Nhân vật Nghị Hách trong Giông to

NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT “GIÔNG TỐ”
CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Lí do khách quan
Nhân vật giữ vai trò quan trọng trong tác phẩm văn học, là hình tượng để khái quát
những quy luật của cuộc sống con người, là nơi thể hiện những quan điểm, tư tưởng của
tác giả về con người.
Văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945 là một trào lưu văn học tiến bộ,
có những đóng góp to lớn vào tiến trình phát triển của văn học Việt Nam hiện đại.
Vũ Trọng Phụng là một trong những tác giả tiêu biểu trong trào lưu văn học hiện
thực phê phán giai đoạn 1930-1945 nói riêng và trong tiến trình văn học Việt Nam hiện
đại nói chung.
Ở thể loại tiểu thuyết ông đã có những thành công trong việc xây dựng hình tượng
nhân vật. Trong đó, tiểu thuyết Giông tố là một trong những thành công điển hình và nổi
bật nhất.
1.2. Lí do chủ quan
Đề tài này phù hợp với chuyên ngành người nghiên cứu theo học, giúp dễ dàng
vận dụng những kiến thức đã được học cho việc nghiên cứu.
Trong những tác giả được tìm hiểu và học qua, người nghiên cứu đặc biệt yêu
thích tác giả Vũ Trọng Phụng, muốn tìm hiểu thêm về Vũ Trọng Phụng và tiểu thuyết của
ông.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu khảo sát đề tài này, người nghiên cứu tập hợp được một số ý kiến có
liên quan đến đề tài sau:
Năm 1987, trong quyển Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Đăng Mạnh có nhận
xét: “Nhân vật trong Giông tố không chỉ toàn những người vô nghĩa lý. Lẻ tẻ thấy xuất
hiện trong tác phẩm một số nhân vật được tác giả miêu tả như những con người biết sống
có nghĩa lý” [2; tr.29]. Nhận xét trên của Nguyễn Đăng Mạnh đã nhấn mạnh đến sự đa
dạng trong hệ thống nhân vật của Vũ Trọng Phụng thông qua Giông tố. Đồng thời, nó cho
1

thấy được tài năng của Vũ Trọng Phụng trong việc miêu tả khắc họa, hình tượng nhân
vật.
Năm 1990, trong quyển Tác phẩm văn học, Trương Chính có nhận xét: “Trong
văn học hiện thực phê phán của nước ta trước Cách mạng, Giông tố của Vũ Trọng Phụng
có một giá trị rõ nét. Ông đi sâu vào mặt trái của xã hội, đem phơi bày cái xấu xa, bỉ ổi
cho mọi người trông thấy. Ông đã xây dựng nên điển hình Nghị Hách sống mãi trong
lòng người đọc” [1; tr.145]. Ý kiến trên của Trương Chính cho thấy được sự sáng tạo và
nét độc đáo riêng trong việc xây dựng nhân vật điển hình của Vũ Trọng Phụng thông qua
Giông tố.
Năm 1990, trên Tạp chí văn học số thứ 2, trong bài viết Đọc lại Giông tố của Vũ
Trọng Phụng, Nguyễn Đăng Mạnh có nhận xét: “Cho đến nay, có thể nói chưa có một
nhân vật tư sản địa chủ nào trong văn học Việt Nam địch nổi nhân vật Nghị Hách, một
con quỷ dâm ô, độc ác, đểu giả, trắng trợn cỡ bạo chúa” [3; tr.23]. Ý kiến trên của
Nguyễn Đăng Mạnh cho thấy được thành công nổi bật trong tiểu thuyết Giông tố của Vũ
Trọng Phụng là đã khắc họa nên nhân vật địa chủ phản diện điển hình.
Năm 1996, trên báo Nhân dân, trong bài viết Đọc lại truyện Giông tố, Nguyễn
Tuân có nhận xét: “Tiểu thuyết Giông tố gồm nhiều thứ người: thôn quê, thành thị và cả
những nhân vật từ quê ra tỉnh. Có người là thôn nữ bị bán làm lẽ thứ mười hai cho nhà
giàu, có người lại là thư ký, có người là du thủ du thực, có người là gái tân thời, có người
là đốc học, có người làm cách mạng” [5; tr.17]. Nhận xét này của Nguyễn Tuân đã cho
thấy được sự đa dạng trong thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng
Phụng. Đó là sự sáng tạo của ông trong nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Năm 1999, trong cuốn Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường, Vũ Dương Quỹ có
nhận xét: “Nhân vật trong tiểu thuyết Giông tố là những con người ở thành thị (Hà Nội,
Hải Phòng), ở nông thôn, ở vùng mỏ,… thuộc đủ mọi tầng lớp: bọn tư sản mại bản kiêm
chính khách rởm hợm, trụy lạc, bất nhân, vô học, lũ lưu manh”. [8; tr. 125]. Nhận xét trên
của Vũ Dương Quỹ, giúp ta phần nào nhận thấy một khía cạnh quan trọng ở nhân vật của
Vũ Trọng Phụng. Đó là thế giới nhân vật đông đúc, đa dạng như một thế giới con người

thật của xã hội.
3. Mục đích nghiên cứu
2

Nghiên cứu đề tài Nhân vật trong tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng, người
nghiên cứu nhằm hướng đến những mục đích sau:
Thứ nhất, người nghiên cứu hướng tới các cơ sở lí thuyết chung về nhân vật và
nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm văn học.
Thứ hai, trên cơ sở lí thuyết đó, người nghiên cứu vân dụng để tìm hiểu nhân vật
trong tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng, từ đó chỉ ra những đặc điểm nổi bật về
nhân vật trong tác phẩm này.
Thứ ba, người nghiên cứu tiến hành so sánh nhân vật trong tiểu thuyết Giông tố
của Vũ Trọng Phụng với nhân vật trong một số tác phẩm của các nhà văn cùng thời khác.
Từ đó, chỉ ra được cái chung và cái riêng, nét nổi bật trong việc xây dựng hình tượng
nhân vật của Vũ Trọng Phụng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nhân vật trong tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng.
Phạm vi nghiên cứu: Tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài Nhân vật trong tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng, người
nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp tiểu sử tác giả: Sử dụng phương pháp này, người nghiên cứu đặt
đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ với cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Vũ Trọng
Phụng, đặc biệt là quan điểm sáng tác để tìm hiểu chiếm lĩnh được nhân vật trong tiểu
thuyết của ông.
Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích một số nhân vật tiêu biểu trong tiểu
thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng, từ đó chỉ ra đặc điểm của thế giới nhân vật và
những biểu hiện của nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm. Trên cơ sở đó, người
nghiên cứu sẽ đúc kết những đặc điểm nổi bật về nhân vật trong tiểu thuyết Giông tố.

Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp này, người nghiên cứu tiến hành so
sánh nhân vật trong tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng với nhân vật trong một số
tác phẩm của các nhà văn cùng thời hay những giai đoạn trước. Từ đó, chỉ ra những đặc
điểm nổi bật về nhân vật trong tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng.
6. Đóng góp của đề tài
3

Nghiên cứu đề tài Nhân vật trong tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng, giúp
người nghiên cứu hệ thống lại lý thuyết về nhân vật và vai trò của nhân vật, các biện pháp
xây dựng nhân vật trong một tác phẩm văn học nói chung, đem lại cái nhìn toàn diện về
nhân vật trong tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng. Qua đó, nhằm góp phần khẳng
định vai trò, vị trí của nhân vật trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng.
Đồng thời, đề tài nghiên cứu này có thể vận dụng trong giảng dạy và học tập sau
này. Ngoài ra, nó còn giúp cho việc tìm hiểu, phân tích về nhân vật trong các tác phẩm
của các nhà văn khác được dễ dàng và thuận tiện hơn.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, kết cấu của đề tài bao gồm:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Nhân vật phản diện và nhân vật tha hóa trong tiểu thuyết Giông tố của
Vũ Trọng Phụng
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng
Phụng

