Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phong cách lãnh đạo

Các phong cách lãnh đạo bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào?

Bởi

Ai Nhi

-

August 24, 2021

Facebook

Twitter

Pinterest

WhatsApp

Linkedin

Tumblr

Các phong cách lãnh đạo đề cập đến hành vi đặc trưng khi chỉ đạo, hướng dẫn và quản lý đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp. Một phong cách lãnh đạo phù hợp sẽ giúp truyền cảm hứng và nhận được sự đồng thuận sâu sắc từ nhân viên, từ đó giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu chiến lược. Vậy phong cách lãnh đạo là gì? Các phong cách lãnh đạo bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết bên dưới nhé!

Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phong cách lãnh đạo
Các phong cách lãnh đạo bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào?

Mục lục

  • 1 Khái niệm lãnh đạo là gì?
  • 2 Các phong cách lãnh đạo bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào?
    • 2.1 Hoàn cảnh lịch sử môi trường công tác
    • 2.2 Môi trường đào tạo
    • 2.3 Tâm lý của nhà lãnh đạo
    • 2.4 Trình độ và năng lực của nhà lãnh đạo
  • 3 Kết luận

1. Khái niệm phong cách lãnh đạo là gì?

Phong cách lãnh đạo được xem là một phương thức hay cách thức giúp cho các nhà lãnh đạo đưa ra được những bản kế hoạch, phương hướng cũng như đặt ra mục tiêu thực hiện. Đồng thời thể hiện sự động viên kịp thời với toàn bộ nhân viên cấp dưới.

Dưới góc nhìn từ phía một nhân viên, phong cách lãnh đạo phần lớn sẽ được biểu hiện dựa vào các hành động rõ ràng hay ngụ ý từ lãnh đạo của họ. Phong cách lãnh đạo cũng chính là một yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả quản lý của các nhà lãnh đạo. Bên cạnh đó cũng ảnh hưởng tới tập hợp, thu hút những người điều hành đối với quá trình thực hiện những mục tiêu tổ chức đề ra.

2. Các phong cách lãnh đạo phổ biến

Phong cách lãnh đạo là gì? Có bao nhiêu loại phong cách lãnh đạo? Đây là những câu hỏi được nhiều người đặt ra. Theo như nghiên cứu, hiện nay có 3 phong cách lãnh đạo nổi bật đó là:

Phong cách lãnh đạo độc đoánPhong cách lãnh đạo tự doPhong cách lãnh đạo dân chủ

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về các phong cách lãnh đạo này nhé.

2.1. Phong cách lãnh đạo tự do

Phong cách lãnh đạo tự do là phong cách lãnh đạo mà khi đó các nhà quản lý thường chỉ giao nhiệm vụ hay vạch ra các kế hoạch chung cho nhân viên của mình, họ ít khi tham gia trực tiếp vào công việc. Nhân viên sẽ được giao khoán công việc và là người có quyền đưa ra những quyết định cũng như là người chịu các trách nhiệm về quyết định của mình đối với cấp trên.

Phong cách lãnh đạo tự do thường được áp dụng đối với trường hợp nhà quản lý có quá nhiều vấn đề cần được giải quyết và họ tin tưởng vào năng lực, khả năng phân tích vấn đề của nhân viên mình.

XEM THÊM: Hình ảnh Harry Potter đẹp, đảm bảo chất lượng dành cho các Fan

Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phong cách lãnh đạo

Ưu điểm

Tạo điều kiện làm việc độc lập cho nhân viên và giúp đảm bảo được hiệu quả công việc.Các nhà lãnh đạo sẽ có các công cụ tốt nhằm kiểm soát tiến độ thực hiện công việc của mỗi nhân viên.Đề cao tinh thần cá nhân, tinh thần hiệp đồng và trách nhiệm của nhân viên trong công việc.

Nhược điểm

Người lãnh đạo theo phong cách tự do và nhân viên thường dễ dàng buông thả, không theo nề nếp, kỉ luật. Điều này có thể dẫn tới kết quả của công việc không được ổn định.Nếu không kiểm soát tốt có thể dẫn đến một số xung đột trong tập thể.Năng suất thấp và người lãnh đạo thường xuyên vắng mặt.

Ví dụ về phong cách lãnh đạo tự do

Điển hình cho phong cách lãnh đạo tự do đó chính là phong cách lãnh đạo của Mai Kiều Liên, một CEO giỏi đã giúp đưa thương hiệu Vinamilk vươn tầm quốc tế.

2.2. Phong cách lãnh đạo dân chủ

Phong cách lãnh đạo dân chủ thể hiện ở việc các nhà quản lý sẽ cho phép nhân viên của mình tham gia vào quá trình đưa ra những quyết định trước một vấn đề nào đó. Nhân viên sẽ cùng với nhà lãnh đạo phân tích vấn đề và tìm ra những điều thiết thực cần thực hiện và cách giải quyết vấn đề ra sao.

