Hướng dẫn tra mã bảo hiểm xã hội năm 2024

Mã đơn vị bảo hiểm xã hội là một dãy số duy nhất được cấp cho các đơn vị, tổ chức tham gia bảo hiểm xã hội để quản lý việc nộp và chi tiền đóng BHXH giữa đơn vị tham gia và cơ quan BHXH.

Theo Khoản 1 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định: “Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp."

Như vậy, mã đơn vị BHXH cũng là mã số thuế của doanh nghiệp đó. Mỗi đơn vị chỉ được cấp 1 mã số đơn vị duy nhất và sử dụng cho đến khi đơn vị đó dừng hoạt động.

Hiện nay mã đơn vị BHXH được tạo, gửi và nhận tự động bởi hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, hệ thống thông tin đăng ký thuế và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (quy định tại Khoản 3, Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)

2. Thời gian nộp hồ sơ cấp mã đơn vị BHXH

Thủ tục cấp mã đơn vị BHXH (thủ tục đăng ký BHXH lần đầu cho doanh nghiệp) được thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014.

Căn cứ theo Điểm a, Khoản 1, Điều 99 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

“1. Việc giải quyết đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu như sau:

  1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội”.

Theo quy định trên thì, trong thời hạn 30 ngày kể từ khi giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc các đơn vị phải nộp hồ sơ để được cấp mã đơn vị BHXH.

Sau khi được cấp mã đơn vị BHXH thì công ty mới có thể thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH và thực hiện các giao dịch với cơ quan BHXH.

3. Hướng dẫn tra cứu mã đơn vị BHXH trực tuyến

Khi doanh nghiệp không nhớ rõ mã đơn vị (mã BHXH) của mình, có thể tra cứu theo hướng dẫn sau đây:

Bước 1: Truy cập lên Cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam theo đường dẫn: baohiemxahoi.gov.vn

Bước 2: Tại trang chủ của BHXH Việt Nam, chọn Tra cứu trực tuyến.

Hướng dẫn tra mã bảo hiểm xã hội năm 2024

Bước 3: Tại danh mục tra cứu trực tuyến, chọn Tra cứu đơn vị tham gia BHXH.

Hướng dẫn tra mã bảo hiểm xã hội năm 2024

Bước 4: Sau đó, nhập các thông tin thuộc đơn vị để thực hiện tra cứu >>Tích chọn vào Tôi không phải là người máy >> Nhấn Tra cứu đểnhận kết quả.

Hướng dẫn tra mã bảo hiểm xã hội năm 2024

Lưu ý: Chỉ nên nhập các trường Tỉnh thành, Cơ quan BHXH, Mã số thuế của đơn vị để tra cứu được mã đơn vị.

Ngoài tra cứu mã đơn vị BHXH trực tuyến theo hướng dẫn nêu trên, người dân có thể liên hệ trực tiếp với cơ quan BHXH cấp quận, huyện nơi đơn vị, tổ chức đăng ký tham gia BHXH để yêu cầu tra cứu mã đơn vị BHXH. Người dân cần mang theo giấy tờ chứng minh nhân thân hoặc giấy tờ ủy quyền của người có quyền hạn.

Trân trọng!

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]

Hiện nay, có nhiều cách để người dân có thể tra cứu thông tin bảo hiểm xã hội. Một trong số đó là cách tra cứu BHXH bằng Chứng minh nhân dân (CMND) hoặc Căn cước công dân (CCCD). Vậy cách tra cứu được thực hiện như thế nào? Mời bạn hãy cùng EBH tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Hướng dẫn tra mã bảo hiểm xã hội năm 2024

Tra cứu bảo hiểm xã hội bằng chứng minh nhân dân

1. Tra cứu BHXH bằng CMND là gì?

Tra cứu bảo hiểm xã hội bằng CMND là một cách để người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) có thể kiểm tra các thông tin liên quan đến quá trình tham gia bảo hiểm xã hội của mình, như mã số BHXH, số sổ BHXH, quá trình đóng BHXH và các quyền lợi hưởng BHXH.

