Nội dung tư tưởng pháp trị của triết học Pháp gia

(Last Updated On: 02/07/2021)

Hàn Phi Tử (khoảng 280 – 233, trước công nguyên) là công tử nhà Hàn ở miền tây tỉnh Hà Nam bây giờ. Ông được Tần Thủy Hoàng tin dùng, nhưng do bài xích của Lý Tư, bị nhà Tần bức tử năm 233 trước công nguyên. Tư tưởng triết học cơ bản của ông là tư tưởng Pháp trị – lý luận về pháp luật.

Thời kỳ Xuân thu chiến quốc, xã hội Trung Hoa cổ đại đang chuyển từ hình thái kinh tế chiếm hữu nô lệ suy tàn sang chế độ phong kiến, làm trật tự xã hội đảo lộn, đạo đức suy đồi. Để cải biến xã hội hội ấy, nếu Nho gia chủ trương “nhân trị”, Mặc gia lấy “kiêm ái”, Đạo gia chủ trương sống theo đạo tự nhiên, “vô vi” để trị nước, thì Pháp gia với những căn cứ lý luận và lịch sử của mình, đã coi hình pháp là công cụ quan trọng cho sự ổn định, phát triển xã hội và củng cố chế độ chuyên chế ở Trung Quốc cổ đại.

Căn cứ vào học thuyết “đạo” và “lý” là sự biến đổi của quy luật phổ biến của giới tự nhiên, Hàn Phi cho rằng, phép trị nước không thể viện dẫn theo đạo đức và phương pháp của cổ nhân như Nho gia, Mặc gia, Lão giáo chủ trương. Theo ông, khi lý đã thay đổi thì phương pháp trị nước, cải cách chế độ xã hội có tính tất yếu, đó là pháp trị. Không những thế, trên quan điểm duy vật, ông thừa nhận rằng tự nhiên không có ý chí; ý chí chủ quan của con người cũng thể sửa đổi được quy luật của tự nhiên; vận mệnh của con người do chính con người quyết định. Với tư tưởng ấy, ông đã kịch liệt phê phán những học thuyết thần bí không thể quyết định được điều họa phúc của con người và không có gì chứng thực được sự hiện diện của qủy thần, v.v…

Theo Hàn Phi, pháp trị là tổng hợp giữa “pháp”, “thế” và “thuật”. Trong đó “pháp là nội dung chính của chính sách cai trị, “thế” và “thuật” như là phương tiện để thực hiện chính sách đó. Cả ba: Pháp – Thế – Thuật đều là công cụ quyền lực của đế vương.

“Pháp” là một phạm trù có thể hiểu theo nghĩa hẹp là quy định, luật lệ, hiến lệnh có tính chất khuôn mẫu mà mọi người phải tuân thủ; theo nghĩa rộng, pháp có thể coi là thể chế, chế độ chính trị xã hội. Vậy, “pháp” là tiêu chuẩn, căn cứ khách quan để định rõ danh phận, phải trái, công, tội từ đó mọi người biết bổn phận, trách nhiệm của mình đối với xã hội, v.v…

Trong phương pháp pháp trị cùng với “pháp” còn có “thế”. “Thế” theo quan niệm của Hàn Phi là địa vị, thế lực, quyền uy của những người cầm đầu chính thể. Địa vị đó là độc tôn, gọi là “Tôn công quyền”. Muốn thi hành được pháp lệnh tất phải có “thế”. Thế quan trọng đến mức có thể thay thế được hiền nhân trị nước, v.v…

Có thế vị, nhưng làm thế nào vua có thể điều khiển được thiên hạ thực hiện nghiêm minh pháp luật đã ban? Pháp gia cho rằng vua phải dùng “Thuật”, là cách thức, mưu lược điều khiển việc, điển người… “thuật” của Pháp gia cũng là “chính danh”. “Chính danh” theo Khổng Tử là yêu cầu mọi người trong xã hội làm tròn bổn phận của minh, thì ở Hàn Phi “chính danh” là phương sách trong “thuật” lãnh đạo của vua, là mọi người phải làm vì vua,v.v…

Tóm lại, Pháp gia là một trường phái triết học lớn của Trung Quốc cổ đại, chủ trương dùng những luật lệ, hình pháp của nhà nước là tiêu chuẩn điều chỉnh hành vi đạo đức của con người và là công cụ quan trọng cho sự phát triển đời sống xã hội thời Chiến quốc. Pháp gia là tiếng nói đại diện cho tầng lớp quý tộc mới, tiến hành đấu tranh quyết liệt chống lại tàn dư của chế độ truyền thống công xã gia trưởng và tư tưởng bảo thủ, mê tín tôn giáo đương thời. Học thuyết Pháp gia của Hàn Phi là đại biểu đã trở thành vũ khí tinh thần để nhà Tần thực hiện công cuộc thống nhất Trung Quốc, thiết lập chế độ phong kiến trung ương tập quyền của mình.

