Nguyên nhân mỏi hàm

Rối loạn thái dương hàm thường gây mỏi hàm, đau vùng ngay trước tai, há ngậm miệng bị lệch hay có tiếng kêu, há miệng hạn chế.

Theo bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Anh, Khoa Phẫu thuật Hàm Mặt - Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, rối loạn thái dương - hàm là thuật ngữ chung để chỉ một nhóm các bệnh lý của khớp thái dương - hàm hoặc các cơ liên quan đến chức năng nhai (cơ nhai, cơ thái dương, các cơ chân bướm) hoặc cả hai. Hàng ngày con người luôn phải thực hiện nhiều hoạt động sử dụng đến nhóm cơ xương này như ăn, nhai, nuốt, nói… nên đau do rối loạn chức năng khớp thái dương - hàm gây nhiều phiền toái, khó chịu.

Nguyên nhân mỏi hàm

Hệ thống khớp thái dương - hàm tham gia vào chức năng nhai, nói, nuốt...

Khi bạn mắc bệnh này, cảm giác đau xuất hiện ở khớp thái dương - hàm và các cơ liên quan đến hoạt động nhai, cũng có thể lan xa ra ngoài vùng hàm - mặt như ở cổ, vai… Rối loạn chức năng thể hiện qua các dấu hiệu như tiếng lụp cụp hay lạo xạo tại khớp khi há ngậm, cảm thấy khó khăn khi đưa hàm sang bên, ra trước, há miệng lệch sang hẳn một bên.

Nghiên cứu cho thấy rối loạn thái dương - hàm có thể do chấn thương trực tiếp ở vùng khớp, há miệng quá mức trong thời gian lâu. Các thói quen xấu như nghiến răng, cắn chặt răng…cũng có thể dẫn đến bệnh này. Một số trường hợp bị rối loạn bẩm sinh khiếm khuyết các cấu trúc như thiểu sản hoặc bất sản lồi cầu, bất đối xứng khung xương mặt. Các bệnh lý của khớp như viêm đa khớp dạng thấp, ngoài ra, còn có một số yếu tố góp phần gây rối loạn thái dương - hàm như stress và các cản trở tại khớp cắn.

Nguyên nhân mỏi hàm

        Rối loạn thái dương - hàm có thể do nguyên nhân bẩm sinh

Hội chứng rối loạn thái dương - hàm có thể điều trị bằng nhiều phương pháp. Thứ nhất là điều trị không can thiệp với thuốc kháng viêm, giảm đau, giãn cơ, an thần. Kết hợp với tâm lý trị liệu như xoa nắn, chiếu tia hồng ngoại, chườm nóng, tập vận động hàm dưới… Việc đặt máng nhai có tác dụng làm giãn cơ, giảm đau mỏi, giảm áp lực lên khớp thái dương - hàm, bảo vệ răng, làm hài hòa thần kinh - cơ trong hệ thống nhai để khắc phục các rối loạn thái dương-hàm, chứng nghiến răng về đêm và vài hình thái của đau đầu.

Thứ hai là điều trị can thiệp trên bộ răng và hệ thống nhai gồm mài điều chỉnh khớp cắn, nhổ răng, phục hình, chỉnh hình, phẫu thuật.

Nguồn vnexpress.net

Há miệng hạn chế hay đau mỏi quai hàm thường là dấu hiệu của rối loạn khớp thái dương hàm nhưng dấu hiệu này thường bị bỏ qua. Ngoài ra, còn có 2 bệnh cảnh nguy hiểm là uốn ván và ung thư vùng hàm mặt - hầu họng thường chẩn đoán nhầm là do rối loạn khớp thái dương hàm.

Việc không lưu ý đúng mức dấu hiệu này có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc là không cứu chữa kịp thời. Nhiều bạn hỏi về vấn đề há miệng hạn chế và rối loạn khớp thái dương hàm, nên trong bài viết này Nha Khoa Ocare xin trả lời chung cho các bạn. Sau đây là 3 cảnh báo mong mọi người cần lưu ý nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc do không hiểu rõ về vấn đề.

Nguyên nhân mỏi hàm

TS.BS Trần Ngọc Quảng Phi khám tư vấn một bệnh nhân có dấu hiệu đau mỏi quai hàm, há miệng lớn không được

 Nguyên nhân có thể là do bệnh uốn ván

Khi có tình trạng há miệng hạn chế, đầu tiên nên nghĩ đến uốn ván nếu thời gian há miệng hạn chế trong vòng 3 tuần. Làm thế nào để biết uốn ván? Trước hết xem có liên quan đến một vết thương bẩn do đạp gai, đạp đinh hay không. Nhiều trường hợp không phát hiện được vết thương liên quan. Dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán uốn ván là tình trạng tăng mức há miệng hạn chế khi kích thích. Đơn giản là đưa cái muỗng vào trong miệng vùng răng sau và quay cái muỗng tạo kích thích lên răng, có thể sẽ cắn chặt trên cái muỗng. Hoặc sờ nắn vùng góc hàm hay vùng môi sẽ thấy cơ cứng hơn so với bình thường. Có thể sờ một người bình thường để thấy sự khác biệt. 

 Há miệng hạn chế liên quan đến vùng hàm mặt hoặc hầu họng

Nếu há miệng hạn chế trên 3 tuần hoặc dưới 3 tuần, nhưng đã loại trừ uốn ván hãy nghĩ đến ung thư vùng hàm mặt hoặc hầu họng. Nhiều trường hợp ung thư với dấu há miệng hạn chế nhưng để kéo dài nên không cứu được. Làm sao biết là ung thư? Dấu hiệu đơn giản là há miệng lệch về phía lành với mức độ ngày càng tăng. Ví dụ bệnh nhân đau bên trái, nhưng há miệng lệch sang bên phải. Những dấu hiệu kèm theo có thể là nghẹt mũi cùng bên, ù tai cùng bên hoặc tê môi, má cùng bên. 

Nguyên nhân mỏi hàm
 Há miệng hạn chế, đau mỏi quai hàm thường gặp nhất là do rối loạn khớp thái dương hàm

Há miệng hạn chế do rối loạn khớp thái dương hàm. Đây là trường hợp phổ biến và là dấu hiệu tiến triển sang giai đoạn nặng. Làm thế nào để biết là há miệng hạn chế do rối loạn khớp thái dương hàm. Những trường hợp này hầu hết là có tiếng kêu khớp trước đó. Sau khi hết tiếng kêu khớp thì sẽ há miệng hạn chế. Như vậy, hết tiếng kêu khớp không phải là hết bệnh mà là bệnh diễn tiến nặng hơn. Thời gian vàng để điều trị là 3 tuần. Quá 3 tuần, không có khả năng nắn đĩa được và điều trị sẽ trở nên rất phức tạp.

Video: Tìm hiểu bệnh rối loạn khớp thái dương hàm và cách điều trị

Nguyên nhân mỏi hàm
 Để biết thông tin, tư vấn về dịch vụ bạn có thể:

Nguyên nhân mỏi hàm

Nguyên nhân mỏi hàm

Nguyên nhân mỏi hàm

Nguyên nhân mỏi hàm

Nhấn gọi Gửi Email Inbox Đặt hẹn