Hướng dẫn kê khai to khai quyết toán phí, lệ phí

Hướng dẫn kê khai to khai quyết toán phí, lệ phí

Ảnh minh họa

Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí.

Nghị định này quy định về kê khai, thu, nộp phí, lệ phí; quản lý, sử dụng phí; quyết toán phí, lệ phí; trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức trong việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí.

Về việc kê khai, thu, nộp phí, lệ phí, Nghị định quy định người nộp phí, lệ phí thực hiện kê khai, nộp phí, lệ phí theo tháng, quý, năm hoặc theo từng lần phát sinh. Căn cứ tính chất, đặc điểm của từng khoản phí, lệ phí, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật phí và lệ phí quy định cụ thể kỳ kê khai, nộp phí, lệ phí cho phù hợp.

Tổ chức thu lệ phí thực hiện nộp toàn bộ tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước. Tổ chức thu lệ phí thực hiện kê khai, nộp lệ phí theo tháng, quyết toán lệ phí năm theo quy định của pháp luật quản lý thuế.

Định kỳ hàng ngày; tuần hoặc tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí thu được vào Tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước. Căn cứ số tiền phí thu được nhiều hay ít, nơi thu phí xa hay gần Kho bạc Nhà nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật phí và lệ phí quy định định kỳ ngày; tuần hoặc tháng tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu được trong kỳ vào Tài khoản phí chờ nộp ngân sách.

Tổ chức thu phí thực hiện kê khai tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và nộp tiền phí phải nộp vào ngân sách nhà nước, sau khi trừ số tiền phí được để lại.

Tổ chức thu phí sử dụng đường bộ, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thu phí, lệ phí thực hiện kê khai, thu, nộp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Tổ chức thu phí, lệ phí thực hiện lập và cấp chứng từ thu phí, lệ phí theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Quy định đồng tiền thu nộp phí, lệ phí

Nghị định quy định rõ phí, lệ phí thu tại Việt Nam bằng đồng Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật quy định được thu phí, lệ phí bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Trường hợp quy định thu bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi thì được thu bằng ngoại tệ hoặc thu bằng đồng Việt Nam trên cơ sở quy đổi từ ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá.

Cụ thể, trường hợp nộp phí, lệ phí tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác thì áp dụng tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng nơi người nộp phí, lệ phí mở tài khoản tại thời điểm nộp phí, lệ phí. Trường hợp nộp phí, lệ phí trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước thì áp dụng tỷ giá hạch toán ngoại tệ tại thời điểm nộp phí, lệ phí do Bộ Tài chính công bố. Còn trường hợp nộp phí, lệ phí trực tiếp bằng tiền mặt hoặc theo hình thức khác cho tổ chức thu phí, lệ phí thì áp dụng tỷ giá ngoại tệ mua vào theo hình thức chuyển khoản của Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm nộp phí, lệ phí hoặc cuối ngày làm việc liền trước ngày lễ, ngày nghỉ.

Phí, lệ phí thu ở nước ngoài được thu bằng tiền của nước sở tại hoặc bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi.


Hướng dẫn kê khai to khai quyết toán phí, lệ phí
Phương Thảo

- Đối với người nộp: Kê khai, nộp phí, lệ phí theo tháng, quý, năm hoặc theo từng lần phát sinh dựa trên tính chất, đặc điểm của từng khoản phí, lệ phí. - Đối với tổ chức thu (Trừ Tổ chức thu phí sử dụng đường bộ, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài): + Nộp toàn bộ tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước và kê khai, nộp lệ phí theo tháng, quyết toán lệ phí năm theo quy định của pháp luật quản lý thuế. + Gửi số tiền phí thu được vào Tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước định kỳ hàng ngày, tuần hoặc tháng dựa trên số tiền phí thu được nhiều hay ít, nơi thu phí xa hay gần Kho bạc Nhà nước. + Kê khai tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo quy định của pháp luật quản lý thuế và nộp tiền phí phải nộp vào ngân sách nhà nước, sau khi trừ số tiền phí được để lại.

Nghị định 120/2016/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017.

