Hp trong dạ dày là gì

Hiện nay tỷ lệ người Việt Nam bị nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày là rất cao. Thậm chí, với xét nghiệm dương tính với vi khuẩn HP, nhiều người lo ngại sẽ mắc ung thư dạ dày. Vậy khi nào vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày? Vi khuẩn này có thực sự nguy hiểm đối với con người?

Vi khuẩn HP sẽ phát triển mạnh trong môi trường kiềm hóa cao.

Vi khuẩn HP rất dễ lây truyền

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là tác nhân chính gây bệnh viêm dạ dày cấp và mạn tính, loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày... Hiện tỷ lệ người Việt Nam nhiễm vi khuẩn này rất cao. Bác sĩ Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, Việt Nam có khoảng 60-70% dân số bị nhiễm vi khuẩn HP. Riêng một nghiên cứu tại Hà Nội, cứ 1.000 người thì có đến 700 trường hợp nhiễm vi khuẩn HP. Còn tại thành phố Hồ Chí Minh, 90% số người bị viêm dạ dày có xuất hiện loại vi khuẩn này.

Điều đáng nói là vi khuẩn HP rất dễ lây lan, ngoài niêm mạc dạ dày, vi khuẩn HP còn tồn tại trong nước bọt, mảng bám trên răng và khoang miệng của người bệnh. Do đó, vi khuẩn HP có thể lây truyền từ người này sang người khác qua việc dùng chung bát đũa, hôn trực tiếp, ăn uống chung... PGS.TS Nguyễn Duy Thắng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo tiêu hóa, gan mật cho biết, ở Việt Nam, trẻ em là đối tượng nguy cơ cao nhiễm vi khuẩn HP. Thậm chí có những trẻ bị nhiễm HP khi mới 2 tuổi, nguyên nhân do người mẹ thường có thói quen mớm thức ăn bón cho con. Do vậy, các thói quen ăn uống chung đụng ở trường lớp, hay là việc mớm cơm cho con, có thể sẽ mang vi khuẩn HP vào cơ thể trẻ.

Không chỉ lây qua đường miệng, theo PGS.TS Nguyễn Duy Thắng, vi khuẩn HP tồn tại trong phân người bệnh nên có thể lây truyền qua tay (nếu sau khi đi vệ sinh không rửa tay sạch sẽ), hoặc lây truyền qua các con vật trung gian như chuột, gián, ruồi... nếu chúng tiếp xúc với nguồn bệnh sau đó lại bám vào thức ăn. Ngoài ra, vi khuẩn HP ở dạ dày có thể lây nhiễm trong quá trình thực hiện thao tác nội soi dạ dày tại các cơ sở y tế. Khi dụng cụ nội soi không được vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn HP có thể lây nhiễm từ người có bệnh sang người khỏe mạnh.

Những hiểu lầm về vi khuẩn HP

Mặc dù vi khuẩn HP khá phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về chúng. Đa phần mọi người quan niệm, sự có mặt của vi khuẩn HP trong dạ dày chắc chắn là có hại. Thực tế, các nhà khoa học nhận thấy, vi khuẩn HP trong một số trường hợp không hẳn có hại. Nếu không gây ra triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn ói... thì sự có mặt của vi khuẩn HP giống như một vi khuẩn cộng sinh, đôi khi có một số tác dụng đối với cơ thể. Chẳng hạn, người nhiễm HP ít bị các nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường ruột do HP tiết ra các chất ngăn chặn vi khuẩn khác phát triển. Ngoài ra, các triệu chứng trào ngược hay những bệnh lý về dị ứng như với phấn hoa, bụi phấn... cũng giảm.

Nhiều người còn cho rằng cứ nhiễm vi khuẩn HP là bị ung thư dạ dày. Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Duy Thắng, vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày chứ không phải ai mắc vi khuẩn HP cũng bị ung thư dạ dày. Bởi theo nghiên cứu của Bệnh viện K, có 200 loại HP khác nhau, chỉ một số loại mang gen CagA có độc lực cao, tăng nguy cơ ung thư. Khi mắc vi khuẩn HP, bệnh nhân có thể làm xét nghiệm vi khuẩn HP thuộc nhóm có độc lực mang gen CagA hay không. Trên thực tế, có đến 80% người trên 50 tuổi có mang vi khuẩn HP nhưng không phải ai cũng bị ung thư dạ dày.

Khi nào cần điều trị HP?

Nếu vi khuẩn HP làm xuất hiện các triệu chứng lâm sàng (đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn ói...) thì việc điều trị vô cùng quan trọng nhằm làm giảm nguy hại mà nó mang lại. Giáo sư Nguyễn Khánh Trạch, Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam cho rằng, việc điều trị diệt HP khi bị viêm, loét dạ dày, tá tràng là rất cần thiết nhằm ngăn ngừa các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày và ung thư dạ dày. Do đó, nên phát hiện, điều trị sớm tình trạng nhiễm khuẩn HP. Nếu phát hiện sớm, tỷ lệ khỏi bệnh là 50%; không điều trị dứt điểm ngay từ đầu thì sẽ khó chữa khi tái phát bệnh.

