Một nghề thì sống, đống nghề thì chết tiếng Trung là gì

Chẳng lẽ gần 200 ngàn thạc sĩ, cử nhân thất nghiệp ở thời điểm hiện tại đều không được đào tạo chuyên sâu về một nghề?

Quan niệm “Một nghề thì sống, đống nghề thì chết” do người xưa truyền lại đến nay vẫn là kim chỉ nam của nhiều bạn trẻ.

Và dường như vì quá tin tưởng vào chiếc kim cổ xưa đó nên không ít bạn - dù theo cách có chủ ý hay vô tình - đang rơi vào tình cảnh... thất nghiệp dài hạn.

Tuy đưa ra phán đoán về “sống”/ “chết” rạch ròi ở hai vế, câu tục ngữ này vẫn thường được dẫn cùng câu “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” (Một nghề cho chín còn hơn chín nghề) nhằm truyền đạt nội dung: Những người muốn thành công cần phải biết định hướng tương lai, theo đuổi một lĩnh vực nhất định; tránh trường hợp “nghề” nào cũng biết nhưng không biết rõ “nghề” nào - Đây là một kết quả hiển nhiên, khi những “thành phẩm” do bạn tạo ra chưa đủ tinh xảo hoặc thậm chí hết sức sơ sài, lạc hậu.

Nhưng hãy thử đếm xem chung quanh bạn có bao người sống sung túc, thoải mái nhờ làm một nghề trong suốt cuộc đời mà không phải dựa dẫm vào ai?

Chẳng lẽ gần 200 ngàn thạc sĩ, cử nhân thất nghiệp ở thời điểm hiện tại đều không được đào tạo chuyên sâu về một nghề? Rồi những cô giáo chỉ biết khóc ròng khi bị nợ lương hàng năm trời hoặc ngậm ngùi nhận từng đồng lương bèo bọt không đủ tiền xăng xe hàng tháng, chẳng lẽ họ đều thiếu kiến thức chuyên môn và kỹ năng sư phạm hay sao?

Tất cả chúng ta đều được khuyến khích theo đuổi giấc mơ, đam mê từ thuở thiếu thời nhưng không phải ai cũng may mắn được biến ước mơ thành hiện thực. Làm cách nào để con người ta có thể sống và cống hiến hết mình cho cuộc đời, cho sự nghiệp với một cái bụng đói kia chứ?

Giả sử bạn là một người nông dân, hi vọng vào mùa màng bội thu là khao khát tự nhiên, không ảnh hưởng đến ai và không có gì sai trái. Tuy nhiên, nếu cứ miệt mài, chung thủy chăm bẵm cho một cánh đồng nứt toác, nước nhiễm mặn quanh năm suốt tháng thì chắc chắn bạn sẽ phải chuốc lấy kết cục trắng tay.

Một nghề thì sống, đống nghề thì chết tiếng Trung là gì

Liệu có bao người được trọn đời "chung thủy" với một nghề mà không phải lo toan tính toán?

Nhiều bạn sinh viên Việt Nam thiếu kinh nghiệm và kỹ năng làm việc nhưng lại luôn ao ước được sắp xếp vào một vị trí khá khẩm đúng với sở trường, sở đoản của mình. Chừng nào chưa đạt được mục đích đó, họ còn ở nhà “ăn bám” gia đình, người quen chứ tuyệt nhiên không chịu lăn xả vào các công việc khác để tự lập, nuôi sống bản thân.

Đấy là chưa kể đến một số nữ sinh viên sắp ra trường luôn chăm chút nhan sắc và ước ao về chuyện tình màu hồng với anh giám đốc trẻ tuổi, tuấn tú – người hết lòng nâng đỡ người yêu trong công việc. Nói một cách cay đắng theo nhà vật lý học lừng danh Albert Einstein về trường hợp kể trên thì: "Chỉ có hai điều là vô hạn: vũ trụ và sự ngu xuẩn của con người, và tôi không chắc lắm về điều đầu tiên."