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌCTIỂU LUẬN TRIẾT HỌCTên đề tài:Tên đề tài:GVHD:GVHD: TS. Bùi Văn MưaTS. Bùi Văn MưaLớp:Lớp: CHKT K21 – Đêm 5CHKT K21 – Đêm 5Nhóm:Nhóm: 0404HVTH:HVTH: Lưu Thị Thuỳ DươngLưu Thị Thuỳ Dương – STT 36 – STT 36TP. Hồ Chí Minh, năm 2012TP. Hồ Chí Minh, năm 2012TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHÁP GIA - NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ- MỤC LỤCPHẦN MỞ ĐẦU1.NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC PHÁP GIA 1.1. Khái quát sự hình thành của phái pháp gia Trang 1 1.2. Những tư tưởng cơ bản Triết học Pháp gia Trang 1 1.2.1. Những tư tưởng trước Hàn Phi Trang 1Phái Trọng Thuật Trang 2Phái Trọng Thế Trang 2Phái Trọng Pháp Trang 31.2.2 Tưởng của Hàn Phi Trang 3Phép « Pháp, thuật, thế » Trang 3Chính danh và thực Trang 5Triết lý vô vi của Pháp gia Trang 6Thưởng phạt nghiêm minh Trang 6Tính ác Trang 72. NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ2.1 Những giá trị của tư tưởng triết học Pháp gia Trang 82.2 Những hạn chế của tư tưởng triết học Pháp gia Trang 9KẾT LUẬNPHỤ LỤCTÀI LIỆU THAM KHẢOPHẦN MỞ ĐẦUPháp luật là một trong những bộ phận cơ bản cấu thành nên hệ thống kiến trúcthượng tầng phản ánh diện mạo, bản sắc văn hóa của một quốc gia. Pháp trị (cai trịbằng pháp luật) đã xuất hiện rất lâu trong lịch sử Trung Hoa và có ảnh hưởng to lớnđến các nước Đông Á và Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Ngày nay, trong quátrình xây dựng chủ nghĩa pháp quyền ở Việt Nam, chúng ta đã kế thừa và vận dụngthuyết « Pháp trị » của Pháp gia đồng thời khắc phục những khuyết điểm nhằm kiệntoàn hệ thống pháp luật. Pháp gia xuât hiện trong thời Chiến Quốc - một thời đại đặcbiệt chẳng những trong lịch sử Trung Hoa mà cả trong lịch sử nhân loại. Đọc lịch sửthế giới thời thượng cổ và trung cổ, không thấy một dân tộc nào có một chương sử nhưvậy: đất đai rộng chia làm thành nhiều nước nhỏ, dân đông mà loạn lạc liên miên, nhànào cũng chỉ nghĩ cứu dân ra khỏi cảnh lầm than, thống nhất quốc gia bằng cách nàyhay cách khác. Chính trong điều kiện lịch sử đó làm nảy sinh một loạt các trường pháitriết học, một cảnh "trăm hoa đua nở", trong hai ngàn năm sau không hề tái hiện nữa.Trong đó, thuyết Pháp trị đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp thống nhất về chínhtrị của xã hội Trung Hoa và sự phát triển xã hội cuối thời Xuân Thu- Chiến Quốc.Trường phái Pháp gia chủ trương pháp trị (rule by law) tức là dùng pháp luật hà khắcđể trị nước. Đề tài đi vào tìm hiểu những tư tưởng cơ bản của phái Pháp và nêu bật lênnhững giá trị và hạn chế của tư tưởng triết học Pháp gia. Nguồn tư liệu để viết đề tàinày là những quyển sách giá trị cung cấp nhiều thông tin và trích dẫn như Lịch sử Triếthọc Phương Đông của GS Nguyễn Đăng Thục, Lịch sử Triết học Trung Quốc củaPhùng Hữu Lan, Hàn Phi Tử của Nguyễn Hiến Lê & Giản Chi, Đại cương về lịch sửTriết học TS Bùi Văn Mưa (Chủ biên). Vậy thì, do đâu mà Pháp gia có vai trò lịch sửto lớn như vậy và mặc dù chỉ nổi lên trong một thời gian ngắn nhưng vẫn có giá trị lịchsử lâu dài và có ý nghĩa đến tận ngày nay?Để trả lời câu hỏi trên ta đi vào tìm hiểu những tư tưởng cơ bản của trường pháitriết học Pháp gia.TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHÁP GIA - NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ-CHKT Đ5-Nhóm 4- Lưu Thị Thùy Dương20121.NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC PHÁP GIA :1.1. Khái quát hòan cảnh lịch sử với sự hình thành của phái pháp gia :Thời Xuân Thu – Chiến Quốc là thời kỳ xã hội Trung Quốc trải qua những biến độnglịch sử lớn lao. Thực chất của biến động ấy là bước chuyển từ hình thái xã hội nô lệđang suy tàn sang hình thái xã hội phong kiến tập quyền ở Trung Quốc. Cuối thờiXuân thu sang đầu Chiến quốc, xã hội Trung Quốc lâm vào cuộc khủng hoảng ngàycàng trầm trọng: nền chính trị Thiên Tử của nhà Chu suy vong, các chư hầu cùng nổilên tranh giành bá chủ. chiến tranh loạn lạc xảy ra liên miên. « Thấy xã hội từ trênxuống dưới đầy trộm cướp như vậy, bọn quý tộc sa sút, bất bình, muốn trở lại thờiXuân Thu, ổn định hơn, nhưng bất lực; hạng thư sinh thì chỉ thở dài, giảng nhân nghĩa;còn hạng võ dũng thì chỉ biết dùng thanh gươm để rửa nhục cho