Tuy nhiên, hiện nay việc lạm dụng thuốc kháng sinh khá phổ biến và việc người bệnh không tuân thủ liều lượng, thời gian uống thuốc đã dẫn đến tình trạng vi khuẩn HP kháng với nhiều loại kháng sinh. Điều đó dẫn đến việc chữa trị trở nên khó khăn và mất nhiều thời gian hơn. Bác sĩ Vũ Trường Khanh cho biết, tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh điều trị vi khuẩn HP ở Việt Nam khá cao. Nhiều loại thuốc điều trị HP tại các nước đạt hiệu quả tới 80 - 90% thì ở Việt Nam tỷ lệ thành công chỉ dưới 80%, thậm chí có những loại thuốc tỷ lệ thành công trong điều trị chỉ còn khoảng 50%.

PGS.TS Nguyễn Duy Thắng khuyến cáo, vi khuẩn HP sẽ chết trong môi trường axit và sẽ phát triển mạnh trong môi trường kiềm hóa cao. Chính vì vậy, những người mắc vi khuẩn này nên hạn chế ăn đồ chua, cay, hạn chế uống rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá... Và để tránh tình trạng kháng kháng sinh, mọi người không nên tự ý mua kháng sinh diệt HP. Vi khuẩn HP có nhiều tupe, vì vậy, nếu đã chữa khỏi một lần, khả năng tái nhiễm vẫn xảy ra khi mắc tupe khác. Người bệnh nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, chỉ test và diệt HP khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Nguồn://hanoimoi.com.vn

Nhiễm khuẩn HP dạ dày là một loại nhiễm khuẩn thường gặp chỉ sau sâu răng. Theo thống kê, có hơn nửa dân số thế giới nhiễm loại vi khuẩn này. Vậy vi khuẩn HP dạ dày là gì? Những triệu chứng khi nhiễm khuẩn HP là như thế nào? Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Vi khuẩn HP hay còn gọi là Helicobacter Pylori, là một loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong dạ dày người. Vi khuẩn này có thể sống được trong môi trường acid như dạ dày bởi chúng có khả năng tiết ra một loại enzyme là urease giúp trung hòa độ acid trong dạ dày. 

Nhiều người khi phát hiện bị nhiễm vi khuẩn HP thường lo lắng liệu vi khuẩn HP dạ dày có thể gây ung thư hay không. Trên thực tế, vi khuẩn HP có thể dẫn tới viêm dạ dày mạn tính tiến triển và là nguyên nhân chính gây loét dạ dày, tá tràng, ung thư dạ dày. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, có khoảng 1% số người nhiễm vi khuẩn HP dạ dày có nguy cơ tiến triển thành ung thư.

2. Những ai có nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP? 

Tất cả mọi đối tượng đều có nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP dạ dày.

Hiện nay, ước tính trên thế giới có khoảng 50% dân số nhiễm vi khuẩn HP. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: tuổi tác, khu vực địa lý, thói quen sinh hoạt, chất lượng cuộc sống…

Trẻ nhỏ cũng có nguy cơ nhiễm HP dạ dày cao nếu bố mẹ hay người thân nhiễm vi khuẩn và có thói quen hôn môi, mớm thức ăn cho trẻ. 

Mặc dù tỷ lệ người nhiễm HP khá cao nhưng có rất nhiều trường hợp người bị nhiễm không có biểu hiện triệu chứng hay các biến chứng trên đường tiêu hoá. 

3. Cơ chế gây bệnh và các bệnh do vi khuẩn HP dạ dày 

Vi khuẩn HP sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ sống và tấn công niêm mạc dạ dày, làm cho dạ dày của bạn bị tổn thương. Nếu tổn thương nghiêm trọng sẽ khiến cho acid đi qua niêm mạc dạ dày và gây viêm loét. Tình trạng viêm loét kéo dài và nghiêm trọng có thể dẫn tới nhiễm trùng, xuất huyết hoặc làm cho thức ăn không tiêu hoá qua hệ thống tiêu hoá được. Từ đó gây ra nhiều vấn đề sức khoẻ khác nhau như: 

a. Viêm niêm mạc dạ dày cấp tính 

Người bệnh thường không có triệu chứng gì. Một số người có thể có biểu hiện đầy bụng, chán ăn, buồn nôn. Khi nội soi sẽ thấy một phần hoặc toàn bộ niêm mạc dạ dày bị viêm. 

