Lý do bất khả kháng khi chậm thanh toán lương

Căn cứ quy định tại Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-1-2021) thì công ty phải trả lương cho người lao động đúng kỳ hạn theo thỏa thuận và theo quy định của pháp luật.

Trong các trường hợp bất khả kháng, công ty có thể chậm trả lương nhưng không được chậm quá 30 ngày, nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì công ty có nghĩa vụ đền bù cho người lao động.

Theo đó, tại Khoản 4 Điều 97 Bộ luật lao động 2019 quy định: Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

Như vậy: Từ ngày 1-1-2021, nếu công ty trả lương chậm từ 15 ngày trở lên (tối đa 30 ngày) theo quy định nêu trên, thì người lao động sẽ được nhận thêm một khoản tiền (gọi là đền bù) ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng do ngân hàng nơi công ty mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

Chỉ khi nào Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất, thì mới tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng của ngân hàng thương mại, nơi công ty mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.

Mặt khác, trường hợp công ty trả lương không đúng thời hạn (trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 97 nêu trên) thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải báo trước cho công ty theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019.

 Bảo đảm trả tiền lương

Trường hợp tạm ngừng làm việc do lý do phía người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải thanh toán 70/100 lương trung bình cho người lao động đó trong thời kỳ nghỉ việc.

Chế độ bảo đảm quyền yêu cầu thanh toán lương là chế độ Bộ trưởng Bộ Lao động & Tuyển dụng trả cho người lao động khoản tiền lương, trợ cấp thôi việc, trợ cấp ngừng việc chưa được thanh toán thay cho chủ doanh nghiệp khi người lao động đã nghỉ việc yêu cầu thanh toán tiền lương, trợ cấp thôi việc, trợ cấp ngừng việc chưa được nhận trong trường hợp chủ doanh nghiệp tuyên bố phá sản, quyết định bắt đầu thủ tục hồi sinh, có công nhận phá sản của Bộ trưởng Bộ Lao động & Tuyển dụng, trường hợp có phán quyết, mệnh lệnh, hòa giải hoặc quyết định trả khoản tiền lương chưa thanh toán cho người lao động.

Bảo đảm trả tiền lương

Trợ cấp nghỉ việc

- Trả trợ cấp nghỉ việc

· Trường hợp tạm ngừng làm việc do lý do phía người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải thanh toán 70/100 lương trung bình cho người lao động đó trong thời kỳ nghỉ việc (Khoản 1 Điều 46 「Luật Lao động Tiêu chuẩn」).

※ Tuy nhiên, khoản tiền tương đương với 70/100 mức lương trung bình vượt qua mức lương thông thường thì có thể trả lương thông thường bằng trợ cấp nghỉ việc (Căn cứ Khoản 1 Điều 46 「Luật Lao động Tiêu chuẩn」).

· Trong thời gian ngừng việc do lý do từ phía người sử dụng lao động, trường hợp người lao động nhận một phần lương thì người sử dụng lao động phải khấu trừ phần lương đã nhận trong lương trung bình và trả phần trợ cấp tương đương với 70/100 của tổng số tiền đó cho người lao động đó (Nội dung Điều 26 「Nghị định Luật Lao động Tiêu chuẩn」).

※ Tuy nhiên trường hợp dùng mức lương thông thường để trả trợ cấp ngừng việc thì phải trả khoản tiền sau khi đã khấu trừ phần tiền lương đã được nhận (Căn cứ Điều 26 「Nghị định Luật Lao động Tiêu chuẩn」).

- Trả trợ cấp tạm ngừng việc dưới tiêu chuẩn

· Trường hợp không thể tiếp tục kinh doanh với lý do bất khả kháng được Ủy ban Lao động công nhận thì có thể trả trợ cấp tạm ngừng làm việc ở mức chưa đạt chuẩn ở Khoản 1 Điều 46 「Luật Lao động Tiêu chuẩn」 (70/100 của mức lương trung bình hoặc mức lương thông thường nếu khoản tiền tương ứng 70/100 mức lương trung bình vượt quá mức lương thông thường) (Khoản 2 Điều 46 「Luật Lao động Tiêu chuẩn」).

