Hướng dẫn sử dụng nagios

Nagios là gì ? Tìm hiểu Nagios, hệ thống giám sát mạng mạnh mẽ – Nagios Cuongquach.com | Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm một giải pháp mã nguồn mở cho việc giám sát hoạt động hạ tầng Công Nghệ Thông Tin và các ứng dụng mạng, thì hẳn bạn không thể bỏ qua công cụ nổi tiếng Nagios. Nào hãy cùng Cuongquach.com tìm hiểu về Nagios nhé.

Hướng dẫn sử dụng nagios

Có thể bạn quan tâm chủ đề khác
– Hướng dẫn cài đặt Zabbix Server trên CentOS 7
– Zabbix là gì? Tìm hiểu hệ thống Zabbix
– Top 11 công cụ mã nguồn mở giám sát hệ thống mạng trên Linux

Nagios là gì ?

Hướng dẫn sử dụng nagios

Trang chủ: https://www.nagios.org

Nagios là một hệ thống giám sát hạ tầng mạng và dịch vụ mạng vô cùng mạnh mẽ cho phép các doanh nghiệp, công ty xác định và giải quyết các vấn đề về cơ sở hạ tầng Công Nghệ Thông Tin trước khi chúng làm ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh, vận hành nội bộ của công ty.

Hướng dẫn sử dụng nagios

Nagios là một ứng dụng phần mềm miễn phí và mã nguồn mở giám sát hệ thống, mạng và cơ sở hạ tầng. Hiện tại nhà phát triển chỉ hỗ trợ triển khai Nagios hệ thống trên Hệ Điều Hành Linux. Với Nagios bạn sẽ có thêm kênh giám sát và cảnh báo cho các máy chủ, switch, ứng dụng và dịch vụ.

Dịch vụ được cung cấp trong Nagios

Hướng dẫn sử dụng nagios

Nagios có khả năng cung cấp một số dịch vụ cho bạn như sau :

  • Quản lý các dịch vụ mạng như là: SMTP, POP2, HTTP, NNTP, ICMP. SNMP, FTP, SSH.
  • Giám sát tài nguyên máy chủ như processor load, dung lượng đĩa đã sử dụng, nhật ký. Hệ thống trên phần lớn các hệ điều hành mạng, bao gồm Microsoft Windows, sử dụng các agent monitor.
  • Giám sát mọi phần cứng như nhiệt độ, báo động, v.v. có khả năng gửi dữ liệu thu thập được qua mạng tới các plugin cụ thể.
  • Giám sát từ xa bằng cách sử dụng Nagios Remote Plugin Executor hoặc thông qua SSH hoặc đường hầm SSL được mã hóa. Kiểm tra dịch vụ song song và nhật ký xoay vòng log tự động.
  • Hỗ trợ triển khai các máy chủ giám sát dự phòng, biểu đồ dữ liệu hiệu suất và phần phụ trợ cơ sở dữ liệu. Giao diện web để xem trạng thái mạng hiện tại, thông báo, lịch sử sự cố, các file log, v.v.

CHÍNH SÁCH BẢN QUYỀN: Nagios hiện cung cấp 2 phiên bản miễn phí và trả phí hỗ trợ các hệ thống nhỏ và cả các hệ thống doanh nghiệp.

Nagios agents

  • NRPE – Nagios Remote Plugin Executor
  • NRDP – Nagios Remote Data Processor
  • NSClient++ – (program used to monitor Windows machines)
  • NCPA – Nagios cross Platform Agent

Nagios cung cấp cho bạn những gì?

Nagios được thiết kế với khả năng mở rộng (scalability)tính linh hoạt (flexible). Nagios mang đến cho bạn sự yên tâm khi biết rằng quá trình kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp sẽ không bị ảnh hưởng bởi các vấn đề sự cố liên quan đến hạ tầng Công Nghệ Thông Tin.