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Hướng dẫn kê khai to khai quyết toán phí, lệ phí
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 120/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật phí và lệ phí quy định cụ thể phương thức kê khai, thu, nộp, quyết toán phí và lệ phí như sau:

– Đối với người nộp: Kê khai, nộp phí, lệ phí theo tháng, quý, năm hoặc theo từng lần phát sinh dựa trên tính chất, đặc điểm của từng khoản phí, lệ phí.

– Đối với tổ chức thu (Trừ Tổ chức thu phí sử dụng đường bộ, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài):

+ Nộp toàn bộ tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước và kê khai, nộp lệ phí theo tháng, quyết toán lệ phí năm theo quy định của pháp luật quản lý thuế.

+ Gửi số tiền phí thu được vào Tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước định kỳ hàng ngày, tuần hoặc tháng dựa trên số tiền phí thu được nhiều hay ít, nơi thu phí xa hay gần Kho bạc Nhà nước.

+ Kê khai tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo quy định của pháp luật quản lý thuế và nộp tiền phí phải nộp vào ngân sách nhà nước, sau khi trừ số tiền phí được để lại.

Nghị định 120/2016/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017. Xem và Download toàn văn Nghị Định TẠI ĐÂY.

Lưu

Để tạo điều kiện thuận lợi cho Quý cơ quan, tổ chức trên địa bàn Quận Tân Bình thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ thuế, Chi cục Thuế quận Tân Bình hướng dẫn kê khai thuế, phí lệ phí và sử dụng hóa đơn theo quy định chính sách pháp luật thuế, phí lệ phí hiện hành, cụ thể như sau:

I. Kê khai phí, lệ phí đối với khoản thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước

1. In, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí

Các cơ quan, tổ chức thu phí, lệ phí theo quy định của Luật phí, lệ phí thực hiện việc in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định tại Thông tư số 303/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính.

2. Hồ sơ khai phí, lệ phí

Các cơ quan, tổ chức thu phí, lệ phí theo quy định của Luật phí, lệ phí thực hiện kê khai phí, lệ phí theo quy định tại Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính Phủ.

  • Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước nộp hồ sơ khai phí, lệ phí cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
  • Khai phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước là loại khai theo tháng và khai quyết toán năm.
  • Hồ sơ khai phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo tháng là:

+ Tờ khai phí theo mẫu số 01/PH ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính Phủ.

+ Tờ khai lệ phí theo mẫu số 01/LP ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính Phủ.

  • Hồ sơ khai quyết toán phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo năm là:

+ Tờ khai quyết toán phí theo mẫu số 02/PH ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính Phủ.

+ Tờ khai quyết toán lệ phí theo mẫu số 02/LP ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính Phủ.

  • Thời hạn nộp hồ sơ khai phí, lệ phí

+ Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế

+ Thời hạn khai quyết toán năm chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

II. Lệ phí Môn bài (theo quy định tại Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 04/10/2016 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung Nghị định số 22/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020)

Người nộp lệ phí môn bài là đơn vị sự nghiệp  được thành lập theo quy định của pháp luật (trừ cơ sở giáo dục phổ thông công lập và cơ sở giáo dục mầm non công lập được miễn lệ phí môn bài).

- Mức thu lệ phí môn bài: 1.000.000 đồng/năm.

- Thời hạn nộp lệ phí môn bài:  Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm.

II. Kê khai thuế

1. Kê khai thuế giá trị gia tăng:

1.1 Xác định phương pháp tính thuế:

- Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT, các đơn vị có thể lựa chọn một trong hai phương pháp tính thuế như sau:

+ Phương pháp khấu trừ thuế:

Đối tượng áp dụng: Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ.

Xác định số thuế GTGT phải nộp:

Số thuế GTGT phải nộp

=

Số thuế GTGT đầu ra

-

Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào:

- Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào

- Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên.

+ Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng:

Đối tượng áp dụng: Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

Xác định số thuế GTGT phải nộp:

Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng

=

Doanh thu tính thuế Giá trị gia tăng

x

Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu

Trong đó:

- Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:

 Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%;

 Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;

 Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;

 Hoạt động kinh doanh khác: 2%.        

- Doanh thu tính thuế GTGT:

Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hoá, dịch vụ thực tế ghi trên hoá đơn bán hàng đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà đơn vị được hưởng.

Trường hợp đơn vị có doanh thu bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT (đối tượng hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT tham khảo theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 được sửa đổi, bổ sung theo khoản 1, điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015, Thông tư 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính) và doanh thu hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu thì không áp dụng tỷ lệ (%) trên doanh thu đối với doanh thu này.