· Nếu người sử dụng lao động muốn được công nhận trả trợ cấp tạm ngừng làm việc chưa đến mức chuẩn thì phải nộp Đơn đăng ký chấp thuận trả trợ cấp dưới mức tiêu chuẩn cho Ủy ban Lao động địa phương (Điều 8 「Quy tắc thi hành Luật Lao động Tiêu chuẩn」 và mẫu số 4 Phụ lục Quy tắc 「Quy tắc thi hành Luật Lao động Tiêu chuẩn」).

Ưu tiên trả nợ trong quyền yêu cầu thanh toán lương

- Ưu tiên trả nợ trong quyền yêu cầu thanh toán lương

· Tiền lương, tiền bồi thường tai nạn và các quyền yêu cầu thanh toán lương do mối quan hệ lao động khác tùy theo quyền thế chấp hoặc quyền đòi nợ, ngoài quyền yêu cầu thanh toán lương đã được thế chấp thì thuế, các khoản phí dịch vụ công cộng, thuế và các nợ khác phải được ưu tiên trả trước (Nội dung Khoản 1 Điều 38 「Luật Lao động Tiêu chuẩn」).

· Tuy nhiên đối với thuế và các loại chi phí dịch vụ công cộng, thuế được ưu tiên trong quyền thế chấp và quyền đòi nợ thì không như vậy (Căn cứ Khoản 1 Điều 38 「Luật Lao động Tiêu chuẩn」).

※「Quyền thế chấp」 là quyền của chủ nợ cầm giữ đồ vật từ người vay nợ hoặc người thứ 3 (người bảo lãnh) dùng làm vật thế chấp khoản nợ cho đến lúc người vay nợ trả hết nợ và quyền có thể được ưu tiên trả nợ bằng đồ vật đó khi không trả nợ.

※「Quyền đòi nợ」 là quyền lợi có thể được ưu tiên được trả nợ phần nợ đối với mình trước các chủ nợ khác khi người vay nợ hoặc người thứ 3 không chuyển phần chiếm hữu và không trả nợ bằng bất động sản được đưa ra thế chấp.

- Ưu tiên trả nợ trước của quyền yêu cầu thanh toán lương

· Trong quy định ưu tiên trả nợ trên đây, quyền yêu cầu thanh toán lương 3 tháng cuối cùng và quyền yêu cầu thanh toán tiền bồi thường tai nạn tùy theo quyền thế chấp hoặc quyền đòi nợ đối với tổng tài sản của người sử dụng lao động mà phần nợ được đem ra thế chấp, thuế, chi phí dịch vụ công cộng và các trái quyền khác (Khoản 2 Điều 38 「Luật Lao động Tiêu chuẩn」).

- Cách ưu tiên trả nợ của quyền yêu cầu thanh toán lương

· Quyền yêu cầu thanh toán lương có thể được trả trước qua thủ tục bán đấu giá bất động sản.

※ Thủ tục bán đấu giá bất động sản

Đăng ký bán đấu giá và quyết định mở bán đấu giá → Quyết định chấm dứt yêu cầu chia quyền lợi và thông báo → Chuẩn bị bán → Chỉ định, công bố, thông báo cách bán → Thực hiện bán → Thủ tục quyết định bán → Nộp tiền bán → Giao đăng ký chuyển quyền sở hữu, lệnh chuyển giao bất động sản → Thủ tục chia quyền lợi

- Trong cưỡng chế thi hành, người chủ nợ có quyền ưu tiên yêu cầu thanh toán nợ theo 「Luật Dân sự」, 「Luật Thương mại」 và các bộ luật khác ngoại trừ người có quyền tịch biên người chủ nợ, người chủ nợ bản chính có hiệu lực thi hành và người chủ nợ thực hiện biện pháp khẩn cấp tạm thời sau khi đăng ký thêm vào quyết định mở bán đấu giá có thể tham gia vào cưỡng chế thi hành và yêu cầu Tòa án chia quyền lợi.

