Nhà thầu được nộp máy thư giảm giá

Ông Nguyễn Văn An (Quảng Ngãi) đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn tình huống như sau:

Các nhà thầu tham dự gói thầu dịch vụ tư vấn của một dự án với hình thức lựa chọn nhà thầu, đấu thầu rộng rãi trong nước; phương thức lựa chọn nhà thầu, một giai đoạn hai túi hồ sơ.

Khi tiến hành mở thầu đối với hồ sơ đề xuất kỹ thuật thì có 1 nhà thầu tham dự có đề xuất đến 2 thư giảm giá gồm: 1 thư kèm theo hồ sơ đề xuất tài chính và 1 thư nộp riêng kèm theo hồ sơ dự thầu nộp trước thời điểm đóng thầu.

Ông An hỏi, hồ sơ dự thầu của nhà thầu trên có được xem là hợp lệ hay không? Trường hợp hồ sơ dự thầu được xem là hợp lệ, khi nhà thầu đạt bước đánh giá về kỹ thuật và đến thời điểm chủ đầu tư tổ chức mở và đánh giá hồ sơ đề xuất tài chính thì việc xử lý đối với 2 thư giảm giá của nhà thầu trên được quy định như thế nào? Nhà thầu có quyền được chọn 1 trong 2 thư giảm giá trước khi tiến hành mở hồ sơ đề xuất tài chính hay không?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Theo hướng dẫn tại Mục 14.3 Mẫu hồ sơ mời thầu dịch vụ phi tư vấn áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BKHĐT ngày 29/9/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trường hợp nhà thầu có đề xuất giảm giá thì có thể ghi trực tiếp vào đơn dự thầu hoặc đề xuất riêng trong thư giảm giá.

Trường hợp giảm giá, nhà thầu phải nêu rõ nội dung và cách thức giảm giá vào các hạng mục cụ thể nêu trong cột “Danh mục dịch vụ”.

Trường hợp không nêu rõ cách thức giảm giá thì được hiểu là giảm đều theo tỷ lệ cho tất cả hạng mục nêu trong cột “Danh mục dịch vụ”.

Trường hợp có thư giảm giá thì thư giảm giá có thể để cùng trong hồ sơ dự thầu hoặc nộp riêng song phải bảo đảm bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu.

Trường hợp thư giảm giá nộp riêng thì thực hiện như quy định tại Mục 20.2 và Mục 20.3 chỉ dẫn nhà thầu. Thư giảm giá sẽ được bên mời thầu bảo quản như một phần của hồ sơ dự thầu và được mở đồng thời cùng hồ sơ dự thầu của nhà thầu.

Đối với vấn đề của ông An, trường hợp trước thời điểm đóng thầu, bên mời thầu nhận được hồ sơ dự thầu của nhà thầu, trong đó có 2 thư giảm giá thì 2 thư giảm giá của nhà thầu phải được công khai cùng với hồ sơ đề xuất về tài chính. Việc đánh giá về thư giảm giá căn cứ theo nội dung trong thư giảm giá.

Chinhphu.vn


Ông Nguyễn Tuấn Thanh (Thừa Thiên–Huế) đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn xử lý tình huống sau:

Chủ đầu tư có mở gói thầu tài chính, trong đó có 3 nhà thầu tham gia đấu thầu sau khi đánh giá đạt về mặt năng lực và kinh nghiệm. Trước khi mở thầu, bên mời thầu có hỏi đại diện các nhà thầu có thư giảm giá không: Đại diện công ty B trả lời không biết, khi mở hồ sơ đề xuất tài chính sẽ rõ.

Sau khi mở xong hồ sơ dự thầu tài chính của cả 3 nhà thầu, đại diện công ty B mới báo có thư giảm giá.

Theo quy định hồ sơ mời thầu, trường hợp nhà thầu có đề xuất giảm giá thì phải đề xuất riêng trong thư giảm giá hoặc có thể ghi trực tiếp vào đơn dự thầu theo Mẫu số 10B Phần III.

Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá thì phải làm theo Mẫu số 10C và có thể nộp cùng với hồ sơ đề xuất tài chính hoặc nộp riêng song phải bảo đảm bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu.

Trường hợp thư giảm giá nộp cùng với hồ sơ đề xuất tài chính thì nhà thầu phải thông báo cho bên mời thầu trước hoặc tại thời điểm đóng thầu hoặc phải có bảng kê thành phần hồ sơ đề xuất tài chính trong đó có thư giảm giá.

Trường hợp nộp thư giảm giá không cùng với hồ sơ đề xuất tài chính thì phải đựng thư giảm giá trong túi có niêm phong, ghi rõ “Thư giảm giá” cùng với dòng chữ cảnh báo “Không mở cùng thời điểm mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật” (cách niêm phong do nhà thầu tự quy định).

