Huỳnh thanh phong là ai

Nhiều hãng xe điện ‘nhăm nhe’ cạnh tranh VinFast ngay tại Việt Nam

16:08 4/5

Việt Nam được đánh giá sẽ hứa hẹn trở thành thị trường chiến lược của xe ô tô điện, bên cạnh các thị trường truyền thống như Bắc Mỹ, châu Âu và Trung Quốc.

Huỳnh thanh phong là ai
Liên quan đến việc Giám đốc Sở Công Thương Hậu Giang – Huỳnh Thanh Phong, Bộ Công Thương cho hay không tham gia thẩm tra cũng như ý kiến.

Theo quy định của pháp luật và quy định tại Nghị định số 24/2014/NĐ-CP, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách đối với Giám đốc sở và Phó Giám đốc sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.

Huỳnh thanh phong là ai
Ông Huỳnh Thanh Phong

Bộ Công Thương cũng như các Bộ ngành khác, với vai trò là Bộ quản lý ngành, lĩnh vực có trách nhiệm ban hành “Tiêu chuẩn chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc sở theo ngành, lĩnh vực quản lý”. Tiêu chuẩn giám đốc Sở Công Thương đã được Bộ Công Thương đã ban hành và quy định tại Quyết định số 04/2008/QĐ-BCT ngày 3/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Theo Bộ Công Thương, ngoài việc ban hành “Tiêu chuẩn, chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc Sở”, cũng như các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực khác, trong quy trình bổ nhiệm Giám đốc Sở Công Thương, pháp luật không quy định Bộ Công Thương tham gia và có ý kiến với Ủy ban nhân dân tỉnh về việc bổ nhiệm Giám đốc Sở.

“Vì vậy, trong quá trình bổ nhiệm Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hậu Giang đối với ông Huỳnh Thanh Phong, Bộ Công Thương không tham gia thẩm tra, có ý kiến với việc bổ nhiệm này”, Bộ Công Thương nhấn mạnh.

Theo quy định của pháp luật, Bộ Công Thương có vai trò, trách nhiệm trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ đối với Sở Công Thương, không có thẩm quyền quản lý về tổ chức, bộ máy, biên chế của Sở Công Thương.

“Việc bổ nhiệm Giám đốc Sở thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Bộ Nội vụ là cơ quan giúp Chính phủ quản lý nhà nước về công tác cán bộ. Việc kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy định về chức danh, tiêu chuẩn cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền của Bộ Nội vụ”, Bộ Công Thương cho biết.

Mới đây, Thường trực Tỉnh uỷ Hậu Giang đã chỉ đạo kiểm tra, rà soát lại quy trình đề bạt, bổ nhiệm ông Huỳnh Thanh Phong làm Giám đốc Sở Công thương.

Trước đó báo chí cho rằng, việc bổ nhiệm ông Phong giữ chức Giám đốc Sở Công thương là có “vấn đề”.

Báo Pháp luật TP.HCM nêu “vào thời điểm được bổ nhiệm, ông Phong chưa giữ ngạch chuyên viên chính. Tháng 8/2016, ông Phong mới có tên trong danh sách do Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang lập chuyển Bộ Nội vụ để đăng ký thi nâng ngạch chuyên viên chính năm 2016.

Trình độ ngoại ngữ của ông Phong cũng không đảm bảo, bởi trong tiểu sử tóm tắt mà ông Phong khai vào tháng 2/2016 khi ứng cử đại biểu HĐND tỉnh Hậu Giang thì trình độ ngoại ngữ là Anh văn B.

Ông Huỳnh Thanh Phong sinh ngày 23/12/1982, vào Đảng ngày 22/2/2012 và chuyển Đảng chính thức 22/2/2013; tốt nghiệp Đại học Tài chính, tín dụng.

Trước khi làm Giám đốc Sở Công thương, ông Phong từng giữ chức vụ Trưởng phòng Tín dụng, Quỹ đầu tư và phát triển tỉnh và được bầu làm Phó giám đốc quỹ này hồi tháng 5/2014.

