Huyết áp ở mức bình thường là bao nhiêu năm 2024

Bài viết sau đây sẽ nói rõ các thông tin huyết áp ở các lứa tuổi, giúp cho các bạn có cái nhìn sâu hơn về chỉ số huyết áp của bản thân để có các biện pháp phòng tránh và chữa trị phù hợp.

Chỉ số huyết áp bình thường là bao nhiêu?

Thông thường, khi bạn muốn tìm hiểu thông tin về các chỉ số huyết áp bình thường của cơ thể, thì bạn sẽ nhận được những tư vấn như sau:

Về các số đo huyết áp bình thường, gồm có 2 trị số là: Huyết áp tối đa hay còn gọi là huyết áp tâm thu, và huyết áp tối thiểu hay còn gọi là huyết áp tâm trương. Để xác định xem chỉ số huyết áp của bạn có chuẩn hay không phải căn căn cứ vào 2 trị số này, để chẩn đoán huyết áp thế nào là bình thường:

  • Huyết áp bình thường: Đối với người lớn thì nếu huyết áp tâm thu dưới 120mmHgm và huyết áp tâm trương có chỉ số dưới 80mmHg, thì được coi là huyết áp bình thường.
  • Huyết áp cao: Khi huyết áp tâm thu có chỉ số từ 140 mmHg trở lê, hoặc huyết áp tâm trương có chỉ số dưới mức 90 mmHg trở lên, thì sẽ được chuẩn đoán là mắc bệnh cao huyết áp.
  • Tiền cao huyết áp: Khi giá trị của các trị số nằm giữa mức huyết áp bình thường và mức của cao huyết áp ( Là khi Huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg, hoặc huyết áp tâm trương từ 80-89 mmHg) thì sẽ được gọi là tiền cao huyết áp.
  • Huyết áp thấp: Bệnh hạ huyết áp hay vẫn gọi là huyết áp thấp, thì sẽ được chẩn đoán là huyết áp thấp, khi huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg, hoặc giảm 25 mmHg so với mức bình thường.

Tuy nhiên, tùy theo từng mức độ tuổi, mà lại có những mức chỉ số huyết áp an toàn khác nhau mà không phải ai cũng biết rõ để giải đáp cho bạn. Cho nên, hãy đối chiếu theo bảng thống kê các chỉ số huyết áp bình thường chuẩn theo độ tuổi dưới đây để đánh giá sức khỏe, thể chất của bạn.

Theo Hiệp hội tim mạch Mỹ (AHA) cho biết, huyết áp của người có Huyết áp bình thường và mức huyết áp an toàn cho mọi người là ở mức thấp hơn 120/80 mm / hg.

Điều này có nghĩa là, khi chúng ta dùng máy đo huyết áp để đo, nếu như người nào có tỷ lệ tăng huyết áp cao hơn mức chuẩn, hoặc thấp hơn thì nên cẩn thận trọng trong chế độ ăn uống, và sinh hoạt của mình để tránh tình trạng cao huyết áp, hoặc hạ huyết áp. Tuy nhiên, Ngay cả khi huyết áp ở mức bình thường thì nó cũng có thể thay đổi một chút, tùy theo độ tuổi.

Dưới đây là chỉ số huyết áp bình thường chuẩn, theo lứa tuổi. Hi vọng nó sẽ giúp ích cho bạn và gia đình bạn trong quá trình bạn sử dụng máy đo huyết áp:

  • Độ tuổi từ 15-19 tuổi, chỉ số huyết áp bình thường là: Minimum-BP: 105/73 mm / Hg, BP Trung bình:117/77 mm / HG, BP tối đa: 120/81 mm / Hg
  • Độ tuổi từ 20-24 tuổi, chỉ số huyết áp bình thường là: Minimum-BP: h108/75 mm / Hg, BP Trung bình: 120/79 mm / Hg, BP Tối đa: 132/83 mm / Hg
  • Độ tuổi từ 25-29 tuổi, chỉ số huyết áp bình thường là: Minimum-BP: 109/76 mm / Hg, BP Trung bình 121/80 mm / Hg, BP tối đa 133/84 mm / Hg
  • Độ tuổi từ 30-34 tuổi, chỉ số huyết áp bình thường là: Minimum-BP: 110/77 mm / Hg, BP trung bình: 122/81 mm / Hg, BP tối đa: 134/85 mm / Hg

Chỉ số huyết áp theo độ tuổi

  • Độ tuổi 35-39 tuổi, chỉ số huyết áp bình thường là: Minimum-BP: 111/78 mm / Hg, BP trung bình: 123/82 mm / Hg, BP tối đa: 135/86 mm / Hg
  • Độ tuổi từ 40-44 tuổi, chỉ số huyết áp bình thường là: Minimum-BP: 112/79 mm / Hg, BP trung bình: 125/83 mm / Hg, 137/87 mm / Hg
  • Độ tuổi từ 45-49 tuổi, chỉ số huyết áp bình thường là: Minimum-BP: 115/80 mm / Hg, BP trung bình: 127/64 mm / Hg, BP tối đa: 139/88 mm / Hg
  • Độ tuổi từ 50-54 tuổi, chỉ số huyết áp bình thường là: Minimum-BP: 116/81 mm / Hg, BP trung bình 129/85 mm / Hg, BP tối đa : 142/89 mm / Hg
  • Độ tuổi từ 55-59 tuổi, chỉ số huyết áp bình thường là: Minimum-BP: 118/82 mm / Hg, BP trung bình 131/86 mm / Hg, BP tối đa: 144/90 mm / Hg
  • Độ tuổi từ 60-64 tuổi, chỉ số huyết áp bình thường là: Minimum-BP: 121/83 mm / Hg, BP trung bình 134/87 mm / Hg, BP tối đa: 147/91 mm / Hg

Bạn có thể xem thêm:

  • Nhịp tim bình thường
  • Kiến thức chăm sóc sức khỏe
  • Tăng huyết áp: Khi nào không nên yêu?

Các bài viết liên quan

Huyết áp ở mức bình thường là bao nhiêu năm 2024

Tại sao cần phải phòng ngừa loãng xương từ tuổi 40+?

