Ngày 1 7 2023 tăng lương

Ngày 1 7 2023 tăng lương
Tám hiệp hội kiến nghị lùi thời điểm tăng lương tối thiểu sang năm 2023. Ảnh: TTXVN.

Hiệp Hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Dệt May Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam, Hội Lương thực Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Hiệp hội Nhựa Việt Nam, Hiệp hội các Nhà sản xuất xe máy Việt Nam vừa có công văn gửi tới Thủ tướng Chính phủ về việc kiến nghị áp dụng tăng lương tối thiểu vùng từ 1/1/2023.

Theo nội dung công văn, ngày 12/4 vừa qua, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã họp và chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022 ở mức 6%.

Thời điểm áp dụng tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2022 sẽ khiến các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, các hiệp hội kiến nghị Thủ tướng xem xét và cân nhắc giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp, lùi thời điểm áp dụng tăng lương tối thiểu vùng, áp dụng từ 1/1/2023, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị tốt nhất.

Lý giải về nguyên nhân kiến nghị được lùi thời điểm điều chỉnh lương tối thiểu vùng sang năm 2023, tám hiệp hội cho rằng, trong 2 năm 2020-2021, dịch COVID-19 bùng phát mạnh và diễn biến khó lường đã tác động nghiêm trọng đến mọi mặt của doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp rất khó khăn và kiệt quệ.

Hơn nữa, hiện nay tình trạng người lao động là F0 vẫn tiếp tục xảy ra, doanh nghiệp vẫn đang phải gồng mình đối phó với tình hình đó và kéo theo là tình trạng hậu COVID-19, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất của doanh nghiệp.

Hiện nay các doanh nghiệp đều đã thực hiện tăng lương đầu năm 2021, 2022. Đồng thời hợp đồng với các đối tác bao gồm giá hàng hoá... đều đã được chốt và ký với các đối tác từ đầu năm nên không thể tăng giá bán hàng hoá được.

Các hiệp hội cũng cho rằng, tăng lương thời điểm giữa năm như tháng 7 này sẽ đẩy doanh nghiệp vào tình huống vô cùng khó khăn, nhiều doanh nghiệp sẽ phải hủy bỏ ngang hợp đồng vì chi phí không đảm bảo, ảnh hưởng đến công việc và thu nhập của người lao động và sự tồn vong của doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phải cắt giảm lao động, tạm dừng hoặc thu hẹp sản xuất, thậm chí phá sản vì không thể lo nổi chi phí nhân công. Điều này sẽ dẫn đến khả năng hàng chục nghìn người lao động không có việc làm.

Theo các hiệp hội, mức tăng được đề xuất là 6% thể hiện sự nhượng bộ của các bên, người lao động có điều kiện cải thiện phần nào đời sống sau một thời gian dài khó khăn do COVID-19. Người sử dụng lao động cũng có thể cân đối lại ngân sách, đảm bảo phục hồi sản xuất và ổn định nhân lực.

Trước đó, tại phiên họp lần hai hôm 12/4, Hội đồng Tiền lương Quốc gia thống nhất chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng mức 6% từ ngày 1/7/2022 để trình Chính phủ.

Theo đó, mức lương tối thiểu vùng ở 4 vùng nếu được Chính phủ thông qua sẽ lần lượt tăng thêm như sau: Vùng 1 tăng 260.000 đồng, từ mức 4,42 triệu đồng lên 4,68 triệu đồng. Vùng 2 tăng 240.000 đồng, từ 3,92 triệu đồng lên 4,160 triệu đồng. Vùng 3 tăng 210.000 đồng, từ 3,43 triệu đồng lên 3,64 triệu đồng. Vùng 4 tăng 180.000 đồng, từ 3,07 triệu đồng lên 3,250 triệu đồng.

(HNMO) - Ngày 12-4, với đa số phiếu tán thành, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã đồng thuận và chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1-7-2022 ở mức 6% để trình Chính phủ xem xét quyết định. Đây cũng là phương án duy nhất được Hội đồng Tiền lương quốc gia đưa ra để bỏ phiếu kín.

Trước đó, lần điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng gần đây nhất là từ ngày 1-1-2020 với vùng I là 4,42 triệu đồng; vùng II 3,92 triệu; vùng III 3,42 triệu và vùng IV 3,07 triệu đồng.

Tại phiên họp Hội đồng Tiền lương quốc gia lần thứ nhất diễn ra chiều 28-3-2022, đại diện Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - đại diện cho người sử dụng lao động, đề nghị tăng lương từ ngày 1-1-2023 thay vì từ ngày 1-7-2022 của phía đại diện cho người lao động là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Kết thúc phiên họp Hội đồng Tiền lương Quốc gia sáng 12/4, Hội đồng đã thống nhất bỏ phiếu về việc tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022 với mức tăng 6%. 

DOANH NGHIỆP CHƯA HÀI LÒNG VỚI MỨC ĐIỀU CHỈNH 6%

Trao đổi với báo chí sau phiên họp, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), vẫn bảo lưu quan điểm khi cho rằng, việc tăng lương sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay.