1.2 Xác định kê khai thuế GTGT theo tháng hoặc theo quý thực hiện như sau: (quy định tại Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 của Quốc Hội; Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật quản lý thuế).

Mẫu tờ khai

Trường hợp

kê khai

Đối tượng kê khai

Thời hạn nộp tờ khai

Mẫu số 01/GTGT

Tờ khai thuế giá trị gia tăng (áp dụng đối với người nộp thuế tính thuế theo phương pháp khấu trừ có hoạt động sản xuất kinh doanh)

- Khai thuế theo quý áp dụng đối với người nộp thuế giá trị gia tăng có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống

- Khai thuế theo tháng áp dụng đối với người nộp thuế giá trị gia tăng có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở lên.

-Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quý chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

-Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế

Mẫu số 04/GTGT

Tờ khai thuế giá trị gia tăng (áp dụng đối với người nộp thuế tính thuế theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu)

2. Kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp (quy định tại Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính)

Các cơ quan, tổ chức khác tự xác định phương pháp kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

2.1 Theo phương pháp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu

Đối tượng áp dụng: đơn vị sự nghiệp, tổ chức nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí thì kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ, cụ thể như sau:

+ Đối với dịch vụ (bao gồm cả lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay): 5%.

Riêng hoạt động giáo dục, y tế, biểu diễn nghệ thuật: 2%.

+ Đối với kinh doanh hàng hoá: 1%.

+ Đối với hoạt động khác: 2%.

2.2 Theo phương pháp xác định được doanh thu và chi phí tương ứng

a. Đối tượng áp dụng: Đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác hạch toán được doanh thu, chi phí, thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ.

b. Xác định số thuế TNDN phải nộp:

Thuế TNDN

phải nộp

=

(

Thu nhập tính thuế

-

Phần trích lập quỹ KH&CN

(nếu có)

)

x

Thuế suất

thuế TNDN

Trong đó :

Thu nhập

tính thuế

=

Thu nhập chịu thuế

-

Thu nhập được miễn thuế

+

Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định

Thu nhập

chịu thuế

=

Doanh

thu

-

Chi phí

được trừ

+

Các khoản

thu nhập khác

                                               

c. Về việc tạm nộp thuế TNDN: (theo quy định tại Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ)

Hàng quý, các đơn vị thực hiện tạm nộp thuế TNDN của quý chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế mà không phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính. Tổng số thuế TNDN đã tạm nộp của 03 quý đầu năm tính thuế không được thấp hơn 75% số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán năm. Trường hợp đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 03 quý đầu năm thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp

thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 03 đến ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.

d. Hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, thời hạn kê khai thuế (quy định tại Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 của Quốc Hội; Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật quản lý thuế).

Cuối năm, các đơn vị thực hiện khai quyết toán thuế cụ thể như sau:

Trường hợp kê khai

Mẫu tờ khai

Kỳ kê khai

Thời hạn nộp

 tờ khai

Quyết toán thuế TNDN (áp dụng đối với phương pháp doanh thu - chi phí)

Mẫu số 03/TNDN

Năm

Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

Quyết toán thuế TNDN (áp dụng đối với phương pháp tỷ lệ trên doanh thu)

Mẫu số 04/TNDN

Năm

Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

3. Kê khai thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công (quy định tại Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 của Quốc Hội; Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật quản lý thuế).

a. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân khai thuế theo tháng trừ trường hợp đơn vị đáp ứng điều kiện khai thuế GTGT theo quý thì được lựa chọn kê khai thuế TNCN theo quý. Việc khai thuế theo quý được xác định một lần kể từ quý đầu tiên phát sinh nghĩa vụ khai thuế và được áp dụng ổn định trong cả năm dương lịch.

  Trường hợp trong tháng hoặc quý, tổ chức, cá nhân trả thu nhập không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì vẫn phải khai thuế.

b. Hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân, thời hạn kê khai thuế

Mẫu tờ khai

Trường hợp kê khai

Thời hạn nộp tờ khai

Mẫu số 05/KK-TNCN

Tổ chức, cá nhân trả thu nhập khấu trừ thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công

-Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quý chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

-Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế

Mẫu số 05/QTT-TNCN

Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công, khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

Trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

III. Về việc tạo và phát hành hóa đơn để sử dụng

- Trường hợp đơn vị áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì đơn vị sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng; trường hợp đơn vị áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT thì đơn vị sử dụng hóa đơn bán hàng.