Đối với người ở độ tuổi 40+, nếu không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết có thể gặp phải nhiều vấn đề về xương khớp, trong đó có loãng xương. Vậy tại sao không chủ động phòng ngừa loãng xương từ tuổi 40+?. Lý do người từ 40+ cần bổ sung canxi để phòng ngừa loãng xương? Đối với người ở độ tuổi 40+, canxi là nhân tố cần thiết để duy trì sức khỏe xương khớp và ngăn chặn nguy cơ loãng xương. Nếu không cung cấp đủ canxi cần thiết cho cơ thể, người trung tuổi có thể gặp phải nhiều vấn đề về xương khớp như: loãng xương, giòn xương, đau nhức khi vận động hoặc làm tăng nguy cơ gãy xương... Ngoài xương, canxi còn tồn tại trong dịch ngoại bào và đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của hệ thần kinh. Vì vậy, nếu thường xuyên thiếu canxi, người ở độ tuổi 40+ có thể gặp phải tình trạng đau đầu, suy nhược thần kinh, không thể tập trung, đổ nhiều mồ hôi... Các nghiên cứu cho thấy, từ độ tuổi 40 trở đi, cơ thể có xu hướng mất nhiều canxi hơn là hấp thu được chất khoáng này. Do đó, việc bổ sung canxi ngay từ độ tuổi 40+ là điều vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe. Lượng canxi được khuyến cáo cho người trung tuổi là khoảng 1000mg canxi mỗi ngày. Đối với người ở độ tuổi 40+, canxi là nhân tố cần thiết để duy trì sức khỏe xương khớp và ngăn chặn nguy cơ loãng xương Tìm hiểu thêm về loãng xương: Tại Đây Bổ sung canxi như thế nào để hấp thu tối ưu, hạn chế các tác dụng phụ? Bổ sung canxi qua thực phẩm tự nhiên giàu canxi là giải pháp ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, chế độ ăn thông thường chỉ cung cấp trung bình khoảng 500-600mg canxi nguyên tố/ngày. Vì vậy, nếu ít bổ sung thực phẩm giàu canxi trong khẩu phần ăn, người trung tuổi nên kết hợp bổ sung thêm canxi đường uống theo hướng dẫn của bác sĩ. Các chế phẩm bổ sung canxi nếu được bổ sung phù hợp và đúng cách, canxi sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc bổ sung canxi không đúng liều và không đúng cách, chọn loại canxi khó hấp thu có thể gây ra những tác dụng phụ như táo bón, nóng trong, sỏi thận, suy thận... Do đó, người dùng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh những tác dụng phụ ở trên. Dòng canxi hữu cơ tự nhiên dễ hấp thu, hạn chế các tác dụng phụ nên được lựa chọn nhiều hơn. Khi chọn mua canxi hữu cơ bạn nên lưu ý một số điều sau để hấp thu tối ưu và hạn chế các tác dụng phụ: Nên chọn loại canxi có thêm phốt pho và tỷ lệ canxi/phốt pho là 2:1 - tương đương với tỷ lệ tự nhiên trong cơ thể người để giúp canxi hấp thu tốt hơn. Chọn canxi có thêm vitamin D3 để tăng hấp thu canxi qua thành ruột vào hệ tuần hoàn và vitamin K để canxi đến được mô đích là xương. Từ đó, hạn chế tình trạng lắng đọng canxi gây vôi hóa thành mạch, táo bón, sỏi thận. Canxi hữu cơ nên thêm các chất khoáng như magie, mangan, kẽm, sắt... tham gia vào quá trình hình thành và tái tạo xương. Chọn mua canxi có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã được cấp phép lưu hành bởi các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền. Nên chọn canxi không chứa đường để bổ sung trong thời gian dài mà không làm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Nên sử dụng canxi hữu cơ có thêm vitamin D và vitamin K để hấp thu tối ưu, hạn chế tác dụng phụ Canxi hữu cơ Úc NextG Cal - Giảm chuột rút, ngừa loãng xương cho người trung tuổi và cao tuổi Canxi hữu cơ Úc NextG Cal cung cấp canxi và photpho ở dạng hydroxyapatite tự nhiên dưới dạng vi tinh thể (MCHA). Sản phẩm được sản xuất bởi Công ty Probiotec Pharma của Úc và được nhập khẩu vào Việt Nam bởi Đại Bắc Group. Các nghiên cứu cho thấy hydroxyapatite có sinh khả dụng tốt, canxi của hydroxyapatite nhìn chung hấp thu tốt hơn so với những loại canxi bổ sung khác do hydroxyapatite chứa một tỷ lệ thích hợp canxi : photpho = 2 : 1 MCHA nguồn gốc từ xương còn cung cấp nhiều khoáng chất cần thiết khác cho sự hình thành và tái tạo xương như magie, mangan, kẽm, sắt. Trong đó, magie cùng với canxi giúp giảm nhanh tình trạng chuột rút khi thiếu các khoáng chất này. Không chỉ vậy, canxi hữu cơ Úc NextG Cal còn có thêm vitamin D3 và vitamin K giúp tăng hấp thu canxi, hạn chế tình trạng lắng đọng canxi gây táo bón, sỏi thận. Trong đó, vitamin D3 giúp tăng lượng canxi hấp thu qua thành ruột và đi vào máu; vitamin K giúp canxi được đưa tới tận các mô xương. Đặc biệt, canxi hữu cơ Úc NextG Cal không chứa đường nên phù hợp cho cả người bị tiểu đường, mỡ máu… Sản phẩm được bào chế dưới dạng viên nang đóng trong vỉ nên dễ uống, dễ bảo quản và tiện mang theo. Nên sử dụng canxi hữu cơ có thêm vitamin D và vitamin K để hấp thu tối ưu, hạn chế tác dụng phụ Nếu bạn cần tư vấn kỹ hơn về cách bổ sung canxi hữu cơ Úc NextG Cal vui lòng liên hệ với dược sĩ của Pharmacity qua hotline 1800.6821 hoặc ghé các nhà thuốc gần nhất. Xem chi tiết hệ thống nhà thuốc Pharmacity. Canxi hữu cơ Úc NextG Cal - bổ sung canxi trong các trường hợp thiếu (trong thời kỳ tăng trưởng, phụ nữ có thai, cho con bú, sau mãn kinh, người cao tuổi…), phối hợp điều trị loãng xương. Chống chỉ định với các bệnh nhân mẫn cảm với các thành phần của thuốc, các trường hợp tăng canxi huyết, sỏi thận và nhiễm độc vitamin D. Giấy xác nhận nội dung quảng cáo số: 2/2019/XNQC/QLD Sản phẩm được phân phối bởi Công ty TNHH Đại Bắc Địa chỉ: Số 11, đường Công nghiệp 4, KCN Sài Đồng, quận Long Biên, Hà Nội Hotline: 1800 1125 Fanpage: https://www.facebook.com/nextgcal.vn (Canxi hữu cơ Úc NextG Cal) Website sản phẩm Nextg Cal: http://nextgcal.vn/ Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng!