"Cộng đồng doanh nghiệp đang rất khó khăn, doanh nghiệp mới bắt đầu phục hồi, "rất lo bị ốm lại". Chúng tôi chưa thực sự hài lòng với mức điều chỉnh này, vì chưa đáp ứng được kỳ vọng chung của cộng đồng doanh nghiệp. Doanh nghiệp mong muốn điều chỉnh ở mức phù hợp từ ngày 1/1/2023, còn tăng từ 1/7/2022 thì vất vả quá, doanh nghiệp phải điều chỉnh lại phương án sản xuất kinh doanh, các chỉ số, kể cả chỉ số tăng trưởng", ông Hoàng Quang Phòng nói. 

Theo ông Phòng, các đơn hàng của doanh nghiệp đã được chốt từ đầu năm, đến nay tăng lương từ 1/7/2022 thì doanh nghiệp sẽ phải vất vả hơn trong việc tính toán, cân đối các chi phí. 

Tuy nhiên, mức tăng 6% đã được Hội đồng Tiền lương Quốc gia đồng thuận với tỷ lệ cao, 17 thành viên đồng ý với các mức điều chỉnh, chỉ có 2 phiếu không đồng tình điều chỉnh về mặt thời gian và mong muốn tăng từ 1/1/2023. 

"Cộng đồng doanh nghiệp đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn với mức điều chỉnh này, chúng tôi cũng mong muốn người lao động đồng hành với chủ sử dụng lao động không chỉ trong bối cảnh năm 2022 mà những năm tiếp theo. Tuy nhiên cũng cần tính đến yếu tố hệ lụy đối với các doanh nghiệp FDI", ông Phòng nêu quan điểm. 

TĂNG LƯƠNG LÀ ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG 

Về phía đại diện người lao động, ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đánh giá mức tăng 6% là thuyết phục với các bên, dù thực tế người lao động muốn mức tăng cao hơn nữa.

Theo đó, mức lương tối thiểu vùng ở 4 vùng (nếu được thông qua) sẽ lần lượt tăng thêm như sau: Vùng 1 tăng thêm 260.000 đồng, Vùng 2 tăng thêm 240.000, Vùng 3 tăng thêm 210.000 đồng, Vùng 4 tăng thêm 180.000 đồng.

"Với tư cách đại diện người lao động, chúng tôi rất muốn tăng cao hơn, nhưng trong bối cảnh doanh nghiệp còn đang gặp nhiều khó khăn và dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, mức này đã thể hiện sự chia sẻ của tổ chức đại diện người lao động với doanh nghiệp. Chúng ta cùng nắm tay nhau vượt qua khó khăn và thực hiện tốt chương trình phục hồi kinh tế, xã hội của Chính phủ", ông Ngọ Duy Hiểu bày tỏ. 

Ngày 1 7 2023 tăng lương
Phiên họp của Hội đồng Tiền lương Quốc gia sáng 12/4. Ảnh - Nhật Dương. 

Về lý do tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2022, ông Hiểu cho rằng, thông thường mức tăng sẽ bắt đầu điều chỉnh từ 1/1 của năm kế tiếp, tuy nhiên trong bối cảnh dịch bệnh, gần hai năm người lao động chưa được tăng lương, đến nay kinh tế đang dần phục hồi, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, do vậy các bên thấy cần thiết phải tăng lương. 

"Việc tăng lương lúc này là kịp thời để giúp người lao động vượt qua khó khăn, nhưng bản chất của tăng lương cũng đồng thời chính là động lực để thúc đẩy tăng năng suất lao động, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững", ông Hiểu nhấn mạnh. 

Mặc dù vậy, đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam một lần nữa thừa nhận, chưa thật sự hài lòng với mức tăng, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp đối thoại, thương lượng để có mức lương cao hơn. 

Trước đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất hai phương án tăng lương tối thiều vùng với mức tăng trên 7% đến trên 8%.

Phương án 1: Điều chỉnh mức lương tối thiểu từ ngày 1/7/2022, với mức tăng từ 270 đến 330 nghìn đồng, bình quân tăng 8,16% so với năm 2020 – 2021.

Ngày 1 7 2023 tăng lương

Phương án 2: Điều chỉnh mức lương tối thiểu từ ngày 1/7/2022, với mức tăng từ 230 đến 300 nghìn đồng, bình quân tăng 7,25% so với năm 2020 – 2021.

Ngày 1 7 2023 tăng lương

"Hai năm qua người lao động dù rất khó khăn nhưng đã hết lòng chia sẻ với doanh nghiệp, đồng hành, nỗ lực cùng với doanh nghiệp để vượt qua mọi khó khăn, dịch bệnh, ổn định tình hình sản xuất kinh doanh. Đời sống của người lao động sau đại dịch tiếp tục khó khăn, một bộ phận khó khăn gay gắt, không thể trở lại doanh nghiệp hoặc lựa chọn nhận bảo hiểm xã hội một lần", đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết thêm.