Thời điểm ông Phong được bổ nhiệm Giám đốc Sở Công Thương, ông Huỳnh Minh Chắc đang giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang.

Sau đó, ông Huỳnh Minh Chắc có đơn gửi Bộ Chính trị xin thôi giữ chức vụ trước nhiệm kỳ và đến đầu tháng 10/2015 được chấp thuận.

Tháng 10/2015, ông Huỳnh Thanh Phong trúng cử Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2015-2020 với 226/320 phiếu, đạt 70,63%, xếp thứ 49/52 đại biểu trúng cử. Đến năm 2016, ông Phong trúng cử đại biểu HĐND tỉnh Hậu Giang.

L.Bằng

Huỳnh Thanh Phong, Chủ tịch Hội đồng Thành viên AIA Việt Nam.

18 năm qua, anh trở về không chỉ một lần, mỗi lần lại để bắt đầu một hành trình mới. Đó là Huỳnh Thanh Phong, người gốc Việt đầu tiên được Nữ hoàng Anh tặng Huân chương Vương Quốc Anh.

Người mở... đường

Năm 1993, Huỳnh Thanh Phong lần đầu trở về quê hương sau nhiều năm sống, học tập và làm việc ở nước ngoài. Từ sân bay Nội Bài về Hà Nội trên con đường mịt mù bụi đỏ, chàng thanh niên Việt trẻ tuổi mang quốc tịch Canada không khỏi bị sốc, và tủi thân khi chứng kiến cuộc sống ở Hà Nội những ngày đầu đổi mới. Hà Nội khi đó nghèo, bụi, phố sá đơn sơ…

Trên con đường đó, Huỳnh Thanh Phong trải nghiệm cảm giác của một người khai hoang, mở đường cho ngành bảo hiểm nhân thọ (BHNT) vào Việt Nam. Chàng trí thức trẻ có rất nhiều hoài bão. Anh tin vào sự đúng đắn của công cuộc đổi mới vừa bắt đầu ở Việt Nam, anh tin tưởng chính nơi đây sẽ là một thị trường đầy tiềm năng của bảo hiểm nhân thọ.

Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 100/CP về bảo hiểm, cho phép mở cửa thị trường này, trên cương vị của một nhà đầu tư quốc tế đại diện cho một tập đoàn bảo hiểm nhân thọ quốc tế lớn, Huỳnh Thanh Phong xúc tiến những cuộc thảo luận với Bộ Tài chính.

Huỳnh Thanh Phong quê gốc ở TP biển Nha Trang (Khánh Hòa). Ông đã lập gia đình và có 2 con. Ông là chuyên gia định phí và là thành viên Hiệp hội Định phí Hoa Kỳ và Hiệp hội Định phí Canada.  

Khi Chính phủ cho phép các công ty bảo hiểm nhân thọ nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, Manulife là công ty bảo hiểm nhân thọ đầu tiên được cấp phép, và Huỳnh Thanh Phong, người giúp Manulife mở văn phòng đại diện, cũng là người đã tuyển dụng nhân viên đầu tiên cho Manulife tại Việt Nam.

Quãng thời gian chờ đợi, đi về ấy giúp Huỳnh Thanh Phong có những trải nghiệm sâu sắc về văn hoá của dân tộc mình. Anh nhận thức được rằng, muốn phát triển thị trường ở Việt Nam thì cần có một con đường riêng, mang những đặc thù của một dân tộc với những bản sắc văn hoá đặc biệt.

Tự tin với nhận thức của mình, cùng với mong muốn mang lại những sản phẩm phù hợp nhất cho người Việt Nam, Huỳnh Thanh Phong trở thành người sáng lập và là Tổng giám đốc đầu tiên của Prudential Việt Nam.

Năm 1999 Prudential Việt Nam mới có giấy phép kinh doanh, nhưng trước đó, Huỳnh Thanh Phong đã quan tâm đầu tư vào hệ thống nhân sự và tổ chức công ty. Hầu hết thành viên ban giám đốc đều được tuyển dụng và đưa đi đào tạo ở nước ngoài. Đó là một quyết định táo bạo, nhưng cũng là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công của Prudential trên thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam hôm nay.

Năm 2005, sau 12 năm, đúng một con giáp kể từ ngày trở về quê hương, Huỳnh Thanh Phong đã chứng kiến khát vọng tuổi trẻ của mình là ước mơ có thật. Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam chỉ sau 10 năm phát triển đã có những bước nhảy vọt và gần đuổi kịp Indonesia (Huỳnh Thanh Phong thường lấy Indonesia làm ví dụ tham chiếu, một đất nước có nhiều sự tương đồng, nhưng tại đó thị trường bảo hiểm nhân thọ đã có bề dày lịch sử gần một thế kỷ).

Đưa Prudential trở thành công ty bảo hiểm nhân thọ hàng đầu ở Việt Nam, thành tích ấy khiến Huỳnh Thanh Phong được bổ nhiệm làm giám đốc điều hành của Prudential châu Á, đặc trách các công ty hoạt động tại các thị trường Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, và Trung Đông. Ở vị trí đó, anh trở thành lãnh đạo cao cấp của Tập đoàn Prudential, một trong những tập đoàn bảo hiểm nhân thọ hàng đầu thế giới.

Cùng năm đó anh cũng vinh dự được là người gốc Việt đầu tiên được Nữ hoàng Anh Elisabeth đệ nhị trực tiếp trao Huân chương Vương quốc Anh “Officer of British Empire”. Tấm huân chương danh giá này là một sự tưởng thưởng cao quý dành cho những nhân vật do chính Nữ hoàng lựa chọn hàng năm nhằm tôn vinh những đóng góp của họ đối với Vương quốc Anh và trong quan hệ của Anh với thế giới.

Năm 2008, ở tuổi 39, trở thành một quý ông, nhà lãnh đạo của một tổ chức tài chính hàng đầu thế giới… với cá nhân Huỳnh Thanh Phong, dường như đã quá đủ để anh toại nguyện về sự nghiệp của mình. Nhưng, khát vọng của Huỳnh Thanh Phong không chỉ là chứng minh khả năng thành đạt của bản thân.

Với kiến thức, kinh nghiệm và sự đam mê lĩnh vực tài chính, Huỳnh Thanh Phong bỏ ra hơn một năm làm cố vấn và tham gia vào các dự án tài trợ vốn cho các doanh nghiệp tư nhân (private equity projects) để thành lập các công ty mới trong lĩnh vực dịch vụ tài chính tại Việt nam và Campuchia.

Năm sau, giữa cơn bão khủng hoảng tài chính thế giới, anh đỗ bến Fullerton Financial Holdings (một công ty thuộc Tập đoàn Temasek Holdings của Chính phủ Singapore) với chức vụ Phó Chủ tịch Điều hành về Bảo hiểm, để bổ sung vào các dịch vụ ngân hàng hiện có trên toàn khu vực bao gồm Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, và Trung Đông, đồng thời tham gia quản lý mảng phi nhân thọ ở Indonesia và Pakistan.

Huân chương Officer of British Empire (OBE).

Tiếp tục xây dựng thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam

Năm 2010, rời Fullerton, Huỳnh Thanh Phong lại quay về bảo hiểm nhân thọ với Tập đoàn AIA. Vị Giám đốc điều hành khu vực (phụ trách Singapore, Malaysia, Indonesia, Việt Nam và Ấn Độ) cũng vừa được cử làm Chủ tịch Hội đồng thành viên của AIA Việt Nam.

Việc AIA đi xuyên qua khủng hoảng tài chính bằng nước đi táo bạo cũng là một bài học lớn cho các doanh nghiệp và từng cá nhân về tính nhạy bén và linh hoạt chuyển hướng. Sự kiện Prudential muốn mua lại AIA không thành đã mở ra một cơ hội mới cho AIA, vì Chính Phủ Mỹ quyết định chào bán cổ phiếu AIA ra công chúng (IPO) tại thị trường chứng khoán Hồng Kông.

Huỳnh Thanh Phong là Giám đốc điều hành khu vực chịu trách nhiệm về mọi lĩnh vực họat động của Tập đoàn AIA tại Singapore, Malaysia, Indonesia, Việt Nam và Ấn Độ.