Huyết áp ở mức bình thường là bao nhiêu năm 2024

Bệnh gout là gì? Nhận biết giai đoạn đầu của bệnh gout

Bệnh gout là bệnh lành tính không gây tử vong, nhưng bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm đến nhiều cơ quan như các khớp xương, thận, gan, tim và đe dọa tính mạng người bệnh. Tìm hiểu ngay! Dấu hiệu cảnh báo bệnh gout Bệnh gout là gì? Bệnh gout (gút) là một loại viêm khớp mạn tính được hình thành do rối loạn chuyển hóa purin gây nên tình trạng tăng mức acid uric trong máu dẫn đến hình thành các tinh thể uric trong các khớp và mô xung quanh gây viêm. Gout thường gây ra những cơn đau và sưng tại các khớp, đặc biệt là ở ngón chân, ngón tay, cổ chân và đầu gối. Theo từng giai đoạn tiến triển của bệnh, triệu chứng và tổn thương khớp sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. Các giai đoạn của bệnh gout Bệnh gout gồm 4 giai đoạn sau: Giai đoạn 1: Hàm lượng acid uric trong máu tăng cao, giai đoạn này chưa hình thành tinh thể uric gây viêm khớp, vì vậy người mắc bệnh thường không nhận thấy triệu chứng bất thường nào. Bệnh nhân thường vô tình phát hiện khi đi kiểm tra máu khi khám sức khỏe tổng quát. Giai đoạn 2: Giai đoạn này, các tinh thể uric đã lắng đọng quanh khớp gây viêm, triệu chứng bệnh xuất hiện khá rõ ràng với các cơn đau thường xuyên ở nhiều khớp. Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này của bệnh gout, các đợt khởi phát viêm và triệu chứng gout cấp sẽ càng lúc càng gần nhau hơn. Các khớp sưng đỏ, khó cử động khớp. Đây là dấu hiệu cảnh báo tinh thể uric đang không ngừng lắng đọng trong mô và ảnh hưởng đến các khớp. Giai đoạn 4: Bệnh trở lên mạn tính, lâu dài sẽ khiến khớp biến dạng gây hư hại xương và sụn, dẫn đến các biến chứng như sỏi thận, suy thận, hình thành các cục tophi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng vận động của xương khớp. Nguyên nhân gây bệnh gout Nguyên nhân chính gây bệnh gout là sự tạo thành và tích tụ acid uric trong cơ thể. Acid uric là một chất tự nhiên được tạo ra khi cơ thể phân giải purin - một hợp chất có trong các loại thực phẩm như hải sản, nội tạng động vật, thịt đỏ,… Bình thường chỉ số acid uric trong máu được duy trì ở mức cố định đối với nam giới: 210 – 420 umol/L và 150 – 350 umol/L đối với nữ giới. Nguyên nhân nguyên phát: Đa số người bị bệnh gout do nguyên nhân này, thường gặp ở đối tượng nam giới độ tuổi trên 40, có thói quen sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh, ăn thực phẩm có chứa hàm lượng purin cao như gan, thận, tôm, cua, lòng đỏ trứng, nấm, uống nhiều bia rượu… Nguyên nhân thứ phát: Tình trạng tăng acid uric máu do một số bệnh khác hay một số nguyên nhân khác. Suy thận và các bệnh lý làm giảm độ thanh lọc acid uric của cầu thận; Mắc một số bệnh lý về máu như bệnh đa hồng cầu, leucemie kinh thể tủy, hodgkin, sarcoma hạch, đau tủy xương,… Sử dụng thuốc khi điều trị bệnh lý ác tính. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout Chế độ ăn quá nhiều thực phẩm giàu purin (thực phẩm giàu chất đạm, các động thực vật chứa nhiều purin như hải sản, nấm, trứng, nội tạng động vật,…). Tuổi tác và giới tính: Bệnh phổ biến hơn ở nam giới và người từ 40 tuổi trở lên; Tiền sử trong gia đình có người mắc bệnh gout; Sử dụng chất kích thích, lạm dụng rượu bia trong thời gian dài; Tăng cân quá mức, mắc bệnh béo phì; Sử dụng một số thuốc làm tăng nồng độ acid uric trong máu như aspirin, thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị các bệnh ung thư, thuốc điều trị cao huyết áp,… Nhận biết dấu hiệu bệnh gout Bệnh gout ở giai đoạn 1 thường không xuất hiện triệu chứng rõ ràng và khó nhận biết. Dấu hiệu gout dễ nhầm lẫn với các bệnh xương khớp, viêm khớp,… Các triệu chứng đặc trưng nhận biết bị gout không nên bỏ qua: Sưng tấy, đau dữ dội tại vị trí các khớp ngón chân, mắt cá chân, đầu gối, khuỷu tay,… Cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng nhất trong vòng 4 đến 12 giờ đầu tiên sau khi bắt đầu. Tại các khớp bị gout có biểu hiện viêm, sưng đỏ, cảm giác nóng ở khớp và chạm vào sẽ thấy đau. Bên cạnh đó, do sưng tích tụ dịch nên vùng da bao bọc quanh khớp bị bệnh sáng bóng, căng hơn, đôi khi còn bị bong tróc. Hạn chế chuyển động, cơn đau khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong vận động. Đặc biệt, tình trạng bệnh gout sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu người bệnh lười vận động. Khi nhận thấy cơ thể có một trong những biểu hiện trên, rất có khả năng bạn bị gout, vì vậy hãy đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe, thực hiện các xét nghiệm cần thiết để có kết quả chính xác, điều trị kịp thời và đúng cách đem lại hiệu quả tốt nhất. Bệnh gout có chữa được không? Gout là bệnh mạn tính nên rất khó điều trị khỏi bệnh hoàn toàn, tuy nhiên nếu người bệnh tuân thủ điều trị, đúng phác đồ phù hợp và kết hợp thay đổi lối sống, chế độ ăn uống sẽ kiểm soát bệnh tối ưu. Thực phẩm tốt cho người bệnh gout Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có nguy cơ xảy ra thường xuyên hơn và các triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn. Biến chứng nguy hiểm của bệnh gout Sau chữa khỏi có nguy cơ tái phát cao, gây nhiều cơn đau hơn. Nếu bệnh không được kiểm soát sẽ làm hủy khớp của bệnh nhân. Hình thành các cục tophi trong khớp như tophi ở vành tai, gót chân, mu bàn chân, khuỷu tay,… gây cứng khớp, sưng khớp và làm hạn chế khả năng vận động của người bệnh. Bệnh gout còn gây ra sỏi thận, suy thận và ảnh hưởng đến toàn bộ các cơ quan khác trong cơ thể, đe dọa tính mạng người bệnh. Thói quen ăn uống hàng ngày, lối sống lành mạnh, vận động đều đặn có mối liên quan với bệnh gout. Vì vậy, để kiểm soát bệnh hiệu quả, ngăn ngừa bệnh gout hãy thay đổi những thói quen không tốt ngay từ bây giờ để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Nguồn tham khảo: Tổng hợp Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất. Bạn có thể xem thêm: Những công dụng tuyệt vời của hạt óc chó đối với sức khỏe Những loại thực phẩm giàu canxi bổ sung cho cơ thể bạn nên biết Một số thực phẩm chức năng bổ sung canxi tốt và những điều cần lưu ý

Huyết áp ở mức bình thường là bao nhiêu năm 2024

Viêm xoang - Làm sao để trị dứt điểm?

