩa chính còn từ phụ chỉ đi theo để bổ sung ý nghĩa cho từ chính. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.

Ví dụ: Bà ngoại; Bút chì; Con cái; Hoa mai; Sách giáo khoa; tàu ngầm; tàu thủy; xe đạp;….

Phân loại từ ghép chính phụ?

Trong từ ghép chính phụ người ta còn chia nhỏ thành từ ghép dị biệt và từ ghép sắc thái hóa.

+ Từ ghép chính phụ dị biệt: là từ ghép mà trong đó tên gọi của tiếng chính  được cụ thể hóa bằng cách thêm tiếng phụ làm cho những sự vật cùng loại được phân biệt với nhau nhờ từ phụ.

Trong hình thức này, nếu từ ghép chính phụ kết hợp với nhau là 1 danh từ + 1 danh từ thì có cấu trúc:

Tiếng chính  (gốc thuần Việt) đứng trước + tiếng phụ thường đứng sau, Ví dụ: xe lửa, xe hỏa; dưa chuột, dưa leo…

Tiếng phụ  đứng trước + tiếng chính  (gốc Hán), Ví dụ: nhiệt kế, cao kế; sử học, toán học; xá viên, hội viên, đoàn viên…

+ Từ ghép chính phụ sắc thái hóa: là từ ghép trong đó tiếng phụ (yếu tố phụ) có tác dụng bổ sung một sắc thái ý nghĩa nào đó, khiến cho từ ghép này khác với tiếng chính  (yếu tố chính) khi đứng một mình. Hoặc tạo nên sự phân biệt với các từ ghép sắc thái hóa khác về mặt ý nghĩa.

Cả tiếng chính và tiếng phụ của từ ghép sắc thái hóa đều có nghĩa, tuy nhiên thì tiếng phụ có thể rõ nghĩa hoặc phai nghĩa.

Ví dụ: Xanh lè, xanh um, xanh lơ, xanh biếc, xanh lục, xanh rì, Xa tắp, xa tít thẳng đơ, thẳng đuột, thẳng tắp, …

Từ ghép đẳng lập là từ ghép không phân ra tiếng chính, tiếng phụ. Các tiếng bình đẳng với nhau. Nghĩa của từ ghép đẳng lập mang ý nghĩa tổng hợp, ý nghĩa chỉ loại sự vật, đặc trưng chung. Từ ghép đẳng lập có nghĩa rộng hơn so với từ ghép chính phụ.

Ví dụ: đường sá, bếp núc, nhà cửa, ao hồ, sông suối, làng mạc, giày dép, bút thước, đất nước… 

Học hành là từ ghép chính phụ hay từ ghép đẳng lập

Đặc điểm từ ghép đẳng lập?

+ Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp.

+ Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa, nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.

Ví dụ:

+ Ông bà: Dùng để chỉ ông bà, tổ tiên nói chung.

Ông: bậc cha, chú của cha hoặc mẹ, người đàn ông lớn tuổi nói chung.

Bà: bậc cô, dì, mẹ của cha hoặc mẹ, người phụ nữ lớn tuổi nói chung.

+ Xóm làng: Dùng để chỉ vùng nông thôn nói chung.

Xóm: khu vực sinh sông, nơi ở của người dân ở nông thôn.

Làng: đồng nghĩa với xóm

Phân loại từ ghép đẳng lập?

Căn cứ vào vai trò của các tiếng cấu tạo nên từ trong việc tạo nghĩa của từ, từ ghép đẳng lập được chia thành 3 kiểu sau: từ ghép gộp nghĩa, từ ghép lặp nghĩa và từ ghép đơn nghĩa.

+ Từ ghép gộp nghĩa: Từ ghép gộp nghĩa là những tiếng cấu tạo nên từ kết hợp cùng nhau lại để biểu thị ý nghĩa chung của cả từ ghép đó.

Ví dụ: quần áo, giày dép, tướng tá, điện nước, xăng dầu, tàu xe, học tập, ăn uống….

+ Từ ghép lặp nghĩa: Từ ghép lặp nghĩa là những yếu tố đồng nghĩa hoặc gần nghĩa cùng nhau gộp lại để biểu thị ý nghĩa của từ ghép.

Ví dụ: binh lính, núi non, tìm kiếm, sửa chữa, đợi chờ, đào bới…

+ Từ ghép đẳng lập đơn nghĩa: Từ ghép đẳng lập đơn nghĩa là nghĩa của từ ghép trùng với nghĩa của một tiếng cấu tạo nên từ tố đó.

Ví dụ: Bếp núc, ăn nói, ăn mặc, tóc tai…

Phân biệt từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ

Từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ đều là từ ghép. Tuy nhiên, mỗi từ cũng có những chức năng, đặc điểm riêng.

Mối quan hệ kết hợp giữa các âm tiết là bình đẳng (không phân biệt âm tiết nào chính và âm tiết nào phụ). Mối quan hệ kết hợp giữa các âm tiết là không bình đẳng (có âm tiết chính và âm tiết phụ)
Có tính chất hợp nghĩa, Nghĩa của nó khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó. Có tính chất phân nghĩa, nghĩa của nó sẽ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.

Trên đây là các nội dung liên quan đến Từ ghép đẳng lập là gì? Hy vọng các thông tin này hữu ích và giúp bạn giải đáp thắc mắc.