b. Viêm niêm mạc dạ dày mãn tính

Viêm niêm mạc dạ dày mãn tính là hệ quả của viêm niêm mạc dạ dày cấp tính kéo dài. Người bệnh có thể bị viêm teo tại vùng hang vị dạ dày, gây tăng hoặc làm bình thường bài tiết acid dạ dày. Hệ quả là loét hành tá tràng. Hoặc cũng có một số trường hợp người bệnh bị viêm teo hang vị lan lên thân vị, hoặc thậm chí viêm teo toàn bộ niêm mạc dạ dày gây loét và ung thư dạ dày. 

c. Loét dạ dày tá tràng 

Loét dạ dày tá tràng do HP dạ dày thường gặp ở những người trên 40 tuổi với kích thước vết loét trên 0.5cm. Vị trí hay loét là ở phía bờ cong nhỏ, nhất là vùng nối giữa thân vị với hang vị. Loét tá tràng ở độ tuổi từ 20 – 50 thường xảy ra ở phần đầu tá tràng. Bệnh dễ gây biến chứng chảy máu nhiều lần, thủng dạ dày tá tràng.

d. Chứng khó tiêu cơ năng

Người nhiễm vi khuẩn HP dạ dày thường có dấu hiệu đau hoặc nóng rát thượng vị, đầy bụng, ăn nhanh no… Triệu chứng thường thuyên giảm sau ăn 30 phút đến 2 giờ đồng hồ. 

e. Ung thư dạ dày

Vi khuẩn HP gây viêm niêm mạc dạ dày mãn tính và làm giảm hoặc mất các tuyến bình thường của dạ dày, từ đó gây viêm teo, dị sản ruột. Mức độ viêm teo và dị sản ruột phụ thuộc vào bản thân người bệnh và độc lực của chủng HP. Đây cũng là lý do giải thích cho việc không phải ai nhiễm virus HP cũng bị ung thư dạ dày. 

Vi khuẩn HP gây bệnh ung thư dạ dày.

f. U lympho niêm mạc dạ dày 

Đây cũng là bệnh lý xuất phát tại biểu mô niêm mạc dạ dày. Bệnh thường có sự hiện diện của vi khuẩn HP. 

4. Có cần phải điều trị vi khuẩn HP? 

Tỉ lệ người nhiễm vi khuẩn HP hiện nay vô cùng cao và phổ biến.

Tuy nhiên, có đến 80% tỉ lệ người nhiễm HP không đau dạ dày. Khuẩn này chỉ có hại với cơ thể khi chúng gây ra bệnh dạ dày. Còn ngược lại, với một số người thì HP cũng mang đến một số lợi ích như: Nhiều nghiên cứu chỉ ra nhóm người nhiễm HP ít mắc các bệnh tiểu đường, hen phế quản hơn so với những người không nhiễm HP. 

5. Những ai cần phải điều trị HP?

Ngày nay, theo giới y khoa thống nhất thì việc điều trị vi khuẩn HP chỉ nên thực hiện trong một số các trường hợp. Khi đi khám bệnh hoặc nội soi dạ dày, nếu bạn bị nhiễm HP dạ dày và thấy có một trong những dấu hiệu dưới đây thì cần điều trị sớm: 

  • Viêm, loét dạ dày tá tràng tiến triển khiến lớp niêm mạc dạ dày bị mỏng đi, ổ loét phát triển mạnh hơn. 
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu chưa rõ nguyên nhân. 
  • Những người sinh ra trong gia đình có tiền sử bị ung thư dạ dày. 
  • Những người làm việc trong môi trường có nguy cơ đối với bệnh ung thư dạ dày như khai thác chì, than…
  • Polyp dạ dày 
  • Sau khi điều trị ung thư dạ dày giai đoạn sớm. 
  • Khó tiêu chức năng, không có triệu chứng báo động
  • Trào ngược dạ dày thực quản điều trị PPI lâu ngày. 
  • Thiếu máu thiếu sắt hoặc thiếu vitamin B12 không rõ nguyên nhân. 
  • Đang dùng thuốc kháng viêm non-steroid, aspirin lâu dài. 

Không phải trường hợp nào HP cũng gây nguy hiểm, đặc biệt là ung thư dạ dày. Do đó, để biết được khi nào cần điều trị vi khuẩn HP dạ dày, bạn nên đến các bệnh viện chuyên khoa tiêu hoá để được thăm khám và trả lời chính xác. Vi khuẩn HP có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu bạn tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. 

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về nhiễm HP dạ dày và khi nào cần điều trị, bạn có thể liên hệ với ISOFHCARE qua số 1900 638 367 để được chia sẻ, tư vấn cụ thể. ISOFHCARE giúp bạn kết nối với các bác sĩ, bệnh viện và cơ sở y tế uy tín hàng đầu hiện nay.

Video liên quan

Chủ đề