Mức lương cơ bản 2023 là bao nhiêu

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 24/2023/NĐ-CP ngày 14/5/2023 quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, từ ngày 1/7/2023, áp dụng mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng cho 9 nhóm đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động.

Mức lương cơ bản 2023 là bao nhiêu
Nhiều người lao động đặt câu hỏi về việc từ ngày 1/7/2023 có tăng lương tối thiểu vùng. Ảnh minh họa: Thanh Hải.

Khi lương cơ sở tăng, nhiều người lao động làm việc cho chủ sử dụng lao động đặt câu hỏi về việc từ ngày 1/7/2023 có tăng lương tối thiểu vùng?

Đến thời điểm này, vẫn chưa có quy định về việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2023. Do vậy, 6 tháng cuối năm 2023, mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ vẫn được thực hiện theo Nghị định số 38/2022/NĐ-CP Quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, áp dụng từ ngày 1/7/2022. Cụ thể:

Mức lương cơ bản 2023 là bao nhiêu
6 tháng cuối năm 2023, mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ vẫn được thực hiện theo Nghị định số 38/2022/NĐ-CP.

Đối tượng áp dụng lương tối thiểu tháng và lương tối thiểu giờ là:

+ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.

+ Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động gồm: DN theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận.

+ Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định này.

Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.

Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.

Để có cơ sở đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng áp dụng cho năm 2024, Bộ LĐTB&XH đề nghị chủ tịch UBND tỉnh, TP trực thuộc trung ương chỉ đạo sở LĐTB&XH phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát, đánh giá về tình hình triển khai thực hiện lương tối thiểu theo tháng; đánh giá khó khăn, vướng mắc khi thực hiện mức lương tối thiểu và trả lương cho người lao động.

Đồng thời, đánh giá rõ việc triển khai, áp dụng của các DN sau khi Chính phủ lần đầu ban hành mức lương tối thiểu theo giờ; khảo sát, thống kê các nhóm vị trí, chức danh công việc, lĩnh vực/ngành nghề thực hiện trả lương theo giờ, mức lương giờ phổ biến của các công việc trên. Cũng như đánh giá thuận lợi, khó khăn và tác động của DN, người lao động sau khi Chính phủ ban hành mức lương tối thiểu theo giờ.

Cùng với việc rà soát, đánh giá việc điều chỉnh phân vùng hiện hành, các địa phương dự báo nhu cầu sử dụng lao động và tình hình sản xuất, kinh doanh của các DN trên địa bàn trong thời gian tới; đề xuất, kiến nghị về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu áp dụng cho năm 2024 gắn với bối cảnh dự báo.

1. Cán bộ, công chức, hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

2. Viên chức hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật (bao gồm cả trường hợp quy định tại Khoản 19 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019).

3. Cán bộ, công chức, viên chức được cấp có thẩm quyền cử đến làm việc tại các hội, tổ chức phi Chính phủ, dự án và cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam mà vẫn được hưởng lương theo bảng lương ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

4. Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao tại các hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí theo quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ).

5. Cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố quy định tại các văn bản sau:

Từ ngày 01/7/2023, thực hiện theo quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ).

Từ ngày 01/8/2023 thực hiện theo quy định tại Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.

6. Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp hưởng hoạt động phí theo quy định của pháp luật hiện hành.

7. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an), thực hiện tính mức lương, mức phụ cấp và mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) theo cách tính quy định tại Khoản 1 nêu trên.

Mức lương tối thiểu vùng từ 1 7 2023 là bao nhiêu?

1. Mức lương tối thiểu vùng năm 2023.

Mức lương cơ bản là bao nhiêu?

Lương cơ bản: Hiện nay, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng (Theo Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP). Mức lương cơ bản là mức lương mà doanh nghiệp có nhu cầu thuê và sử dụng người lao động sử dụng để tính toán và trả lương cho người lao động.

Mức lương tối thiểu vùng 2 là bao nhiêu?

Theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP (quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động), lương tối thiểu hiện nay như sau: Vùng 1 là 4.680.000 đồng/tháng; vùng 2 là 4.160.000 đồng/tháng; vùng 3 là 3.640.000 đồng/tháng và vùng 4 là 3.250.000 đồng/tháng.

Lương tối thiểu và lương cơ bản khác nhau như thế nào?

Phân biệt lương cơ bản và lương tối thiểu vùngMức lương cơ bản không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất; Mức lương cơ bản cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề.