Làm thế nào để được đi hát phòng trà năm 2024

Trước đây, vài ca sĩ nay trở thành “vê-đét” như Q.D, M.T và nhiều ca sĩ khác, từng khởi nghiệp bằng việc hằng đêm đi hát ở quán bar, phòng trà. Do vậy, không ít ca sĩ trẻ nuôi mộng đi lên từ những sàn diễn nhỏ bé này, nhưng cơ may không dễ mỉm cười với họ. Ca sĩ trẻ Y (thường có mặt ở quán bar trên đường Trần Hưng Đạo, TP.HCM, nơi tập trung khá nhiều ca sĩ trẻ triển vọng) tâm sự: “Nhiều lúc chúng tôi rất tủi thân, vì khách quán bar ít khi để ý đến sự hiện diện của ca sĩ, tiếng hát bị át bởi tiếng nói chuyện ồn ào của khách. Nhưng chính điều đó càng khiến tôi phấn đấu để đi lên”.

Năm nay chỉ mới 21 tuổi nhưng cái tên Y. xuất hiện trên các sân khấu quán bar, phòng trà ở TP.HCM hơn 3 năm nay. Cô vốn dĩ xuất thân từ một gia đình theo nghề công nhân cao su ở Bình Dương, tự tìm lên TP.HCM lập nghiệp, hằng đêm Y. đi hát kiếm tiền trang trải cuộc sống và ấp ủ ước mơ trở thành “ngôi sao” ca nhạc.

Do quen biết, Y. dễ dàng được mời vào biểu diễn ở một số phòng trà, quán bar lớn. Nhưng với cô, đây chỉ là công việc tạm thời. “Điều tôi mong muốn là trở thành ca sĩ độc quyền cho một công ty nào đó”. Tuy nhiên, không phải ai cũng sớm gặp may mắn như Y.. Rất nhiều ca sĩ trẻ khác đang hát ở quán bar, phòng trà như M.K, V.T, U.T… cũng đang nuôi hy vọng trở thành ngôi sao. Những ca sĩ trẻ này hằng đêm đang chắt mót khoản tiền thù lao ít ỏi ở các phòng trà, quán bar để thực hiện một CD hay VCD riêng với kỳ vọng nhờ album đầu tiên này, mình có cơ hội trở thành “sao”.

Làm thế nào để được đi hát phòng trà năm 2024

Nhiều ca sĩ chẳng bao giờ tìm thấy cơ hội thực hiện ước mơ trở thành ngôi sao ca nhạc. Và họ đã chấp nhận “chôn chân” trong các quán bar, phòng trà. Trường hợp của L.V thường biểu diễn ở phòng trà M&Tôi (quận 1, TP.HCM) là ví dụ. Cô đã mất bản hợp đồng độc quyền với một trung tâm sản xuất băng đĩa nhạc với lý do đơn giản “một ca sĩ đã có gia đình rất khó để đánh bóng tên tuổi” dù giọng ca của cô đang được nhiều khách hàng yêu mến.

L.V tâm sự: “Nếu không được đi hát thì tôi chẳng biết mình sẽ sống như thế nào nữa”. Không giống như trường hợp của L.V, những ca sĩ khác như T.P, P.Đ, T.T, N.X… rất được khán giả ở các quán bar, phòng trà mến mộ cũng khó có cơ hội tỏa sáng trên sân khấu ca nhạc vì dòng nhạc mà họ theo đuổi và yêu thích là những ca khúc nhạc ngoại. Vì vậy, họ chỉ còn cách chọn phòng trà, quán bar làm chốn dừng chân và kiếm sống!

Tiền “boa” và… nước mắt

“Nếu không có niềm đam mê với nghề thì khó vượt qua được những mặc cảm, tự ti. Đi hát ở nhà hàng, quán ăn mới thấy lắm nỗi đắng cay, ngậm ngùi ở nơi mà tiếng hát lẫn trong hơi men, khói thuốc lá”, BTr. – ca sĩ ở nhà hàng T.S, đường Điện Biên Phủ, tâm sự.

Nỗi buồn lớn nhất chính là tiếng hát của cô không có người thưởng thức mà chỉ để khách nhậu “mua vui”. Cô nói nhiều khi nhận một nhánh hoa hồng kèm tiền “boa” mà phải nuốt nước mắt. Mượn cớ tặng hoa, khách “vô tư” sàm sỡ. Nếu mình phản ứng thì họ nổi giận, mắng nhiếc, lại còn có khi bị chủ cho thôi việc. Không ít lần, BTr. bị khách níu kéo, ép uống bia, rượu cô đành giả lả cho qua chuyện.

“Mình đang hát bài này, khách lại yêu cầu chuyển bài khác, thậm chí không thích nghe thì bước lên sân khấu giựt micrô, đuổi xuống…”, B Tr. thở dài.

Ca sĩ A.X, giọng hát dân ca nổi tiếng một thời, từng thổ lộ những ngày đầu đi hát ở các nhà hàng, chị cảm thấy rất bức xúc trước cảnh khách say xỉn, miệng ngồm ngoàm thức ăn bước lên sàn diễn cợt nhả. Thậm chí, H.A kể lại, hồi mới bước chân đi hát ở nhà hàng, có lần cô đã thẳng tay tát vào mặt một vị khách khả ố và bỏ về, rồi thề sẽ không theo nghề hát nữa. Nhưng rồi tiền thuê phòng trọ, tiền gửi về gia đình… cộng với niềm đam mê âm nhạc khiến cho H.A buộc phải quay lại hát tiếp!

