Huyết áp xuống bao nhiêu là thấp năm 2024

Đo huyết áp hàng ngày là một việc làm hết sức cần thiết giúp kiểm soát sức khỏe cho chính chúng ta. Các thông số sẽ cho bạn biết bạn thuộc nhóm huyết áp bình thường, bị huyết áp cao hay huyết áp thấp. Vậy huyết áp bao nhiêu là bình thường? Bài viết dưới đây sẽ trả lời câu hỏi này:

Huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch.

Như thế nào là huyết áp bình thường?

Về các số đo huyết áp gồm có 2 trị số: Huyết áp tối đa hay còn gọi là tâm thu, huyết áp tối thiểu hay còn gọi là tâm trương. Căn cứ vào 2 trị số này để chẩn đoán huyết áp thế nào là bình thường:

Huyết áp bình thường: Đối với người lớn, huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg thì được gọi là huyết áp bình thường.

Huyết áp cao: Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên thì chẩn đoán là cao huyết áp.

Tiền cao huyết áp: Giá trị nằm giữa huyết áp bình thường và cao huyết áp (Huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80-89 mmHg) thì được gọi là tiền cao huyết áp.

Huyết áp thấp: (Hạ huyết áp) huyết áp thấp được chẩn đoán khi huyết áp tâm thu dưới 100 mmHg.

Để kết luận một người bị tăng huyết áp hay không người ta cần căn cứ vào trị số huyết áp của nhiều ngày. Do đó phải đo huyết áp thường xuyên, theo dõi trong nhiều ngày và mỗi ngày nhiều lần. Ở một số người, huyết áp có thể tăng nhất thời khi quá xúc cảm, stress, hoặc sau khi uống rượu, bia, sau tập luyện, lao động nặng… chẳng hạn.

Huyết áp cũng thay đổi theo độ tuổi và chỉ số huyết áp bình thường ở mỗi độ tuổi cũng khác nhau. Dưới đây là bảng chỉ số huyết áp theo từng độ tuổi để mọi người dễ theo dõi, kiểm soát huyết áp của mình và người thân trong gia đình.

Huyết áp thấp cũng là nguyên nhân gây tai biến và nhồi máu cơ tim như huyết áp cao. Huyết áp thấp cũng ẩn chứa nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thực tế cho thấy huyết áp thấp cũng nguy hiểm không kém huyết áp cao, bởi khi người bệnh bị tụt huyết áp nhiều lần, chức năng hệ thống thần kinh sẽ suy giảm, đồng thời cơ thể cũng không điều chỉnh kịp thời để cung cấp dinh dưỡng đến cơ quan như não, tim, thận,... gây tổn thương các cơ quan này.

Huyết áp được gọi là thấp khi chỉ số trên ≤ 90 mmHg và/hoặc chỉ số dưới ≤ 60 mmHg. Ảnh minh họa.

Huyết áp được gọi là thấp khi chỉ số trên ≤ 90 mmHg và/hoặc chỉ số dưới ≤ 60 mmHg. Khi bạn đo huyết áp thấy các chỉ số 90/60 mmHg, 90/55 mmHg, 100/60 mmHg… được coi là huyết áp thấp.

Người huyết áp thấp có khả năng mất trí nhớ cao, suy giảm chức năng hệ thần kinh, suy giảm trí nhớ. Huyết áp thấp cũng gây choáng váng và ngất.

Người bị huyết áp thấp cũng dễ mắc tai biến mạch máu não, nhồi máu não. Người ta phân bệnh huyết áp thấp thành hai loại:

  • Huyết áp thấp sinh lý: Bệnh bắt nguồn từ yếu tố di truyền từ trong gia đình, người thân có tiền sử mắc huyết áp thấp.
  • Huyết áp thấp bệnh lý: Khi các hoạt động chức năng của các cơ quan như tim, thân bị suy giảm, cũng có thể do cơ quan tuyến giáp hoạt động kém, hệ thần kinh thực vật mất khả năng tự kiểm soát.