Mặc dù nhân viên là người đưa ra ý kiến đóng góp nhưng quyết định cuối cùng sẽ được thực hiện thông qua nhà lãnh đạo. Điều này cũng có nghĩa là nhà lãnh đạo đang nhận được sự tôn trọng của nhân viên chứ không phải là do năng lực yếu kém mà mới cần tới sự đóng góp ý kiến của nhân viên.

Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phong cách lãnh đạo

Ưu điểm

Giúp tạo một bầu không khí làm việc được thoải mái, cởi mở, chân thành khiến mọi người tự tin hơn trong công việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.Tạo một mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà lãnh đạo đối với nhân viên.Giúp cho nhân viên của công ty có thể chủ động và sáng tạo hơn trong quá trình làm việc và phát huy tối đa năng lực của bản thân.Vấn đề sẽ được giải quyết nhanh chóng nhờ vào những cuộc thảo luận.

Xem thêm: Thư Viện / Phương Pháp Xử Lý Ảnh Trong Java Servlet, Hướng Dẫn Xử Lý Ảnh Trong Java Với Opencv

XEM THÊM: Phần mềm chụp ảnh đẹp cho oppo

Nhược điểm

Bên cạnh ưu điểm vượt trội thì phong cách lãnh đạo dân chủ cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định. Chẳng hạn nếu trường hợp nhà lãnh đạo đó nhu nhược và không quyết đoán thường sẽ dẫn tới tình trạng không đưa ra được một quyết định đúng đắn và khi đó các quyết định có thể bị sai lệch, chậm chạp. Đồng thời nhà lãnh đạo cũng dễ rơi vào tình trạng ba phải và quá phụ thuộc vào ý kiến của tập thể.

Ví dụ về phong cách lãnh đạo dân chủ

Nhà lãnh đạo mang phong cách lãnh đạo dân chủ điển hình trên thế giới đó chính là Henry Ford và Tim Cook – Nhà điều hành Apple.

2.3. Phong cách lãnh đạo độc đoán

Phong cách lãnh đạo độc đoán là hình thức các nhà lãnh đạo tự đưa ra những ý kiến và bắt buộc nhân viên phải thực hiện theo quyết định của họ. Sẽ không có bất kỳ một lời khuyên hay ý kiến đóng góp nào từ phía nhân viên cấp dưới.

Phong cách này thường chỉ được áp dụng với một số trường hợp nếu như nhà lãnh đạo đã cầm chắc được sự thành công khi mà nhân viên thực hiện theo ý mình hoặc khi nhận thấy rằng nhân viên có đủ động lực để làm việc.

Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phong cách lãnh đạo

Ưu điểm

Giúp cho nhân viên cấp dưới có thể nhìn thẳng vấn đề và giải quyết các vấn đề nhanh chóng nhất.Giúp dập tắt được những mâu thuẫn nội bộ giữa các nhân viên và giúp nhân viên làm việc nghiêm túc, tự ý thức được công việc hơn.

Nhược điểm

Tạo cảm giác khó chịu, gò bó đối với nhân viên.Nhân viên dễ làm việc theo kiểu thụ động.Hạn chế về khả năng sáng tạo của mỗi nhân viên khi làm việc.

Ví dụ về phong cách lãnh đạo độc đoán

Tiểu biểu cho phong cách lãnh đạo độc đoán là Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln thời điểm xứ sở cờ hoa trải qua cuộc nội chiến trong giai đoạn năm 1861 – 1865. Khi đó nước Mỹ yêu cầu phải có một người đứng đầu táo bạo và tài hoa.

Phong cách lãnh đạo là gì?

Phong cách lãnh đạo là phương pháp và cách tiếp cận của một nhà quản lý nhằm đề ra các phương hướng và thực hiện việc hoạch định và tạo động lực cho nhân viên. Theo quan điểm của một nhân viên, phong cách này thường được thể hiện thông qua các hành động rõ ràng hoặc ẩn ý từ lãnh đạo của họ (Newstrom, Davis, 1993).

Bên cạnh đó, theo Genov (Bungari) thì phong cách lãnh đạo là một hệ thống các nguyên tắc, tiêu chuẩn, biện pháp và phương tiện của một nhà lãnh đạo trong việc tổ chức và động viên những người dưới quyền đạt mục tiêu cụ thể.

Như vậy, có thể hiểu phong cách lãnh đạo là tổng thể các nguyên tắc, phương pháp và hình thức thể hiện trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lí nhằm đạt được mục tiêu lãnh đạo.