- Căn cứ Điều 27 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính quy định như sau: hàng quý, đơn vị có trách nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý (quý I chậm nhất là ngày 30/4; quý II chậm nhất là ngày 30/7; quý III chậm nhất là ngày 30/10; quý IV chậm nhất là ngày 30/1 của năm sau).

  • Căn cứ quy định về hóa đơn điện tử tại Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ; Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính Phủ quy định về thời gian bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử kể từ ngày 01/7/2022. Theo đó, việc chuyển đổi hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử đơn vị sẽ nhận được lợi ích thiết thực vì vậy các đơn vị cần chủ động trong việc chuyển đổi đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử để việc sử dụng hóa đơn được thông suốt.

IV. Một số điểm cần lưu ý

1. Kê khai thuế đối với các khoản thu tại các cơ sở giáo dục

- Căn cứ Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 (có hiệu lực thi hành từ ngày 06/8/2015) quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp;

- Căn cứ Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

- Căn cứ hướng dẫn tại Công văn số 7686/BTC-CST ngày 12/6/2017 của Bộ Tài chính, Công văn số 3002/TCT-CS ngày 28/7/2020 của Tổng cục Thuế, Công văn 13579/CT-TTHT ngày 19/10/2020 của Cục Thuế Tp. Hồ Chí Minh, Công văn số 17293/CT-TTHT ngày 16/12/2020 của Cục Thuế Tp. Hồ Chí Minh.

  • Đối với các khoản thu học phí trong phạm vi khung giá theo quy định của cơ quan có thẩm quyền ban hành thì nội dung này Tổng cục Thuế đã có Công văn số 3002/TCT-CS ngày 28/7/2020 trả lời Cục thuế tỉnh Bình Phước và gửi Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (bản chụp kèm theo).
  • Đối với các khoản thu khác ngoài tiền học (học phí) như khoản thu hộ-chi hộ, khoản thu theo thỏa thuận, liên doanh, liên kết, dịch vụ giữ xe, cho thuê mặt bằng...các cơ sở giáo dục và đào tạo thực hiện lập hóa đơn, kê khai và nộp thuế GTGT (nếu có) và thuế TNDN theo quy định.

2. Kê khai thuế đối với các khoản phí đã chuyển sang cơ chế giá

Các khoản phí theo quy định của Luật phí, lệ phí chuyển sang cơ chế giá do Ủy ban Nhân dân 15 phường, Ban Quản lý chợ, Hợp tác xã thực hiện thu như dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ; dịch vụ trông giữ xe; dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt; dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; … thực hiện lập hóa đơn, kê khai và nộp thuế GTGT, thuế TNDN theo hướng dẫn tại mục III nêu trên.

3. Kê khai nộp tiền thuê đất

- Căn cứ khoản 3 Điều 3 Nghị định số 123/2017/NĐ – CP ngày 14/11/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Khoản 7.a Điều 12 của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP, theo đó trường hợp các đơn vị sự nghiệp công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất được miễn tiền thuê đất cho cả thời gian thuê có sử dụng một phần hoặc toàn bộ diện tích đất, một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà, công trình xây dựng vào mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thì phải nộp tiền thuê đất.

4. Một số lưu ý xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định (theo quy định tại Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ)

Trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định tại Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ (có hiệu lực kể từ ngày 05/12/2020), cụ thể sau:

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày (trừ trường hợp phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ).

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày.

4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;

b) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;

c) Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;

d) Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế.

Trên đây là một số nội dung hướng dẫn Quý cơ quan, tổ chức thực hiện kê khai thuế, phí lệ phí và sử dụng hóa đơn theo đúng quy định, mọi vướng mắc vui lòng liên hệ Chi cục Thuế quận Tân Bình, Đội Kê khai - Kế toán thuế - Tin học, số điện thoại 028. 3810 2092 (nhấn số nội bộ 117 hoặc 118); Đội Tuyên truyền Hỗ trợ, số điện thoại 028. 3810 2090 (nhấn số nội bộ 106).

Trân trọng kính chào./.