Người tham gia có thể tra cứu bảo hiểm xã hội bằng CMND/CCCD trên Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam bằng cách nhập các thông tin cá nhân như họ tên, số CMND/CCCD, ngày sinh, địa chỉ và mã số BHXH (nếu có). Sau đó, hệ thống sẽ trả về kết quả tra cứu về cho bạn. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết.

1.1 Hướng dẫn cách tra cứu mã số BHXH bằng CMND/CCCD

Để tra cứu mã số BHXH bằng cmnd hoặc thẻ căn cước công dân, bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Truy cập vào trang web của Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại trang web là baohiemxahoi.gov.vn.

Bước 2: Chọn mục "Tra cứu trực tuyến" (1) và sau đó chọn "Tra cứu mã số BHXH" (2).

Hướng dẫn tra mã bảo hiểm xã hội năm 2024

Các bước tra cứu mã số BHXH bằng số cmnd/cccd

Bước 3: Nhập các thông tin cần thiết bắt buộc gồm:

  1. Tỉnh/Thành phố (3): Ghi nơi thường trú theo CNMD/CCCD. Thông tin Quận/huyện, phường/xã, Thôn/ xóm (không bắt buộc điền).
  1. Họ Tên (4): Điền đầy đủ họ tên tương ứng với phương thức nhập "có dấu" hoặc "không dấu".
  1. Bạn chỉ cần điền một trong 3 thông tin (5) như sau:

- CCCD/CMND/Hộ Chiếu: Ghi số CMND/CCCD hoặc số Hộ chiếu cá nhân.

- Ngày sinh: Bạn điền đầy đủ ngày/tháng/năm sinh. Bạn cũng có thể chọn điền mỗi năm sinh.

- Mã số BHXH: Bạn nhập mã số BHXH (nếu có).

Bước 4: Nhấn vào ô "Tôi không phải là người máy"(6) để xác nhận và sau đó nhấn vào nút "Tra cứu".

Bước 5: Hệ thống sẽ hiển thị kết quả tra cứu (7) cho bạn, bao gồm mã số BHXH, các thông tin của cá nhân, mã số hộ gia đình và trạng thái.

Trường hợp hệ thống trả về nhiều kết quả tra cứu, bạn hãy lựa chọn kết quả phù hợp nhất với mình. Để chắc chắn hơn bạn có thể thực hiện lại các bước tra cứu bên trên và nhập thông tin chi tiết tại các trường thông tin không bắt buộc. Hệ thống sẽ lọc và trả về kết quả chính xác nhất cho bạn.

1.2 Hướng dẫn cách tra cứu quá trình đóng BHXH bằng CMND

Tra cứu quá trình đóng BHXH bằng CMND là một cách để người tham gia BHXH có thể biết được các thông tin chi tiết về quá trình tham gia và đóng góp Bảo hiểm xã hội của mình như: thời gian đóng, mức đóng, đơn vị đóng, và các quyền lợi BHXH.

Bạn có thể tra cứu quá trình đóng BHXH bằng CMND/CCCD trên Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo các bước hướng dẫn sau đây:

Bước 1: Truy cập website Cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam.

Hướng dẫn tra mã bảo hiểm xã hội năm 2024

Các bước tra cứu quá trình tham gia BHXH bằng CMND

Bước 2: Chọn chức năng "Tra cứu trực tuyến". Sau đó chọn mục "Tra cứu quá trình tham gia BHXH"(1).

Bước 3: Bạn nhập đầy thông tin cần thiết (2) để tra cứu gồm:

  1. Tỉnh/Thành phố*: Chọn tỉnh/thành phố nơi bạn đang đóng BHXH. Ví dụ: TP Hà Nội.
  1. Cơ quan BHXH*: Chọn cơ quan BHXH cấp Quận/huyện nơi bạn tham gia BHXH. Ví dụ Bảo hiểm xã hội quận Hai Bà Trưng.