Viêm xoang là một trong những bệnh về hô hấp thường xuyên gặp ở nước ta. Bệnh lý này không chỉ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, công việc, sức khỏe mà còn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm màng não. Qua bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân và cách chữa trị viêm xoang dứt điểm, từ đó cải thiện sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của bạn. Bệnh viêm xoang là gì? Để hiểu về xoang, trước tiên ta cần xác định vị trí xoang. Xoang là những hốc rỗng có chứa nhiều không khí, nằm sau xương gò má và trán. Viêm xoang là tình trạng niêm mạc xoang cạnh mũi bị viêm, gây tình trạng tích tụ chất lỏng hoặc chất nhầy bên trong. Điều này góp phần thúc đẩy vi khuẩn sinh sôi, đồng thời gây ra tình trạng viêm nhiễm. Niêm mạc xoang cạnh mũi bị viêm, tích tụ chất lỏng được chẩn đoán là viêm xoang Các loại bệnh viêm xoang thường gặp Viêm xoang cấp Với viêm xoang cấp, bạn sẽ gặp những dấu hiệu tương tự như bệnh cảm. Cụ thể, bạn sẽ bị sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi liên tục và thường xuyên đau nhức vùng mặt,... trong vòng 10 - 14 ngày. Lưu ý, viêm xoang cấp sẽ không diễn ra quá 4 tuần. Viêm xoang bán cấp Viêm xoang bán cấp được chẩn đoán khi thời gian mắc bệnh kéo dài từ 4 - 8 tuần. Với viêm xoang bán cấp, quá trình viêm còn có thể phục hồi. Viêm xoang mạn tính Viêm xoang được xem là mãn tính khi các triệu chứng tồn tại trên 8 tuần. Nguyên nhân gây ra viêm xoang mạn tính đến từ việc người bệnh không chú trọng điều trị khi viêm xoang còn đang ở giai đoạn cấp tính. Viêm xoang tái phát Khi mắc viêm xoang tái phát, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng viêm xoang tái đi tái lại nhiều đợt trong cùng 1 năm. Người bệnh sẽ rất khó để trị được dứt điểm một khi đã gặp viêm xoang tái phát. Nguyên nhân gây viêm xoang Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm xoang. Phần lớn viêm xoang xuất phát từ việc bị vi khuẩn xâm nhập và tác động xấu đến các tế bào ở lớp niêm mạc, dẫn đến tình trạng viêm xoang cấp tính. Một trường hợp khác có thể gây ra viêm xoang là khi bạn gặp thời tiết quá lạnh, tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi hay bị dị ứng phấn hoa. Điều này làm cơ địa trở nên nhạy cảm hơn, dễ mắc hoặc tái phát viêm xoang. Thời tiết quá lạnh có thể khiến viêm xoang trầm trọng hơn Ngoài ra, viêm xoang còn có thể bắt nguồn từ việc vách ngăn mũi, polyp mũi bị lệch hoặc cuốn mũi bị phì đại. Điểm chung của các tình trạng này là việc lưu thông mũi, xoang bị hạn chế, từ đó gây ra viêm xoang. Các triệu chứng thường thấy của người mắc bệnh viêm xoang Nếu bạn đang nghi ngờ bản thân bị viêm xoang, hãy thử kiểm chứng với các triệu chứng phổ biến dưới đây. Khi mắc nhiều triệu chứng dưới đây trong một khoảng thời gian nhất định, rất có thể bạn đã bị viêm xoang và cần đi thăm khám bác sĩ. Đau ở xoang Chảy nước mũi Nghẹt mũi, tắc mũi Đau nhức vùng đầu, trán Hắt hơi liên tục Làm gì để điều trị viêm xoang? Sử dụng xịt mũi thảo dược hỗ trợ điều trị viêm xoang Thuốc xịt mũi xoang được các bác sĩ khuyên dùng nhằm giảm thiểu việc niêm mạc mũi bị sưng tấy do bệnh cảm, viêm xoang hay dị ứng. Bằng cách làm co các mạch máu tại chỗ ở vùng mũi, thuốc xịt mũi có tác dụng giảm sưng, tắc nghẽn, điều trị nghẹt mũi. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc xịt mũi xoang khác nhau trên thị trường cho khách hàng lựa chọn. Trong đó, quý khách nên sử dụng xịt mũi thảo dược, được bào chế từ các dược liệu thiên nhiên để các triệu chứng viêm xoang được giảm thiểu một cách tự nhiên. Tham khảo thêm: Sản phẩm thuốc xịt mũi thảo dược uy tín Xoangspray. Xoangspray là thuốc xịt mũi thảo dược, giúp giảm triệu chứng viêm xoang nhanh chóng, hiệu quả Trị viêm xoang bằng thuốc kháng sinh, thuốc co mạch Sử dụng thuốc là một biện pháp có khả năng giảm thiểu các triệu chứng viêm xoang nhanh chóng, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh bởi nó giúp kìm hãm hoặc tiêu diệt những loại vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, việc điều trị viêm xoang, viêm mũi bằng thuốc tây cần phải tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ để hạn chế những hệ lụy không mong muốn. Vì nếu thuốc tây không được sử dụng đúng liều lượng, đúng cách sẽ gây nhiều tác dụng phụ. Hơn nữa, nếu người bệnh sử dụng sử dụng thuốc kháng sinh vượt mức cho phép, sẽ dễ gây nên hiện tượng nhờn thuốc khiến bệnh không thuyên giảm mà còn tiến triển tệ hơn. Phẫu thuật chữa viêm xoang Khi việc điều trị nội khoa nhưng không đem lại hiệu quả, bệnh xoang kéo dài và dai dẳng không dứt, người bệnh có thể cân nhắc phương pháp phẫu thuật để chữa dứt điểm viêm xoang, hạn chế những tổn thương hoặc biến chứng không tốt về lâu dài. Bạn có thể được chỉ định phẫu thuật chữa viêm xoang nếu nằm trong các trường hợp sau đây: Không đạt hiệu quả sau điều trị nội khoa, khiến bệnh viêm xoang kéo dài dai dẳng Phát hiện những tổn thương bất thường ở vùng mũi xoang, ví dụ như lệch vách ngăn mũi hay polyp mũi có kích thước lớn,... Bệnh tiến triển với biến chứng nguy hiểm như viêm ổ mắt, chèn vào dây thần kinh thị giác. Tại sao nên dùng thuốc xịt mũi thảo dược để điều trị viêm mũi, viêm xoang? Với những bạn được chẩn đoán viêm xoang mạn tính, các triệu chứng viêm xoang như sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mũi,... sẽ luôn theo bạn mọi lúc. Lúc này, thay vì sử dụng thuốc tây để trị các triệu chứng này, bạn nên tìm đến loại thuốc xịt mũi có nguồn gốc thiên nhiên vì những lợi ích sau đây: Thuốc xịt mũi chứa thành phần thảo dược tự nhiên, không gây tác dụng phụ, giúp người bệnh có thể dùng trong thời gian dài mà không sợ bị lờn thuốc như khi dùng thuốc kháng sinh. Thuốc xịt mũi thảo dược lành tính, không đem lại bất kỳ tác dụng phụ nào cho người dùng. Trong khi đó, nếu sử dụng thuốc tây, người bệnh có thể sẽ bị kích ứng mũi, chảy nước mũi, hắt hơi liên tục hay khô mũi tạm thời. Xịt mũi thảo dược luôn được các bác sĩ khuyên dùng khi người bệnh bị viêm xoang Thuốc xịt mũi chiết xuất từ thảo dược quý sẽ có tác dụng bổ khí, hoạt huyết một cách tự nhiên, từ đó giúp hạn chế các triệu chứng viêm xoang và giảm các bệnh về đường hô hấp. Xịt mũi thảo dược Xoangspray - Liệu pháp lành tính giúp giảm các triệu chứng viêm xoang Nếu bạn đang phiền não bởi các triệu chứng từ bệnh viêm xoang, thuốc xịt mũi thảo dược chính là sản phẩm mà bạn đang cần. Một liệu pháp uy tín, hiện đang được nhiều gia đình tin dùng chính là thuốc xịt mũi thảo dược Xoangspray. Nhờ công thức được bào chế 100% từ thảo dược thiên nhiên: 3 loại thảo dược Kiều Liên, Hoàng Cầm, Kim Ngân Hoa: giúp chống dị ứng, kháng viêm, kháng sinh 3 tinh dầu Eucalyptol, Camphor và Menthol: giúp làm thông mũi, giảm nghẹt, sát khuẩn Xịt mũi thảo dược Xoangspray sẽ giúp làm giảm ngay lập tức các triệu chứng nghẹt mũi, ngứa mũi, hắt hơi, đau nhức ê ẩm vùng đầu, trán,.. đồng thời ngăn ngừa viêm xoang tái phát trở lại. Điều này đã được kiểm chứng qua kết quả nghiên cứu lâm sàng trên viêm mũi dị ứng và viêm mũi xoang mạn được Bộ Y tế công nhận. Xịt mũi thảo dược luôn được các bác sĩ khuyên dùng khi người bệnh bị viêm xoang Xoangspray tự hào là sản phẩm xịt mũi thảo dược điều trị viêm mũi xoang hiệu quả nhất thị trường trong 10 năm qua và là sản phẩm được Hội Tai - Mũi - Họng TP.HCM và các tỉnh phía Nam khuyên dùng. Sản phẩm hiện đang được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.