kẻ bị oan ức, bênhvực kẻ bị áp bức, thành bọn thích khách mà người ta gọi là hiệp sỹ. Họ tiếc thời cũ,muốn trở lại thời Xuân Thu, một phần vì thời đó ổn định hơn, tôn trọng nhiều giá trịtinh thần (nhân nghĩa ) hơn, một phần cũng vì muốn khôi phục lại địa vị cũ của họ.Nhưng họ lại bất lực; giòng lịch sử chỉ chảy xuôi chứ không chảy ngược. »(4,31)Trong thời đại “ Bách gia chư tử” ấy, có những khuynh hướng mà tư tưởngnhiều khi đối lập nhau. Khác với Khổng Tử, Mặc Tử mượn đời xưa để phê phán đờinay hay lấy cái quá khứ được tuyệt đối hóa để đo hiện tại, Hàn Phi cho rằng, mọi suynghĩ, mọi hành động, mọi lý luận phải đều được bắt nguồn từ chính thực tiễn của đấtnước bởi ông có một quan niệm hết sức sâu sắc về thực tiễn. Đứng trước hoàn cảnh xãhội như vậy, Hàn Phi chủ trương dùng pháp luật để cai trị đất nước vì bản chất conngười là ác, muốn quản lý xã hội phải khởi xướng ra lễ nghĩa và chế định ra pháp luậtđể uốn nắn tính xấu của con người; theo ông quản lý xã hội là vị Pháp chứ không vịĐức.1.2.Những tư tưởng cơ bản Triết học Pháp gia :1.2.1Những tư tưởng trước Hàn Phi :Quản Trọng ( thế kỷ VI TCN) là người nước Tề, vốn xuất thân bình dân, được coi làngười đầu tiên bàn về vai trò của pháp luật như là phương cách trị nước. Chủ trươngcủa Quản Trọng là "lời bàn luận không cao xa mà dễ thi hành (luận ti nhi dị hành),4TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHÁP GIA - NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ-CHKT Đ5-Nhóm 4- Lưu Thị Thùy Dương2012nghĩa là ông có óc thực tế, không bàn chuyện viễn vông, tránh những lý thuyết caosiêu (như Mặc tử, Lão, Trang sau này).Tử Sản sinh sau Quản Trọng một trăm năm, cầm quyền nước Trịnh từ -554 đến khichết -523 (hay -522). Ông là người đầu tiên cho đúc "hình thư", nghĩa là cho đúcnhững cái đỉnh để ghi lại hình pháp. Tử Sản chưa phải chủ trương pháp trị, nhưng cũngđã làm cho pháp luật có tính cách khách quan hơn trước, nhà cầm quyền không thể tựý giải thích theo quyền lợi của mình nữa. Quản Trọng và Tử Sản là những người đặtnền móng đầu tiên, là những tư tưởng manh nha cho tư tưởng pháp trị sau này, hai ôngđều tôn trọng đạo đức, vẫn còn tư cách của Nho gia. Thân Bất Hại là người cho chínhtrị ly khai đạo đức, nên có người cho rằng chính ông mới thực là thủy tổ của Pháp gia.Pháp gia có ba phái chính, phái trọng thuật là Thân Bất Hại, phái trọng thế là ThậnĐáo, phái thứ ba trọng pháp là Thương Ưởng.−Phái Trọng Thuật :Thân Bất Hại - Sinh năm -401, mất năm -337 ("-" trước Tây lịch). Ông chú trọng nhấtđến "thuật", tức phương tiện, mưu mô để đạt được mục đích và theo thuyết hình danh(danh phải đúng với thực). “Thuật là căn cứ theo tài năng mà giao cho chức quan, theocái danh mà trách cứ cái thực (tức là nói sao thì phải làm đúng như vậy, hoặc giữ chứcvụ nào thì phải làm đúng nhiệm vụ); nắm quyền sinh sát (cho sống hay bắt bề tôi chết)trong tay”. Trong thiên XXXIV - Ngoại trừ thuyết hữu thượng, Hàn còn dẫn một đoạncủa Thân, đại ý khuyên bậc vua chúa phải có cái thuật "bí hiểm” đừng để lộ ra cho bềdưới biết sự sáng suốt hay không sáng suốt, sự hiểu biết hay không hiểu biết, sự yêuhay ghét của mình; nếu không kẻ dưới đề phòng, tìm cách gạt, nhử mình. −Phái Trọng Thế :Thận Đáo sinh vào khoảng -370, mất vào khoảng -290. Thận Đáo đề cao sức mạnh vàtác dụng của quyền thế, địa vị. Theo ông "Con phi long cưỡi mây (mà bay lên trời),con đằng xà (một loài rắn như rồng, không có chân) chế ngự sương mù mà lượn trongđó. Mây tan, sương tạnh rồi thì hai con đó cũng chỉ như con giun, con kiến vì mất chỗdựa. Người hiền mà chịu khuất kẻ bất tiếu là vì quyền (thế) nhẹ, (địa) vị thấp; kẻ bất5TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHÁP GIA - NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ-CHKT Đ5-Nhóm 4- Lưu Thị Thùy Dương2012tiếu mà phục được người hiền là vì quyền trọng, vị cao. Nghiêu hồi còn là dân thườngthì không trị được ba người, mà Kiệt khi làm thiên tử thì có thể làm loạn cả thiên hạ.Do đó tôi biết rằng quyền thế và địa vị đủ để nhờ cậy được, mà bậc hiền, trí không đủcho ta hâm mộ.”(4,135). Vì trọng "thế" nên Thận Đáo chủ trương tập quyền, cấmkhông được lập bè đảng, địa vị và quyền lợi của vợ lớn bé, con cả con thứ phải rõràng, đại thần không được lấn vua, phải bỏ ý riêng mà chỉ theo luật.−Phái Trọng Pháp :Thương Ưởng (? -338 tr. CN) Ông là người nước Vệ (vì vậy còn gọi là VệƯởng). Sau nhận dịp qua vua Tần Hiếu công cầu hiền, Vệ Ưởng qua Tần.Chủ trương của ông là: - Pháp luật phải rất nghiêm, ban bố khắp trong nước, vàtừ trên xuống dưới ai cũng phải thi hành, không phân biệt giai cấp; pháp đã định rồi thìkhông ai được bàn ra bàn vào nữa, không được "dùng lời khéo mà làm hại pháp",nghĩa là làm sai ý nghĩa của pháp để tìm lợi cho mình. Tội dù nhẹ cũng phạt rất nặng,để cho dân sợ, mà sau khỏi phải dùng hình phạt. Về việc thưởng, ông cho rằng làmđiều thiện là bổn phận của dân, không đáng thưởng; nhưng ông lại trọng thưởng bọncáo gian. Ông trọng nông khuyến khích khẩn hoang. Nhờ vậy mà nước Tần nhanhchóng hùng mạnh, lần lượt thôn tính sáu nước Tề, Sở, Hàn Yên, Triệu, Ngụy trong cụcdiện thất hùng thời chiến quốc.1.2.2 Tư tưởng của Hàn Phi : Tư tưởng về pháp trị được phát triển tới đỉnh cao bởi nhà tư tưởng và nhà chínhtrị lỗi lạc Hàn Phi. Ông đã tổng hợp ba quan điểm về « pháp », « thế », « thuật » củaba nhóm trên thành một học thuyết có tính hệ thống trên nền tảng học thuyết về đạocủa lão giáo, tư tưởng về chính danh, định phận của nho gia.• Phép « Pháp, thuật, thế »Theo Hàn Phi, pháp trị là tổng hợp giữa « pháp », « thế », « thuật ». Trong phép trịnước « pháp », « thế », « thuật » tương quan, liên hệ mật thiết với nhau. "Pháp" là nộidung trong chính sách cai trị được thể hiện bằng luật lệ; "Thế" là công cụ, phươngtiện tạo nên sức mạnh, còn "thuật" là phương pháp cách thức để thực hiện nội dungchính sách cai trị. Tất cả đều là công cụ của bậc đế vương.6TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHÁP GIA - NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ-CHKT Đ5-Nhóm 4- Lưu Thị Thùy Dương2012Tuân tử trọng lễ tức là trọng pháp theo cái nghĩa rộng, trọng những nghi thức cầnthiết để duy trì trật tự xã hội ; Hàn Phi trọng pháp là trọng luật hình, cũng là để kéo xãhội từ cảnh hỗn loạn về cảnh bình trị. Hàn Phi coi « pháp » là một trong những côngcụ quan trọng nhất của bậc quân chủ, nên bàn về pháp rất cặn kẽ. Trong Thiên NạmTam, ông viết : « Những công cụ quan trọng của vị nhân chủ, ngoài pháp với thuật racó gì khác. Pháp là biện chép trong đồ thư, bày ra ở quan phủ, ban bố ở trong dângian ; còn thuật là giấu ở trong lòng(…). Pháp thì không gì bằng rõ, mà thuật thì đừngnên cho hiện ra »(4,1264). Cái gọi là “mệnh lệnh ban bố rõ ràng nơi cửa công” khácxa so với cách cai trị bởi ý muốn chủ quan của các cá nhân quý tộc nắm quyền đươngthời. Pháp luật rõ ràng được ban bố cho trăm họ, làm cho dân biết pháp luật để tránhphạm pháp; lấy đó làm chuẩn tắc cho hành vi của mọi người, chứ không phải là cáibẫy để hại dân. Các điều luật minh bạch là phương thức phòng bị tích cực, chứ khôngphải là một thủ đoạn chế tài tiêu cực. Đồng thời, nó cũng chính là “hiến lệnh” – mộtcông cụ - để vua cai trị thần dân. Trong thiên hạ, nhất là thời chiến quốc người hiềnnếu có cũng rất ít. Còn hạng người bất thiện thì rất nhiều. Trị nước là trị dân khắpnước, chứ không phải chỉ trị số ít người hiền bằng giáo dục đạo đức. Cho nên trị nướctheo Hàn Phi không chăm chú vào điều nhân đức, mà phải coi luật pháp, thưởng phạtlà công cụ quan trọng nhất, dân dù đông bao nhiêu cũng trị được. Hàn Phi quan niệm pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất để đem lại hòa bình, ổnđịnh và công bằng. Then chốt của việc xây dựng đất nước giàu mạnh là phải dựa vàopháp luật. Có pháp luật, pháp luật được thi hành một cách phổ quát và đúng đắn thì xãhội mới ổn định, xã hội ổn định lại là tiền đề quan trọng để xây dựng đất nước giàumạnh, làm cho dân chúng được yên bình, hạnh phúc. Từ chỗ cho rằng, “Không cónước nào luôn luôn mạnh, cũng không có nước nào luôn luôn yếu. Hễ những ngườithi hành pháp luật mà mạnh thì nước mạnh, còn hễ những người thi hành pháp luậtyếu thì nước yếu”(4,404). Đây là một tư tưởng hết sức tiến bộ so với đương thời. Muốn thi hành pháp lệnh phải có “thế”. “Thế” là địa vị, thế lực, quyền uy của ngườicầm đầu chính thể. Địa vị đó của kẻ trị vì là độc tôn, mọi người phải tuân theo, gọi là“tôn quân quyền”. “Thế” trong phép trị nước theo Hàn Phi quan trọng đến mức có thể7TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHÁP GIA - NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ-CHKT Đ5-Nhóm 4- Lưu Thị Thùy Dương2012thay thế cho vai trò của bậc hiền nhân. “Chỉ có bậc hiền trí không đủ trị nhân, mà địavị quyền thế lại đủ đóng vai trò bậc hiền vậy”(4,849-Nạn thế). Thế được Hàn Phi vínhư nỏ yếu nhờ gió kích mà tên bay xa. Do vậy thế và pháp trong pháp trị không táchrời nhau. Trong việc trị dân, địa vị, quyền thế của vua mới là trọng yếu, còn đứckhông quan trọng. .Nhưng làm thế nào vua có thể điều khiển được một nước thực hiện nghiêm minhpháp luật đã hạn, bởi quyền thế và địa vị của mình? Pháp gia cho rằng vua phải sửdụng công cụ đế vương là “thuật”. Chủ trương của Pháp gia là bậc vua chúa phải làm cho dân theo đúng pháp luật,như vậy là nước trị. Công việc trị nước của vua phải thông qua bộ máy cai trị, là quanlại. Hàn Phi cho rằng cái lợi của vua và bề tôi khác nhau, mà bản tính con người nóichung là tư lợi nên bọn thần đều mang ít nhiều lòng phản nghịch. Như vậy vua trựctiếp trị quan lại chứ không trị dân. Để trị được tầng lớp quan lại, đa phần là những kẻhơn người hoặc tài năng hoặc sứ mạnh hoặc thế lực… bắt buộc bậc minh chủ phải cóthuật. Tư tưởng của Pháp gia rất chú ý đến "Thuật" trong đường lối pháp trị. "Thuật"trước hết là cách thức, phương thức, mưu lược, thủ đoạn trong việc tuyển người,dùng người, giao việc, xét đoán sự vật, sự việc mà nhờ nó pháp luật được thực hiện vànhà vua có thể "trị quốc bình thiên hạ". Theo Hàn Phi, “Thuật” có hai khía cạnh: Kỹthuật, là phương án để tuyển, dùng, xét khả năng quan lại; Tâm thuật tức mưu mô đểchế ngự quần thần, bắt họ để lộ thâm của họ ra "Vua bỏ yêu, bỏ ghét đi thì chân tướngcủa bề tôi sẽ hiện, mà vua sẽ không bị che lấp" (4,876-Nhị bính)• Chính danh và thực :Hàn Phi không nói đến « Chính danh » mà chỉ nói đến « Hình danh » hay là « Thựcdanh ». Thực theo pháp gia là người giữ những chức vụ trong chính quyền hay bổnphận của mọi người công dân trong xã hội. Còn “danh” là những chức vị về nhữngnhiệm vụ ấy. Danh và hình hay thực phải hợp nhau. Nếu pháp luật là danh thì sự việclà hình, sự việc hợp pháp luật thì danh và thực hợp nhau. Nếu quan vị là danh thì chứcvụ là hình, chức vụ không hợp với quan vị thì danh và hình không hợp nhau. Hàn Phicho quy tắc hình và danh hợp nhau là quan trong nhất trong việc trị quan lại, nếu8TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHÁP GIA - NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ-CHKT Đ5-Nhóm 4- Lưu Thị Thùy Dương2012không theo thì sao có thể phân biệt được kẻ hay ngưởi dở, người giỏi kẻ gian, khóthưởng phạt đúng được, như vậy khó mà trị được. « Bề tôi trình bày một kiến nghị,vua theo kiến nghị đó mà giao việc cho, rồi tùy việc mà xét kết quả. Kết quả phù hợpvới việc, việc phù hợp với lời nói thì thưởng; trái lại, kết quả không phù hợp với việc,việc không phù hợp với lời nói thì phạt.»(4,875-Nhị bính).• Triết lý vô vi của Pháp gia : Vô vi của Hàn khác vô vi của Lão, của Khổng: Lão vô vi được là nhờ theo tựnhiên, theo đạo, không can thiệp vào đời sống của dân; Khổng vô vi được là nhờ cóđức khéo cảm hoá dân, dùng lễ, nhạc, ít dùng hình pháp. Hàn chỉ dùng hình pháp đểtrị dân, dùng thuật bắt dân cáo gian, « lấy danh trách thực » từ dân đến quan, trong xãhôi mọi người đều nhất nhất tự nhận rõ bổn phận mà thi hành thì vua không cần phảilàm gì cả, chẳng khác nào « vô vi nhi trị » Cái lý đương nhiên của nhà trị vì thiên hạlà thống trị thiên hạ. Do đấy mà nhiệm vụ của y là không tự ý làm việc gì, là giao chongười khác làm thay mình. Nói một cách khác thì pháp luật để thống trị là dùng thiênhạ nhờ thái độ vô vi. “Vật có chỗ thích nghi, tài có chỗ dùng. Mọi người đều có việcthích nghi thì trên dưới đều vô vi”(4,676) Trong thiên Hữu độ, Hàn viết: “Làm vua mà đích thân xem xét các quan thìkhông đủ thời gian mà cũng không đủ sức. Vả lại bề trên dùng mắt thì kẻ dưới tôđiểm bề ngoài, người trên dùng tai thì kẻ dưới sửa giọng nói, người trên dùng trí óc đểđoán xét thì kẻ dưới khéo nói, nói nhiều. Tiên vương cho ba cái đó (mắt, tai, trí óc) làkhông đủ nên không ỷ vào tài năng của mình mà theo pháp độ, xét kĩ việc thưởngphạt »(4,886). Cho nên bảo: “Ta không dựa vào đâu mà biết người (tức bề tôi) được,chỉ có vô vi là có thể dò xét được