Ngày đẹp dọn ban thờ 2023

Xem ngày tốt chuyển ban thờ


Chú ý: Nhập ngày/tháng/dương lịch


Xem ngày tốt chuyển bàn thờ gia tiên sang vị trí mới. Hướng dẫn cách xem ngày tốt, thủ tục làm lễ và bài văn khấn chuyển bàn thờ gia tiên sang vị trí mới.

Đối với quan niệm của người Việt, không gian thờ cúng hay những vật phẩm cúng đều mang ý nghĩa rất linh thiêng. Bởi vậy, khi chuyển bàn thờ gia tiên sang nhà mới hay sang vị trí mới đều phải chọn ngày, giờ đẹp.



Xem ngày tốt CHUYỂN BAN THỜ hợp tuổi -  Tử Vi Số Mệnh

Vậy, làm thế nào để xem ngày tốt chuyển bàn thờ gia tiên và những thủ tục chuyển bàn đi kèm ra sao? Tất cả sẽ có trong bài viết sau đây của Nhà Đất Mới.

1 - Cách xem ngày tốt chuyển bàn thờ gia tiên sang vị trí mới, nhà mới

Việc di chuyển bàn thờ gia tiên giống như việc di chuyển ngôi nhà của tổ tiên sang vị trí khác. Vậy nên, việc xem ngày di chuyển bàn thờ là điều hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tài vận của gia chủ.

Theo đó, ngày tốt sẽ ứng với mỗi tuổi của chủ nhà và không có quy định cụ thể một ngày nào. Nếu ngày hợp tuổi với gia chủ sẽ giúp mọi việc được suôn sẻ, hanh thông, hạn chế khó khăn, vận rủi. Ngược lại, nếu rơi vào ngày xấu sẽ khiến gia chủ thất bát, sức khỏe giảm sút, công việc trì trệ.

Theo đó, ngày tốt để chuyển bàn thờ gia tiên cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản như sau:

+ Là một ngày tốt trong tháng, tốt nhất là ngày Hoàng Đạo.

+ Ngày tốt không xung với tuổi của chủ nhà. 

+ Không phạm phải ngày xấu như: Thiên Cẩu, Sát Sư,… Nếu di chuyển bàn thờ vào những ngày này khiến mọi sự trong cuộc sống đều không thành, gặp nhiều tai ương, họa hại.

+ Ngày tốt cũng sẽ là ngày tổ tiên đang ở dưới trần gian, như vậy việc cúng bái mới linh thiêng. Còn những ngày gia tiên không ở trần thế thì việc cầu xin, cúng bái sẽ không tốt, không linh thiêng.

2 - Thủ tục chuyển bàn thờ gia tiên

2.1 - Chuyển bàn thờ gia tiên sang nhà mới

Bước 1: Chuẩn bị lễ cúng

+ 05 bông hoa tươi có màu sắc tươi tắn.

+ Mâm ngũ quả gồm 05 loại quả có màu xanh, vàng, đỏ,…

+ Mâm lễ mặn: 01 con gà luộc (hoặc thịt lợn luộc) và 01 đĩa xôi.

+ Trầu cau, hương vàng, muối, gạo, rượu, nước trắng.

+ 01 con ngựa màu vàng, 01 con ngựa màu đỏ đầy đủ kiếm, mũ, hia, hài.

+ 01 bộ quần áo màu đỏ, 01 bộ quần áo màu vàng cùng màu ngựa.

Bước 2: Làm lễ cúng xin chuyển bàn thờ tại nhà cũ

Gia chủ ăn mặc chỉnh tề, tới giờ Hoàng Đạo bước đến ban thờ đọc văn khấn xin chuyển bàn thờ gia tiên về nhà mới. Đọc xong văn khấn, gia chủ vái 03 vái và đợi đến khi hết hương thì hóa vàng và di chuyển bàn thờ sang nhà mới.

Bước 3: Làm lễ cúng xin đặt bàn thờ tại nhà mới

Tại nhà mới, gia chủ tiếp tục làm lễ thông báo Thổ địa, thần linh về việc đặt bàn thờ gia tiên tại đây để nhận sự cho phép của các vị thần. Sau khi đã yên vị bàn thờ, cần thắp hương để thông báo với tổ tiên về việc di chuyển bàn thờ thành công, cũng như cảm tạ các vị thần linh. 

Lưu ý, khi chuyển bàn thờ sang nhà mới, gia chủ cần thắp hương đủ 07 ngày với ý nghĩa để gia tiên làm quen với nơi ở mới, không vướng bận nơi ở cũ.

Tại nhà mới, gia chủ tiếp tục làm lễ thông báo Thổ địa, thần linh về việc đặt bàn thờ gia tiên mới tại đây để nhận sự cho phép của các vị thần

2.2 - Chuyển bàn thờ gia tiên sang vị trí mới

Bước 1: Chuẩn bị lễ cúng 

+ Lễ mặn: 01 đĩa xôi, 01 gà trống tơ luộc, 01 chai rượu trắng.

+ 05 bông hoa tươi.

+ Mâm ngũ quả gồm 05 loại quả có màu xanh, vàng, đỏ,…

+ Trầu cau, hương vàng, muối, gạo, rượu, nước trắng.

+ 01 con ngựa màu vàng, 01 con ngựa màu đỏ đầy đủ kiếm, mũ, hia, hài.

Bước 2: Làm lễ

Gia chủ ăn mặc chỉnh tề, tới giờ Hoàng Đạo bước đến ban thờ đọc văn khấn xin chuyển bàn thờ gia tiên sang vị trí khác. Tại vị trí cũ của ban thờ, đặt 03 lễ tiền vàng, 03 chén rượu, 01 cốc nước lã và 01 lọ hoa gồm 05 bông hoa hồng. 