Tôi có một cô bạn, hiện là chủ của một chuỗi cửa hàng thời trang khá tiếng tăm ở Hà Nội. Nàng từng du học, từng làm đủ thứ nghề từ giúp việc theo giờ, nhân viên chạy bàn, giao hàng tận nơi cho tới thu ngân, marketing online, copywriter ... Nàng nói với tôi mục đích ban đầu của nàng chỉ là tích cóp vốn liếng để phục vụ mơ ước kinh doanh.

Nhưng sau này, nàng nhận ra rằng những công việc khác nhau đã mang đến cho nàng vô vàn kinh nghiệm cũng như giúp nàng xây dựng các mối quan hệ hữu ích - trong đó có cả người hỗ trợ nàng vạch ra chiến lược phát triển thương hiệu; người quản lí vừa có tầm nhìn chiến lược vừa tận tuỵ, trung thành và những đối tác hiểu biết, đáng tin cậy. Không những thế, làm nhiều công việc bán thời gian cùng lúc còn giải tỏa căng thẳng, tạo tinh thần lạc quan cho nàng.

Người ta sẽ “chết” thế nào với chiếc ví dày cộp và một tài khoản ngân hàng nhiều số 0?

Bởi vậy, để câu tục ngữ nhắc tới trong bài trở nên chính xác và phù hợp hơn với thực tiễn, tôi xin mạn phép sửa thành: "Một nghề thì sống, đống nghề thì sống tốt hơn"!

Theo NĐT

Xem thêm bài mới hơn

  • Hướng dẫn chọn mua Adapter chi tiết nhất bạn cần biết
  • Diện đồ lồng lộn đi đám cưới, cô gái tức giận bỏ về vì: "Cô dâu mời nhưng không ra tiếp!"
  • Sao Việt "vỗ mặt" khán giả khi bị chê: Phương Oanh gọi là "rác rưởi", Anh Tuấn "dở được như anh không"
  • Nhiều đại gia không dám tố cáo "chúa lừa" Anna Việt vì trót ăn "trái cấm"
  • Những lý do đi làm muộn rất là "ối dồi ôi" đảm bảo bạn chưa từng nghe thấy bao giờ
  • Hình ảnh lạ của Ivanka Trump
  • Điểm danh 5 thành phố có mức sống rẻ nhất thế giới năm 2022: Khung cảnh nơi nào cũng đẹp thơ mộng
  • Hà Nội: 4 ca tử vong vì sốt xuất huyết, ghi nhận thêm chủng virus mới
  • Nghi án con trai chém chết mẹ già 78 tuổi
  • Sở GTVT Hà Nội đề xuất gia hạn thí điểm phân làn đường Nguyễn Trãi

Xem thêm bài cũ hơn

  • Sau 'hot boy bán trà', đến lượt 'hot girl bán rau' bỗng chốc nổi như cồn trên mạng xã hội
  • Bức xúc cảnh cô gái vừa lái xe máy vừa 'selfie' trên cầu Vĩnh Tuy
  • Lẩu: Món ngon không dành cho tất cả mọi người
  • Dân Thủ đô trùm kín ra đường trong mưa phùn, gió rét
  • Người tố cáo tài xế xe buýt nghe điện thoại bị đuổi việc
  • Lời khuyên của cao tăng: Xem bói không bằng tự mình đi thay đổi số mệnh
  • Không được uống thêm rượu, du khách Trung Quốc tấn công bồi bàn trên đảo Jeju
  • Xôn xao màn rước dâu bằng 'kiệu hoa' trong ngày mưa lũ ở xứ Nghệ
  • Nhìn tướng cổ là biết vận mệnh sang giàu, nghèo khó của mỗi người
  • Khi phụ nữ đổi vai cho đàn ông

Trong công việc và cuộc sống, chúng ta thường được người khác khuyên rằng “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” mà không thực sự hiểu rõ hàm ý bên trong. Hãy cùng muahangdambao.com tìm hiểu ý nghĩa thực sự của “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” là gì trong bài viết sau đây nhé!

Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh là gì?

Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh trong tiếng Trung là 艺精, 一身荣, phiên âm là Yī yì jīng, yì shēn róng. 

Một nghề thì sống, đống nghề thì chết tiếng Trung là gì
Nhất nghệ tinh nhất thân vinh là gì?

Trong đó:

  • (yì) có nghĩa là kỹ năng, kỹ thuật hoặc một ngành nghề, lĩnh vực cụ thể; 
  • (jīng) có nghĩa là tinh thông, thông thạo. 
  • 艺精 có nghĩa là tinh thông, thông thạo một nghề, lĩnh vực nào đó.
  • (róng) có nghĩa là vinh quang, thành đạt. 
  • 一身荣 có nghĩa là một người thành công, đạt được danh vọng và sự ngưỡng mộ, kính trọng của mọi người.

Tóm lại, câu tục ngữ Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh có nghĩa là khi bạn tinh thông một nghề nào đó thì chắc chắn sẽ đạt được thành công và vinh quang.

Một nghề thì sống, đống nghề thì chết tiếng Trung là gì
Ý nghĩa thành ngữ “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”

Một số thành ngữ liên quan có thể kể đến như:

  • 艺不如一艺精 / Bǎi yì bù rú yī yì jīng (Bách nghệ bất như nhất nghệ tinh): Biết trăm nghề chẳng bằng tinh thông một nghề.
  • Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.
  • Một nghề thì sống, đống nghề thì chết.

Ý nghĩa của Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh

Thành ngữ này ngụ ý khuyên chúng ta nên tìm cho mình một hướng đi, lựa chọn một nghề nghiệp ổn định, rèn luyện tay nghề cho đến nơi đến chốn, chứ đừng “nghề” nào cũng biết nhưng lại chẳng thạo “nghề” gì.

Một nghề thì sống, đống nghề thì chết tiếng Trung là gì
Lựa chọn một nghề nghiệp ổn định làm suốt đời

Giữa “nghệ tinh” và “thân vinh” có mối liên hệ chặt chẽ như một vòng tuần hoàn. Khi bạn yêu thích, tinh thông một nghề nào đó, bạn sẽ luôn nỗ lực làm việc với năng suất cao và hiệu quả hơn, từ đó dẫn đến thành công, thăng tiến trong sự nghiệp và nhận được sự yêu quý, ngưỡng mộ của mọi người.

Đồng thời, “thân vinh” cũng là nguồn động lực to lớn thúc đẩy bạn tìm hiểu chuyên sâu, nâng cao mức độ “nghệ tinh” của mình.

Thành ngữ này khuyên bạn nên trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình để nâng tầm sự nghiệp lên một tầm cao mới và tăng thêm giá trị của bản thân đối với xã hội.

Cách để trở thành người Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh

Để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực của mình là một hành trình đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực và quyết tâm cao độ.

Bất cứ ai thành công đều phải trải qua quá trình rèn luyện lâu dài đầy gian nan và thử thách. Trước tiên, bạn cần tìm kiếm một hình tượng chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực của mình để làm mục tiêu noi theo.

Một nghề thì sống, đống nghề thì chết tiếng Trung là gì
Lựa chọn mẫu người thành công để học hỏi và noi theo

Bạn hãy tìm hiểu thật kỹ về con người họ bao gồm cuộc đời, quá trình học tập, công tác, các câu nói hay, các tác phẩm họ đã viết và thử sức với những công việc họ đã làm… Học hỏi và đúc kết kinh nghiệm đúng người sẽ là bước khởi đầu hoàn hảo trên con đường thành công của bạn.

Lý thuyết không thể trọn vẹn nếu không biết cách ứng dụng vào thực tế. Để trở thành chuyên gia thực thụ về một lĩnh vực, các bạn cần không ngừng rèn luyện và áp dụng lý thuyết vào thực tế cuộc sống.