4

NỘI DUNG
Chương 1: Những vấn đề chung
1.1. Nhân vật trong tác phẩm văn học

1.1.1. Khái niệm và vai trò của nhân vật
Theo cuốn Lí luận văn học, Phương Lựu cho rằng: “Nhân vật văn học là con
người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Những con người
này có thể được miêu tả hay sơ lược, sinh động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều
lần, thường xuyên hay từng lúc, giữ vai trò quan trọng nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng
nhiều lắm đối với tác phẩm”. Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật có tính ước
lệ, có những dấu hiệu để nhận biết: tên gọi, tiểu sử, nghề nghiệp, những đặc điểm riêng…
những dấu hiệu đó thường được giới thiệu ngay từ đầu và thông thường sự phát triển về
sau của nhân vật gắn bó mật thiết với những giới thiệu ban đầu đó.
Mặt khác, nhân vật văn học do được thể hiện bằng ngôn từ nên đòi hỏi người đọc
phải vận dụng trí tưởng tượng, liên tưởng để dựng lên một con người hoàn chỉnh trong tất
cả các mối quan hệ của nó. Dù các nhân vật được nhà văn nhắc đến trong tác phẩm nhiều
hay ít, là nhân vật xuyên suốt trong câu chuyện, hay chỉ kể thoáng qua…nhưng nhìn
chung, nhà văn đều gửi gắm vào nhân vật đó những tâm tư, tình cảm, cách nhìn nhận,
đánh giá của mình về hiện thực cuộc sống, thông qua lăng kính nghệ thuật. Bởi nhân vật
văn học có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan
niệm của nhà văn về cuộc đời.
1.1.2. Phân loại nhân vật
Nhân vật văn học là một hiện tượng hết sức đa dạng. Mỗi thể loại văn học có
những đặc điểm khác nhau về sự thể hiện nhân vật, có kiểu nhân vật tương ứng phù hợp
với diện mạo và hình thức. Từ trước đến nay, khi tiếp cận với hệ thống nhân vật của các
thể loại, các nhà nghiên cứu thường đưa ra một số tiêu chí phân loại nhân vật. Phần lớn
việc phân loại nhân vật thường dựa vào ba cấp độ:

5

Dựa vào kết cấu, nghĩa là dựa vào sự phân bố, sắp xếp nhân vật trong tác phẩm,
người ta chia ra hai loại nhân vật: nhân vật chính, nhân vật phụ.
Dựa vào cấu tứ, nhân vật có thể được phân chia thành các loại sau: nhân vật chức

năng, nhân vạt loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng…
Dựa vào cảm hứng tư tưởng của tác phẩm, tức là dựa vào ý thức hệ tư tưởng,
người ta chia thành hai loại nhân vật: nhân vật chính diện (nhân vật tích cực), nhân vật
phản diện (nhân vật tiêu cực).
1.1.3. Các biện pháp xây dựng nhân vật
Biện pháp xây dựng ngoại hình nhân vật: Ngoại hình là dáng vẻ bên ngoài của
nhân vật bao gồm y phục, cử chỉ, tác phong, diện mạo… Đây là biện pháp thường được
sử dụng khi xây dựng nhân vật, góp phần quan trọng trong việc cá tính hóa nhân vật. Văn
học hiện đại thường đòi hỏi các nhà văn phải miêu tả những chi tiết chân dung sao cho
chân thực, cụ thể và sinh động. Ngoại hình nhân vật còn góp phần biểu hiện nội tâm. Đây
cũng chính là sự thống nhất giữa cái bên ngoài và cái bên trong của nhân vật. Vì vậy, khi
tính cách nhân vật thay đổi, nhiều nét ngoại hình của nhân vật cũng thay đổi theo.
Biện pháp xây dựng tâm lý nhân vật: Tâm lý là toàn bộ những biểu hiện thuộc
cuộc sống bên trong của nhân vật. Đó là những tâm trạng, những suy nghĩ, những phản
ứng nội tâm… của nhân vật trước những cảnh ngộ, những tình huống mà nó gặp phải
trong cuộc đời. Việc thể hiện nhân vật qua nội tâm ngày càng khó và có vai trò quan
trọng, vì đòi hỏi nhà văn phải có sự hiểu biết sâu sắc về cuộc sống, con người. Và muốn
nắm bắt được những biểu hiện, diễn biến dù nhỏ nhất bên trong đời sống của nhân vật thì
nhà văn phải đưa ngòi bút len sâu và tận ngõ ngách trong tâm hồn con người để khám phá
cho độc giả đồng cảm, thấu hiểu.
Biện pháp xây dựng ngôn ngữ nhân vật: Ngôn ngữ nhân vật là lời nói của nhân
vật trong tác phẩm. Mỗi nhân vật có một ngôn ngữ mang đặc điểm riêng, có “lời ăn tiếng
nói” riêng, lời nói đó phản ánh kinh nghiệm sống cá nhân, trình độ văn hóa, tư tưởng, thị
hiếu… Ngôn ngữ nhân vật được biểu hiện qua các phương diện sau:
Ngôn ngữ đối thoại: là sự giao tiếp qua lại (thường là giữa hai phía) trong đó sự
chủ động và sự thủ động được chuyển đổi luân phiên từ phía này sang phía kia. Mỗi phát

6

ngôn đều được kích thích bởi phát ngôn có trước và là sự phản xạ lại phát ngôn ấy. Yếu tố
đối thoại không chỉ tạo nên bởi lời nói mà còn từ nét mặt, cử chỉ của người trò chuyện.
Ngôn ngữ độc thoại: là những phát ngôn của nhân vật nói với bản thân mình, trực
tiếp phản ánh quá trình tâm lý bên trong, là kiểu độc thoại thầm, mô phẩm hoạt động suy
nghĩ-xúc cảm của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó. Đối thoại độc thoại là
phương thức truyền đạt tư tưởng, tình cảm, nhờ thế nhà văn có thể miêu tả được hoạt
động của cả ý thức lẫn vô thức của nhân vật. Ngôn ngữ độc thoại là những dòng suy nghĩ
của nhân vật nói với chính bản thân mình, do không yêu cầu được đáp lại ngay tức khắc,
được thực hiện một cách tự do.
Biện pháp xây dựng hành động nhân vật: Là miêu tả những việc làm của nhân
vật. Đây là phương diện đặc biệt quan trọng để thể hiện tính cách nhân vật vì việc làm của
mỗi người là căn cứ quan trọng có ý nghĩa quyết định nói lên tư cách, lí tưởng, phẩm chất
cũng như những đặc điểm thuộc về thế giới tinh thần của người đó. Chính hành động có
tác dụng bộc lộ quá trình phát triển của tính cách và thúc đẩy sự diễn biến của hệ thống
cốt truyện. Nhà văn thường kết hợp miêu tả hành động và nội tâm, dùng nội tâm để lí giải
hành động.
1.2. Vũ Trọng Phụng và tiểu thuyết Giông tố
1.2.1. Tìm hiểu về Vũ Trọng Phụng
Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20-10-1912 trong một gia đình rất nghèo, nguyên quán
ở làng Hảo, Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nhưng ông sinh ra, lớn lên và
mất tại Hà Nội. Xuất thân trong một gia đình nghèo, lại mồ côi cha khi mới 7 tháng tuổi,
Vũ Trọng Phụng được bà mẹ tần tảo nuôi cho ăn học. Ông thân sinh là Vũ Văn Lân,
người Hưng Yên, làm thợ điện. Bà thân sinh là Phạm Thị Khách, người Hà Đông, sống
bằng nghê khâu vá thuê. Sau khi đỗ bằng Tiểu học, 16 tuổi Vũ Trọng Phụng buộc phải
thôi học đi làm kiếm sống. Sau hai tháng làm thư kí đánh máy cho hãng buôn Goda, ông
bị đuổi và thất nghiệp. Ít lâu sau, ông đánh máy chữ cho nhà in Viễn Đông nhưng hai năm
sau lại bị đuổi. Từ đó ông chuyển hẳn sang nghề làm báo, viết văn chuyên nghiệp.
Chính trong khoảng thời gian làm thư ký và qua cuộc sống diễn ra ở phố Hàng Bạc
- nơi nhà văn sống gần suốt cuộc đời. Vũ Trọng Phụng đã tiếp xúc với nhiều hạng người,
va chạm với cuộc mưu sinh, những cách làm tiền, bon chen, trụy lạc, cạm bẫy; những