Tiếp đến, gia chủ thắp 03 nén hương mỗi bát, rót ít rượu ra lòng bàn tay và rải lên ban thờ, cuối cùng đọc bài khấn xin chuyển bàn thờ sang vị trí mới. 

3 - Văn khấn chuyển bàn thờ gia tiên

3.1 - Bài văn khấn chuyển bàn thờ gia tiên về nhà mới

Gia chủ có thể học thuộc lòng bài văn khấn chuyển bàn thờ gia tiên hoặc chép ra tờ giấy để đọc lúc làm lễ chuyển bàn thờ. Chỉ cần thực hiện thành tâm là được.

Nam mô a di Đà Phật! ( lặp lại 3 lần)

Con xin kính lạy LIỆT TỔ LIỆT TÔNG… (họ của ông bà, tổ tiên đang thờ cúng) GIA TẠI THƯỢNG.

Kính lạy CỬU HUYỀN THẤT TỔ NỘI NGOẠI GIA TIÊN LINH. (Và/hoặc tên cụ thể của người được thờ cúng).

Con tên là: ….. Hôm nay ngày…… tháng.…. năm…… (nhằm ngày… tháng… năm… âm lịch) là ngày lành tháng tốt, chúng con xin phép được chuyển bàn thờ gia tiên đến địa chỉ mới ở …………….. Con xin được phép bốc bát hương, chuyển dời di ảnh cùng các vật thờ cúng về địa chỉ mới.

Lễ bạc tâm thành, chúng con xin được kính lễ, cúi cầu mong tổ tiên chứng giám ưng thuận.

3.2 - Văn khấn chuyển bàn thờ gia tiên sang các vị trí khác trong nhà

Về cơ bản bài văn khấn chuyển bàn thờ gia tiên sang các vị trí khác trong nhà cũng giống với bài văn khấn chuyển bàn thờ về nhà mới. Điều khác nhau là về lời thỉnh cầu, loại bàn thờ và vị trí thay đổi giữa cũ và mới. 

Gia chủ có thể tham khảo văn khấn chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà dưới đây:

“Nam mô A Di Đà Phật” (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật

Hôm nay là ngày: …. tháng … năm ………… 20…

Tín chủ con là: ………………….. tuổi….

Hiện đang trú tại: ………………………………………………

Kính cáo liệt tổ liệt tông, nay vì trong nhà có thay đổi vị trí mặt bằng, nên con xin làm lễ để đặt bàn thờ tổ tiên…….. (họ của tổ tiên mà nhà đang thờ cúng) vào nơi mới trong nhà. 

Hôm nay là ngày nhân cát nhật lương thần, con xin làm lễ “Thiên di linh vị Thần đài” – Chuyển ban thờ gia tiên từ vị trí ……….. (vị trí cũ) sang vị trí ……… (vị trí mới). Con kính xin tổ tiên chấp lễ cầu cho được phép di chuyển bàn thờ sang nơi mới.

Tín chủ: ……………………. con xin dập đầu kính bái.”

3.3 - Văn khấn lễ tạ chuyển bàn thờ

Sau khi đã làm xong thủ tục và đọc xong văn khấn xin chuyển dời bàn thờ sang vị trí mới trong nhà thì gia chủ vái lạy. Sau đó chờ khi hương hết ⅔ thì làm lễ tạ và hóa vàng. 

Gia chủ chỉ cần lấy tiền vàng trên bàn thờ lót dưới và để nguyên bê đem qua vị trí văn phòng mới, vị trí thích hợp đã được định sẵn trước khi chuyển bàn thờ. Không cần phải bốc lại bát hương gia tiên.

Khi đã di dời xong bàn thờ thì gia chủ nên hóa toàn bộ số tiền vàng và lấy địa chỉ đem rắc vào tro hóa tiền. Sau đó bày lễ rồi đi thắp tuần hương mới, đồng thời rót rượu và nước để cúng. 

Khi hương cháy được khoảng 1/4 thì bắt đầu đọc văn khấn lễ tạ chuyển bàn thờ như sau:

“Hôm nay là ngày………….. tháng…….  năm……….

Tín chủ con tên là:……………, xin tâm thành tiến lễ bái tổ tiên…. (họ gia tiên đang thờ cúng) thụ hưởng lễ vật và chứng giám lòng thành của chúng con. Cho phép chúng con di chuyển bàn thờ của gia tiên sang vị trí mới.

Chúng con xin gia tiên chuyển ban thờ đắc đáo linh địa, cư trung chính gia trung, tăng thêm mãnh lực. Từ nay trở đi, tuần rằm mồng một, lễ tết, xin tôn nhang, sửa lễ dâng cúng tổ tiên để tạ ơn và xin cầu Phúc Lộc.

Kính xin liệt tổ liệt tông phù độ cho toàn gia đạo chúng con được Nhân khang vật thịnh; Khỏe mạnh; Bình an; Mọi sự vạn cầu sở nguyện; Vạn ước khả thành; Mọi công việc làm ăn hanh thông thuận toại; Tài lộc dồi dào tốt tươi; Bát tiết tứ thời hưởng vinh hoa phú quý.

Tín chủ: ……………………. cùng toàn gia xin dập đầu bái tạ!

Sau khi lễ xong gia chủ đợi hết tuần hương thì có thể bắt đầu dọn lễ cúng. Và hoàn tất thủ tục chuyển bàn thờ sang vị trí mới. 

4 - Kết luận

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã có thêm kiến thức để xem ngày tốt chuyển bàn thờ gia tiên cùng những thủ tục kèm theo. Nếu bạn thấy đây là những nội dung hữu ích, đừng quên tiếp tục theo dõi Nhà Đất Mới – kho thông tin tổng hợp hàng đầu hiện nay.

Chủ đề