Nguyên nhân thai già tháng


Thời gian trung bình của thai nhi sống trong tử cung là 40 tuần (tính từ ngày đầu của kỳ kinh nguyệt cuối cùng). Khi tình trạng thai nghén kéo dài quá thời gian đó thì gọi là thai già tháng.

I. NGUYÊN NHÂN THAI GIÀ THÁNG

Hiện nay người ta chưa rõ nguyên nhân gây ra thai già tháng, nhưng biết được một số yếu tố thuận lợi:
- Ở những thai vô sọ thường tình trạng thai nghén bị kéo dài. Những thai vô sọ thường không có tuyến yên và tuyến thượng thận, cho nên trong những trường hợp thai già tháng có thể có vai trò của các tuyến này của thai nhi.
- Có những sản phụ nhiều lần bị thai nghén già tháng, điều đó làm cho người ta nghĩ đến khả năng dị dạng ở eo và cổ tử cung.

II. TÁC HẠI THAI GIÀ THÁNG

Người ta nhận thấy rằng tỷ lệ tử vong của thai nhi tăng dần so với thời gian có thai. Tỷ lệ tử vong cao gấp 2 lần khi thai trên 43 tuần và gấp 3 lần khi trên 44 tuần.
Tỷ lệ tử vong thai cao như vậy là do khi thai nghén kéo dài, có hiện tượng lão suy của bánh rau, với những thương tổn tương tự như trong bệnh thận và tăng huyết áp, do đó sự trao dổi oxy và chất dinh dưỡng giữa mẹ và thai nhi bị giảm. Sự thiếu oxy ngày căng tăng cùng với sự tăng của toan chuyển hoá. Thai nhi cổ thể chết trước khi chuyển dạ trong thời kỳ chuyển dạ.

III. CHẨN ĐOÁN THAI GIÀ THÁNG

Muốn bảo vệ thai nhi tốt, điều căn bản là cần phải chẩn đoán sớm được thai già tháng và dấu hiệu suy thai trong tử cung.
Một thai già tháng thường gầy, nhỏ, lớp mỡ dưới da mỏng, chiều dài tăng bất thường (52 - 53cm), nghĩa là mất cân đối giữa chiều dài và cân nặng. Da thường khô, nhăn nheo, bong từng mảng, nhất là ở các đầu chi (do thiếu oxy gây nên).
Tóc và móng tay dài. Có điểm cốt hoá rõ ở xương chày và xương mác.

Lượng calci và dường trong máu giảm, trẻ dễ bị viêm phổi, viêm phế quản, nhiều phân su.
Khi thai còn trong tử cung muốn xác định được thai già tháng thường phải dựa vào:
1. Tiền sử
Đã có nhiều lần có thai già tháng, nhất là những trường hợp có tai biến cho thai nhi.
2. Ngày kinh cuối cùng
Ngày giao hợp độc nhất (trong điều kiện vợ chồng ở xa), thời gian xuất hiện cử động của thai trong tử cung.
3. Chụp X quang thai nhi
Để tìm các điểm cốt hóa, tìm điểm cốt hoá Beclard (ở dầu dưới xương đùi) và điểm Todt (đầu trên xương chày) nói lên thai >38 tuần. Điểm cốt hoá phía trên xương cánh tay nói lên thai 41 tuần,
4. Siêu âm
Để đo chiều dày bánh rau, tìm điểm cốt hoá, đánh giá khối lượng nước ối, nhằm đánh giá thai quá ngày sinh. Lượng nước ối được xác định bằng chỉ số ối, qua siêu âm. Chỉ số ối là trung bình cộng của khoảng cách vùng có túi ối rộng nhất, đo từ mặt trong tử cung đến phần thai tại vùng: trên rốn phải và trái, dưới rốn phải và trái.
- Nên chỉ số <= 7: ối ít, nguy cơ thai già tháng cao, cần mổ lấy thai ngay.
- 7 <= chỉ số ối <= 15, ối giảm, tiên lượng kém: phải theo dõi thường xuyên.
- Chỉ số ối > 20 là bình thường.
5. Tìm tế bào da cam
Trong nước ối và tính tỷ lệ
6. Tỷ lệ acid pyruvic
Trong máu mẹ (thường cao)

7. Tế bào âm đạo
Có các tế bào đáy nông


IV. PHÂN LOẠI THAI GIÀ THÁNG


Clifforđ dựa vào dấu hiệu lâm sàng chia thai già tháng làm 3 độ:
- Độ 1: thai có biểu hiện
+ Da nhăn nheo va bong.
+ Lớp mỡ dưới da mỏng đi.
+ Lông móng tay dài.
+ Khi sinh mắt mở to, vẻ lo sợ.
+ Chưa có biểu hiện suy hô hấp, tuần hoàn và nhịp tim bình thường, ..
+ Nước ối có, màu xanh.
- Độ n: thai có biểu hiện
+ Như độ I thêm nước ối nhuộm màu xanh bẩn của phân xu.
+ Có dấu hiệu suy thai: rối loạn hô hấp, nhịp tim thai chậm, xuất hiện Dip II
- Độ nI: thai có biểu hiện như độ n song nặng hơn.
+ Màng ối, cuống rốn, da thai vàng úa, trát đầy phân su.
+ Suy hô hấp nặng.
+ Nhịp tim thai chậm, Dip n liên tục.
+ Cứng khớp.
+ Co giật và có thể chết sau đẻ
Tất cả những yếu tố đó chỉ có một giá trị tương đối. Để tránh gây chuyển dạ nhầm đối với một trường hợp thai thiếu tháng, người ta chỉ đặt vấn đề can thiệp để lấy thai ra khi có triệu chứng suy thai trong tử cung. Để theo dõi một trường hợp thai già tháng, người ta thường phải:

- Soi ối nhiều lần: nếu nước ối trong thì thai chưa bị suy, phải theo dõi hai ngày một lần, khi nước ối đổi sang màu xanh thì cần phải can thiệp ngay.
- Giảm các cử động của thai trong tử cung.
- Ngày kinh cuối cùng chỉ để tham khảo, không nên dựa vào để xử trí, vì có thể nhầm lẫn.
- Nếu sản phụ có tiền sử đẻ thai già tháng nên gây chuyển dạ vào thời gian dự kiến là đủ tháng.
- Nếu sản phụ không có tiền sử, cần phải theo dõi nước ối từ 3 đến 4 ngày sau tuần thứ 40: nếu nước ối đổi màu thì phải kết thúc tình trạng thai nghén; hoặc siêu âm hàng ngày từ cuối tuần thứ 42, nếu nước ối giảm nhiều thì phải đình chỉ thai nghén ngay.
- Vì tình trạng suy thai trong tử cung sẽ nặng lên khi chuyển dạ, nên đối với con so thì nên mổ lấy thai, nhất là đối với trường hợp con so nhiều tuổi, ngôi mông, khung chậu giới hạn.
- Với con rạ có thể gây chuyển dạ, nhưng phải theo dõi bằng máy monitor sản khoa trong thời gian đó, để có thể can thiệp kịp thời nếu có diễn biến xấu.
- Sau khi thai đã sổ, cần hút hết đờm dãi và chất dịch trong đường hô hấp.
- Cho kháng sinh để đề phòng viêm phổi, viêm phế quản cho sơ sinh.
- Theo dõi tuần hoàn và hô hấp của sơ sinh.

Chủ đề