Chế độ bảo đảm quyền yêu cầu thanh toán lương

- Khái niệm Chế độ bảo đảm quyền yêu cầu thanh toán lương và Tiền thanh toán thay

· “Chế độ bảo đảm quyền yêu cầu thanh toán lương” là chế độ Bộ trưởng Bộ Lao động & Tuyển dụng trả cho người lao động khoản tiền lương, trợ cấp thôi việc, trợ cấp ngừng việc chưa được thanh toán thay cho chủ doanh nghiệp khi người lao động đã nghỉ việc yêu cầu thanh toán tiền lương, trợ cấp thôi việc, trợ cấp ngừng việc chưa được nhận trong trường hợp chủ doanh nghiệp tuyên bố phá sản, quyết định bắt đầu thủ tục hồi sinh, có công nhận phá sản của Bộ trưởng Bộ Lao động & Tuyển dụng, trường hợp có phán quyết, mệnh lệnh, hòa giải hoặc quyết định trả khoản tiền lương chưa thanh toán cho người lao động (Tham khảo Khoản 1 Điều 7 「Luật Bảo đảm Quyền yêu cầu thanh toán lương」).

· Trường hợp người lao động đã yêu cầu chi trả các khoản tiền lương, v.v chưa được chi trả và Bộ trưởng Bộ Lao động & Tuyển dụng thay chủ doanh nghiệp thanh toán tiền lương của 3 tháng gần nhất, trợ cấp thôi việc của 3 năm gần nhất, trợ cấp tạm ngừng kinh doanh của 3 tháng gần nhất và trợ cấp nghỉ trước và sau khi sinh của 3 tháng gần nhất được gọi là "Tiền thanh toán thay các khoản nợ lương, v.v" (Khoản 2 Điều 7「Luật Bảo đảm Quyền yêu cầu thanh toán lương」).

- Mức trần của Tiền thanh toán thay

· Mức trần của Tiền thanh toán thay do Bộ trưởng Bộ Lao động & Tuyển dụng quy định như sau [Căn cứ Khoản 1 Điều 7, Khoản 1 Điều 7-2 「Luật Bảo đảm Quyền yêu cầu thanh toán lương」, Khoản 3 Điều 6 「Nghị định Luật Bảo đảm Quyền yêu cầu thanh toán lương」 và 「Thông cáo mức trần của Tiền thanh toán thay các khoản nợ lương, v.v」 (Thông cáo Bộ Lao động & Tuyển dụng số 2021-81, công bố và thi hành ngày 14.10.2021)].

√ Mức trần của Tiền thanh toán thay căn cứ theo quy định từ Điểm 1 đến Điểm 3 của Khoản 1 Điều 7 「Luật Bảo đảm Quyền yêu cầu thanh toán lương」

Hạng mục độ tuổi khi thôi việc

Dưới 30 tuổi

Từ 30 tuổiđến dưới 40 tuổi 

Từ 40 tuổi đến dưới 50 tuổi

Từ 50 tuổi đến dưới 60 tuổi 

Từ 60 tuổi trở lên

Tiền lương

2,2 triệu won

3,1 triệu won

3,5 triệu won

3,3 triệu won

2,3 triệu won

Tiền trợ cấp thôi việc v.v

2,2 triệu won

3,1 triệu won

3,5 triệu won

3,3 triệu won

2,3 triệu won

Trợ cấp ngừng việc

1,54 triệu won

2,17 triệu won

2,45 triệu won

2,31 triệu won

1,61 triệu won

Lương trong thời gian nghỉ phép trước và sau thai sản

3,1 triệu won

※ Tiền lương, tiền công trong thời gian nghỉ trước và sau thai sản, trợ cấp nghỉ việc tính theo tiêu chuẩn 1 tháng và trợ cấp nghỉ việc tính theo tiêu chuẩn 1 năm.

√ Mức trần của tiền thanh toán thay căn cứ theo Điểm 4, Điểm 5 Khoản 1 Điều 7 và Khoản 1 Điều 7-2 「Luật Bảo đảm Quyền yêu cầu thanh toán lương」

Hạng mục

Mức trần

Tiền lương, tiền lương trong thời gian nghỉ trước và sau thai sản, trợ cấp nghỉ làm

7 triệu won

Trợ cấp thôi việc, v.v.

7 triệu won

* Tổng mức trần là 10 triệu won.

* Trợ cấp thôi việc, v.v được tính vào tiền thanh toán thay cho người lao động đã nghỉ việc theo Điểm 4 và Điểm 5 Khoản 1 Điều 7「Luật Bảo đảm Quyền yêu cầu thanh toán lương」

- Chi trả Tiền thanh toán thay

· Bộ trưởng Bộ Lao động & Tuyển dụng thay chủ doanh nghiệp thanh toán cho người lao động đã nghỉ việc Tiền thanh toán thay trong trường hợp có lý do tương ứng với một trong những nội dung sau (Khoản 1 Điều 7「Luật Bảo đảm Quyền yêu cầu thanh toán lương」).