họ thôi”.» (4,679)• Thưởng phạt nghiêm minh : Việc thưởng phạt nghiêm minh cũng là một công cụ quan trọng của nhà vuatrong thuật trị nước. Trọng thưởng và nghiêm phạt được xem như là hai tay của nhàvua, hay hai cái cán của thuật cầm quyền: nó biểu hiện cái thế và là phương cách hữuhiệu vì nó đánh vào tâm lý hám lợi, tránh hại của con người. Nội dung chủ yếu của“pháp” có thể quy về 2 khái niệm chủ yếu là “thưởng” và “phạt” và ông gọi đó là haiđòn bẩy trong tay vua để giữ vững chính quyền. “Thưởng mà hậu thì điều mình muốn9TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHÁP GIA - NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ-CHKT Đ5-Nhóm 4- Lưu Thị Thùy Dương2012cho dân làm, dân mới mau mắn mà làm, phạt mà nặng thì điều mình ghét và cấmđoán, dân mới mau mắn mà tránh…thưởng hậu không phải chỉ để thưởng công, màcòn để khuyến khích dân chúng nữa, phạt mà nặng không phải chỉ là phạt một kẻ gianmà còn để ngăn kẻ bậy trong nước”(5,346).• Tính ác : Hàn Phi cho rằng con người sinh ra là ích kỷ, vị lợi, thích điều lợi và tránh điềuhại vì thế người ta luôn chỉ lo mưu lợi cho riêng mình. Hàn Phi không phủ nhận hoàntoàn khả năng giáo hóa của Nho gia, vẫn dẫn ra những nhà nho có tư cách tốt nhưTăng Sâm, Sử Ngư, nhưng số hiền nhân đó hiếm có giống như cây tên tự nó đã thẳngsẵn, hoặc như khúc cây tự nó tròn sẵn, cả trăm đời cũng không có được một, cả ngànđời cũng không có được một. Vì chỉ là thiểu số nên Hàn coi như họ không tồn tại bởi« Phép nước không thể mất, mà số dân cần trị không phải chỉ có một người. Cho nênbậc vua chúa biết dùng thuật không tùy theo cái thiện ngẫu nhiên mà chỉ thi hành đạotất nhiên,(…)dùng chính sách thích hợp với đại chúng, bỏ chính sách thích hợp vớimột ít người »(4,793).. .Hàn Phi quan niệm nền tảng quan hệ con người là tư lợi : « Thầy lang khéo mútvết thương, ngậm máu bệnh nhân đâu phải là vì tình cốt nhục mà chỉ vì lợi. Thợ đóngxe mong cho nhiều người giàu sang, còn thợ đóng quan tài thì mong cho nhiều ngườichết yểu, không phải là thợ đóng xe có lòng nhân mà thợ đóng quan tài tàn nhẫn, chỉvì người ta không giàu sang thì không mua xe, người ta không chết thì quan tài khôngbán được. Thợ đóng quan tài không phải là ghét người, nhưng người ta chết thì chú tamới có lợi” (4,963-Bị nội).. Theo ông, tình nghĩa chỉ tồn tại do dây chuyền của ân huệ liên tiếp. Bản tính conngười độc ác đến nỗi khi thấy trước mắt một tư lợi nào lớn hơn, tức thì sợi dâychuyền đó sẽ bị cắt luôn.2. NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ:2.1Những giá trị của tư tưởng triết học Pháp gia:Tư tưởng chính trị của Pháp gia mà tiêu biểu nhất là Hàn Phi có nhiều yếu tốtích cực đáp ứng được yêu cầu phát triển của lịch sử. Lịch sử Trung Quốc đã từngkiểm nghiệm vai trò các học thuyết "Đức trị ", "Vô vi trị ", "Kiêm ái " Song chúng10TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHÁP GIA - NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ-CHKT Đ5-Nhóm 4- Lưu Thị Thùy Dương2012đều tỏ ra bất lực vì không đáp ứng được yêu cầu thời cuộc. Vào lúc tưởng chừng bế tắcđó, học thuyết pháp trị đã xuất hiện trên vũ đài lịch sử với tư cách là đường lối chiếnlược chính trị lấy pháp luật làm công cụ chủ yếu, nhanh chóng trở thành ngọn cờ tưtưởng góp phần đưa sự nghiệp thống nhất của nhà Tần đi đến thắng lợi, thúc đẩy sựchuyển biến xã hội Trung Quốc từ phong kiến sơ kỳ sang quân chủ chuyên chế, đánhdấu một mốc quan trọng trong lịch sử Trung Quốc. Nhờ học thuyết pháp trị, Tần ThủyHoàng đã chấm dứt cục diện bách gia phân tranh thời tiên Tần, thống nhất Trung Quốcvà xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền đầu tiên tại TrungQuốc. “Các vua nhà Hán theo khuôn nhà Tần mà tiến hóa trong khoảng thời gian bốnthế kỷ. Trong thời đại nhà Hán, các chính trị gia Tiêu Hà, Tào Tham đều công nhận tưtưởng và phương pháp của Pháp gia để thống trị đất nước . Cuối nhà Hán, Gia CátLượng cũng từng áp dụng pháp gia và đã thu lượm được nhiều kết quả. Điều đó chothấy lý thuyết của pháp gia rất vững chắc và thực tế. Cho tới nay, tinh thần của nó vẫncòn thích hợp.”