Những trường hợp nào hủy bỏ hợp đồng thuê nhà mà không phải bồi thường?

Hủy bỏ hợp đồng không phải là một khái niệm quá xa lạ đối với mỗi người. Tuy nhiên hiểu thế nào cho đúng và đầy đủ nhất về hủy bỏ hợp đồng, những điều cần chú ý về các trường hợp được hủy bỏ hợp đồng thuê nhà mới nhất 2020.

Hủy bỏ hợp đồng là gì?

​Hợp đồng là một cam kết với sự có mặt của hai hoặc nhiều bên pháp nhân về một giao dịch hoặc thỏa thuận nào đó được tuân thủ theo các quy định và điều luật của Pháp luật. Hợp đồng được thực hiện với 2 hình thức là bằng văn bản hay bằng lời nói với sự chứng kiến của bên thứ 3 là người làm chứng.

Biên bản hủy hợp đồng: Hủy bỏ hợp đồng là gì?

Như vậy thì hủy bỏ hợp đồng chính là việc hai bên (A và B) thực hiện hành động để chấm dứt việc thực hiện thỏa thuận/giao dịch trước đó. Hủy bỏ hợp đồng được đề cập rất rõ theo điều 423 của Bộ luật Dân sự năm 2015, theo đó hủy bỏ hợp đồng khi xảy ra các tình huống dưới đây:

  • Một bên (bên A hoặc bên B) đã vi phạm hợp đồng bằng cách không theo một trong các thỏa thuận ban đầu mà hai bên đã đặt ra.
  • Một bên (bên A hoặc bên B) đã không làm tròn nghĩa vụ của mình khiến cho bên kia không đạt được mục đích ban đầu của việc hai bên tham gia ký kết hợp đồng. Khi đó, bên bị thiệt hại do hợp đồng không được thực hiện đúng các thỏa thuận như dự kiến sẽ có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bên còn lại phải bồi thường thiệt hại.

Những điều cần chú ý về hủy hợp đồng thuê nhà

Điều cần chú ý nhất trong biên bản hủy bỏ hợp đồng thuê nhà đó chính là các trường hợp hủy bỏ hợp đồng.

Các trường hợp được hủy bỏ hợp đồng

Các trường hợp hủy bỏ hợp đồng được đề cập rất chi tiết trong bộ luật Dân sự 2015 từ điều 424 đến điều 426.

Đây là bộ luật được ban hành vào ngày 24 tháng 11 năm 2015, bộ luật có nhiều nội dung đề cập tới các vấn đề khác nhau như: xác lập, bảo vệ các quyền dân sự, thể hiện và bày tỏ năng lực pháp luật dân sự của các cá nhân, pháp nhân trong các mối quan hệ với nguyên tắc bình đẳng, tự do ý chí. Các bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về các điều luật trong bộ luật dân sự liên quan tới các trường hợp hủy bỏ hợp đồng (từ điều 424 đến điều 426).

Theo bộ luật Dân sự 2015 có 3 trường hợp được hủy bỏ hợp đồng đó là:

Hủy bỏ hợp đồng khi một trong hai bên chậm thực hiện nghĩa vụ (điều 424/Luật Dân sự 2015)

Chúng ta hiểu rằng việc chậm thực hiện nghĩa vụ quân sự chính là việc một bên không chịu thực hiện hoặc chậm chạp trong việc thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận trước trong hợp đồng với thời gian quy định rõ ràng. Và khi điều này xảy ra bên còn lại hoàn toàn có quyền hủy bỏ hợp đồng ký kết giữa hai bên.

Hủy bỏ hợp đồng do ít nhất một trong các bên không có khả năng thực hiện nghĩa vụ (điều 425/Luật dân sự 2015)

Khi một trong hai bên vì điều kiện và một số lý do nào đó không thể thực hiện được một phần hoặc là toàn bộ các nội dung và điều khoản trong hợp đồng, khiến hợp đồng không đạt được mục đích, gây ra thiệt hại cho bên còn lại thì bên còn lại hoàn toàn có khả năng yêu cầu hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bên gây thiệt hại bồi thường.

Hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp tài sản bị mất hoặc bị hư hỏng (điều 426/Luật dân sự 2015)

Một trong hai bên, chẳng hạn bên A đã làm mất hoặc gây hư hỏng về tài sản - đối tượng hợp đồng của cả hai bên, thì bên B hoàn toàn có quyền yêu cầu bên A hủy bỏ hợp đồng, và yêu cầu bên A bồi thường thiệt hại của đối tượng hợp đồng với khoản tiền ngang bằng với giá trị của tài sản đã mất/hư hỏng, hoặc theo thỏa thuận mà cả hai bên đều đồng ý.