Trong thư giảm giá cần diễn giải chi tiết và nêu rõ nội dung và cách thức giảm giá vào các hạng mục cụ thể nêu trong hồ sơ đề xuất tài chính. Nhà thầu phải có bảng tính để diễn giải chi tiết các giá trị giảm giá này.

Trường hợp không nêu rõ cách thức giảm giá thì được hiểu là giảm đều theo tỷ lệ cho tất cả các hạng mục nêu trong hồ sơ đề xuất tài chính. Cách thức giảm giá được hướng dẫn cụ thể ở Mẫu số 10B và Mẫu số 10C.

Theo hồ sơ mời thầu yêu cầu giá trị giảm giá ở thư giảm giá được đánh giá là hợp lệ nếu thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Có chi tiết diễn giải các giá trị chi phí giảm giá.

- Giá trị giảm giá phải tính toán để giảm từ các chi phí liên quan trực tiếp đến việc thực hiện gói thầu tư vấn giám sát này.

Tuy nhiên, thư giảm giá nhà thầu B không có chi tiết diễn giải mà chỉ ghi giá trị giảm thầu.

Ông Thanh hỏi, trường hợp này chủ đầu tư phải xử lý như thế nào? Thư giảm giá của nhà thầu B có được xem là hợp lệ không?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Theo quy định tại Điểm b, Khoản 4, Điều 14 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, việc mở thầu được thực hiện đối với từng hồ sơ dự thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu và theo trình tự sau đây:

- Yêu cầu đại diện từng nhà thầu tham dự mở thầu xác nhận việc có hoặc không có thư giảm giá kèm theo hồ sơ dự thầu của mình;

- Kiểm tra niêm phong;

- Mở hồ sơ và đọc rõ các thông tin về: Tên nhà thầu; số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ; giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu; giá trị giảm giá (nếu có); thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu; thời gian thực hiện hợp đồng; giá trị, hiệu lực của bảo đảm dự thầu; các thông tin khác liên quan.

Theo quy định tại Điểm c khoản này, tất cả các thông tin nêu trên phải được ghi vào biên bản mở thầu.

Theo hướng dẫn tại Mục 25.3 Chương I Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp một giai đoạn một túi hồ sơ ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 6/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ những thông tin về giảm giá được đọc trong lễ mở thầu mới được tiếp tục xem xét và đánh giá.

Đối với trường hợp của ông Thanh, việc giảm giá là nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cho gói thầu, không căn cứ vào việc hồ sơ dự thầu của nhà thầu có thư giảm giá hay không.

Theo hướng dẫn tại Mục 14 Chương I Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT, trường hợp nhà thầu có đề xuất giảm giá thì có thể ghi trực tiếp vào đơn dự thầu hoặc đề xuất riêng trong thư giảm giá.

Trường hợp giảm giá, nhà thầu phải nêu rõ nội dung và cách thức giảm giá vào các hạng mục cụ thể nêu trong cột “Mô tả công việc mời thầu”.

Trường hợp không nêu rõ cách thức giảm giá thì được hiểu là giảm đều theo tỷ lệ cho tất cả hạng mục nêu trong cột “Mô tả công việc mời thầu”.

Chinhphu.vn


Xử lý ra sao khi ứng thầu nộp 2 thư giảm giá?

Trường hợp trước thời điểm đóng thầu, bên mời thầu nhận được hồ sơ dự thầu của nhà thầu, trong đó có 2 thư giảm giá thì 2 thư giảm giá của nhà thầu phải được công khai cùng với hồ sơ đề xuất về tài chính.

Nhà thầu được nộp máy thư giảm giá
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Độc giả Nguyễn Văn An  (tỉnh Quảng Ngãi) đặt câu hỏi như sau:  Các nhà thầu tham dự gói thầu dịch vụ tư vấn của một dự án với hình thức lựa chọn nhà thầu, đấu thầu rộng rãi trong nước; phương thức lựa chọn nhà thầu, một giai đoạn hai túi hồ sơ. Khi tiến hành mở thầu đối với hồ sơ đề xuất kỹ thuật thì có 1 nhà thầu tham dự có đề xuất đến 2 thư giảm giá gồm: 1 thư kèm theo hồ sơ đề xuất tài chính và 1 thư nộp riêng kèm theo hồ sơ dự thầu nộp trước thời điểm đóng thầu.

Tôi xin hỏi, hồ sơ dự thầu của nhà thầu trên có được xem là hợp lệ hay không? Trường hợp hồ sơ dự thầu được xem là hợp lệ, khi nhà thầu đạt bước đánh giá về kỹ thuật và đến thời điểm chủ đầu tư tổ chức mở và đánh giá hồ sơ đề xuất tài chính thì việc xử lý đối với 2 thư giảm giá của nhà thầu trên được quy định như thế nào?