7

cảnh bi đát và đê tiện. Chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử xã hội: cuộc khủng hoảng kinh tế
1929-1933 quy mô toàn thế giới, cách mạng 1930-1931, phong trào Âu hóa rầm rộ. Tất cả
cộng lại làm cho tình trạng xã hội vốn đã bi thương lại thêm bi hài, đặc biệt đối với tầng
lớp trí thức tiểu tư sản thì cuộc sống lại càng bế tắc. Đời sống xã hội ấy đã cung cấp cho
Vũ Trọng Phụng nhiều mẫu hình nhân vật, gây ra trong ông cái ý thức mạnh bạo, sự cần
thiết phải bày tỏ thái độ trước một thực trạng xã hội xấu xa, cũng như ý thức về tình cảnh
nghèo khó của mình.
Tuy viết về nhiều các tệ nạn, thói ăn chơi nhưng Vũ Trọng Phụng là một người đạo
đức, bình dị, phải chăng, giàu lòng tự trọng, nề nếp, khuôn phép và sống rất kham khổ.
Trong cuộc sống riêng, ông chỉ mong có tiền nuôi bà nội, giúp mẹ già và dành dụm để
cưới vợ, có con nối dỗi. Dù ông viết rất nhiều – trong khoảng thời gian chưa đầy 10 năm,
gần 20 tác phẩm và nhiều bài báo – nhưng cái nghèo cứ báo riết lấy gia đình ông. Khoảng
năm 1938, ông bị lao phổi, nhưng không có tiền chữa bệnh. Do phải làm việc quá sức, lại
trong hoàn cảnh thiếu thốn, căn bệnh lao ngày càng thêm trầm trọng và làm ông kiệt sức.
Nghe theo lời thầy thuốc, ông hút thuốc phiện để kéo dài cuộc đời mình. Những ngày
cuối đời, trên giường bệnh ông từng phải thốt lên với Vũ Bằng: “Nếu mỗi ngày tôi có một
miếng bít tết để ăn thì đầu có phải chết non như thế này”.
Ngày 13 tháng 10 năm 1939, ông chết trong một căn nhà tồi tàn ở Ngã Tư Sở Hà
Nội, khi mới 27 tuổi. Ông để lại bà nội, mẹ, vợ - ba người đàn bà góa và cô con gái vừa
đầy năm.
1.2.2. Tìm hiểu về tiểu thuyết Giông tố
a. Hoàn cảnh sáng tác
Tiểu thuyết Giông tố bắt đầu đăng trên Hà Nội báo từ số 1 (ra ngày 1-1-1936);
được 11 số thì nghỉ, ít lâu sau lại đăng tiếp với nhan đề mới: Thị Mịch. Năm 1937, Nhà
xuất bản Văn Thanh in thành sách với tên cũ. Vừa ra mắt, Giông tố đã có tiếng vang lớn
đến nỗi, có người nói đó là quả bom nổ giữa làng văn khi đó. Đây là một trong hai tác
phẩm tiêu biểu nhất cho sự nghiệp văn học của Vũ Trọng Phụng, có giá trị hiện thực và

sức mạnh tố cáo độc đáo. Đồng thời, cũng bộc lộ khá hệ thống những lệch lạc, những
mâu thuẫn lắm khi có vẻ vô lý trong tư tưởng nhà văn.
b. Nội dung
8

Giông tố bao quát hiện thực trên một phạm vi rất rộng. Với cuốn tiểu thuyết này,
nhà văn muốn dựng lên bức tranh toàn cảnh về xã hội Việt Nam đương thời. Cốt truyện
xoay quanh một gia đình loạn luân của nhân vật Nghị Hách, tất cả đều quay cuồng, đảo
lộn trong một cuộc sống đầy bất công, giả dối và hết sức đồi trụy, thối nát. Từ đó, Vũ
Trọng Phụng nghiêm khắc lên án cái bản chất xã hội luôn gây “giông tố” cho con người,
đặc biệt là đả kích gay gắt bọn tư sản mại bản vừa làm giàu trên đau khổ của người dân,
vừa ôm chân thực dân Pháp, vừa sống vô cùng trụy lạc, không còn luân thường đạo lí.
c. Nghệ thuật
Nét nổi bật trong nghệ thuật của Giông tố là: truyện có một kết cấu với nhiều tình
huống khá căng thẳng, hấp dẫn và bất ngờ. Đặc biệt, nhà văn đã khắc họa được nhiều
nhân vật điển hình sắc sảo, có tính cách sinh động như Nghị Hách, Long, Thị Mịch…
Khác với Số đỏ chủ yếu được viết bằng ngòi bút trào phúng, trong Giông tố, ngòi bút Vũ
Trọng Phụng kết hợp cái hài và cái bi khá linh hoạt.

9

Chương 2: Nhân vật phản diện và nhân vật tha hóa trong tiểu thuyết Giông tố
của Vũ Trọng Phụng
Nhân vật văn học là một hiện tượng hết sức đa dạng. Mỗi thể loại văn học có
những đặc điểm khác nhau về sự thể hiện nhân vật, có kiểu nhân vật tương ứng phù hợp
với diện mạo và hình thức. Từ trước đến nay, khi tiếp cận với hệ thống nhân vật trong tác
phẩm văn học, các nhà nghiên cứu thường đưa ra một số tiêu chí phân loại nhân vật. Phần
lớn việc phân loại nhân vật thường dựa vào ba cấp độ: kết cấu, cấu tứ và cảm hứng tư

tưởng. Khảo sát tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng, người nghiên cứu nhận thấy
sự nổi bật nhất trong thế giới nhân vật của tác phẩm là nhân vật phản diện và nhân vật tha
hóa. Tác giả muốn thông qua các nhân vật này để thể hiện sự phê phán, tố cáo hiện thực
đời sống. Vì vậy, người nghiên cứu đã dựa vào cảm hứng tư tưởng của tác giả để phân
chia loại hình nhân vật, cụ thể như sau:
2.1. Nhân vật phản diện trong tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng
Nhân vật phản diện là nhân vật mang những bản chất xấu xa, trái đạo lý và lí tưởng
của con người, được nhà văn miêu tả trong tác phẩm với thái độ chế giễu, lên án, phủ
định. Đó là những nhân vật được nhà văn xây dựng từ đầu đến cuối đều xấu xa, ác độc,
đáng bị lên án.
Trong tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng thì Nghị Hách là nhân vật phản
diện. Hắn mang bản chất của một ông chủ tư sản, có tính cách của một bạo chúa. Hắn còn
là một tên thống trị dâm ô với lối sống xa hoa, đồi bại. Hắn còn có một bản chất chính trị
rất phản động mang tính giai cấp rõ rệt. Ngoài ra, hắn còn là một tên bạo chúa có quyền
lực tuyệt đối. Những đặc điểm này đủ cho thấy tính cách và bản chất xấu xa của Nghị
Hách, một nhân vật phản diện được Vũ Trọng Phụng thể hiện rõ nét thông qua Giông tố.
Trước hết, Nghị Hách khái quát cho bản chất của một ông chủ tư sản trong xã hội
thực dân phong kiến, một ông chủ có tính cách của một bạo chúa. Điều này được thể hiện
rõ nét từ cung cách sinh hoạt, hành động đến lời ăn tiếng nói của hắn. Nghị Hách là một
tên địa chủ nông thôn, vừa là một nhà đại tư bản, là một nhà đại công nghiệp. Có mỏ than
ở Quảng Yên, ba chục nóc nhà Tây ở Hà Nội, bốn chục nóc nữa ở Hải Phòng. Cái ấp của
10

hắn đồ sộ nhất tỉnh, đến dinh quan công sứ cũng không bằng. Tính cách của một bạo chúa
được thể hiện trước hết ở sự độc ác đến lạnh lùng, của kẻ có thế lực và nắm vững sức
mạnh của đồng tiền. Nghị Hách là kẻ dám làm tất cả mà không dám run tay. Hắn dám
hãm hiếp gái nhà lành ngay trên xe ô tô trước mặt tài xế, sau đó trâng tráo thanh minh và
nói thẳng với ông quan huyện trẻ Cúc Lâm: “ Bẩm quan lớn, nén bạc đâm toạc tờ giấy...
việc lên đến quan sứ thì chúng tôi chỉ hơi phiền lòng mà thôi, chứ thua thì không thể”.