Hướng dẫn sử dụng nagios

Nagios là một công cụ mạnh mẽ cung cấp cho bạn nhận thức tức thì về tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng CNTT và việc giám sát nó. Nagios còn cho phép bạn phát hiện và sửa chữa các vấn đề hiện có và giảm thiểu các vấn đề trong tương lai trước khi chúng ảnh hưởng đến người dùng cuối và khách hàng hoặc là hệ thống nội bộ công ty.

Sử dụng Nagios bạn có thể

  • Lên kế hoạch nâng cấp cơ sở hạ tầng trước khi nó trở nên lỗi thời và thường xuyên gặp lỗi.
  • Tự động sửa lỗi khi phát hiện lỗi.
  • Phối hợp các với các hoạt động của nhóm kỹ thuật.
  • Đảm bảo SLA (Service-Level Agreement) của tổ chức đang áp dụng.
  • Đảm bảo sự cố cơ sở hạ tầng CNTT có tác động tối thiểu đến quá trình vận hành của tổ chức.
  • Giám sát toàn bộ cơ sở hạ tầng kinh doanh của bạn.
  • Dễ dàng phát triển các plug-in riêng. Cho phép người sử dụng dễ dàng phát triển các dịch vụ giám sát nhu cầu sử dụng bằng việc sử dụng các ngôn ngữ shell script, C ++, Perl, Ruby, Python, PHP, C# ….).
  • Việc giám sát các dịch vụ là song song.
  • Có khả năng phát hiện và phân biệt được host nào là down và host nào là unreachable.
  • Thông tin cảnh báo (khi host và các dịch vụ xảy ra xự cố) bằngemail, SMS sử dụng 3G, …
  • Sử dụng giao diện Web để theo dõi trạng thái của mạng, xem lịch sử các cảnh báo và các sự cố xảy ra.

Nagios hoạt động như thế nào?

Hướng dẫn sử dụng nagios

Monitoring (giám sát)

Nhân viên CNTT cấu hình Nagios để giám sát các thành phần cơ sở hạ tầng CNTT quan trọng, bao gồm các chỉ số hệ thống (system metric), giao thức mạng, ứng dụng, dịch vụ, máy chủ và cơ sở hạ tầng mạng.

Alerting Nagios gửi thông báo khi các cơ sở hạ tầng quan trọng bị sự cố phát sinh (fail) và phục hồi hiện trạng (recovery), cung cấp hình thức giúp thông báo cho quản trị viên về các sự kiện quan trọng. Cảnh báo có thể được gửi qua email, SMS hoặc tập lệnh tùy chỉnh.

Response (phản hồi)

Nhân viên CNTT có thể xác nhận tình trạng xử lý các cảnh báo và bắt đầu giải quyết sự cố ngừng hoạt động cũng như điều tra cảnh báo bảo mật ngay lập tức. Cảnh báo có thể được chuyển đến các nhóm khác nhau nếu cảnh báo không được công nhận một cách kịp thời.

Reporting (báo cáo)

Nagios có thể báo cáo cung cấp hồ sơ lịch sử về sự cố ngừng hoạt động, sự kiện, thông báo và các phản hồi cảnh báo để xem xét sau. Báo cáo tính khả dụng giúp đảm bảo thời gian SLA (Service-Level Agreement) của bạn đang được đáp ứng .

Maintenance (bảo trì)

Thiết lập thời gian ngừng hoạt động (bảo trì) theo lịch trình giúp ngăn cảnh báo nhận được trong thời gian này.

Planning (lập kế hoạch)

Biểu đồ, báo cáo về xu hướng và khả năng lập kế hoạch cho phép bạn xác định các đối tượng nâng cấp cơ sở hạ tầng cần thiết trước khi xảy ra lỗi.

Tổng kết

Qua bài giới thiệu Nagios này có lẽ bạn đã hiểu thêm về Nagios là gì và những dịch vụ cơ bản mà Nagios hỗ trợ giám sát. Nếu có góp ý nào khác, bạn đừng ngần ngại để lại comment để mình biết nhé.