Bài viết trên đây đã tìm hiểu về những điều cần chú ý về biên bản hủy hợp đồng thuê nhà. YouHomes mong rằng sẽ mang lại cho bạn đọc những thông tin bổ ích.

Phạm Thị Loan

banner-news/ck-chothue-pc.png

  • RCW 59.18.200
  • RCW 59.18.220

Việc hủy bỏ hợp đồng thuê nhà là khác với việc trục xuất. Hủy bỏ hợp đồng thuê nhà có nghĩa là người chủ nhà chấm dứt hợp đồng cho thuê và yêu cầu người thuê dọn ra khỏi đơn vị cho thuê. Người thuê có thể bị hủy bỏ hợp đồng thuê và dọn ra khỏi nhà mà không bị trục xuất. Trục xuất là việc đưa đơn kiện trên tòa án và thủ tục diễn ra sau đó để đuổi người thuê ra khỏi nhà nếu người đó không chịu dọn ra.

Người thuê nhà theo tháng phải được thông báo bằng văn bản ít nhất là 20 ngày trước ngày thuê cuối cùng khi chủ nhà có ý định hủy bỏ hợp đồng thuê nhà. Thông báo trước 20 ngày như vậy đôi khi còn được gọi là thông báo “không nêu lý do”. Tại hầu hết các thành phố trong tiểu bang Washington, người chủ cho thuê không cần phải đưa ra lý do vì sao họ yêu cầu người thuê dọn ra, và hiện tại luật Washington không đề cập đến quyền gia hạn. Nếu người thuê nhà nhận thông báo trước 20 ngày về việc phải dọn ra mà không thực hiện trong vòng 20 ngày đó, như vậy người thuê nhà trở thành người ở lai căn hộ lâu hơn pháp luật cho phép và người chủ cho thuê có thể nộp đơn kiện để trục xuất họ.

Có một ngoại lệ đối với quy tắc tổng quát này, đó là quy định Trục Xuất Phải Có Lý Do Chính Đáng tại Thành Phố Seattle. Quy định này đòi hỏi người chủ cho thuê phải nêu một ‘lý do chính đáng’ mới được trục xuất hoặc hủy bỏ hợp đồng của những người thuê theo tháng. Để xúc tiến việc ổn định nhà ở, Hiệp Hội Người Thuê Nhà muốn thấy tất cả người thuê nhà trong tiểu bang Washington đều được bảo vệ bởi quy định Trục Xuất Phải Có Lý Do Chính Đáng. Để biết thêm chi tiết, xem phần Các Nguồn Trợ Giúp Dành Cho Người Thuê Nhà.

Những người thuê nhà có hợp đồng thuê theo kỳ hạn phải dọn ra khỏi đơn vị cho thuê khi đã hết hạn, trừ phi thời gian thuê được gia hạn rõ ràng trong hợp đồng hoặc trong thỏa thuận trên văn bản với người chủ cho thuê. Theo luật pháp, kể cả quy định về Lý Do Chính Đáng, nếu bản hợp đồng không tự động chuyển sang thuê theo tháng và quý vị cũng không gia hạn thời gian thuê bằng cách khác thì người chủ cho thuê không cần thông báo trước về việc quý vị phải dọn ra khi hợp đồng hết hạn.

Chủ cho thuê không được hủy bỏ hợp đồng thuê nhà vì lý do kỳ thị hoặc trả thù. Luật pháp Tiểu Bang Washington cấm việc trả thù cũng như cấm việc kỳ thị dựa trên bất cứ tình trạng nào được luật pháp bảo vệ, như là chủng tộc, giới tính hoặc tình trạng khuyết tật. Tuy nhiên, vẫn cực kỳ khó để chứng minh việc quý vị bị trả thù hoặc kỳ thị, và ngay cả chứng minh được thì chưa chắc là đủ để chặn đứng được một vụ kiện đòi trục xuất quý vị. Nhớ thu thập càng nhiều giấy tờ chứng minh càng tốt. Các điều luật chống việc kỳ thị được chi phối bởi luật nhà ở công bằng tại khu vực của quý vị. Để biết thêm chi tiết, hãy nói chuyện với văn phòng dân quyền tại địa phương của quý vị. Xem phần Các Nguồn Trợ Giúp Dành Cho Người Thuê Nhà để biết thêm chi tiết.