Tóm tắt kiến thức là một phần quan trọng giúp bạn xác định các điểm chính, mấu chốt của vấn đề. Sau mỗi lần áp dụng, bạn hãy tự tổng hợp thành một bản tóm tắt về các kiến thức thu được. Điều này không chỉ giúp bạn ghi nhớ lâu hơn kiến thức mà còn tích lũy được vốn tài liệu vô cùng quan trọng.

Sau quá trình áp dụng và tóm tắt kiến thức, bạn có thể củng cố và làm chủ vốn kiến thức này bằng cách truyền tải cho người khác thông qua viết sách, chia sẻ trực tiếp với bạn bè, gia đình hay đồng nghiệp.

“Nhất nghệ tinh nhất thân vinh” trong thời đại ngày nay

Quan niệm “Nhất nghệ tinh nhất thân vinh” tuy đúng nhưng thực sự là chưa đủ đối với thời đại hiện nay.

Người xưa coi trọng nghề nghiệp vì nghề nuôi sống được thợ, đảm bảo miếng cơm, manh áo để nuôi thân và chăm sóc cho gia đình, vợ con.

Tuy nhiên, đôi khi một nghề không đủ để giúp chúng ta sống sót trong xã hội hiện đại. Internet, máy vi tính, trí tuệ nhân tạo, robot đã “giết chết” nhiều ngành nghề ngày xưa như thợ rèn, viết thư thuê, quấn thuốc lá… Trước cơn bão của khoa học kỹ thuật và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều người đã rơi vào tình trạng thất nghiệp hoặc phải đổi nghề mưu sinh.

Một nghề thì sống, đống nghề thì chết tiếng Trung là gì
Khoa học kỹ thuật đã “giết chết” nhiều nghề nghiệp

Ngoài “tinh thông” một nghề, các bạn cần phải hiểu biết thêm nhiều ngành nghề khác để phù hợp với sự phát triển của thời đại, trở thành “người đa năng” (multi- tasking), có khả năng làm nhiều việc cùng lúc.

Kỹ năng chuyên sâu là rất cần thiết, nhưng nếu bạn giỏi thêm các kỹ năng chuyển đổi thì lại càng hữu ích hơn. Bởi vì xã hội luôn vận động phát triển không ngừng, bạn cần học cách để vượt qua nó.

Dù là Nhất nghệ, bách nghệ hay vạn nghệ, các bạn đều cần phải nỗ lực, cố gắng hết sức để hoàn thiện kiến thức, kỹ năng và mở rộng các mối quan hệ trong công việc. Đừng phí phạm tuổi trẻ, đừng tạm hài lòng với những gì đang có, hãy tranh thủ học hỏi nhiều nhất có thể vì nào ai biết được điều gì có thể xảy ra?

Vậy rốt cuộc nên lựa chọn một nghề hay nhiều nghề? Xã hội hiện đại ưa chuộng những con người đa năng, tuy nhiên trên thực tế việc lựa chọn ngành nghề đều phải dựa vào tố chất, năng lực và sở thích của bản thân.

Một nghề thì sống, đống nghề thì chết tiếng Trung là gì
Xã hội hiện đại ưa chuộng con người đa năng

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh hay Đa nghệ tinh nhất thân vinh đều đúng, tùy thuộc vào từng hoàn ảnh. Điều quan trọng là phải dồn hết tâm huyết, tập trung cao độ trong công việc và không làm việc vi phạm pháp luật, trái với đạo đức.

Nghề nghiệp là lựa chọn quan trọng quyết định đến cả cuộc đời, do đó cần suy nghĩ cẩn thận để tránh lãng phí công sức và thời gian.

Nhưng tốt nhất, khi còn trẻ thì bạn nên thử sức với nhiều công việc khác nhau để tích lũy kiến thức, kinh nghiệm cũng như định hình sở trường, điểm mạnh thực sự của bản thân và lựa chọn nghề nghiệp tâm huyết nhất.

Xem thêm: Hữu xạ tự nhiên hương nghĩa là gì?

Trên đây là tổng hợp ý nghĩa của thành ngữ “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”. Chúc các bạn thành công và sớm tìm được con đường phát triển bản thân phù hợp nhất!