Nguồn: https://cuongquach.com/

1. Giới thiệu về Nagios

Nagios là một ứng dụng phần mềm miễn phí và mã nguồn mở giám sát hệ thống, mạng và cơ sở hạ tầng. Hiện tại nhà phát triển chỉ hỗ trợ triển khai Nagios hệ thống trên Hệ Điều Hành Linux. Với Nagios bạn sẽ có thêm kênh giám sát và cảnh báo cho các máy chủ, switch, ứng dụng và dịch vụ.

Nagios là một hệ thống giám sát hạ tầng mạng và dịch vụ mạng vô cùng mạnh mẽ cho phép các doanh nghiệp, công ty xác định và giải quyết các vấn đề về cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin trước khi chúng làm ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh, vận hành nội bộ của công ty.

2. Chức năng của Nagios

  • Quản lý các dịch vụ mạng như là: SMTP, HTTP, POP2, ICMP, FTP, SSH,…
  • Giám sát tài nguyên máy chủ như là dung lượng đĩa đã sử dụng, nhật ký.
  • Giám sát mọi phần cứng như là nhiệt độ, báo động, có khả năng gửi dữ liệu thu nhập được qua mạng tới các plugin cụ thể.
  • Giám sát từ xa bằng cách sử dụng Nagios Remote Plugin Executor hoặc thông qua SSH. Kiểm tra dịch vụ song song và nhật ký xoay vòng log tự động.
  • Hỗ trợ triển khai các máy chủ giám sát dự phòng, biểu đồ dữ liệu hiệu suất và phần phụ trợ cơ sở dữ liệu. Giao diện web để xem trạng thái mạng hiện tại, thông báo, lịch sử sự cố, các file log…

3. Giá thành (bản quyền)

Nagios hiện cung cấp 2 phiên bản miễn phí và trả phí hỗ trợ các hệ thống nhỏ hoặc cả hệ thống doanh nghiệp

4. Hướng dẫn cài đặt Nagios

4.1. Chuẩn bị

Để cài đặt ta cần 2 máy ảo, 1 máy làm Nagios Server và 1 máy làm Nagios Client

Nagios Server:

-Hệ điều hành: CentOS 7

-IP: 192.168.1.150/24

Nagios Client:

-Hệ điều hành: CentOS 7

-IP: 192.168.1.152/24

4.2. Tiến hành cài đặt Nagios

-Cài các Widget phụ trợ bằng lệnh

yum install gd gd-devel gcc glibc glibc-common wget

-Tạo user Nagios và group:

useradd -m nagios

passwd nagios

-Tạo group nagcmd và add 2 user Nagios và Apache vào group này (group này cho phép các command bên ngoài được submit thông qua giao diện web)

groupadd nagcmd

usermod -a -G nagcmd nagios

usermod -a -G nagcmd apache

-Vào trang nagios.org để download hoặc sử dụng lệnh

wget http://prdownloads.sourceforge.net/sourceforge/nagios/nagios-4.0.8.tar.gz

-Download plugin của Nagios

wget http://nagios-plugins.org/download/nagios-plugins-2.0.3.tar.gz

-Đến folder chứa file nén Nagios và tiến hành giải nén, cài đặt

tar xzf nagios-4.0.8.tar.gz

-Chuyển sang thư mục Nagios và dùng lệnh

cd nagios-4.0.8

./configure --with-command-group=nagcmd

make all

make install

make install-init

make install-config

make install-commandmode

-Cài đặt giao diện web cho Nagios

make install-webconf

+ Tạo một account nagiosadmin dùng để login vào web interface của Nagios

htpasswd -c /usr/local/nagios/etc/htpasswd.users nagiosadmin

+ Restart Apache để áp dụng các thay đổi

systemctl restart httpd

-Cấu hình Nagios Plugin

+ Đi đến thư mục đã tải về file nén chủa Plugin, rồi dùng lệnh giải nén

tar xzf nagios-plugin-2.0.3.tar.gz

+ Di chuyển vào thư mục vừa giải nén

cd nagios-plugin-2.0.3

+ Chạy lần lượt các dòng lệnh sau để cài đặt plugin

./configure --with-nagious-user=nagios --with-nagios-group=nagios

make

make install

-Cấu hình Nagios

+ File cấu hình mẫu của Nagios được đặt tại đường dẫn /usr/local/nagios/etc. File mẫu này đã tương đối hoàn thiện, chúng ta chỉ cần thêm Emal vào để nhận được thông báo từ Nagios