Theo lời bầu V., ca sĩ phòng trà chưa tên tuổi có mức cát-xê rất thấp, tầm khoảng 150.000 - 200.000 đồng khi biểu diễn ở một tụ điểm, hát khoảng 2 bài.

Bầu V., người chuyên tổ chức các chương trình ca nhạc cho biết, mức cát-xê của ca sĩ 'có tên tuổi' hiện nay khoảng vài chục triệu một show. Ông bầu này tiết lộ, mức cát-xê của nhiều ca sĩ: Quang Hà, Tuấn Hưng, Noo Phước Thịnh, Cao Thái Sơn, Ngô Kiến Huy, Đinh Hương, Hương Tràm... có thể là con số mơ ước cho nhiều người.

Làm thế nào để được đi hát phòng trà năm 2024
Ca sĩ phòng trà chưa có tên tuổi, những người được cho là các "hoạ mi nép mình", có mức cát-xê rất thấp, tầm khoảng 150.000 - 200.000 đồng khi biểu diễn ở một tụ điểm, hát khoảng 2 bài. Ảnh chỉ mang tính minh họa

"Quang Hà, Tuấn Hưng nếu hát một show ở bar, phòng trà có giá khoảng 40 triệu đồng, còn hát ở các event, hội nghị tầm khoảng 45-50 triệu đồng. Cao Thái Sơn khoảng 25 triệu đồng, Noo Phước Thịnh, Ngô Kiến Huy thấp hơn, tầm 15 triệu đồng. Ngay cả các ca sĩ mới nổi như Đinh Hương, Hương Tràm, cát-xê cũng tầm khoảng 15-20 triệu đồng rồi. Ít hơn, họ không chịu hát đâu", bầu V. than thở.

"Nhưng đừng tưởng ngon ăn. Có nhiều ca sĩ không ai thèm kêu hát, với nhiều lý do: hét mức cát-xê trên trời, trong khi tên tuổi không bán vé được. Hoặc là chảnh choẹ, đòi hỏi điều kiện này nọ quá nhiều. Nhưng ca sĩ này chỉ có nước ngồi chơi, ôm điện thoại chờ người mời", bầu V. chia sẻ thêm.

Câu chuyện của bầu V. liên tục bị ngắt quãng bởi nhiều cuộc điện thoại gọi tới. Bầu V. ra giá với những chủ phòng trà, quán bar những ca sĩ mà họ cần mời: "Thôi, anh trả 23 triệu đồng là được rồi. Anh ráng thêm cho em 2 triệu đồng nữa để em bù vô chi phí điện thoại, cà phê nhé. Lịch diễn để em gọi báo ca sĩ họ luôn".

Cúp máy xong, ông bầu này vội vã gọi cho ca sĩ, thông báo lịch diễn và mức cát-xê. Coi như xong một phi vụ, ông bầu bỏ túi 2 triệu đồng, còn ca sĩ bỏ túi 23 triệu đồng.

"Cát-xê là chuyện bí mật. Ít khi ca sĩ nào chịu công bố. Tui làm bầu, tui cũng không được nói. Anh có viết gì, làm ơn giấu tên tui, không là phiền lắm", bầu V. dặn dò.

"Làm nghề này, biết dành dụm, sống thoải mái hơn các nghề khác nhiều. Thế nhưng cũng có người thấy kiếm tiền dễ quá nên vung tay quá trán, tới lúc hết thời cũng chẳng có gì", ông nói thêm.

Ca sĩ phòng trà chưa tên tuổi, những người được cho là các "hoạ mi nép mình", có mức cát-xê rất thấp, tầm khoảng 150.000 - 200.000 đồng khi biểu diễn ở một tụ điểm, hát khoảng 2 bài. Các ca sĩ này có lợi thế là hát ít nên hàng đêm có thể chạy 2- 3 tụ điểm.

Tính chi li, hàng đêm, một ca sĩ phòng trà chạy show trung bình 3 tụ điểm kiếm bét lắm cũng được 500.000 đồng, nhân cho cả tháng cũng kiếm được trên 10 triệu đồng. Như vậy, mức thu nhập của ca sĩ phòng trà, dù "lượm bạc cắc" vẫn cao hơn nhiều so với những ngành nghề khác.

Chính vì nghề ca sĩ mang đến thu nhập cao, được ăn mặc đẹp, được mọi người ngưỡng mộ nên hiện nay có nhiều bạn trẻ lao vào, mong tìm cơ hội đổi đời. Nhưng đây là cái nghề phải có duyên, như dân trong nghề nói là "được tổ nghiệp đãi" mới có thể thành công.

Một điều nữa, nghề ca hát là một nghề có tuổi thọ rất ngắn, do đó, các ca sĩ phải tranh thủ kiếm tiền, biết dành dụm, tích luỹ... trước khi "thảm cảnh" bước ra sân khấu không còn nghe tiếng vỗ tay, báo hiệu sự hết thời đã ập đến.