Nhân vật phụ trong lặng lẽ Sa Pa là ai

Phân tích hình tượng các nhân vật trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long và qua đó hãy nêu suy nghĩ về nhan đề của truyện

MB:

– Nguyễn Thành Long là cây bút chuyên viết về truyện ngắn và kí. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là kết quả của chuyến đi công tác lên Lào Cai của tác giả trong mùa hè năm 1970.

– Truyện viêt về một miền đất lặng lẽ, chỉ có cỏ gai và sương mù. Nhưng qua việc tìm hiểu về cuộc sổng, công việc của những người dân lao động ở nơi đây, ta có thể thấy Sa Pa không hề lặng lẽ. Nhan đề của tác phẩm gợi ra nhiều suy nghĩ thú vị.

TB:

1. Phân tích hình tượng các nhân vật

a. Hình tượng anh thanh niên

+ Anh thanh niên là nhân vật chính của truyện, một chàng trai 26 tuổi sống trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, làm công tác khí tượng thủy văn kiêm vật li địa cầu.

+ Chàmg trai sống có lí tưởng, có quan niệm sống đúng đắn, đáng trọng, nguyện cống hiển tuổi trẻ, hoài bão cho công cuộc xây dựng đất nước.

+ Chàng trai nghiêm túc trong công việc, say mê nghề nghiệp, một mình trên đỉnh núi cao lạnh giã nhưng vẫn luôn tìm thấy niềm vui và ý nghĩa trong công việc.

+ Anh còn là người cởi mờ, có tâm hồn nhạy cảm, luôn biết quan tâm, chăm lo cho người khác…

+ Anh thanh niên cũng như bao người lao động khác (ông kĩ sư lai giống cây su hào, đồng chí nghiên cứu khoa học làm bản đồ sét..) trên mảnh đất Sa Pa, họ đang ngày đêm miệt mài lao động cống hiến cho đất nước một cách âm thầm, lặng lẽ. Chính những công việc âm thầm lặng lẽ của họ làm cho Sa Pa lặng lẽ mà không hề lặng lẽ.

b. ông Họa sĩ

+ Tác giả không dùng cách kể chuyện ở ngôi thứ nhất nhưng hầu như đã nhập cái nhìn và suy nghĩ của mình vào nhân vật ông họạ sĩ để quan sát và miêu tả nhân vật chính của truyện – anh thanh niên.

– Ổng họa sĩ vô cùng xúc động và bối rối ngay từ phút đầu tiên gặp anh thanh niên. Ông muốn ghi lại hình ảnh của anh bằng những nét bút kí họa (“Người con trai ấy đáng yêu thật nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh đã suy nghĩ..)

+ Những xúc cảm, suy tư của ông họa sĩ về người thanh niên và công việc của anh càng giúp ta cảm nhận sâu sắc hơn về đẹp của hình tượng và chiều sâu tư tưởng tác phẩm.

c. Cô kĩ sư

+  Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên và những câu chuyện của anh đã khiến cô vô cùng bàng hoàng. Cô đã hiểu thêm vẻ cuộc sống dũng cảm của anh thanh niên, về thế giới của những con người  như anh và quan trọng hơn nữa là cô đã hiểu, đã tin hơn vào con đường mà mình đã chọn.

+ Cô thấy dấy lên trong lòng tình cảm biết ơn anh thanh niên.

+ Đó là sự bừng dậy của tình cảm lớn lao, cao đẹp khi người ta gặp được những ánh sáng đẹp đẽ tỏa ra từ cuộc sống và tâm hồn của người khác.

– Những nhân vật khác: Những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ được giới thiệu gián tiếp (thông qua lời anh thanh niên) nhưng cũng góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm.

+ Ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa hàng ngày ngồi trong vườn quan sát chăm chú cách lấy mật của ong, tự tay thụ phấn cho hàng vạn cây su hào để hạt giống làm ra tốt hơn.

+ Anh cán bộ nghiên cứu đã mười một năm ròng túc trực chờ sét để lập bản đồ sét tìm tài nguyên cho đất nước.

– Họ chính là những người lao động miệt mài, lặng lẽ mà khẩn trương vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống của mọi người

2. Ý nghĩa nhan đề của truyện

Nhan đề Lặng lẽ Sa Pa là một nhan đề đậm chất trữ tình. Nhan đề trước hết gợi lên vẻ đẹp của một miền đất với phong cách thiên nhiên đầy thơ mộng, là nơi lí tưởng để nghỉ ngơi, thư thái.