Rồi hắn còn ngang nhiên gieo vạ cho cả làng Quỳnh Thôn bằng cách cho tay chân quăng
cờ đỏ vào làng để vu cho họ tội Cộng Sản. Đó là còn chưa kể đến cái quá khứ đã từng
cướp vợ bạn, bỏ bã rượu vào ruộng lương dân, đánh chết người rồi vứt người ta xuống
giếng,... Có thể thấy, những việc làm và hành động trâng tráo ấy của Nghị Hách đã cho
thấy bản chất xấu xa, bạo ngược của hắn. Bản chất ấy gắn liền với bản chất của một giai
cấp bóc lột tàn ác.
Bên cạnh bản chất của một ông chủ tư sản có tính cách bạo chúa, Nghị Hách còn là
một tên thống trị dâm ô với lối sống xa hoa, đồi bại. Đó là sự kết hợp giữa cái dâm ô của
một lãnh chúa phong kiến với cái đồi bại hiện tại của một ông chủ tư sản cỡ lớn. Nghị
Hách có cả một tòa lâu đài trong đó có đến mười một cô nàng hầu để “ Nếu chủ nhân mà
ở nhà thì dù sao cũng phải sẵn có đàn bà để chủ nhân ông sai bảo việc vặt, hoặc ngứa
mồm thì hôn một cái, ngứa tay thì sờ soạng một cái, cấu véo một cái” [2; tr.198]. Nếu
thấy chưa đủ, ông còn đánh telephone về Hà Nội, trả tiền hậu hĩnh để gọi lên những cô
đào “trẻ nhất, đẹp nhất”. Rồi những thực đơn sang trọng, những chai nước suối Viten đổ
vào bể tắm, những buổi chiếu phim khiêu dâm, những hộp thuốc phiện trắng,... Tất cả đều
là những dẫn chứng sinh động của một lối sống tư sản đồi bại mà chắc chắn những kẻ trọc
phú nhà quê như Nghị Lại, Nghị Quế không thể nào sánh nổi. Sau vụ án hiếp dâm Thị
Mịch, bị dư luận lên án, báo chí phanh phui, Tú Anh trách móc, hắn nói thật tỉnh bơ: “
Không! Tao chẳng hiếp ai, cưỡng ai. Lúc xe ăng ban tao buồn, gọi nó lại(...) Tao đã trả
nó 5 đồng(...) Thật quả tao không ngờ nó lại là con gai tân(...)Ô hay! Sao mày dở hơi
thế? Thì tao mua con bé ấy làm hầu là cùng chứ gì?” [2; tr.203]. Nhưng trong khi mô tả
cái dâm, cái khốn nạn của Nghị Hách, Vũ Trọng Phụng không hề đơn giản, một chiều khi
thể hiện nhân vật. Khi đọc tác phẩm, người đọc đều thấy đỉnh cao của sự trâng tráo, bẫn
thỉu trong con người Nghị Hách chính là lúc hắn “quảng cáo cho y bằng sự công nhận
11

việc loạn luân” của hai đứa con mình “giữa một bữa tiệc khoe mề đay, sau một cuộc phát
chuẩn giả nhân, giả nghĩa”. Nhưng chính cái lúc mà bộ mặt vô liêm sỉ của Nghị Hách lộ
rõ ra nhất, Vũ Trọng phụng cũng không quên đi bản chất người còn sót lại trong y. Những

giọt nước mắt “lã chã” của hắn nhìn bên ngoài là hành vi đại bịp, nhưng bên trong lại là
sự “đau đớn về tinh thần” thực sự của con người trước bi kịch gia đình. Rõ ràng, sự thể
hiện này đã làm tăng cái thực, cái sinh động của một tính cách điển hình nhân vật.
Ngoài ra, Nghị Hách còn có một bản chất chính trị rất phản động mang tính giai
cấp rõ rệt. Hắn là “công dân trung thành với bộ máy thực dân phong kiến”, hắn ra sức kết
bè cánh với quan lại, ôm chân bọn thống trị thực dân, căm ghét những tư tưởng tiến bộ và
căm ghét Cộng sản. Hắn có một bản chất chính trị rất phản động mang tính giai cấp rõ rệt.
Trước bọn thực dân Pháp, hắn chẳng những biết lợi dụng tình thế, làm cái phao nương
tựa, cái lá chắn để che đỡ mà còn biết kích động chúng, khuấy lên sự tinh cậy của bọn
quan thầy: “Bẩm, toàn dân tỉnh này đã bắt đầu nói xấu và vu oan cho con. Bẩm cụ lớn,
chắc là họ chỉ nhắm mắt nghe theo bọn phiến loạn chúng mớm nhời mà thôi… Bẩm cụ
lớn, con thấy rằng cái phong trào ấy sắp sửa lan đến tỉnh ta. Vậy con xin lấy tư cách một
người dân biểu mà trình báo để cụ lớn tiện đường cai trị cho tỉnh yên ổn” [2; tr.209].
Nghị Hách chẳng những là tay sai trung thành với chủ, mà còn bộc lộ sự ranh mãnh, cáo
già của một chính khách thạo đời. Hắn biết lợi dụng điều kiện của hoàn cảnh vừa làm
tăng “uy tín” của mình trước quan thầy, vừa biết “dọa” quan thầy để quan thầy phải vị nễ
mình. Cái bộ máy đàn áp của thể chế thực dân phong kiến tàn bạo ấy, thông qua những
tên tay sai đắc lực như Nghị Hách sẽ không chùn tay trong việc đàn áp, tàn sát nhân dân.
Cuối cùng, Nghị Hách được thể hiện như một bạo chúa có quyền lực tuyệt đối. Cái
nhìn của hắn là cái nhìn choáng ngợp trước thế lực thống trị đen tối. Những nận nhân
khốn khổ của hắn dù đã quyết chí rửa thù song cuối cùng đã đầu hàng thảm hại: Mịch đã
trở thành vợ lẽ lão, Long vừa là con riêng lại vừa là con rể lão, ông bà đồ Uẩn đi kiện lão
thì giờ đây lại vênh váo được làm bố vợ nhà tư bản, tri huyện trẻ Cúc Lâm không chịu để
lão mua chuộc thì bị lão làm cho mất chức… Trong khi đó, Tú Anh tuy tuyên bố “không
bênh vực” hành vi đốn mạt của bố song lại cứu chửa thanh danh của lão. Rõ ràng, bóng
đen của lão triệu phú gian ác trùm lên cả một xã hội “Giông tố”.