+ Tiến hành edit file /usr/local/nagios/etc/objects/contacts.cfg

vi /usr/local/nagios/etc/objects/contacts.cfg

+ Tìm đến những dòng này và đổi địa chỉ email thông báo

[…]

define contact{

contact_name nagiosadmin ; Short name of user

use generic-contact ; Inherit default values

alias Nagios Admin ; Full name of user

email ;

}

[…]

-Restart lại dịch vụ httpd

systemctl restart httpd

-Để kiểm tra lại bất kì lỗi cấu hình nào, chúng ta sử dụng lệnh

/usr/local/nagios/bin/nagios -v /usr/local/nagios/etc/nagios.cfg

-Nếu không có lỗi nào, khởi động dịch vụ Nagios và cho nó tự khởi động mỗi lần boot máy

systemctl start nagios

chkconfig --add nagios

chkconfig nagios on

-Truy cập vào web interface của Nagios

Mở trình duyệt lên, nhập địa chỉ IP của Nagios server rồi nhập vào username nagiosadmin và password mà chúng ta đã tạo ở bước trên

Hướng dẫn sử dụng nagios

Giao diện quản lý của Nagios

Hướng dẫn sử dụng nagios

Vào mục Host ở Menu bên trái, chúng ta có thể thấy hiện đang không có máy chủ nào được giám sát bởi Nagios, vì chúng ta chưa add vào nên nó chỉ đang giám sát chính nó

Hướng dẫn sử dụng nagios

Click vào một host để hiển thị các thông tin chi tiết

Hướng dẫn sử dụng nagios

-Thêm client vào Nagios server

Chúng ta add các máy cần quản lý vào Nagios server. Để server có thể quản lý được, chúng ta cần cài đặt nrpe và nagios plugin vào các máy cần quản lý

Cài trên client CentOS 7:

+ Đầu tiên ta thêm EPEL repository vào máy client để có thể cài đặt gói nrpe. Ta dùng lệnh sau

yum install epel-release

+ Cài đặt gói nrpe và nagios plugin vào máy client

yum install nrpe nagios-plugins-all openssl

+ Cấu hình cho máy client

sudo vi /etc/nagios/nrpe.cfg

+ Thêm địa chỉ IP của Nagios server vào

[…]

## Ta tìm dòng sau và thêm địa chị IP Nagios server vào ##

allowed_hosts=127.0.0.1 192.168.1.150

[…]

+ Khởi động dịch vụ nrpe

systemctl start nrpe

chkconfig nrpe on

-Quay lại Nagios Server và add client vào file cấu hình

vi /usr/local/nagios/etc/nagios.cfg

-Tìm và bỏ comment dòng sau

## cfg_dir=/usr/local/nagios/etc/servers ##

-Tạo một thư mục tên "servers” bên trong đường dẫn "/usr/local/nagios/etc”

mkdir /usr/local/nagios/etc/servers

-Tạo một file cấu hình client

vi /usr/local/nagios/etc/servers/clients.cfg

+ Và thêm vào những dòng sau

define host{

use linux-server

host_name client

alias client

address 192.168.1.152

max_check_attempts 5

check_period 24x7

notification_interval 30

notification_period 24x7

}

-Restart lại dịch vụ Nagios

systemctl restart nagios

Đợi vài giây, sau đó refrest lại trang quản lý Nagios ở trình duyệt và click lại vào mục Host ở menu bên trái. Ta sẽ thấy có máy client vừa được thêm vào

Hướng dẫn sử dụng nagios

Bảng thông tin chi tiết của client