(2,332)Mục đích chính của Hàn Phi là “khiến cho kẻ mạnh không lấn át người yếu, kẻđông không xúc phạm số ít, người già cả được thỏa lòng, người trẻ và cô độc đượctrưởng thành, biên giới không bị xâm lấn, vua và tôi thân yêu nhau, cha con giữ gìncho nhau”(4,984-Gian kiếp thí thần).Vì mục đích đó, cho nên, pháp trị hay pháp trởthành tiêu chuẩn khách quan để đánh giá, phân định phải – trái, tốt – xấu, đúng – saicủa hành vi và là tiêu chuẩn để phân định danh phận. Pháp là cơ sở để mọi người biếtrõ bổn phận trách nhiệm, là khuôn phép để khen – chê, thưởng – phạt. Sự hiện diệncủa pháp luật sẽ giúp nhân tâm, vạn sự quy về một mối. Lấy pháp làm chuẩn nên pháplà cái gốc của thiên hạ. Bởi vậy, từ mục đích, tính chất…đến ý nghĩa tư tưởng pháp trịcủa Hàn Phi tương đối hoàn chỉnh và tiến bộ so với đương thời, ngày nay vẫn đượcđánh giá rất cao bởi tính thực tiễn và có thể áp dụng để xây dựng nhà nước. Học thuyếtpháp trị của Pháp gia với sự kết hợp giữa pháp, thuật, thế không chỉ đơn thuần làphương pháp trị nước; ngày nay nó còn được vận dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhưtrong quản trị kinh doanh.11TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHÁP GIA - NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ-CHKT Đ5-Nhóm 4- Lưu Thị Thùy Dương2012Hàn Phi đưa ra lý luận tham nghiệm, cho rằng bất cứ sự vật, hiện tượng cũngnhư quan điểm nào cũng cần phải kinh qua hoạt động thực tế và thí nghiệm kháchquan mới có thể đánh giá thật chính xác. Hàn Phi từ rất sớm đã có tư tưởng duy vậttiến bộ: trọng thực tế, chống thái độ thủ cựu trong phương pháp trị nước.Trong xã hội ngày nay, trong bất kỳ quốc gia nào, pháp luật là một bộ phậnkhông thể thiếu nhằm duy trì lợi ích, công bằng, sự ổn định, trật tự của con người trongxã hội. 2.2 Những hạn chế của tư tưởng triết học Pháp gia:• “Pháp gia không tìm thấy một khởi điểm chính xác, đúng đắn về quyền lậppháp. Pháp gia cũng công nhận rằng nhà vua lập ra pháp luật, cùng thiết lập pháp luậtđể tự trị lấy mình, đặt ra kiểu mẫu mực thước để tự mình noi theo. Rằng nếu nhà cầmquyền bỏ pháp luật để hành động theo ý muốn thì đúng là lúc hỗn loạn. Nhưng cònvấn đề lập pháp từ đâu sinh ra, lấy cái gì làm nên cơ sở thì pháp gia cũng trả lời là tựnhà cầm quyền, do nơi vua chúa”(2,333). Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi vẫn thiếumột tinh thần pháp luật tối thượng. Pháp luật dù ở vị trí thượng tôn, trên muôn dân,nhưng lại dưới một người (nhà vua). Vua là người vượt lên trên pháp luật vì mọiquyền lập pháp, hành pháp và tư pháp đều nằm trong tay vua. • Các biện pháp chế tài cũng thường tuyệt đối hoá mặt trừng trị mà chưa nhìnthấy một chức năng không kém phần quan trọng của pháp luật là giáo dục. con ngườiphải vì pháp luật, chứ pháp luật không vì con người. Sự thất bại của đế chế nhà Tầncũng chỉ ra một hạn chế của Hàn Phi: quá thiên về hình pháp hà khắc. Quá chú trọngđến hình phạt, học thuyết của Hán Phi được Tư Mã Thiên nhận xét” khắc bạc, ít ânđức”• Do xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị nên nội hàm của khái niệm côngbằng theo Hàn Phi còn phiến diện và khác xa so với hiện nay bởi đó mới chỉ là quyđịnh công bằng trong phục tùng nghĩa vụ giữa các thành viên trong xã hội, (còn côngbằng về quyền lợi chưa được đề cập đến). Do vậy mà pháp luật chỉ được chú trọngđến quyền lợi của Nhà nước mà xem nhẹ quyền lợi của người dân. Người dân khôngđược bàn cãi pháp luật. Các nhà pháp gia nói:”Không thể dùng tri thức của dân được,12TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHÁP GIA - NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ-CHKT Đ5-Nhóm 4- Lưu Thị Thùy Dương2012tri thức của chúng là tri thức con nít… đứa con nít không biết chịu đựng đau khổ nhỏđể thu lượm lấy cái lợi lớn.”(2,336). Thiên Hiển học, Hàn viết: "Bọn không biết trịnước ngày nay nhất định bảo: "Cần được lòng dân". Nếu được lòng dân là nước đượctrị thì còn cần dùng gì đến Y Doãn, Quản Trọng nữa, cứ nghe lời dân là đủ rồi. Chonên ( ) làm chính trị mà mong vừa lòng dân đều là mối loạn, không thể theo chínhsách đó trị nước được"(4,415).Hàn Phi đã bỏ qua vai trò to lớn của nhân dân trong tiến trình phát triển của lịch sử,đây là hạn chế của thời đại.