Nhà thầu có quyền được chọn 1 trong 2 thư giảm giá trước khi tiến hành mở hồ sơ đề xuất tài chính hay không?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Theo hướng dẫn tại Mục 14.3 Mẫu hồ sơ mời thầu dịch vụ phi tư vấn áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BKHĐT ngày 29/9/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trường hợp nhà thầu có đề xuất giảm giá thì có thể ghi trực tiếp vào đơn dự thầu hoặc đề xuất riêng trong thư giảm giá.

Trường hợp giảm giá, nhà thầu phải nêu rõ nội dung và cách thức giảm giá vào các hạng mục cụ thể nêu trong cột “Danh mục dịch vụ”.

Trường hợp không nêu rõ cách thức giảm giá thì được hiểu là giảm đều theo tỷ lệ cho tất cả hạng mục nêu trong cột “Danh mục dịch vụ”.

Trường hợp có thư giảm giá thì thư giảm giá có thể để cùng trong hồ sơ dự thầu hoặc nộp riêng song phải bảo đảm bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu.

Trường hợp thư giảm giá nộp riêng thì thực hiện như quy định tại Mục 20.2 và Mục 20.3 chỉ dẫn nhà thầu. Thư giảm giá sẽ được bên mời thầu bảo quản như một phần của hồ sơ dự thầu và được mở đồng thời cùng hồ sơ dự thầu của nhà thầu.

Đối với vấn đề của ông An, trường hợp trước thời điểm đóng thầu, bên mời thầu nhận được hồ sơ dự thầu của nhà thầu, trong đó có 2 thư giảm giá thì 2 thư giảm giá của nhà thầu phải được công khai cùng với hồ sơ đề xuất về tài chính. Việc đánh giá về thư giảm giá căn cứ theo nội dung trong thư giảm giá.

Nhà thầu được nộp máy thư giảm giá
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198

Trong quá trình đấu thầu, hoạt động mở thầu là vô cùng quan trọng. Trên thực tế, ta nhận thấy, mở thầu được hiểu là việc bên mời thầu sẽ thông báo công khai những thông tin cơ bản trong hồ sơ dự thầu của các nhà thầu tham gia đấu thầu trước khi tiến hành đánh giá hồ sơ dự thầu đó. Chắn hẳn cụm từ thư giảm giá tuy đã ra đời từ lâu nhưng còn khá xa lạ đối với mỗi chúng ta và nhiều nhà thầu cũng chưa nắm rõ các quy định của pháp luật về vấn đề này

Nhà thầu được nộp máy thư giảm giá
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Đấu thầu là gì?

Khoản 12 Điều 4 Luật đấu thầu năm 2013 quy định như sau:

“Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để kí kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để kí kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.”

Đấu thầu là quá trình chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của mình. Trong đó, bên mua sẽ tổ chức đấu thầu để bên bán (các nhà thầu) cạnh tranh nhau. Mục tiêu của bên mua là có được các hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu của mình về kĩ thuật, chất lượng và chi phí thấp nhất. Mục đích của nhà thầu là giành được quyền cung cấp mua hàng hóa, dịch vụ đó với giá đủ bù đắp các chi phí đầu vào và đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể. Như vậy, bản chất của đấu thầu đã được xã hội thừa nhận như 1 sự cạnh tranh lành mạnh để được thực hiện 1 việc nào đó, một yêu cầu nào đó.

Thư giảm giá là gì?

Thư giảm giá được lập ra là do nhà thầu tự đưa ra mức giảm giá (hoặc giá trị giảm giá) so với giá dự thầu đã tính toán theo những “mức chuẩn” (chuẩn của nhà thầu, của nhà nước hay của Hồ sơ mời thầu quy định..). Trong thư giảm giá cần phải nêu và phân tích những lý do giảm giá.

Thư giảm giá hợp lệ phải đảm bảo các điều kiện sau đây

Trước hết phải do người đứng đầu tổ chức doanh nghiệp được pháp luật thừa nhận ký tên và đóng dấu tất nhiên trước ngày nộp thầu.

Thứ hai phải đáp ứng tất cả các quy định nếu có trong Hồ sơ mời thầu về nội dung thư giảm giá. (Nếu ủy quyền phải là ủy quyền hợp pháp theo quy định pháp luật). Thư giảm giá không có quy định nào hướng dẫn cụ thể mà do trong thực tế cần áp dụng thư giảm giá sinh ra.

