Luật an toàn giao thông năm 2023

Ngày 12/9/2022, Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã phối hợp với Sở Giáo dục & Đào tạo và Tỉnh đoàn Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị “Triển khai kế hoạch phối hợp tuyên truyền và ký cam kết chấp hành Luật Giao thông đường bộ trong học đường năm học 2022-2023”.

Thời gian vừa qua, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, tình trạng học sinh vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đang có chiều hướng gia tăng. Lực lượng Cảnh sát giao thông trong toàn tỉnh đã tiến hành tuần tra kiểm soát và phát hiện, xử lý 1.123 trường hợp học sinh vi phạm TTATGT.

Các lỗi vi phạm Luật Giao thông đường bộ thường gặp ở học sinh là điều khiển xe gắn máy trên 50cc không có giấy phép lái xe, xe không lắp gương chiếu hậu, điều khiển xe máy điện không đội mũ bảo hiểm...

Hội nghị “Triển khai kế hoạch phối hợp tuyên truyền và ký cam kết chấp hành Luật Giao thông đường bộ trong học đường năm học 2022-2023” tại Trường THPT Vĩnh Yên.

Nhằm chấn chỉnh tình trạng học sinh vi phạm các quy định về TTATGT, Công an tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Sở Giáo dục & Đào tạo và Tỉnh đoàn Vĩnh Phúc đã ban hành kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về TTATGT năm học 2022-2023. Qua đó, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật giao thông cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh trong các đơn vị, trường học.

Phát biểu tại Hội nghị, Đại tá Trần Minh Dũng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông chủ yếu do ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ còn hạn chế. Hậu quả của tai nạn giao thông gây ra là rất lớn, làm thiệt hại đến tiền của của gia đình, xã hội, gây cho con người cuộc sống khó khăn.

Đại tá Trần Minh Dũng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Phúc phát biểu khai mạc Hội nghị.

“Để thực hiện mục tiêu an toàn giao thông cho học sinh khi đến trường”, toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh trong các trường hãy thực hiện nghiêm Luật Giao thông đường bộ với mục đích giữ vững TTATGT, nâng cao chất lượng cuộc sống và vận động nếp sống văn minh, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, đồng thời thông qua chương trình này tăng cường công tác tuyên truyền vận động, phổ biến sâu rộng Luật Giao thông đường bộ tới toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh các trường, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ trong nhà trường”, Đại tá Trần Minh Dũng chia sẻ.

Tại Hội nghị, Thượng tá Nguyễn Kỳ Hanh, Phó Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, để công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về TTATGT trong năm học 2022-2023 trong các trường học và các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, đơn vị trong đó lực lượng Công an tỉnh, Sở Giáo dục & Đào tạo, tỉnh đoàn Vĩnh Phúc là nòng cốt.

Thượng tá Nguyễn Kỳ Hanh, Phó Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Vĩnh Phúc hướng dẫn cách nhận biết về các loại biển báo, biển chỉ dẫn giao thông.

“Để nâng cao hiệu quả trong việc đảm bảo an toàn giao thông cho học sinh, các cấp, các ngành đã đặc biệt quan tâm và có các giải pháp cụ thể. Trong đó, tăng cường tuyên truyền, phổ biến văn hoá giao thông trong thanh thiếu niên, học sinh, giáo dục an toàn giao thông, kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích cho học sinh. Bên cạnh đó, rà soát các điểm trông giữ xe để không cho các em học sinh Trung học phổ thông (THPT) điều khiển xe mô tô đến trường, liên lạc chặt chẽ với phụ huynh học sinh để phản ánh ý thức của các em khi tham gia giao thông”, Thượng tá Nguyễn Kỳ Hanh thông tin thêm.

Bà Nguyễn Thị Anh Trâm, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Vĩnh Yên (TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) khẳng định, đây là một chương trình mang lại rất nhiều ý nghĩa cho học sinh và cho cả cán bộ, giáo viên... Đặc biệt, đối với học sinh THPT, ở độ tuổi này nhu cầu sử dụng phương tiện đi lại phục vụ cho việc học tập là rất cần thiết. Nếu như các em được tuyên truyền, nắm được các quy định về Luật Giao thông đường bộ, sẽ thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật nói chung và Luật Giao thông đường bộ nói riêng khi điều khiển phương tiện phù hợp tham gia giao thông, tránh được những hậu quả đáng tiếc trong lĩnh vực an toàn giao thông.