12

Có thể thấy, Nghị Hách khái quát cho bản chất của tầng lớp thống trị tư bản chủ
nghĩa trong xã hội thực dân phong kiến. Hăn vừa mang bản chất của một tên quan lại
phong kiến, vừa thể hiện bản chất của một tên tư bản. Qua Nghị Hách, giá trị khái quát
không chỉ ở bản chất cá nhân của một tên thống trị mà còn thể hiện được cả một hệ thống,
một bộ máy thống trị bao gồm cả thực dân và phong kiến. Nghị Hách phản ánh được cả
bộ máy thống trị của xã hội thực dân tạo nên bởi sự liên minh chặt chẽ giữa đế quốc với
địa chủ, tư sản mại bản, quan lại cấp tổng, cấp huyện đến bọn cường hào ác bá ở nông
thôn.
2.2. Nhân vật tha hóa trong tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng
Nhân vật tha hóa là nhân vật có bản chất lương thiện nhưng chịu tác động của các
yếu tố xã hội, môi trường, hoàn cảnh nên trở thành con người lưu manh. Do chịu ảnh
hưởng của hoàn cảnh sống nên tính cách của các nhân vật này không cố định mà có thể
thay đổi khi bị tác động. Đó là những con người vốn có bản chất lương thiện nhưng bị tác
động của xã hội, của môi trường sống nên mới trở thành người xấu, người lưu manh. Tính
cách này của nhân vật tha hóa có thể thay đổi để trở lại lương thiện, và họ là những con
người đáng thương hơn đáng trách.
Thứ nhất, nhân vật tha hóa trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng là những con
người có bản chất lương thiện. Tiêu biểu cho đặc điểm này là nhân vật Thị Mịch, cô là
con gái của một ông đồ, quê mùa, thơ ngây, đã hứa hôn với Long – một thanh niên đứng
đắn. Người con gái mà ước vọng cuộc đời chỉ là “cứ việc ăn ở cho hiếu thuận, làm ăn
cho chăm chỉ, thấy ai túng thiếu thì không dè dặt cởi ngay hầu bao đưa cái đồng bạc đã
để giành trong mười ngày, và không ngồi lê bắt chấy, kháo chuyện nhà người, thế là đủ
lắm” [2; tr.219], đã bị quẳng vào cơn lốc xoáy của cuộc đời đen bạc. Ngay từ đầu tác
phẩm, Mịch đã chiếm được cảm tình của người đọc bằng vẻ hiền hậu của một cô gái quê
“một cô ả mà quần áo trông gọn ghẽ hơn hết thảy…hai cái má phúng phính, một cặp môi
nhỏ và dầy,cái cằm tròn trỉnh và lơi lẹm trong cái vành khăn mỏ quạ bằng láng thâm…
một bộ đùi phốp pháp trắng nõn, trông rất đáng yêu” [2; tr.176], bằng những ước muốn
chân thật về hạnh phúc gia đình bên một người chồng nghèo nhưng thương yêu vợ. Ngoài
ra còn phải nhắc đến nhân vật Long. Long xuất thân là một đứa trẻ không thừa nhận,
không cha mẹ, Long đã trải qua một quãng đời ấu thơ đầy tủi nhục. Quảng đời sống trong

13

trại trẻ mồ côi đã ám ảnh Long nhiều năm về sau như trong thư Long viết gửi Tú Anh:
“Không bao giờ tôi quên được những buổi học êm ả một cách đáng chán, những bữa ăn
kham khổ, những giờ đi ngủ theo tiếng trống, mà cả mấy trăm đứa chúng tôi lên giường,
bắt tay ngang trán, không hải để ưởng những giấc mộng của tuổi trẻ, nhưng mà để tủi
thân, để xót phận, để thèm thuồng khao khát cuộc đời của những đứa trẻ có bố có
mẹ(...)Cũng không bao giờ tôi quên những buổi đi chơi hàng đàn, hàng lũ, đứa nào cũng
ăn vận như đứa nào một cái áo thâm, chân giẫm đất...” [2; tr. 305-306]. Lớn lên, trải qua
một thời gian long đong, Long trở thành thư ký làm công cho “Đại Việt học hiệu” của Tú
Anh. Với mong muốn cuộc đời sẽ trôi qua trong yên phận, với một chút an ủi được sống
trong tình yêu của một cô gái quê hiền lành, chăm chỉ với một chút mộng đẹp trong đầu
về hạnh phúc gia đình.
Thứ hai, nhân vật tha hóa trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng là những con người
chịu tác động của hoàn cảnh xã hội nên dẫn đến tính cách bị thay đổi. Mịch là một cô gái
thôn nữ ngây thơ, hiền lành nhưng hoàn cảnh tác động nên đã trở thành một thiếu phụ
gian dâm, xảo quyệt. Sau khi xảy ra tai nạn, Mịch vô cùng xấu hổ bởi những lời đàm tiếu
xung quanh, gia đình rơi vào cảnh đói khổ, Mịch thương xót cho thân phận chính mình và
đã định tự tử. Vũ Trọng Phụng đã đặt nhân vật trong sự tác động của nhiều mối quan hệ
xung quanh như sự dè bỉu của dư luận, sự sỉ vả của bố mẹ, sự nghi ngờ của người tình, sự
túng quẩn của đời sống. Tất cả đã dồn người con gái hiền lành, đáng thương đến tận chân
tường. Vũ Trọng Phụng cũng có những trang hết sức chân thực thể hiện số phận nhục
nhã, chua xót của người phụ nữ nghèo lấy lẽ nhà giàu, bị bỡn cợt, xúc phạm một cách thô
lỗ ngay trong đêm tân hôn, bị bỏ rơi mau chóng sau ngày cưới. Rõ ràng, với những phẩm
chất tốt đẹp, những ước mơ bình dị ấy, nếu Mịch sống trong một xã hội công bằng, chắc
chắn Mịch sẽ được hạnh phúc. Nét độc đáo của Vũ Trọng Phụng là đã tập trung khai thác
mối quan hệ giữa nhân vật với hoàn cảnh; hoàn cảnh đã làm thay đổi tính cách của nhân
vật. Chỉ trong vòng nửa năm Mịch đã đi từ một cô thôn nữ ngây thơ, hiền lành, chất phác
đến một thiếu phụ gian dâm, xảo quyệt, đáng sợ “Ngoại tình bằng tinh thần, làm một việc

khoái lạc, mà người ngoài không biết được(...)Mịch cho mình là phải, là cao thượng, là
làm những việc chính đáng, những khi có tư tưởng bất chính. Cho nên một buổi chiều, chỉ
cần có một người khách qua đường nhìn thấy Mịch, là đủ cho đêm ấy, Mịch được cái
14

sung sướng, bài trí trong óc một cảnh hạnh phúc với khách qua đường ấy, một cảnh
trong đó có đủ: những sự ôm ẵm, mơn trớn...nâng niu(...)Mịch đã lừa dối chồng cả phần
hồn lẫn phần xác(...)Mịch đã phải tưởng tượng ra những cảnh dâm dục ghê gớm, hưởng
với mọi kẻ qua đường...” [2; tr.397-398]. Số phận của nhân vật Long có nhiều điểm gần
gũi với nhân vật Mịch. Từ một đứa trẻ mồ côi đến thân phận bấp bênh trước sự dồn đẩy
của cuộc đời. Khi biết thêm được kẻ hãm hiếp Mịch lại chính là bố đẻ của mình thì
“Long gào thét như hóa điên: Tôi? Tôi mà lại là con ông Nghị Hách! Ồ! Thế thì quá lắm!
Thế thì ra bố hiếp vợ của con, con thông dâm vợ của bố...rồi thì anh em ruột...anh em
ruột...” [2; tr.476]. Những hành động đập phá, những ngày sống bê tha, trụy lạc càng làm
cho Long thêm suy sụp “Chàng ôm Minh Châu một tay, tay kia lôi mạnh cái khăn bàn
một cái. Một tiếng loảng xoảng dữ dội: cốc pha lê, đĩa, pha lê, lọ hoa, cũng nhào xuống
sàn gác vỡ tan hoang. Cả mọi người quay lại nhìn Long sợ hãi” [2; tr.512]. Những hành
động đó của Long chính là sự bế tắc, không tìm được con đường giải thoát. Long cũng đã
trở thành một con người khác, chỉ sau có một tuần xuống cảng làm nhiệm vụ điều đình
với bà cả: từ chỗ thương yêu, thông cảm với Mịch đến chỗ thấy Mịch “chỉ là một vật hôi
tanh, một òn ngọc có vết”, từ chỗ cho cảnh trưởng giả là khó chịu, là chướng mắt đễn chỗ
lóa mắt, lấy làm tự kiêu ở sự giàu có của kẻ thù, từ chỗ định báo thù Tuyết và Loan đến
chỗ chỉ còn cân nhắc xem ai là đáng yêu trong hai người... Vũ Trọng Phụng đã sắp xếp
một loạt tình tiết nhằm lí giải sự biến đổi trong con người Long. Long cũng không có gì
đáng trách vì mấy ai mà chống trả nổi hoàn cảnh. Cũng có lúc Long hối hận nhưng rồi sau
đó lại tiếp tục lao sâu vào tội lỗi “Long thay đổi một cách đáng sợ, cũng chỉ trong vòng
nửa năm nay mà thôi. Từ một anh hàn sĩ đầy lòng thương đời, ghét cay ghét độc những
cái xa hoa vật chất và căm hờn sự vô tình của bọn giả trưởng đối với nòi giống. Long đã
trở nên một kẻ hư hỏng có tư cách con nhà phá của, đem tuổi thanh xuân ra miệt mài