– Nhan đề còn gợi lên vẻ đẹp của một cuộc sống bình dị với hình ảnh những con người sống và làm việc trong cái lặng lẽ, lạnh lẽo của Sa Pa mà không hề cô độc.

– Nhan đề góp phần bộc lộ tư tưởng chủ đề của truyện: Sa Pa lặng lẽ mà không hề lặng lẽ. Trong cái lặng im của Sa Pa luôn có những con người làm việc và lo nghĩ cho đất nước.

KB:

– Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa đã ca ngợi và khẳng định những con người hi sinh quên mình vì đất nước, nhân dân, lặng lẽ lao động, cống hiến cho Tố quốc, cho cuộc đời.

– Câu chuyện khiến người đọc, nhất là những độc giả trẻ tuổi phải thực sự suy nghĩ về cuộc sống, về lí tưởng, về những gì mình đã và sẽ làm cho đất nước, cho xã hội.

Đua top nhận quà tháng 4/2022Đại sứ văn hoá đọc 2022

Nhân vật phụ trong lặng lẽ Sa Pa là ai
Đặt câu hỏi

GỢI Ý 1

Các nhân vật phụ trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đều có đặc điểm chung là yêu nghề, biết cống hiến vì tổ quốc 

- Ông họa sĩ: đã đến tuổi về hưu (nhiều năm cống hiến cho quê hương đất nước) nhưng vẫn còn say mê nghề nghiệp. Ông không chịu nghỉ hưu mà xin đi thực tế ở vùng cao để sáng tác. Đây là người có vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng. Gặp anh thanh niên ông có sự đồng cảm và tìm ra ngay nguồn cảm hứng sáng tác.

Nhân vật phụ trong lặng lẽ Sa Pa là ai

- Cô kĩ sư nông nghiệp trẻ đẹp, có người yêu ở thành phố và người yêu cô lo được cho công việc của cô ở thành phố khi cô ra trường. Nhưng cô lại tình nguyện nhận công tác ở vùng cao -> cô có bản lĩnh sống đẹp, sống vì lì tưởng của thanh niên trong thời đại Hồ Chí Minh. Vì vậy, khi được tiếp xúc và trò chuyện với anh thanh niên thì cô đã giải tỏa được những băn khoăn, day dứt và yên tâm hơn với quyết định của mình, tìm ra được giá trị đích thực của cuộc sống

- Bác lái xe: công việc rất bình thường nhưng đây là công việc có ý nghĩa. Ngày ngày bác không chỉ lo đưa đón khách mà còn đem niềm vui lại cho nhiều người. Dù tuổi cao nhưng bác vẫn yêu nghề, vẫn vững tay lái trên đoạn đường đèo dốc 

-Trong văn bản còn xuất hiện những nhân vật gián tiếp như: anh kĩ sư vườn rau dưới Sa Pa, nhà nghiên cứu lập bản đồ sét ở nước ta. Trong đó anh kĩ sư vườn rau thì ngày ngày ngồi rình xem cách ong thụ phấn cho su hào rồi sau đó tự mình làm thay cho đàn ong để cây su hào cho nhiều quả ngon ngọt phục vụ nhân dân miền bắc. Còn người nghiên cứu lập bản đồ sét thì trong 11 năm không 1 ngày xa cơ quan -> ca ngợi tập thể những con người lao động khoa học thầm lặng có ích cho đời để tiền hành chiến đấu chống Mỹ ở miền Nam.

GỢI Ý 2

a. Nhân vật anh thanh niên:

Đây là nhân vật chính của truyện. Tuy nhiên tác giả không cho nhân vật xuất hiện ngay từ đầu mà chỉ gián tiếp qua lời giới thiệu rất ấn tượng của bác lái xe (rằng anh ta là “một trong những người cô độc nhất thế gian”, rằng anh ta rất “thèm người” và nếu họa sĩ đến gặp thì thế nào “cũng thích vẽ”; sau đó xuất hiện trực tiếp qua cuộc gặp gỡ, trò chuyện với các nhân vật khác trong khoảng thời gian ngắn ngủi (ba mươi phút). Chỉ 30 phút nhưng cũng đủ để những người tiếp xúc kịp ghi một ấn tượng – kịp để ông họa sĩ thực hiện bức kí họa chân dung, kịp để cô kỹ sư bàng hoàng và có những cái gì đó như hàm ơn về anh. Rồi dường như anh lại khuất lấp vào trong mây mù bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thuở của núi cao Sa Pa. Và mọi người thấm thía điều mà nhà văn muốn nói: Trong cái im lặng của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.