Đồng thời, với kinh nghiệm và kỹ năng sâu rộng của mình, anh còn tham gia vào lĩnh vực Mua bán và Sáp nhập cũng như các sáng kiến để cải tiến hoạt động tại các thị trường khác. Mới đây anh đã được bổ nhiệm là Chủ tịch Hội đồng thành viên AIA Việt Nam  

Thương vụ IPO này đã rất thành công và tạo ra nhiều kỷ lục mới: là thương vụ IPO lớn nhất trong lịch sử tại Hồng Kông, thương vụ IPO lớn thứ 3 trên phạm vi toàn cầu trong mọi lĩnh vực và là thương vụ IPO lớn nhất toàn cầu trong lĩnh vực bảo hiểm từ trước đến nay.

Một trong những nguyên nhân quan trọng cho thành công này là tân Tổng giám đốc kiêm chủ tịch tập đoàn AIA là ông Mark Tucker đã quy tụ được một ban lãnh đạo cao cấp là những chuyên gia hàng đầu trên thế giới, trong đó có Huỳnh Thanh Phong. Đó là một trong những yếu tố quan trọng để nhà đầu tư tin tưởng, bỏ tiền đầu tư bởi niềm tin tập đoàn sẽ phát triển mạnh trong tương lai.

Sau khi niêm yết, AIA trở thành một tập đoàn tài chính độc lập. Hiện nay, vốn hóa thị trường của tập đoàn AIA khoảng 35 tỷ $US, đứng trong tốp 5 tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới.

Lần này về nước, Huỳnh Thanh Phong lại khởi động một hành trình mới: đưa thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam thực sự phát triển theo chiều sâu, qua những thay đổi có tính chiến lược đối với AIA Việt Nam.

“Trước đây, khi thị trường bảo hiểm nhân thọ mới mở cửa thì chiến lược phát triển theo chiều rộng để đưa bảo hiểm nhân thọ đến càng nhiều người càng nhanh càng tốt là chiến lược phù hợp. Nhưng giai đoạn hiện nay, khi đời sống, điều kiện kinh tế của người dân đã khác trước rất nhiều, đòi hỏi bảo hiểm nhân thọ phải phát triển theo chiều sâu. Muốn vậy, thì người đại lý phải trở thành chuyên gia tư vấn tài chính”, Huỳnh Thanh Phong tâm sự.

“Vì thế hiện nay AIA Việt Nam đang đẩy mạnh việc xây dựng đội ngũ đại lý chuyên nghiệp, toàn thời gian với mục đích cuối cùng là đảm bảo để từng khách hàng được bảo hiểm đầy đủ và được phục vụ tốt nhất”.

“Về Việt Nam, Phong muốn đóng góp xây dựng một cái gì đó”, anh nói. “Sở trường của mình là bảo hiểm nhân thọ. Mình không đóng góp được trong lĩnh vực khác, thì ít nhất mình có thể đóng góp trong lĩnh vực mà mình thông thạo nhất. Mình muốn có cơ hội, có thể là qua Manulife, có thể là Pru hay AIA…, nhưng dù là công ty nào thì với Phong cái cơ bản là được đóng góp vào việc xây dựng và phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam”.

Nhờ sự đóng góp đặc biệt không chỉ đối với một tập đoàn tài chính mạnh nhất nước Anh, mà Huỳnh Thanh Phong đã hoàn thành xuất sắc vai trò cầu nối, đóng góp cho sự phát triển mạnh mẽ trong quan hệ của Anh và Việt Nam. Nữ hoàng Anh Elizabeth đệ nhị trực tiếp trao Huân chương Hoàng gia “Officer of British Empire” (OBE -tương đương với tước hiệu Hiệp sỹ Anh) cho anh.

OBE là một trong 5 mức độ của Huân chương do Vua George V của Anh sáng lập, nhằm tôn vinh và khuyến khích kịp thời cho những binh sỹ và cả người dân thường có đóng góp đặc biệt trong khi cuộc chiến tranh thế giới I còn tiếp diễn.

Huân chương làm bằng bạc mạ vàng và được đeo vào ngực áo bên trái.