những nơi ca lâu tửu quán, và, quá nữa, lại đi thông dâm với vợ người! Cái tâm hồn
trong sạch, cái chí khí cao cả, những tư tưởng hi sinh cho nòi giống đã đâu mất cả! Ngày
nay, Long đã hóa ra người ích kỷ khốn nạn, người thuộc vào cái hạng mà chính Long đã
rất khinh bỉ xưa kia! Mà vì lẽ gì, mà Long có hiểu... Long thấy mình không có điều gì trái
đạo cả...” [2; tr.419- 420]. Và cuối cùng, Long lấy cái chết để kết thúc một cuộc đời vô
nghĩa của mình “Tôi tự tử vì tôi sung sướng quá, đến nỗi không thấy sinh thú nữa, và có
15

lẽ tại tôi không tìm nổi cái nghĩa ở đời người” [2; tr.517]. Rõ ràng với Long, muốn đi tìm
hạnh phúc thì hạnh phúc càng là mật đắng, muốn thoát ra khỏi những nhơ nhớp, tội lỗi thì
lại càng lao sâu thêm vào tội lỗi.
Quá trình bước vào thế giới tư sản, thế giới của đồng tiền cũng đồng thời là quá
trình tha hóa của con người. Và quy trình tha hóa của nhân vật có lúc được Vũ Trọng
Phụng thể hiện một cách nhìn khá cực đoan, nghiệt ngã. Có thể nói, nhân vật trong tiểu
thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng không giống với bất kì nhân vật nào khác, chỉ riêng
một tính cách độc đáo mà người đọc có thể nhận ra.

16

Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Giông tố
của Vũ Trọng Phụng
Để xây dựng thành công một nhân vật văn học, nhà văn phải có khả năng đồng
cảm, phát hiện những đặc điểm bền vững ở văn học. Điều này đòi hỏi nhà văn phải hiểu
đời và hiểu người. Nhưng có một điều không kém phần quan trọng là nhà văn phải miêu
tả, khắc họa nhân vật ấy sao cho có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với người đọc. Đây là
vấn đề liên quan trực tiếp đến nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm văn học.
Nhân vật trong tác phẩm văn học được xây dựng trên nhiều bình diện như: ngoại
hình, tâm lý, ngôn ngữ, hành động… Nghiên cứu đề tài Nhân vật trong tiểu thuyết Giông

tố của Vũ Trọng Phụng, người nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu, phân tích hai khía cạnh
nổi bật là ngoại hình và ngôn ngữ nhân vật.
3.1. Ngoại hình
Ngoại hình là dáng vẻ bên ngoài của nhân vật bao gồm y phục, cử chỉ, tác phong,
diện mạo… Đây là biện pháp thường được sử dụng khi xây dựng nhân vật, góp phần quan
trọng trong việc cá tính hóa nhân vật. Trong tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng,
nhân vật được khắc họa đậm nét ở y phục và diện mạo.
Trước hết, Vũ Trọng Phụng xây dựng ngoại hình nhân vật thông qua y phục.Chẳng
hạn, ngoại hình Nghị Hách được Vũ Trọng Phụng miêu tả chân thật, sinh động: “Trước
mặt có một cặp kính trắng gọng vàng, trên môi có một ít râu lún phún kiểu tây, cái mũ dạ
đen hình quả dưa, cái áo đen bóng một khuy, cái quần đen, rọc trắng, đôi giày láng mũi
nhọn và bóng lộn” [2; tr.172]. Rõ ràng qua cách ăn mặc của Nghị Hách, Vũ Trọng Phụng
đã toát lên được dáng vẻ bên ngoài của một tên tư sản học đòi, ngu dốt, thích diện những
trang phục lố lăng, xa hoa. Bên cạnh đó, còn phải nhắc đến ngoại hình của nhân vật Thị
Mịch: “Một cô ả mà quần áo trông gọn ghẽ hơn hết thảy… cái vành khăn mỏ quạ bằng
láng thâm” [2; tr.176]. Qua y phục của Mịch, Vũ Trọng Phụng đã thể hiện được vẻ hiền
hậu của một cô gái thôn quê, với cách ăn mặc kín đáo, nhẹ nhàng, đối lập với cách ăn mặc
xa hoa, sang trọng của những cô thiếu nữ giàu có. Ngoài ra còn phải kể đến nhân vật Vạn
17

tóc mai hay Tú Anh. Dáng vẻ bên ngoài của hai nhân vật này hoàn toàn đối lập nhau. Nếu
Vạn tóc mai được Vũ Trọng Phụng thể hiện với một điệu bộ trưởng giả ăn mặc xa hoa:
“Mặc áo gấm lam, ngoài phủ một cái áo dạ vuông” thì Tú Anh lại hiện lên với dáng vẻ
của một thanh niên tuấn tú, bảnh bao: “Quần áo tây lịch sự”.
Thứ hai, Vũ Trọng Phụng xây dựng ngoại hình nhân vật thông qua diện mạo.
Chẳng hạn, diện mạo của Nghị Hách được miêu tả rất rõ nét: “Đó là một người gần 50,
thân hình vạm vỡ, hơi lùn, trên môi có một ít râu lún phún kiểu tây”. Thông qua đó, ta
thấy được cái vẻ sang trọng mà quê kệch của hắn, đó là cái vẻ rất khó tả của những anh
trọc phú học làm người văn minh, đồng thời ngoại hình Nghị Hách cũng khái quát về một

hạng người nham hiểm. Còn đối với diện mạo của Thị Mịch thì hoàn toàn đối lập: “Hai
cái má phúng phính, một cặp môi nhỏ và dầy, cái cằm tròn trỉnh và hơi lẹm, một bộ đùi
phốp pháp trắng nõn, trông rất đáng yêu”. Rõ ràng, qua diện mạo của Thị Mịch đã phần
nào hé lộ cho người đọc hình dung được một cô gái thân hình xinh xắn, dễ thương, toát
lên vẻ phúc hậu của một cô gái thôn quê. Bên cạnh đó, diện mạo của Vạn tóc mai cũng
được chú ý khắc họa: “một thiếu niên mặt mũi võ vàng, hai bên tai có bộ tóc mai rất to,
cái đầu tóc hung hung đỏ và quăn quăn…”. Qua đó, cho thấy được tính cách của nhân vật
này, đó là một người trưởng giả và có phần thô kệch.
Không giống như các nhà văn hiện thực phê phán khác, Vũ Trọng Phụng không có
ý thức tô đậm chân dung nhân vật. Nhân vật trong tác phẩm của ông chỉ hiện lên qua vài
nét chấm phá nhưng vẫn rất sinh động và rõ nét. Thông qua ngoại hình nhân vật, người
đọc sẽ hiểu được phần nào tính cách, nội tâm của nhân vật ấy. Nếu nội tâm, tính cách thay
đổi thì ngoại hình nhân vật cũng biến đổi theo. Đây là một trong những yếu tố góp phần
tạo nên nét cá tính hóa trong nghệ thuật khắc họa nhân vật điển hình của tiểu thuyết
Giông tố của Vũ Trọng Phụng.
3.2. Ngôn ngữ
Ngôn ngữ nhân vật là lời nói của nhân vật trong tác phẩm. Mỗi nhân vật có một
ngôn ngữ mang đặc điểm riêng, có “lời ăn tiếng nói” riêng, lời nói đó phản ánh kinh
nghiệm sống cá nhân, trình độ văn hóa, tư tưởng, thị hiếu…
Ngôn ngữ nhân vật được coi là một đối tượng miêu tả, cá tính hóa trở thành một
yêu cầu thẩm mỹ. Ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng là
18