Nếu bạn muốn tra cứu quá trình tham gia BHXH trong 1 giai đoạn cụ thể bạn có thể chọn tại mục “Từ tháng” và “Đến tháng”. Hoặc "không" bạn có thể để trống mục này, hệ thống sẽ hiểu là bạn đang muốn tra cứu toàn bộ quá trình tham gia BHXH của bạn.

  1. CMND*: Bạn nhập số CMND/CCCD của mình
  1. Họ và tên*: Bạn nhập đầy đủ họ tên tương ứng với cách viết có dấu/không dấu.
  1. Mã số BHXH*: Bạn nhập mã số BHXH cá nhân. Nếu bạn không biết cách có thể xem lại hướng dẫn tại mục 1.1 ở trên
  1. Số điện thoại*: Bạn nhập số điện thoại đã đăng ký với cơ quan BHXH.

Lưu ý những mục có dấu (*) là trường bắt buộc phải điền thông tin. Nếu bạn bỏ trống hệ thống sẽ báo lỗi.

Bước 4: Bạn tích chọn "Tôi không phải là người máy"(3) sau đó chọn "lấy mã tra cứu"(4), một mã tra cứu sẽ được gửi về địa chỉ email đăng ký của bạn.

Bước 5: Bạn mở email để lấy mã tra cứu (gồm 4 chữ số và có hiệu lực trong vòng 4 phút) và nhập mã tra cứu vào mục tương ứng (5). Sau đó nhấn "Tra cứu" để xem kết quả.

Bước 6: Hệ thống trả về kết quả tra cứu (6) cho bạn. Tại đây, bạn có thể xem được các thông tin cá nhân, quá trình đóng BHXH, BHTN và BHTNLĐ, thời gian tham gia BHXH và thời gian tham gia BHXH chưa đóng. Nếu hệ thống không trả về kết quả hoặc báo lỗi bạn hãy thực hiện lại các bước tra cứu theo hướng dẫn trên và đảm bảo các thông tin nhập là chính xác.

Như vậy, tra cứu quá trình đóng BHXH bằng CMND có thể giúp bạn nắm bắt được tình hình đóng BHXH của mình, để biết và tính hưởng những quyền lợi khi tham gia BHXH, như hưởng lương hưu, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp ốm đau, trợ cấp thai sản, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, và nhiều chế độ khác.

Ngoài ra, tra cứu quá trình đóng BHXH bằng CMND cũng có thể giúp người tham gia BHXH phát hiện và khắc phục kịp thời những sai sót hoặc thiếu sót trong quá trình đóng BHXH, như sai thông tin cá nhân, sai mức đóng, thiếu thời gian đóng, hoặc không được đóng BHXH để sớm có biện pháp xử lý, khắc phục.

Làm sao biết mình có số bảo hiểm xã hội?

Trên thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT), dãy số gồm 10 ký tự cuối ở phần mã số chính là mã số BHXH. Vì vậy, cá nhân chỉ cần kiểm tra trên BHYT là có thể tra cứu mã số BHXH của mình.

Làm sao để biết chốt số bảo hiểm hay chưa?

Qua tra cứu theo mã số BHXH 5221886951. trên hệ thống phần mềm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì sổ BHXH của bạn chưa được chốt sổ và in tờ rời: Bạn liên hệ đến Tổng đài chăm sóc khách hàng của BHXH Việt Nam số 1900 9068 hoặc số 024 37899999 (trong giờ hành chính) để được hỗ trợ.

Làm sao biết công ty có đóng bảo hiểm xã hội không?

Cách tra cứu để người lao động biết công ty có đóng bảo hiểm xã hội cho mình hay không.

Bước 1: Truy cập trang web https://baohiemxahoi.gov.vn/Pages/default.aspx và lựa chọn Tra cứu trực tuyến..

Bước 2: Chọn Tra cứu quá trình tham gia BHXH và điền các thông tin theo yêu cầu..

Bước 3: Nhập mã OTP và ấn Tra cứu..

Bao nhiêu năm thì chốt số bảo hiểm xã hội?

BHXH Việt Nam trả lời: Theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ thì NLĐ phải có đủ 20 năm đóng BHXH mới đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH để hưởng chế độ hưu trí.