Huyết áp ở mức bình thường là bao nhiêu năm 2024

Insulin là gì? Mối quan hệ giữa insulin với bệnh tiểu đường

Insulin là một hormone có mối liên hệ mật thiết đối với bệnh tiểu đường. Mối liên hệ là gì? Tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây. Mối quan hệ giữa insulin với bệnh tiểu đường Insulin là gì? Vai trò của insulin Insulin là một loại hormone được tiết ra bởi các tế bào Beta (β) từ tuyến tụy có vai trò điều chỉnh lượng đường (glucose) trong máu và vận chuyển glucose đi nuôi dưỡng các tế bào trong cơ thể. Mức glucose trong máu càng cao, càng có nhiều insulin được sản xuất để cân bằng lại. Sau khi chúng ta nạp năng lượng cho cơ thể (sau bữa ăn hoặc tiêu thụ thực phẩm nhiều tinh bột, đường) thì một lượng khá lớn glucose sẽ đi vào cơ thể và làm tăng sự kích thích đến tế bào beta ở tuyến tụy để tiết ra Insulin, sau đó insulin giúp vận chuyển glucose vào các tế bào cơ, mỡ và gan của bạn. Khi nồng độ glucose trong máu của bạn cao thì glucose sẽ được dự trữ dưới dạng glycogen và được dự trữ trong gan. Khi bạn đói, lượng glucose trong máu giảm, glycogen sẽ được biến đổi trở lại thành glucose để tiếp tục đi vào máu, đảm bảo lượng đường trong máu để cơ thể không bị hạ đường huyết. Sự cân bằng của insulin giữ vai trò điều chỉnh đường huyết. Nếu mức insulin quá thấp hoặc cao, mức đường huyết quá cao hoặc quá thấp có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bệnh tiểu đường và phân loại bệnh Bệnh tiểu đường (còn gọi là đái tháo đường) là một bệnh mạn tính xảy khi tuyến tụy của cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không thể sản xuất bất kỳ loại insulin nào hoặc khi cơ thể không thể sử dụng hiệu quả insulin dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao. Phân loại tiểu đường Tiểu đường có thể chia thành 3 loại thường gặp bao gồm tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 và tiểu đường thai kỳ. Tiểu đường type 1: Hay còn gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin, người mắc bệnh bị thiếu insulin do tế bào beta của tuyến tụy bị phá hủy gây giảm tiết insulin hoặc không tiết ra insulin. Tiểu đường type 1 hiếm gặp hơn type 2 và thường xảy ra ở người trẻ. Tiểu đường type 2: Hay còn gọi là tiểu đường không phụ thuộc insulin, cơ thể người mắc bệnh vẫn có khả năng sản xuất insulin nhưng insulin không thể chuyển hóa được lượng đường trong máu, do tình trạng đề kháng insulin, insulin hoạt động không hiệu quả hoăc trên nền những bệnh nhân bị rối loạn chuyển hoá. Hầu hết những người bị tiểu đường thuộc type 2, chiếm khoảng 90% đến 95%. Tiểu đường thai kỳ: Do tình trạng kháng insulin xảy ra trong quá trình mang thai, thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai tuần thứ 24 trở lên và không có ghi nhận tình trạng tiểu đường type 1 hoặc type 2 trước đó. Mối quan hệ giữa insulin với bệnh tiểu đường Người mắc bệnh tiểu đường là khi cơ thể không sử dụng insulin một cách hiệu quả hoặc không sản xuất đủ liều lượng cần thiết. Insulin là hormon duy nhất của cơ thể có tác dụng làm hạ lượng đường trong máu. Insulin với tiểu đường type 1 Trong tiểu đường type 1, cơ thể không sản xuất hoặc sản xuất không đủ insulin để điều chỉnh mức đường glucose trong máu. Insulin cần thiết để kiểm soát lượng đường trong máu và cung cấp năng lượng cho cơ thể, do đó người bệnh tiểu đường tuýp 1 sẽ cần tiêm insulin mỗi ngày. Việc sử dụng loại và liều lượng insulin hiệu quả nhất đối với từng người bệnh phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Insulin với tiểu đường type 2 Bệnh tiểu đường tuýp 2 đặc trưng bởi cơ thể không đáp ứng hiệu quả với insulin, hay còn được gọi là kháng insulin. Trong giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường type 2, cơ thể phản ứng bằng cách sản xuất nhiều insulin hơn bình thường, tình trạng này kéo dài khiến tuyến tụy không thể sản xuất đủ lượng đáp ứng nhu cầu dẫn đến khả năng hấp thụ glucose từ máu cho cơ thể giảm. Lượng đường trong máu cao gây hại cho cơ thể và có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như bệnh tim, giảm thị lực và bệnh thận. Tùy thuộc vào mức độ kháng insulin, những người mắc bệnh tiểu đường type 2 cũng có thể cần tiêm insulin để kiểm soát lượng đường trong máu. Insulin với tiểu đường thai kỳ Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, tuyến tụy phải tăng cường hoạt động để sản xuất insulin. Tình trạng kháng insulin sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến các biến chứng sức khỏe ở cả mẹ và thai nhi. Bệnh tiểu đường thai kỳ được theo dõi và quản lý thông qua chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong suốt quá trình mang thai. Trong trường hợp đặc biệt, điều trị bằng insulin cho phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ được sử dụng để giảm lượng đường trong máu do bác sĩ chỉ định. Hầu hết người bệnh tiểu đường thai kỳ thường tự khỏi sau khi sinh em bé. Điều trị tiểu đường với insulin Tiêm insulin là phương pháp điều trị bắt buộc với người bị tiểu đường type 1. Khi được bổ sung lượng insulin cần thiết, người bệnh hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh, lạc quan. Riêng với người tiểu đường type 2 và tiểu đường trong thai kỳ thì phải tiêm insulin theo chỉ định và chẩn đoán của bác sĩ. Các loại insulin thường dùng trong điều trị tiểu đường Insulin là liệu pháp cứu sống đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Các loại insulin thường được chỉ định trong điều trị tiểu đường. Insulin tác dụng nhanh: Đây là loại insulin có tác dụng trong 15 phút sau khi tiêm, hiệu quả, đạt hiệu quả cao trong khoảng 1 giờ và tiếp tục tác động trong vài giờ nữa. Insulin tác dụng ngắn: Có tác dụng trong 30 phút sau khi tiêm, đạt hiệu quả cao trong khoảng 2 - 3 giờ và duy trì hiệu quả trong 3 - 6 giờ. Insulin tác dụng trung bình: Nhóm insulin này bao gồm insulin NPH (neutral protamine hagedorn), giúp kiểm soát glucose trong khoảng thời gian từ 10 đến 12 giờ. Protamine là một loại protein giúp làm chậm tác động của insulin này. Insulin tác động dài (hay còn gọi là insulin nền): Loại insulin này nhập vào tuần hoàn máu từ 1 đến 2 giờ sau tiêm và có thể có hiệu quả trong khoảng thời gian lên đến 24 giờ. Một ưu điểm của insulin tác động dài là không có đỉnh rõ rệt và hoạt động tương tự như insulin tụy thông thường. Insulin kết hợp/pha trộn: Insulin kết hợp hoặc pha trộn là sự kết hợp giữa insulin tác động nhanh hoặc ngắn với insulin tác động trung bình. Hiểu đúng về insulin Dùng insulin không có nghĩa là bệnh đã ở giai đoạn cuối: Tiểu đường là một bệnh tiến triển. Dù bệnh đang được kiểm soát, sẽ đến lúc thuốc viên không thể kiểm soát lượng đường huyết ở mức mong muốn, dùng insulin là một lựa chọn hợp lý. Dùng insulin không có nghĩa là bệnh đã ở giai đoạn cuối: Tiểu đường là một bệnh tiến triển. Dù bệnh đang được kiểm soát, sẽ đến lúc thuốc viên không thể kiểm soát lượng đường huyết ở mức mong muốn, dùng insulin là một lựa chọn hợp lý. Insulin không gây biến chứng và tử vong: Insulin giúp trì hoãn hoặc ngăn chặn những biến chứng của tiểu đường. Tiêm insulin không gây đau: Tiêm insulin không gây đau vì hiện nay kiêm tiêm rất nhỏ và mảnh. Hầu hết nhiều người còn thấy tiêm insulin ít đau hơn việc lấy máu đầu ngón tay để theo dõi đường huyết. Insulin không gây nghiện: Bạn sẽ không thể bị nghiện insulin. Đây là một chất tự nhiên mà cơ thể cần, insulin được tiêm vào rất giống với insulin tự nhiên mà tuyến tụy tiết ra. Insulin có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát và điều trị bệnh tiểu đường. Nếu được chỉ định dùng insulin để kiểm soát lượng đường huyết ở mức an toàn, người bệnh phải tuân thủ theo cách sử dụng và liều lượng chỉ định của bác sĩ. Lưu ý, người bệnh theo dõi đường huyết thường xuyên và tái khám định kỳ. Nguồn tham khảo: Tổng hợp Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất. Bạn có thể xem thêm: Viêm phế quản là gì và những điều cần biết Những sai lầm thường gặp khi điều trị bệnh hen suyễn tại nhà Phương pháp điều trị bệnh đái thường đường và cách phòng ngừa