ngôn ngữ sống động của cuộc đời nhờ sự am hiểu sâu sắc nhiều hạng người khác nhau
trong xã hội 1930-1945. Chẳng hạn như ngôn ngữ của các nhân vật: Nghị Hách, Long,
Thị Mịch, Tú Anh… Ngôn ngữ nhân vật được biểu hiện qua các phương diện sau:
3.2.1. Ngôn ngữ đối thoại
Ngôn ngữ đối thoại là sự giao tiếp qua lại (thường là giữa hai phía) trong đó sự chủ
động và sự thủ động được chuyển đổi luân phiên từ phía này sang phía kia. Mỗi phát

ngôn đều được kích thích bởi phát ngôn có trước và là sự phản xạ lại phát ngôn ấy. Yếu tố
đối thoại không chỉ tạo nên bởi lời nói mà còn từ nét mặt, cử chỉ của người trò chuyện.
Tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng có nhiều đoạn đối thoại và mỗi đoạn
mang một sắc thái thể hiện khác nhau. Qua đó, phần nào bộc lộ được bản chất của từng
nhân vật thông qua hệ thống ngôn ngữ mà ông sử dụng. Đối thoại trong Giông tố rất sinh
động. Chẳng hạn như Nghị Hách, Long, Thị Mịch, Tú Anh,…
Nghị Hách là đại diện cho giai cấp thống trị trong xã hội lúc bấy giờ. Hắn là một
nhà tư bản tàn nhẫn, ác độc, dâm ô,… nên qua những lời đối thoại của hắn, Vũ Trọng
Phụng muốn cho chúng ta thấy rõ bản tính tự đắc, hãnh tiến lẫn với chất lưu manh của
một gã vô học. Đây là cuộc đối thoại giữa hai cha con Nghị Hách và Tú Anh: “-Thế mày
lên có việc gì?.../-Xin ông hãy đọc xem người ta nói gì đây!/-Những thằng làm báo là
những thằng nói láo! Mày mà cũng cũng đi tin…/-Không! Thưa ông! Người ta nói
thật!...” [2; tr. 202]
Đoạn đối thoại trên, ta thấy Nghị Hách là kẻ gây ra tội lại luôn tìm cách chạy tội
bằng những lí lẽ không thể chấp nhận được như “Lúc xe ăng ban tao buồn, gọi nó lại…
Tao đã trả nó năm đồng(…)Ô hay! Sao mày dở hơi thế? Thì tao mua con bé ấy làm hầu
là cùng chứ gì?” [2; tr.203]. Hoặc cuộc đối thoại giữa Nghị Hách và huyện Liên, Nghị
Hách dùng những lời xu nịnh, chạy chọt “Thưa ngài(…)bẩm quan lớn” [2; tr.229] lại vừa
răng đe bằng quyền lực “Thưa quan lớn, đến quan tổng đốc và quan công sứ tỉnh nhà
cũng không nỡ xử tôi như thế(…)Chúng tôi xin nói thật rằng chúng tôi không thua cái
kiện này đâu. Nghĩa là việc lên đến quan sứ, thì chúng tôi chỉ hơi hiền lòng mà thôi, chứ
thua thì không có thể” [2; tr.229-231].
Ngôn ngữ nhân vật cũng thay đổi khi địa vị xã hội thay đổi. Lúc trước, khi Mịch là
một cô thôn nữ, lời ăn tiếng nói của Mịch ngây thơ, chất phác, hiền lành. Cô trả lời Nghị
19

Hách khi hắn hỏi mua rạ bằng những lời thưa bẩm, lễ phép “…Bẩm quan…con xin quan
lớn…cảm ơn quan lớn” [2,tr. 177]. Khi trở thành nạn nhân trong tủi nhục, ngôn ngữ của
Mịch vẫn là thứ ngôn ngữ bình dân, trong sáng của một cô gái quê mộc mạc, chân chất:

“-Anh Long ơi, tôi xin lỗi anh./-Lạy anh, anh tha cho, tôi xấu hổ quá./-Thưa anh, tôi
không dám nhìn mặt anh nữa./-Tôi chỉ sợ vì những nỗi bất hạnh của tôi mà anh đem lòng
rẻ rúng tôi. Cho nên tôi tủi thân, tôi giận đời, tôi chỉ muốn chết quách đi cho xong” [2;
tr.224-225]. Hoàn cảnh thay đổi, ngôn ngữ của cô cũng thay đổi theo, khi trở thành một
người giàu có thì giọng nói lại chủ động, cứng cõi, hằng học, ghê gớm: “Hay chính anh
tham vàng phụ ngãi? Hay tại cô Tuyết đẹp hơn con bé quê mùa này? Anh phụ tôi hay tôi
phụ anh? Ai biết? Thật khó mà biết được ai phụ ai nhỉ?” [2; tr.405].
Cũng giống như Mịch, ngôn ngữ của Long cũng thay đổi theo hoàn cảnh, đó là
ngôn ngữ của một người biến chất. Trước đây, anh cũng đã từng dành cho Mịch những lời
âu yếm, thiết tha của một thanh niên có học: “Có phải tại Mịch đâu mà anh lạ rẻ rúng
Mịch được” [2; tr.225]. “Mịch không nghĩ đến công cha nghĩa mẹ nữa à, Mịch không
nghĩ đến người chồng của Mịch rất yêu thương Mịch, có thể chết được nếu Mịch chết à”
[2; tr.224]. Rồi Long cũng thay đổi theo hoàn cảnh, những lời nói thương yêu, lối xưng hô
tình cảm dịu dàng không còn trong Long nữa khi hai người hiểu lầm nhau “Mịch, em ễnh
ruột ra đấy à?” [2; tr.325]. “Con khốn nạn, mày có lên ngay đây không?” [2; tr.362]. Rơi
vào bi kịch, lời lẽ anh chàng trở nên cọc cằn, thiếu văn hóa, khi thì hặm hực căm tức, khi
thì gay gắt: “Thằng này phụ cô, thằng này phụ tình mà thằng này đã mất ăn mất ngủ, lúc
nào cũng bị dao đâm vào ruột, mà cô lại bình yên như thế này? Ai phụ cô? Hở? Con đĩ
rạc! Đồ khốn nạn!...Tao làm gì? Mịch tao làm gì mà mày phụ tao? Nói! Nói mau! Nói!”
[2; tr.403-404]. Hay “Thế còn cô? Thế sao lúc đó thì cô vui mừng như bắt được của rồi
nhân lời ngay tức khắc? Sao thế? Sao thế, hở đồ chó! Đứa nào tham của, thấy vàng phụ
ngãi…?” [2; tr.404-405].
Như vây, tổ chức xây dựng đối thoại chính là sở trường của Vũ Trọng Phụng. Đối
thoại giữa các nhân vật trong Giông tố rất giàu kịch tính. Ông đã đặt nhân vật của mình
vào các mối quan hệ phức tạp với những tác động và va chạm lẫn nhau. Qua đó, gây được
bất ngờ, hứng thú cho người đọc; đồng thời, làm nổi bật khía cạnh nào đó trong tính cách
nhân vật.
20