Tenants Union Tenant Counselors are not attorneys, and this information should not be considered legal advice. Please read our full Tenant Union Disclaimer.

Trong thời gian thuê nhà, mặc dù các bên không được chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước thời hạn nhưng theo vẫn có một số trường hợp ngoại lệ sau đây:

- Bên thuê nhà: Bên cho thuê có các hành vi sau đây thì bên thuê nhà được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà: Không sửa nhà khi hư hỏng nặng; tăng giá bất hợp lý hoặc không báo trước theo thoả thuận...

- Bên cho thuê nhà: Bên thuê nhà có các hành vi như không trả tiền thuê từ 03 tháng trở lên; sử dụng nhà thuê không đúng mục đích; tự ý đục phá, cơi nới, cảo tạo nhà thuê; cho mượn, cho thuê lại mà không được bên cho thuê đồng ý; làm mất trật tự đã bị lập biên bản 03 lần mà không khắc phục...

Xem thêm...

Tuy nhiên, dù vì lý do gì và dù với bên thuê nhà hay bên cho thuê nhà thì vẫn phải đáp ứng thời gian báo trước quy định tại khoản 4 Điều 132 Luật Nhà ở năm 2014:

Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở phải thông báo cho bên kia biết trước ít nhất 30 ngày, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác; nếu vi phạm quy định tại khoản này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Như vậy, khi muốn chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước hạn thì phải đáp ứng điều kiện sau đây:

- Thực hiện theo thoả thuận của các bên nếu các bên có thoả thuận về việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà.

- Thông báo trước cho bên còn lại ít nhất 30 ngày về việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà. Nếu không sẽ phải bồi thường (khi có thiệt hại xảy ra vì không thông báo trước).

2. Có phải trả tiền cọc khi chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước hạn?

Do thuê nhà không phải trường hợp bắt buộc phải đặt cọc bởi đây chỉ là hành vi để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng thuê nhà.

Đồng thời, theo khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015, khi hợp đồng thuê nhà được thực hiện thì tiền cọc sẽ được trả lại cho người thuê hoặc được trừ vào tiền nhà. Tuy nhiên, thực tế, nhiều trường hợp tiền cọc bị người cho thuê giữ lại, chờ đến khi người thuê chấm dứt việc thuê nhà mới trả lại cho bên thuê.

Do đó, để xác định có phải trả tiền cọc khi chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước hạn không, hai bên cần căn cứ vào thoả thuận trước đó nêu trong hợp đồng thuê nhà và có thể xác định trong một số trường hợp sau đây tiền cọc có thể sẽ không được trả lại:

- Hai bên không đặt cọc trước khi ký hợp đồng thuê nhà.

- Hai bên thoả thuận không phạt cọc khi một trong hai bên chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước hạn.

- Tiền đặt cọc đã được trừ vào tiền thuê nhà ngay tháng sau đó khi người thuê chuyển vào ở trong nhà thuê.

- Cả hai bên cùng có lỗi hoặc có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan... theo quy định tại Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP...

Xem thêm: Đòi lại tiền đặt cọc thế nào khi chủ trọ không chịu trả?

3. Bồi thường thế nào khi chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước hạn?

Như quy định tại khoản 4 Điều 132 Luật Nhà ở, nếu một trong hai bên vi phạm quy định về báo trước thời gian chấm dứt hợp đồng thuê nhà mà gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.

Tuy nhiên, trước hết, các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức (tiền, hiện vật, thực hiện công việc), phương thức (một lần, nhiều lần). Nếu không thể thoả thuận được thì bên bị thiệt hại có thể khởi kiện ra Toà để yêu cầu bồi thường.

Về mức bồi thường thiệt hại, có thể xác định các loại thiệt hại như sau:

- Thiệt hại về tài sản: Lợi ích gắn với việc sử dụng, khai thác nhà thuê bị mất, bị giảm sút; chi phí để khắc phục thiệt hại do nhà thuê bị đòi trước hạn...

- Thiệt hại về sức khoẻ: Thu nhập thực tế bị mất/giảm sút do việc đòi lại nhà thuê trước hạn. Nếu không xác định được thì tính theo mức trung bình thu nhập của lao động cùng loại...

Ngoài ra, độc giả có thể tham khảo thêm bài viết: Chủ nhà lấy lại nhà trước thời hạn, đòi bồi thường thế nào?

Trên đây là giải đáp về việc bồi thường thế nào khi chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước hạn? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Những quy định người thuê nhà cần biết để bảo vệ quyền lợi