Huyết áp ở mức bình thường là bao nhiêu năm 2024

Viêm phế quản là gì và những điều cần biết

Viêm phế quản là bệnh lý đường hô hấp phổ biến ở trẻ em và người cao tuổi, mặc dù không phải là bệnh quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không được điều trị tình trạng mức độ bệnh nặng và kéo dài gây biến chứng nguy hiểm. Tìm hiểu ngay! Viêm phế quản là bệnh lý đường hô hấp phổ biến ở trẻ em và người cao tuổi Viêm phế quản là gì? Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc đường dẫn khí phế quản khiến cho các đường ống này bị thu hẹp lại và xuất hiện các chất nhầy, dịch mủ gây cản trở sự lưu thông của khí hít vào và thở ra. Vì vậy, người bệnh viêm phế quản thường ho, khạc đờm. Có 2 loại viêm phế quản là viêm phế quản cấp và viêm phế quản mạn tính. Viêm phế quản cấp: Là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của niêm mạc phế quản do vi khuẩn hay vi rút gây ra. Bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Viêm phế quản mạn tính: Bệnh lý được coi là mạn tính khi tình trạng bệnh kéo dài trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Khi chuyển sang giai đoạn mạn tính, các ống phế quản bị tổn thương nghiêm trọng tạo ra nhiều đàm, gây ho và khó thở. Nếu không được điều trị dứt điểm có thể biến chứng trở thành bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bệnh nguy hiểm, khó điều trị và để lại nhiều hậu quả lâu dài, thậm chí có nguy cơ gây tử vong. Bệnh viêm phế quản cấp tính không được điều trị dứt điểm, tái phát liên tục trong thời gian dài dẫn đến viêm phế quản mạn tính, bệnh sẽ có những biến chứng nghiêm trọng hơn nhiều. Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản Viêm phế quản là bệnh lý mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải, đặc biệt là khi thời tiết giao mùa hoặc trở lạnh bất thường. Trẻ em và người lớn tuổi là những đối tượng có nguy cơ cao dễ mắc phải căn bệnh này. Nguyên nhân hàng đầu gây nên viêm phế quản cấp là do vi rút, ngoài ra vi khuẩn, tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, bệnh dị ứng đường hô hấp trên cũng có thể gây viêm phế quản cấp. Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh viêm phế quản mạn tính. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản như sức đề kháng kém, thời tiết thay đổi thất thường, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, chất hóa học hay chất kích thích. Triệu chứng viêm phế quản cấp và mạn tính Dấu hiệu phổ biến và dễ nhận biết của bệnh viêm phế quản cấp tính hoặc viêm phế quản mãn tính có thể kể đến như: Ho dai dẳng kéo dài: Dấu hiệu ho thường xảy ra liên tục và kéo dài, ho khan, ho thành tiếng, ho có đờm, đờm màu trong hoặc màu trắng hoặc màu xám vàng hoặc màu xanh lục. Sốt: Tùy cơ địa mà người bệnh có thể không sốt, sốt nhẹ hoặc cao. Đau họng: Cổ họng có thể bị sưng to, ngứa rát, đau khi nuốt. Mệt mỏi: Người bệnh mệt mỏi, khó nuốt, chán ăn khiến sức khỏe yếu hơn. Thở khò khè, tức ngực. Tùy vào cơ địa từng người mà triệu chứng bệnh viêm phế quản có mức độ nặng nhẹ khác nhau, một số người dấu hiệu không rõ ràng và khó nhận biết. Do đó, cần phải quan sát kỹ lưỡng và không được bỏ qua bất kỳ dấu hiệu nào, điều trị sớm và dứt điểm tránh dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn. Biến chứng nguy hiểm của viêm phế quản Bệnh viêm phế quản không được điều trị dứt điểm, kéo dài khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm và gây khó khăn trong việc điều trị. Viêm phổi. Bệnh hen phế quản. Phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Các bệnh về tim mạch. Phòng ngừa bệnh Viêm phế quản cấp. Cách điều trị bệnh viêm phế quản Viêm phế quản cấp thường do vi rút gây ra, vì vậy bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, tránh xa các tác nhân khởi phát đợt cấp, kết hợp chế độ dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe thì bệnh sẽ giảm và phục hồi sau vài ngày đến 1 tuần. Tùy từng triệu chứng cụ thể mà bác sĩ có thể kê một số thuốc như thuốc hạ sốt, thuốc ho, thuốc long đờm để làm giảm cảm giác khó chịu của bệnh nhân. Đối với viêm phế quản mạn tính, tùy từng bệnh nhân và tình trạng bệnh thực tế mà bác sĩ sẽ kê những đơn thuốc phù hợp để điều trị. Đặc biệt, việc xây dựng các bài tập thể dục phù hợp giúp thở dễ dàng hơn là cách hỗ trợ trị bệnh viêm phế quản mạn tính hiệu quả. Lưu ý, người bệnh không được tự ý mua và sử dụng thuốc kháng sinh điều trị, chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ. Viêm phế quản có lây không và cách phòng ngừa Một người bị viêm phế quản cấp thì trong dịch đờm đã tồn tại một lượng vi rút nhất định, vì vậy rất dễ lây truyền sang người khác. Bệnh có thể lây truyền trực tiếp từ người sang người hoặc từ lây gián tiếp thông qua sờ, cầm nắm, sử dụng chung đồ vật cá nhân với người bệnh. Để bảo vệ sức khỏe, hạn chế mắc bệnh viêm phế quản, hãy chủ động các biện pháp phòng bệnh. Tránh xa các chất kích thích, không hút thuốc hoặc tránh ngồi gần nguồn khói thuốc, hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại, tránh khói bụi. Tăng cường hệ miễn dịch nhờ chế độ ăn uống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ các nhóm chất, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất,… Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh sạch sẽ. Luyện tập thể thao điều độ tăng sức đề kháng, phòng bệnh hiệu quả. Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm, phế cầu. Tạo thói quen đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, đặc biệt là khi ở trong môi trường, không khí bị ô nhiễm, hoặc khi phải tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa mạnh. Giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là khi vào mùa lạnh hoặc thời tiết thay đổi thất thường. Uống nhiều nước mỗi ngày. Tránh xa các nguy cơ và chủ động các biện pháp phòng bệnh viêm phế quản. Nguồn tham khảo: Tổng hợp Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất. Bạn có thể xem thêm: Nhận biết và xử trí tiêu chảy cấp mùa nắng nóng Bệnh lý hô hấp thường gặp ở trẻ em và cách phòng bệnh Những sai lầm thường gặp khi điều trị bệnh hen suyễn tại nhà