3.2.2. Ngôn ngữ độc thoại
Ngôn ngữ độc thoại là những phát ngôn của nhân vật nói với bản thân mình, trực
tiếp phản ánh quá trình tâm lý bên trong, là kiểu độc thoại thầm, mô phẩm hoạt động suy
nghĩ-xúc cảm của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó. Đối thoại độc thoại là
phương thức truyền đạt tư tưởng, tình cảm, nhờ thế nhà văn có thể miêu tả được hoạt
động của cả ý thức lẫn vô thức của nhân vật. Ngôn ngữ độc thoại là những dòng suy nghĩ
của nhân vật nói với chính bản thân mình, do không yêu cầu được đáp lại ngay tức khắc,
được thực hiện một cách tự do.
Tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng đặc biệt chú ý đến việc thể hiện ngôn ngữ nội tâm
nhân vật. Trong Giông tố, độc thoại nội tâm được sử dụng phổ biến ở các nhân vật tha
hóa. Ý đồ nghệ thuật của tác giả là muốn bộc lộ nỗi trăn trở của nhân vật về cái tốt và cái
xấu, lí giải nguyên nhân xã hội của quá trình tha hóa.
Thị Mịch cũng có những đoạn độc thoại nội tâm thể hiện những suy tư thầm kín
của mình. Chẳng hạn, ở chương V đoạn Mịch trong nhà thương tự oán trách bản thân
“Trời đất ơi, thì ra vì mình dại dột và tham lam”; “Cô thấy hồng nhan bạc mệnh, thấy
đời là độc ác vô cùng…” “Mịch bàng hoàng run sợ, kéo chăn trùm kín đầu. Cô nghĩ đến
đêm ấy…vì ngây thơ để cho con dê già bôi dầu vào trán, vào cổ.” “Vì chẳng bao gờ
Mịch lại tưởng tượng ra rằng lại có thể có một người bằng tuổi bố mình…và người ở
đằng sau xe nữa.” Nghĩ đến Long “Nếu anh ấy hiểu cho thương cho thì chẳng nói làm
gì…Trời ơi nhục!” Hay nỗi uất giận của Mịch đối với dư luận làng Quỳnh Thôn (Chương
XI); sự phẫn uất, hằn học mà cay đắng của Mịch trong dòng suy tư bất tận (Chương
XVIII). Hoặc “Oán giận mẹ, căm tức bố và nghĩ đến Long”; “Mịch ước ao một sự phi
thường gì dun dủi cho Long có can đảm đương lúc đêm hôm,…”; “Những đêm khuya
chợt thức giấc…Mịch trong thâm tâm đã cảm thấy đử hết mọi nỗi chán chường của người
bị cảnh ngộ ép duyên…” (Chương XXII). Mịch hay suy tư về thân phận, về nỗi khổ của
mình, về người thân. Qua những lời độc thoại nội tâm của Thị Mịch, chúng ta thấy tác giả
đặt nhân vật vào chiều sâu liên tưởng với những suy nghĩ chuyển từ sự kiện này sang sự
kiện khác với những sự ám ảnh, hoài niệm…

21

Nhân vật Long cũng có những đoạn độc thoại nội tâm, Long luôn nghĩ về lòng thừ
hận, nguyên nhân làm cho con người thay đổi, những cái tốt và cái xấu xa trong xã hội.
Qua những lời độc thoại nội tâm của Long, tác giả cho chúng ta hiểu được những suy
nghĩ của anh về ông đồ Uẩn, Mịch, sự đời,…Có thể tư tưởng của tác giả đã gửi gắm khá
nhiều vào lời độc thoại nội tâm ấy. Ông để cho nhân vật nói lên những trăn trở, đau đớn
của mình, nói bằng giọng điệu của mình trong những suy tư không dứt “Khi Long nhìn
thấy ông đồ Uẩn ngồi vắt véo trên xe nhà Tú Anh mới tậu cho Mịch..có vẻ dương dương
tự đắc, ngạo mạn quá” ; “Chao ôi, ông đồ Uẩn - một người xưa kia như thế mà bây giờ
như thế!...” “Cuộc đời này có còn à cuộc đời hay hông? Hay là Long đã ngủ mê”
(Chương XXIV) “Ô hay, sao ta lại khổ thế này? Sao ta lại không đủ một chút tàn lực để
yêu nữa? Hay là ta đã yêu Mịch quá?” (Chương XX). Lá thư của Long gửi cho Tú Anh
(Chương XIII) “Tại sao Mịch cầm của Nghị Hách cái giấy năm đồng…Ấy đó những câu
hỏi cứ làm khổ mãi Long” (Chương XVI).
Với những nạn nhân tha hóa như Mịch, Long; Vũ Trọng Phụng đã coi tâm lý con
người là một đối tượng quan trọng. Ông đã đặc biệt quan tâm theo dõi diễn biến tâm lý và
đi sâu phân tích một cách có ý thức. Nhà văn đã thể hiện và khám phá thành công những
góc tối, những giằng xé đau đớn của nhân vật qua những lời độc thoại nội tâm.
Nếu như đối thoại là phổ biến, đồng đều trong các nhân vật thì độc thoại nội tâm
thường tập trung ở một số nhân vật nạn nhân tha hóa như Long và Mịch. Những nhân vật
này thường hay đối diện với chính mình, tự đặt câu hỏi, rồi tự trả lời. Giằng xé, trăn trở
trước bao tấn bi kịch dồn đẩy, đến một lúc nào đó, ngoảnh nhìn lại, họ chợt nhận ra rằng
con người mình từ vẻ ngoài đến bên trong thay đổi một cách nhanh chóng, đáng sợ.
Chính Long là người ngạc nhiên trước sự biến đổi của ông đồ Uẩn, của Mịch và chính
bản thân mình: “Nào phải tìm ai để mà kinh ngạc nữa, Long cứ đem ngay long ra đã thừa
đủ…mà Long có hiểu”. Còn tâm trạng của Mịch sau hồi ức về dục vọng chưa được thỏa
mãn. Cô đã khát khao ngoại tình bằng tinh thần với những người qua đường. Rồi hình ảnh
của Long bị lôi kéo vào những cơn khát thèm của Mịch vừa để thỏa mãn, vừa để trả thù.
Nhưng ngay sau đó, Mịch lại tự vấn lương tâm, tự phê phán mình: “Mịch cũng ngạc

nhiên vì mình thay đổi nhanh chóng quá”. Họ tự phê phán rồi ại tự tìm cách biện hộ cho
bản thân, tự lừa dối mình rồi chấp nhận cuộc sống tha hóa ấy. Họ cứ mặc nhiên phó thác
22

cho định mệnh hủy hoại cuộc đời mình, Mịch trở thành thiếu phụ dâm đãng còn Long trở
thành quả bóng trong chân người khác, thành con rối cho cuộc đời giật dây. Lao vào ăn
chơi trác táng và cuối cùng tự kết thúc cuộc đời mình sau cơn thác loạn.

23

KẾT LUẬN
Vũ Trọng Phụng là một trong những nhà văn lớn của nền Văn học Việt Nam hiện
đại. Dù cuộc sống của ông quá ngắn ngủi nhưng với 9 cuốn tiểu thuyết, ông đã khẳng
định được vị trí của mình trong nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Ông là nhà văn hiện
thực kiệt xuất. Tác phẩm của ông là chiếc gương soi, phản ánh một cách độc đáo, sắc nét,
chân thực bức tranh cuộc sống của xã hội 1930-1945. Nó có giá trị như một nhân chứng
của thời đại.
Trong văn học hiện thực phê phán của nước ta trước Cách mạng, Giông tố của Vũ
Trọng Phụng có một giá trị hiện thực rõ nét. Cuốn tiểu thuyết đã phản ánh những xung
đột căng thẳng, giàu kịch tính. Vũ Trọng Phụng đã đi sâu vào mặt trái của xã hội, phơi
bày cái xấu xa, bỉ ổi cho mọi người trông thấy. Ông đã xây dựng nên điển hình Nghị
Hách sống mãi trong lòng người đọc. Đây là một ưu điểm nổi bật của ông, đủ giành cho
ông một địa vị xứng đáng trong trào lưu văn học hiện thực phê phán.
Như vậy, với những kết quả nhất định đã đạt được trong quá trình nghiên cứu.
Người nghiên cứu hy vọng sẽ góp một phần nhỏ để khẳng định thêm vai trò, vị trí của
nhân vật trong tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng. Đồng thời, khẳng định tài năng
của Vũ Trọng Phụng trong trào lưu văn học hiện thực phê phán nói chung, trong thể loại
tiểu thuyết hiện thực giai đoạn 1930-1945 nói riêng.

24