1. Trường hợp có quyết định bắt đầu quá trình tái thiết

2. Trường hợp có quyết định công bố phá sản

3. Trường hợp Bộ trưởng Bộ Lao động & Tuyển dụng nhìn nhận không có năng lực chi trả các khoản nợ lương chưa thanh toán theo những điều kiện và thủ tục quy định trong Điều 5 「Nghị định của Luật bảo đảm quyền yêu cầu thanh toán lương」(sau đây gọi là "Công nhận sự thật phá sản")

4. Trường hợp chủ doanh nghiệp đã nhận được phán quyết, lệnh, điều đình hay quyết định, v.v phải thanh toán các khoản nợ lương, v.v vẫn chưa thanh toán cho người lao động (sau đây gọi là "Phán quyết, v.v")

5. Trường hợp Bộ trưởng Bộ Lao động & Tuyển dụng đã cấp giấy tờ chứng nhận chủ doanh nghiệp chậm trả lương và các khoản lương, v.v chậm thanh toán cho người lao động (sau đây gọi là "Giấy xác nhận của chủ doanh nghiệp về các khoản nợ lương, v.v") và chủ doanh nghiệp đã xác nhận về các khoản lương, v.v chưa thanh toán

· Trường hợp người lao động vẫn đang làm việc và thuộc trường hợp 4, 5 trên, nếu người lao động yêu cầu Bộ trưởng Bộ Lao động & Tuyển dụng thanh toán tiền lương, trợ cấp thôi việc, trợ cấp tạm ngừng kinh doanh, trợ cấp trong thời gian nghỉ trước và sau khi sinh (sau đây gọi là "Tiền lương, v.v") vẫn chưa được chi trả thì vẫn được nhận tiền thanh toán thay của Bộ (Khoản 1 Điều 7-2「Luật Bảo đảm Quyền yêu cầu thanh toán lương」).

- Yêu cầu chi trả tiền thanh toán thay

· Người muốn được chi trả "tiền thanh toán thay khi phá sản" phải nộp Đơn yêu cầu chi trả tiền thanh toán thay lên Cơ quan Phúc lợi xã hội thông qua Sở trưởng hoặc Trưởng cơ quan của Sở Lao động & Tuyển dụng (sau đây gọi là "Cơ quan lao động & tuyển dụng địa phương có thẩm quyền") có thẩm quyền ở địa phương trong thời hạn là 2 năm kể từ ngày có quyết định bắt đầu quá trình tái thiết hoặc quyết định tuyên bố phá sản (sau đây gọi là "Công bố phá sản, v.v") hoặc được công nhận sự thật phá sản để yêu cầu chi trả Tiền thanh toán thay (Khoản 8 Điều 7 「Luật Bảo đảm Quyền yêu cầu thanh toán lương」, Điều 9 「Nghị định của Luật Bảo đảm quyền yêu cầu thanh toán lương」, Khoản 1 Điều 5 và Mẫu số 3 Phụ lục 「Quy định thi hành Luật Bảo đảm quyền yêu cầu thanh toán lương」).

· Người muốn được chi trả "Tiền thanh toán thay đơn giản" phải đính kèm các giấy tờ sau với Đơn yêu cầu chi trả Tiền thanh toán thay đơn giản và nộp lên cơ quan phụ trách (Khoản 8 Điều 7, Khoản 7 Điều 7-2 「Luật Bảo đảm Quyền yêu cầu thanh toán lương」, Điều 9 「Nghị định của Luật bảo đảm quyền yêu cầu thanh toán lương」, Khoản 2 Điều 5 và Mẫu số 3-2 Phụ lục 「Quy định thi hành Luật Bảo đảm quyền yêu cầu thanh toán lương」).