Thư giảm giá ra đời tạo sự thuận tiện bởi nhiều lẽ sau đây

Đảm bảo bí mật về giá bỏ thầu của nhà thầu: giá trị dự thầu bằng thư giảm giá chỉ có người ký mới biết (giám đốc). Người lập dự toán đấu thầu không thể biết.

Giảm chi phí cho từng loại công việc là rất khó giải thích được thấu đáo hợp lý, đặc biệt là trên thực tế thời gian chuẩn bị HSDT ngắn và  thực sự đấu thầu là một cuộc cạnh tranh khốc liệt.

Thư giảm giá là công cụ hữu ích, là “bí kíp” được sử dụng rất linh hoạt mà không thể bị phát hiện để giá dự thầu là thấp nhất và sát giá đối thủ cận kề.

Ngoài ra, thư giảm giá là một vấn đề tế nhị.

Bởi những vai trò trên mà thư giảm giá là không thể thiếu trong đấu thầu. Nhưng như thế nào là hợp lệ (kể về mặt pháp lý lẫn nội dung) là do Hồ sơ mời thầu quy định. Phụ thuộc vào trình độ của người lập Hồ sơ mời thầu và hoàn toàn không có văn bản nào quy định cụ thể về thư giảm giá. Bản chất của thư giảm giá rất đơn giản nhưng lại chứa đựng nhiều nội dung vô cùng quan trọng, thậm chí mang tính quyết định để giúp nhà thầu thắng thầu.

Như vậy, ta nhận thấy, thư giảm giá được hiểu một cách đơn giản là cam kết của nhà thầu bằng văn bản liên quan đến giá dự thầu nên là một bộ phận cấu thành của hồ sơ dự thầu.

Quy định về trường hợp hai thư giảm giá của nhà thầu

Đối với trường hợp có hai thư giảm giá của nhà thầu đóng kèm trong hồ sơ dự thầu được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu (nếu có) và được công khai, ghi vào trong biên bản mở thầu; nội dung trong hai thư giảm giá này có sự phù hợp, logic với nhau, bổ sung cho nhau để tính toán ra giá dự thầu sau giảm giá là cố định, không đổi thì cả hai thư giảm giá của nhà thầu đều hợp lệ. Trong trường hợp này, giá trị giảm giá của nhà thầu được tính bằng tổng giá trị giảm giá của hai thư giảm giá nêu trên.

Trường hợp hai thư giảm giá của nhà thầu không có sự phù hợp, logic với nhau, thể hiện hai giá dự thầu sau giảm giá khác nhau thì được coi là đề xuất các giá dự thầu khác nhau. Trong trường hợp này, hồ sơ dự thầu của nhà thầu được đánh giá là không hợp lệ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 18 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

Quy định về thư giảm giá trong lúc mở thầu

Khoản 12 Điều 4 Luật đấu thầu năm 2013 quy định như sau:

“12. Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để kí kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để kí kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.”

Ta nhận thấu, đấu thầu là quá trình chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của mình. Trong đó, bên mua sẽ tổ chức đấu thầu để bên bán (các nhà thầu) cạnh tranh nhau. Mục tiêu của bên mua là có được các hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu của mình về kĩ thuật, chất lượng và chi phí thấp nhất. Mục đích của nhà thầu là giành được quyền cung cấp mua hàng hóa, dịch vụ đó với giá đủ bù đắp các chi phí đầu vào và đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể. Như vậy, bản chất của đấu thầu đã được xã hội thừa nhận như 1 sự cạnh tranh lành mạnh để được thực hiện 1 việc nào đó, một yêu cầu nào đó.

Hiện nay, trong Luật đấu thầu năm 2013 không đưa ra một định nghĩa rõ ràng về thư giảm giá, tuy nhiên có thể hiểu thư giảm giá như sau: Thư giảm giá là văn bản thể hiện giá mà nhà thầu tự đưa ra mức giảm giá (hoặc đưa ra giá trị giám giá) so với giá dự thầu đã tính toán theo những mức chuẩn. Trong thư giảm giá phải nêu và phân tích những lý do giảm giá. Thư giảm giá hợp lệ phải nêu và phân tích những lý do hợp lý do giảm giá. Thư giảm giá hợp lệ trước hết phải do người đứng đầu tổ chức doanh nghiệp được pháp luật thừa nhận ký tên và đóng dấu trước ngày nộp thầu và phải đáp ứng tất cả các quy định nếu có trong hồ sơ mời thầu về nội dung thư giảm giá. 

Như vậy, theo nội dung nêu trên thì thư giảm giá chỉ cần thỏa mãn những yêu cầu trên về nội dung hồ sơ đấu thầu và thẩm quyền ký thì thư giảm giá vẫn có hiệu lực; không phụ thuộc vào thười điểm ký trước đơn dự thầu.

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: .