• Tư tưởng của Hàn Phi còn có nhược điểm là vẫn chưa xét đầy đủ nhu cầu con người. Hàn Phi xem động cơ hành động của con người chỉ bao gồm lòng hiếu lợi và hiếu danh. “Pháp gia luôn so sánh luật pháp với cái cân, những đồ đo lường. Với pháp luật, người ta đo lường con người, cũng như người ta đo vải lụa với cací thước, người ta cân nặng nhẹ với cái cân. Nhưng lụa vải, vật nặng nhẹ đều là những vật vô tri vô giác, không sinh hóa. Còn con người là vật sinh hóa, có ý chí tự do, luôn luôn biến hóa, cách tân. Muốn dùng một tiêu chuẩn khách quan để thẩm định hành vi của con người thì thật là một vấn đề không thể giải quyết được.” (2,333). Pháp gia đồng nhât con người với máy móc , nhưng Pháp gia không nghĩ đến một điều là nhân tính khác vật tính.13KẾT LUẬNPháp gia xuất hiện vào giữa thời đại Chiến Quốc và trở nên cực thịnh vào cuối thời đạiấy. Dựa vào quan niệm của đạo gia về nhân sinh và hấp thụ những tư tưởng đại cươngcủa nho gia cùng tư tưởng chính danh xác thực của Mặc gia, Pháp gia thật là một lýthuyết chính trị có hệ thống. Ra đời cách đây trên hai nghìn năm, mặc dù còn có nhiềuhạn chế do lịch sử, do bản chất giai cấp nhưng học thuyết Pháp trị của Tư tưởng triếthọc Pháp gia là tư tưởng tiến bộ thời bấy giờ và góp phần thúc đẩy lịch sử phát triển.Với việc đề cao sự trọng yếu của pháp luật, sự kết hợp giữa pháp, thuật, thế trong phéptrị nước, thưởng phạt nghiêm minh, thuật vô vi của nhà cầm quyền là những công cụgiúp nhà cầm quyền quản lý tốt xã hôi trong thời kỳ chiến tranh khốc liệt, loạn lạcnhiều thế kỷ. Khi mà « nhân trị » của Khổng Tử không thể giúp Trung Hoa thống nhấtđất nước thì hoc thuyết Pháp trị » của Pháp gia và Hàn Phi đã trở thành vũ khí tinhthần, giúp nhà Tần thống nhất đất nước,thiết lập chế độ phong kiến trung ương tậpquyền, chấm dứt cục diện phân tranh. Những giá trị tư tưởng này đã đóng một vai tròtích cực trong lịch sử Trung Quốc. Chế độ quản lý đất nước dựa trên pháp luật đượcthiết lập trên toàn thế giới và ở đâu cũng vậy, pháp luật được bảo vệ bởi hình pháp. Đểcứu vãn một xã hội loạn lạc, chia rẽ, suy nhược, học thuyết của Hàn có lợi hiển nhiên;nhưng khi xã hội đã bình trị rồi, thì nó không cần thiết nữa mà còn có hại vì có nhiềukhuyết điểm; dùng uy quá nhiều, không hợp tình, coi con người như loài vật; quá trọngnông nghiệp và võ bị, ghìm công và thương. Tư Mã Thiên bảo: “Hàn Tử… chú trọngtới thực tế (thiết sự tình) phân biệt rõ phải trái, nhưng lòng quá cứng như đá (uy nhiềumà ít ân)”(4,697). Loai bỏ được tính hà khắc, để dân có thể giám sát nhà cầm quyền,vai trò của nhân dân được phát huy thì bài thuốc pháp trị thích hợp với tất cả quốcgia.Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay, chúngta nên tham khảo, tiếp thụ những hạt nhân tiến bộ của học thuyết này, như: đề caopháp luật; pháp luật phải phù hợp với đời sống xã hội; và, pháp luật phải được thi hànhtriệt để, nghiêm minh đồng thời luôn chú ý đến những quyền con người trong thời đạimới để nhà nước đó thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân.PHỤ LỤCSƠ ĐỒ THỂ HIỆN SỰ PHÁT TRIỂN PHÁI PHÁP GIA QUA CÁC ĐẠI DIỆNTIÊU BIỂUQUẢN TRỌNG TỬ SẢNLÝ KHÔINGÔ KHỞITHÂN BẤT HẠI(Trọng thuật)THẬN ĐÁO(Trọng thế)THƯƠNG ƯỞNG (Trọng pháp)HÀN PHI(tổng kết và hoàn thiệntư tưởng pháp trị)TÀI LIỆU THAM KHẢO1. PGS.TS Doãn Chính, Từ điển Triết học Trung Quốc, Nhà xuất bản Chính trịQuốc gia, Năm 2009;2. GS Nguyễn Đăng Thục, Lịch sử Triết học Phương Đông, Nhà xuất bản TừĐiển Bách Khoa, Năm 2006;3. Phùng Hữu Lan, Lịch sử Triết học Trung Quốc – Tập 1: Thời Đại Tử Học,Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Năm 2006;4. Nguyễn Hiến Lê & Giản Chi, Hàn Phi Tử, Nhà xuất bản: Văn Hóa, Năm 1994(ebook-font chữ nhỏ nhất)5.Doãn Chính(Chủ biên), Đại cương triết học Trung Quốc, NXB Chính trị quốc giaHà Nội 19976. TS Bùi Văn Mưa (Chủ biên), Triết Học – Phần I: Đại cương về lịch sử Triếthọc, Tài liệu dùng cho Học viên cao học và nghiên cứu sinh, Lưu hành nội bộ,Năm 2011;7. Nguyễn Thị Kim Bình (Đại học Đà Nẵng), Tư tưởng trị nước của Pháp gia vàvai trò của nó trong lịch sử, Đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đạihọc Đà Nẵng, Số 3 (26), Năm 2008;8. Võ Thiện Điển, Hàn Phi Tử - Và Sự Thống Nhất Trung Quốc Cổ Đại, NXBVăn hoá Thông tin, Năm 20109.http://phaply.net.vn/doi-thoai/pgs-ts-nguyen-van-vinh-noi-ve-hoc-thuyet-phap-tri-cua-han-phi-tu-%E2%80%9Cxay-dung-nha-nuoc-phap-quyen-can-phai-co-trang-thai-phap-tri-tot-va-nha-cam-quyen-tri-tue%E2%80%9D.html