-> Với cách dựng truyện như thế, anh thanh niên được hiện ra qua sự nhìn nhận, đánh giá của các nhân vật khác: bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư. Qua cách nhìn nhận và cảm xúc của mỗi người, nhân vật anh thanh niên càng thêm rõ nét và đáng mến hơn. 

=> Chỉ bằng một số chi tiết và anh thanh niên chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc của truyện, nhưng tác giả đã phác hoạ được chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa của công việc.

=> Anh thanh niên là hình ảnh tiêu biểu cho những con người ở Sa Pa, là chân dung con người lao động mới trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

b. Nhân vật ông họa sĩ:

- Tuy không dùng cách kể ở ngôi thứ nhất nhưng hầu như người kể chuyện đã nhập vào cái nhìn và suy nghĩ của nhân vật ông họa sĩ để quan sát và miêu tả từ cảnh thiên nhiên đến nhân vật chính của chuyện. Từ đó, gửi gắm suy nghĩ về con người, về nghệ thuật.

- Ngay từ những phút ban đầu gặp gỡ anh thanh niên, bằng sự từng trải nghề nghiệp và niềm khao khát của người nghệ sĩ đi tìm đối tượng của nghệ thuật, ông đã xúc động và bối rối.

- Ông muốn ghi lại hình ảnh anh thanh niên bằng nét bút kíhọa và “người con trai ấy đáng yêu thật nhưng làm cho ông nhọc quá”. Những xúc cảm và suy tư của nhân vật ông họa sĩ về người thanh niên và về những điều khác nữa được gợi lên từ câu chuyện của anh làm cho chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp và tạo nên chiều sâu tư tưởng.

c. Nhân vật cô kĩ sư:

Nhân vật phụ trong lặng lẽ Sa Pa là ai

- Đây là cô gái dám rời Hà Nội, bỏ lại sau lưng “mối tình đầu nhạt nhẽo” để lên công tác ở miền cao Tây Bắc. Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên, những điều anh nói, câu chuyện anh kể về những người khác đã khiến cô “bàng hoàng”, “cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế giới những con người như anh mà anh kể, và về con đường cô đang đi tới”. Nhờ cái “bàng hoàng” ấy, cô mới nhận ra mối tình của mình bấy lâu nay nhạt nhẽo biết bao, cuộc sống của mình lâu nay tầm thường biết bao, thế giới của mình lâu nay nhỏ bé biết bao! Khoảnh khắc bàng hoàng ấy chính là sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao, cao đẹp khi người ta bắt gặp được những ánh sáng đẹp đẽ toả ra từ cuộc sống, từ tâm hồn người khác.

- Cùng với sự bàng hoàng ấy là “một ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô gái. Không phải chỉ vì bó hoa rất to sẽ đi theo cô trong chuyến đi thứ nhất ra đời. Mà vì một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô”. Cuộc gặp gỡ đã khơi lên trong tâm tư cô gái trẻ những tình cảm và suy nghĩ mới mẻ, cao đẹp về con người, về cuộc sống. Qua tâm tư của cô gái, ta nhận ra vẻ đẹp và sức ảnh hưởng của nhân vật anh thanh niên.

d, Bác lái xe:

- Bác lái xe là nhân vật xuất từ đầu truyện, nhưng cũng kịp thể hiện những nét đẹp trong tính cách. Là người rất yêu công việc, suốt 30 năm trong nghề lái xe mà vẫn luôn giữ được tính cởi mở, niềm nở có trách nhiệm với công việc, nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên và con người. Bác lái xe là cầu nối giữa anh thanh niên và cuộc đời (mua sách cho anh, dừng xe dưới chân đồi để anh trò chuyện, giới thiệu những người bạn mới cho anh). Bác lái xe cũng là người dẫn dắt truyện, kích thích sự tò mò của ông họa sĩ và cô kĩ sư về anh thanh niên – người cô độc nhất thế gian, người rất “thèm người”.

=> Qua cảm xúc, suy nghĩ và thái độ cảm mến của bác lái xe, cô kĩ sư, ông họa sĩ, hình ảnh anh thanh niên được hiện ra càng rõ nét và đẹp hơn. Chủ đề của tác phẩm mở rộng thêm và gợi ra nhiều ý nghĩa. Bức chân dung nhân vật chính như được soi rọi nhiều luồng ánh sáng khiến nó thêm rạng rỡ và ánh lên nhiều màu sắc.