Thứ trưởng Bộ GDĐT Ngô Thị Minh, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Khuất Việt Hùng cùng đại diện lãnh đạo Bộ Công an và các đơn vị liên quan tham dự buổi lễ.

Tại lễ phát động, gần 20 nghìn học sinh, sinh viên đã được phổ biến pháp luật về an toàn giao thông, văn hóa giao thông và kỹ năng điều khiển xe mô tô, xe gắn máy an toàn. Lễ phát động là nỗ lực để thực hiện mục tiêu của năm học 2022-2023 là năm học đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục an toàn giao thông học sinh sinh viên, góp phần giáo dục pháp luật, giáp dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho thế hệ trẻ.

Thứ trưởng Bộ GDĐT Ngô Thị Minh kêu gọi các thầy cô giáo, các em học sinh, sinh viên chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về an toàn giao thông. Đồng thời nêu cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm trong việc tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Mỗi thầy cô giáo, mỗi học sinh sinh viên là một tuyên truyền viên tới gia đình, bạn bè và cộng đồng dân cư tuân thủ pháp luật về an toàn giao thông. Từ đó, xây dựng văn hóa giao thông trong đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo và học sinh sinh viên trong toàn quốc.

Đại diện 5 Sở GDĐT và 5 trường ĐH, CĐ ký cam kết với Bộ GDĐT, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia về đảm bảo an toàn giao thông

Ngành Giáo dục với trên 23 triệu học sinh, sinh viên là thế hệ tương lai, nhân tố quan trọng trong sự phát triển bền vững của đất nước. Vì vậy, giáo dục thế hệ trẻ trở thành những công dân phát triển toàn diện về sức khỏe, trí tuệ, ý thức tuân thủ pháp luật là mục tiêu chủ yếu của các cơ sở giáo dục. Trong đó, công tác giáo dục an toàn giao thông trong trường học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để bảo vệ các em trước hiểm họa tai nạn giao thông, Thứ trưởng Bộ GDĐT Ngô Thị Minh nhấn mạnh.

Để làm tốt hơn nữa công tác giáo dục kiến thức an toàn giao thông trong trường học, Thứ trưởng đề nghị các Sở GDĐT, các nhà trường tập trung thực hiện tốt đợt cao điểm hưởng ứng Tháng hành động an toàn giao thông và cả năm học 2022-2023. Trong đó, thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ trọng tâm là tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về an toàn giao thông theo hướng tăng tính chủ động, sáng tạo cảu học sinh, sinh viên, lồng ghép với các phong trào, các hoạt động của nhà trường một cách phù hợp, hiệu quả. Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp đồng bộ, hiệu qủa giữa ngành Giáo dục và các cơ quan liên quan, đặc biệt là cơ quan Công an để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và tạo tác động từ nhiều phía đối với công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh sinh viên.

Thứ trưởng cũng đề nghị, các cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức cho cha mẹ học sinh ký cam kết với nhà trường trong việc không giao xe máy cho học sinh khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe và đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn cho học sinh khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy và phương tiện xe hai bánh chạy bằng điện tham gia giao thông… Đối với các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng phải quán triệt triệt để tới cán bộ, nhà giáo và sinh viên nghiêm túc thực hiện quy định về nồng độ còn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông quy định về đội mũ bảo hiểm; thực hiện các hành vi văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông; tự giác chấp hành pháp luật về an toàn giao thông.

Thứ trưởng Ngô Thị Minh phát biểu tại Lễ phát động

Theo thống kê của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, trong những năm qua, tai nạn giao thông mặc dù đã từng bước được kiểm soát, tuy nhiên, vẫn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Tính riêng trong năm 2021, số vụ tai nạn giao thông cả nước được ghi nhận là hơn 11 nghìn vụ, trong đó, có 10,3% số vụ tai nạn giao thông liên quan đến người dưới 18 tuổi.

Nhân dịp lễ phát động, đại diện 5 Sở GDĐT khu vực phía Bắc và 5 trường Đại học, Cao đẳng ký cam kết với Bộ GDĐT, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia trong việc tăng cường triển khai thực hiện công tác giáo dục an toàn giao thông trong trường học. Quỹ phòng chống thương vong châu Á trao tặng 500 mũ bảo hiểm đạt chuẩn cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Chủ đề