√ Trường hợp tiền thanh toán thay thuộc "Tiền thanh toán thay đơn giản", dựa trên phán quyết, lệnh, điều đình hoặc quyết định (sau đây gọi là "Phán quyết, v.v") yêu cầu chủ doanh nghiệp thanh toán cho người lao động tiền lương, trợ cấp thôi việc, trợ cấp tạm ngừng kinh doanh, trợ cấp trước và sau khi sinh (sau đây gọi là "Tiền lương, v.v") vẫn chưa được thanh toán (Điểm 4 Khoản 1 Điều 7 「Luật Bảo đảm Quyền yêu cầu thanh toán lương」): Đính kèm các giấy tờ sau và nộp trong vòng 1 năm kể từ ngày có phán quyết, v.v

1. Trường hợp có phán quyết, v.v, nộp bản chính hoặc bản sao

2. Trường hợp đã có phán quyết cuối cùng hoặc cùng hiệu lực với phán quyết quyết định và có quyết định hòa giải hay điều đình đối với tố tụng: Bản chính hoặc bản sao của giấy xác nhận

√ Trường hợp tiền thanh toán thay là Tiền thanh toán thay đơn giản, Bộ trưởng Bộ Lao động & Tuyển dụng đã cấp cho người lao động giấy tờ chứng minh tiền lương chậm trễ, v.v hoặc chủ doanh nghiệp chậm trả lương (sau đây gọi là "Giấy xác nhận của chủ doanh nghiệp về các khoản nợ lương, v.v") và chủ doanh nghiệp đã xác nhận các khoản lương, v.v chưa thanh toán này (Điểm 5 Khoản 1 Điều 7 「Luật Bảo đảm Quyền yêu cầu thanh toán lương」): Trong vòng 6 tháng kể từ ngày được cấp Giấy xác nhận của chủ doanh nghiệp về các khoản nợ lương, v.v lần đầu tiên, đính kèm bản chính hoặc bản sao của Giấy xác nhận của chủ doanh nghiệp về các khoản nợ lương, v.v được cấp với mục đích yêu cầu chi trả tiền thanh toán thay

- Chi trả tiền thanh toán thay

· Trưởng cơ quan Lao động & Tuyển dụng địa phương có thẩm quyền sau khi xác nhận các nội dung trên và nhận thấy người đăng ký thỏa mãn các điều kiện được chi trả tiền thanh toán thay khi phá sản, phải ngay lập tức đính kèm bản sao Thông báo xác nhận đối với yêu cầu chi trả tiền thanh toán thay do phá sản mà người đăng ký đã nộp và gửi đến Cơ quan Phúc lợi xã hội (Khoản 2 Điều 7 「Quy định thi hành Luật Bảo đảm quyền yêu cầu thanh toán lương」).

√ Cơ quan đã nhận được Đơn yêu cầu chi trả tiền thanh toán thay do phá sản nếu không có lý do đặc biệt thì phải chi trả cho người yêu cầu tiền thanh toán thay này trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu chi trả tiền thanh toán thay do phá sản (Khoản 2 Điều 9 「Nghị định của Luật bảo đảm quyền yêu cầu thanh toán lương」 và Khoản 1 Điều 8 「Quy định thi hành Luật Bảo đảm quyền yêu cầu thanh toán lương」).

· Cơ quan đã nhận được Đơn yêu cầu chi trả Tiền thanh toán thay đơn giản nếu không có lý do đặc biệt thì trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu phải tiến hành xác nhận các nội dung sau, đưa ra quyết định có chi trả tiền thanh toán thay đơn giản hay không và chi trả Tiền thanh toán thay đơn giản này cho người yêu cầu (Khoản 2 Điều 9 「Nghị định của Luật bảo đảm quyền yêu cầu thanh toán lương」 và Khoản 2 Điều 8「Quy định thi hành Luật Bảo đảm quyền yêu cầu thanh toán lương」).

√ Người yêu cầu có thỏa mãn điều kiện người lao động đã nghỉ việc hay người lao động vẫn đang làm việc thuộc đối tượng được chi trả tiền thanh toán thay hay không

√ Người yêu cầu có nộp Đơn yêu cầu chi trả Tiền thanh toán thay đơn giản lên cơ quan trong đúng thời hạn hay không

- Bảo vệ quyền được nhận tiền thanh toán thay

· Quyền lợi được nhận Tiền thanh toán thay không được chuyển nhượng, tịch thu hoặc làm thế chấp (Khoản 1 Điều 11-2 「Luật Bảo đảm Quyền yêu cầu thanh toán lương」).