Các triệu chứng khi bị huyết áp thấp

Tuy không quá nhanh và nguy hiểm nhưng huyết áp thấp cũng khiến người bệnh và gia đình gặp khó khăn. Khi thấy các hiện tượng dưới đây, bạn hãy nghĩ đến các triệu chứng của huyết áp thấp:

  • Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, xây xẩm mặt mày, thậm chí ngất xỉu đột ngột.
  • Mệt mỏi, đuối sức, chân tay bủn rủn.
  • Da nhợt nhạt, xanh xao, sợ lạnh, chân tay lạnh, nhức mỏi tê bì, nhất là về đêm gây trằn trọc khó ngủ.
  • Tim đập nhanh bất thường, có thể xuất hiện các triệu chứng đánh trống ngực, thở gấp, hụt hơi kèm theo hiện tượng toát mồ hôi lạnh.
  • Buồn nôn, nôn đầy bụng, khó tiêu, ăn uống không ngon miệng
  • Rối loạn giấc ngủ. Hay bị đau đầu, trằn trọc, mất ngủ. Ngủ hay mơ, gặp ác mộng hoặc tỉnh giấc đột ngột.
  • Mất tập trung, suy giảm trí nhớ. Người bệnh rất mau quên, hay lẫn lộn, thường xuyên lơ đãng, không thể tập trung, chú ý vào công việc hay học tập.

Hãy đi gặp bác sĩ để được tìm ra nguyên nhân của bệnh huyết áp thấp.

Điều trị và phòng ngừa huyết áp thấp

Huyết áp thấp thường không cần điều trị khi không triệu chứng hoặc nhẹ. Nếu thấy có triệu chứng rõ rệt thì nên đi gặp bác sĩ để được tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị đúng, hiệu quả.

Huyết áp thấp có thể điều chỉnh, thay đổi được nếu bạn áp dụng các biện pháp sau:

- Uống nhiều nước.

- Tăng thêm chút muối cho bữa ăn hằng ngày. Vì trong muối có natri và làm tăng huyết áp, tuy nhiên nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

- Bổ sung các loại thực phẩm có chứa các thành phần như protein, vitamin C và tất cả loại vitamin thuộc nhóm B.

- Nếu huyết áp thấp là do thuốc thì hãy thay đổi liều lượng hoặc ngừng hoàn toàn loại thuốc đó.

- Hạn chế uống rượu, bia vì làm mất nước và làm giảm huyết áp. Hạn chế các thực phẩm giàu carbohydrate như khoai tây, gạo, mì ống và bánh mì.

- Nên luyện tập thể dục đều đặn, phù hợp với sức khỏe và độ tuổi hàng ngày giúp duy trì lưu thông máu trong cơ thể nên sẽ giảm chứng huyết áp thấp.

- Nếu không may bị hạ huyết áp, cho người bệnh uống các loại nước như trà gừng, trà đặc, nước lọc… sẽ giúp kích thích nhịp tim, tạm thời nâng chỉ số huyết áp lên, cơ thể cảm thấy dễ chịu trở lại.

- Nên sử dụng máy đo huyết áp tự động, máy đo huyết áp tại nhà nhằm kịp thời phát hiện huyết áp tăng giảm.

Huyết áp tụt xuống bao nhiêu là nguy hiểm?

Khi huyết áp tâm thu hạ xuống khoảng 90 mmHg và huyết áp tâm trương khoảng 60 mmHg được xem như là mắc bệnh huyết áp thấp. Ngoài ra, nếu trường hợp người bệnh có chỉ số huyết áp hạ thấp hơn trị số này thì cực kỳ nguy hiểm và cần phải thăm khám, điều trị kịp thời để tránh những biến chứng không mong muốn.

Huyết áp người già trên 70 tuổi là bao nhiêu?

Huyết áp tuổi 70 được khuyến cáo là giữ ở mức 134/87mmHg. Theo một số nghiên cứu thì huyết áp của người 70 tuổi thường dao động khoảng 121/83 mmHg – 147/91mmHg. Để đo huyết áp được chính xác nhất thì nên để bệnh nhân nằm, thả lỏng người, nên nghỉ ngơi trước đó khoảng 5 – 10 phút rồi mới tiến hành đo.

Huyết áp tăng bao nhiêu là nguy hiểm?

Huyết áp cao thường được phân loại thành hai giai đoạn: Giai đoạn 1 khi chỉ số là 130/80 và Giai đoạn 2 khi chỉ số lên tới 140/90 hoặc cao hơn. Chỉ số từ 180/110 trở lên một lần được coi là "khủng hoảng tăng huyết áp" và cần điều trị y tế ngay lập tức.

Huyết áp 90 60 thì như thế nào?

Với câu hỏi:"Huyết áp 90/60 là cao hay thấp?" thì câu trả lời chính là: "Thấp". Như vậy, nếu bạn đo được chỉ số huyết áp 90/60 mmHg thì đây là kết quả cho thấy bạn đang có chỉ số huyết áp thấp.

Chủ đề