Huyết áp ở mức bình thường là bao nhiêu năm 2024

Bệnh mãn tính là gì? Các bệnh mãn tính thường gặp

Bệnh mãn tính là một trong các nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ tử vong cao, nguy cơ mắc bệnh có xu hướng tăng dần theo tuổi tác. Hãy cùng tìm hiểu một số bệnh mãn tính thường gặp sau đây. Các bệnh mãn tính thường gặp Bệnh mãn tính là gì? Bệnh mãn tính hay còn gọi bệnh lý nền mạn tính, là tình trạng bệnh tồn tại và tiến triển dần theo thời gian dài từ 6 tháng trở lên, thường khái niệm này đề cập đến các bệnh không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác. Những bệnh này thường có thể được kiểm soát bằng cách sử dụng thuốc, thay đổi lối sống và chăm sóc sức khỏe mỗi ngày. Một số bệnh cần được điều trị và theo dõi suốt đời. Tổng hợp danh sách các bệnh mãn tính thường gặp Hen suyễn Bệnh hen suyễn hay còn gọi bệnh hen phế quản, là một bệnh lý mạn tính liên quan đến hệ hô hấp. Khi xuất hiện cơn hen suyễn, tình trạng lớp niêm mạc của ống phế quản sẽ sưng, phù nề, dẫn đến chít hẹp đường dẫn khí, đôi khi bội nhiễm vi khuẩn và dễ bị kích ứng. Sự co thắt thu hẹp đường dẫn khí khiến giảm lưu lượng không khí ra vào phổi. Người bệnh có các triệu chứng thở khò khè, khó thở, tức ngực, ho vào lúc đêm hoặc buổi sáng sớm. Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính COPD Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic obstructive pulmonary disease – COPD) là một bệnh viêm phổi mạn tính, tình trạng viêm niêm mạc đường thở mạn tính do luồng khí bị tắc nghẽn ở phổi. COPD có thể đe dọa tính mạng, gây khó thở, suy hô hấp và tử vong. Bệnh tiểu đường Tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là một bệnh mạn tính xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin (insulin là một loại hormone điều chỉnh giảm lượng đường trong máu) hoặc khi cơ thể không thể sử dụng hiệu quả insulin. Tăng nồng độ đường trong máu là một dấu hiệu phổ biến của bệnh và khi không kiểm soát được theo thời gian sẽ dẫn đến tổn thương nghiêm trọng đến nhiều hệ thống của cơ thể, đặc biệt là các dây thần kinh và mạch máu. Bệnh huyết áp Huyết áp (HA) là áp lực máu lên thành động mạch, được tạo ra do sự co bóp của tim và sức cản của động mạch và đo lường bằng mmHg. Tăng huyết áp hay còn gọi là cao huyết áp xảy ra khi áp lực máu lên các thành động mạch cao hơn so với bình thường, ngưỡng cao của huyết áp là khi chỉ số huyết áp đo được ở mức bằng hoặc vượt mức 140/90 mmHg ở người trưởng thành theo tiêu chuẩn chẩn đoán JNC VII. Viêm khớp Viêm khớp là một bệnh lý về khớp, tình trạng người bệnh sẽ bị sưng, đau ở một hoặc nhiều khớp trên cơ thể. Những vị trí khớp thường bị viêm là khớp đầu gối, khớp háng, khớp vai, khớp cổ tay, khớp cổ,… Đây là một bệnh lý thường gặp ở độ tuổi trưởng thành, viêm khớp gây ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động của khớp, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và thực hiện các công việc hàng ngày. Loãng xương Loãng xương hay còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương, là tình trạng rối loạn chuyển hóa của mô xương dẫn đến mật độ xương ngày càng giảm, nguyên nhân là do quá trình tái tạo xương chậm lại nhưng lại tăng nhanh quá trình huỷ xương, làm tăng nguy cơ gãy xương. Bệnh thường gặp ở người già và phụ nữ mãn kinh. Dấu hiệu thường gặp bệnh loãng xương như đau nhức đầu xương; đau ở thắt lưng, cột sống, xương chậu, xương hông, đầu gối; lưng còng, đau lưng, dáng đứng khom xuống hoặc có thể bị gãy xương. Ung thư Ung thư là một trong các bệnh mãn tính thường gặp, bệnh xảy ra khi có tế bào không bình thường xuất hiện, phát triển mất kiểm soát và chúng có thể di căn khắp cơ thể. Các bệnh lý ung thư thường xảy ra gồm ung thư gan, ung thư máu, ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến tụy, ung thư trực tràng, ung thư vú, ung thư xương,..Bệnh ở giai đoạn sớm không có biểu hiện rõ ràng và khó nhận biết, do đó người bệnh thường phát hiện một cách vô tình hoặc nhận biết bệnh ở giai đoạn muộn. Ung thư là một trong những nguyên nhân trong nhóm bệnh không lây nhiễm gây tử vong hàng đầu thế giới. Bệnh tim Một số bệnh tim mạch mãn tính thường gặp như suy tim, bệnh mạch vành. Bệnh cần phải điều trị thường xuyên và liên tục để ngăn chặn biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tử vong. Bệnh thận Bệnh thận mãn tính (suy thận mãn tính) là tình trạng chức năng thận bị suy giảm hoặc ngừng hoạt động, không thể đào thải các chất độc và dịch thừa ra khỏi máu. Càng lớn tuổi chức năng thận càng suy giảm theo thời gian, nguy cơ mắc bệnh càng cao. Hiện chưa có phương pháp nào chữa khỏi bệnh hoàn toàn, bệnh nhân cần điều trị thuốc lâu dài hoặc chạy thận nhân tạo và nếu không được quản lý bệnh tốt thì dễ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh Crohn Bệnh Crohn hay còn gọi là viêm ruột mãn tính, đặc trưng bởi tình trạng đau bụng và tiêu chảy kéo dài nghiêm trọng. Người mắc phải bệnh này thường bị suy dinh dưỡng, sụt cân nhanh do không hấp thu được chất dinh dưỡng. Tình trạng bệnh nặng và kéo dài khiến cơ thể người bệnh đau đớn, suy nhược cơ thể nặng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Biện pháp sống an toàn với bệnh mãn tính Điều trị bệnh mãn tính là quá trình lâu dài và hầu như không thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát, làm giảm triệu chứng bệnh và sống chung an toàn với bệnh mạn tính. Chủ động cập nhật thông tin và kiến thức về bệnh mãn tính mà mình đang mắc phải để giảm cảm giác lo lắng, sợ hãi và giữ tinh thần lạc quan. Điều trị bệnh đúng cách theo chỉ định của bác sĩ, dược sĩ không tự ý dùng thuốc, ngưng sử dụng thuốc khi thấy triệu chứng bệnh giảm, lưu ý thời gian tái khám định kỳ. Chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường các loại rau quả tươi để bổ sung các vitamin, muối khoáng cần thiết, bổ sung chất xơ, hạn chế chất béo động vật,… Lối sống khoa học nâng cao sức khỏe là biện pháp chăm sóc sức khỏe hiệu quả cho người bệnh mãn tính. Luyện tập thể thao đều đặn hàng ngày, ngủ đủ giấc và nâng cao chất lượng giấc ngủ, hạn chế thức khuya. Tâm lý đóng vai trò rất quan trọng, vì vậy hãy luôn sống vui vẻ thoải mái sẽ giúp bạn đẩy lùi bệnh tật. Hầu hết bệnh mãn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên bệnh có thể được kiểm soát và sống an toàn với bệnh nếu điều trị, chăm sóc đúng cách. Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe mỗi ngày. Nguồn tham khảo: Tổng hợp Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất. Bạn có thể xem thêm: Nguyên nhân và cách xử lý trào ngược dạ dày ở trẻ em Các loại thuốc kháng sinh và những điều cần lưu ý khi sử dụng Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em, nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục

Huyết áp mức bình thường là bao nhiêu?

– Huyết áp bình thường: Ở người trưởng thành, huyết áp tâm thu dưới 120 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80 mmHg thường được coi là huyết áp bình thường. – Cao huyết áp: Cao huyết áp được chẩn đoán khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương dưới 90 mmHg.

Phụ nữ huyết áp bình thường là bao nhiêu?

2. Huyết áp bình thường của phụ nữ là bao nhiêu? Đối với người trưởng thành nói chung và phụ nữ nói riêng thì có chỉ số huyết áp lý tưởng dưới mức 120/80 mmHg. Những người này có nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay bị đột quỵ sẽ thấp hơn.

Tuổi 30 huyết áp bao nhiêu là bình thường?

đa. Người từ 20-24 tuổi: huyết áp bình thường đạt chỉ số 108/75 mmHg đến 120/79 mmHg và không quá 132/83 mmHg. Người từ 25-29 tuổi: mức an toàn từ 109/76 mmHg đến 121/80 mmHg và không quá 133/84 mmHg. Người từ 30-34 tuổi: mức an toàn từ 110/77mmHg đến 134/85 mmHg.

40 tuổi huyết áp bao nhiêu là bình thường?

Từ 40-44 tuổi: Ở độ tuổi này, chỉ số huyết áp bình thường được xác định là: Minimum-BP có chỉ số là 112/79 mmHg, BP trung bình có chỉ số là :125/83 mmHg, BP tối đa có chỉ số là: 137/87 mmHg.