· Người có quyền được nhận tiền thanh toán thay trong trường hợp không lĩnh được Tiền thanh toán thay do bị thương hoặc bị bệnh thì có thể ủy quyền cho gia đình lĩnh hộ (Khoản 2 Điều 11-2「Luật Bảo đảm Quyền yêu cầu thanh toán lương」 và Khoản 1 Điều 18-2 「Nghị định Luật Bảo đảm Quyền yêu cầu thanh toán lương」).

- Nộp lại Tiền thanh toán thay do hành vi bất chính

· Bộ trưởng Bộ Lao động & Tuyển dụng không thanh toán một phần hoặc toàn bộ, phải yêu cầu trả lại khoản đã nhận hoặc đã đăng ký xin thanh toán đối với người gian dối hoặc bằng các phương pháp bất chính khác nhằm nhận Tiền thanh toán thay (Khoản 1 Điều 14 「Luật Bảo đảm Quyền yêu cầu thanh toán lương」 và Khoản 1 Điều 20 「Nghị định Luật Bảo đảm Quyền yêu cầu thanh toán lương」).

· Khi yêu cầu trả lại Tiền thanh toán thay, có thể thu thêm một khoản tiền gấp tối đa 5 lần số tiền thanh toán thay đã nhận bằng phương pháp gian dối hoặc các biện pháp bất chính khác (Khoản 3 Điều 14 「Luật Bảo đảm Quyền yêu cầu thanh toán lương」).

· Trường hợp yêu cầu trả lại Tiền thanh toán thay, nếu việc chi trả Tiền thanh toán thay được thực hiện theo cách gian trá như làm giả báo cáo, tường trình, chứng minh, nộp hồ sơ giả thì người có hành vi đó cũng phải chịu trách nhiệm liên đới với người nhận Tiền thanh toán thay (Khoản 4 Điều 14 「Luật Bảo đảm Quyền yêu cầu thanh toán lương」).

- Thu phí và thực hiện quyền yêu cầu

· Bộ trưởng Bộ Lao động & Tuyển dụng thu phí đối với chủ doanh nghiệp để trang trải chi phí thanh toán Tiền thanh toán thay (Khoản 1 Điều 9 「Luật Bảo đảm Quyền yêu cầu thanh toán lương」).

· Phí chủ doanh nghiệp phải nộp là khoản được tính bằng tổng số tiền thanh toán cho người lao động làm trong lĩnh vực đó nhân với 0,6/1000 (áp dụng chung cho tất cả các ngành nghề) (Khoản 2 Điều 9 「Luật Bảo đảm Quyền yêu cầu thanh toán lương」 và 「Thông báo tỷ lệ phí chủ doanh nghiệp đóng góp vào Quỹ Bảo đảm quyền yêu cầu Thanh toán lương」)

· Bộ trưởng Bộ Lao động & Tuyển dụng có thể giảm phí đóng góp cho chủ doanh nghiệp thuộc một trong những trường hợp sau đây (Điều 10 「Luật Bảo đảm Quyền yêu cầu thanh toán lương」).

√ Chủ doanh nghiệp đã thanh toán tiền trợ cấp thôi việc

√ Chủ doanh nghiệp đã đăng ký bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp, chủ doanh nghiệp tham gia chế độ lương hưu thôi việc loại có mức hưởng xác định trước, chế độ lương hưu thôi việc loại có mức đóng xác định hoặc chế độ lương hưu thôi việc loại cá nhân

√ Chủ doanh nghiệp tham gia bảo hiểm ủy thác cho người lao động nước ngoài

· Bộ trưởng Bộ Lao động & Tuyển dụng có thể ra lệnh cho chủ doanh nghiệp đó nộp mục lục tài sản làm rõ cụ thể quan hệ tài sản trong trường hợp có ý định thanh toán Tiền thanh toán cho người lao động (Khoản 1 Điều 13 「Luật Bảo đảm Quyền yêu cầu thanh toán lương」).

· Bộ trưởng Bộ Lao động & Tuyển dụng khi đã thanh toán Tiền thanh toán thay cho người lao động yêu cầu thì thay mặt thực hiện quyền lợi yêu cầu thanh toán tiền lương, trợ cấp thôi việc, trợ cấp tạm ngừng kinh doanh, trợ cấp trong thời gian nghỉ trước và sau khi sinh chưa được thanh toán trong hạn mức đã thanh toán đối với chủ doanh nghiệp đó (Khoản 1 Điều 8 「Luật Bảo đảm Quyền yêu cầu thanh toán lương」).

Chủ đề