Phản ứng Mayer là gì

phuhmtu
Offline

Phản ứng Mayer là gì


Bài viết: 2,050
Chủ đề: 1,409
Gia nhập: Sep 2012
Danh tiếng: 6

Thanks: 0
Given 12 thank(s) in 12 post(s)

Points: 12$

08-28-2013, 09:08 AM (Sửa đổi lần cuối: 08-28-2013, 09:10 AM bởi phuhmtu.)

1. MỤC đÍCH
Tìm máu trong phân để chẩn đoán có xuất huyết ở đoạn nào trên ống tiêu hóa. Xuất huyết có thể do KST, do viêm nhiễm, u bướu, có thểphát hiện được bằng mắt, khi thấy:
– Phân có máu tươi: có xuất huyết ở đoạn cuối ruột già.
– Phân đen: xuất huyết đoạn trên ống tiêu hóa (ruột non, dạdày). Hồng cầu đã bị tiêu hóa, không còn
nguyên vẹn; huyết sắc tố được phóng thích ra ngoài, lẫn với phân (máu ẩn). Trong trường hợp này, xác định xuất huyết bằng kỹthuật tìm huyết sắc tố trong phân.
2. K Ỹ THUẬT TÌM HUYẾ T SẮC TỐ TRONG PHÂN BẰNG CHẤT AMINOPYRINE
2.1. Nguyên tắc
Khi huyết sắc tố tiếp xúc với hydrogen peroxide thì oxygen được phóng thích, oxygen này sẽphản ứng với chất Aminopyrine (Aminophenazone) làm hiện màu.
2.2. Chuẩn bị bệnh nhân cho xét nghiệm tìm máu trong phân
Một ngày trước khi làm xét nghiệm tìm máu trong phân, bệnh nhân không được:
– Ăn thịt.
– Uống thuốc có chứa chất sắt.
– đánh răng mạnh gây chảy máu.
2.3. Dụng cụ
– Máy ly tâm
– Ống ly tâm
– Que gỗ
– Ống đong 20ml
– Ống nghiệm, giá để ống nghiệm
– Găng tay.
Lưu ý: Dụng cụ dùng phải thật sạch, không được có vết máu.
2.4. Hóa chất
– Acid acetic 10%
– Hydrogen peroxide 10% (pha trước khi dùng)
– Cồn ethylic 95o
– Aminopyrine
– Mẫu chứng dương (dung dịch 1% máu tan trong nước)
– Mẫu chứng âm (nước cất).
2.5. Quy trình kỹthuật
Pha dung dịch aminopyrine (chỉpha trước khi dùng):
– Cho 0,25g aminopyrine vào đáy ống nghiệm.
– đổvào ống nghiệm 5ml cồn ethylic 95o.
Lấy một lượng phân cho vào ống ly tâm. Thêm vào 7ml nước cất và đánh tan phân.
Ly tâm 1000 vòng/phút trong 5 phút.
Đổ phần nước nổi vào 1 ống nghiệm.
Nhỏ từ từ vào thành ống nghiệm đựng nước nổi các chất sau đây:
– 10 giọt dung dịch acid acetic.
– 5ml dung dịch aminopyrine.
– 10 giọt hydrogen peroxide.
Chú ý: Không trộn lẫn các chất với nhau.
Để yên trong 1 phút.
Đọc kết quảtrong vòng 5 phút sau khi thêm hygrogen peroxide.
2.6. đọc kết quả
Kết quả dương tính thì màu đỏ sẽ xuất hiện giữa 2 lớp dung dịch:
– đỏ nhạt = phản ứng dương tính (+).
– đỏ tươi = phản ứng dương tính mạnh (++).
– đỏ đậm = phản ứng dương tính rất mạnh (+++).
– Không có màu = phản ứng âm tính (–).

Phản ứng Mayer là gì

3. THỬNGHIỆM PHÁT HIỆN MÁU TRONG PHÂN
Là một kỹ thuật phát hiện máu trong phân nhanh, đơn giản, có độnhạy và chính xác khá cao.
3.1. Nguyên tắc
Huyết sắc tố trong phân gắn vào kháng thể kháng huyết sắc tố được dán lên thanh giấy. Phức hợp này được nhìn thấy nhờ chất nhuộm màu.
3.2. Dụng cụvà hóa chất
– Thuốc thử mua trên thị trường (FOB, ACON), gồm có:
+ Thanh thử trong bao gói
+ Lọ nước pha loãng phân.
3.3. Quy trình kỹ thuật
Lấy phân của bệnh nhân vào lọkhô, sạch.
Dùng que xét nghiệm lấy phân, ít nhất ở 3 chỗ khác nhau trên mẫu phân.
Cho que phân vào lọchứa dung dịch pha loãng phân và trộn đều.
Xé bao đểlấy thanh thử ra.
Nhỏ 2 giọt (khoảng 90ml) dung dịch phân lên thanh thử vào giếng có chữ S.
đọc kết quảtrong vòng 5 – 10 phút.
3.4. Kết quả
– Dương tính: 2 vạch
+ 1 vạch chứng
+1 vạch của mẫu thử = kết quả dương tính.
– Âm tính: 1 vạch chứng.
– Nếu chỉ có vạch của mẫu thử hiện lên = thử nghiệm không có giá trị.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Anh (chị) cho biết ý nghĩa sự hiện diện của máu trong phân.
2. Mô tả kỹ tìm máu trong phân bằng chất aminopyrine.

Mở bài

1. Xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum)

Từ năm 1494 ở Bacrcelona đã xuất hiện một loại bệnh nặng, tiến triển nhanh và lây truyền qua đường tình dục (gọi là bệnh giang mai). Bệnh lan sang Pháp, Hy Lạp, Đức và hàng chục nước phương Tây khác. Đến năm 1905, hai nhà bác học người Đức là Schaudinn và Hoffmann mới tìm thấy vi khuẩn gây bệnh này (gọi là Treponema pallium) từ vết loét ở bộ phận sinh dục của một người bệnh.

– Năm 1906, Warsserman áp dụng phản ứng kết hợp bổ thể của Bordet và Gengou để chẩn đoán huyết thanh giang mai.

– Năm 1949, Nelson và Mayer đưa ra phản ứng bất động xoắn khuẩn.

1.1. Đặc điểm sinh học

1.1.1. Hình thể

Hình xoắn lò so, thường có 8-11 vòng xoắn lượn đều và sát nhau, mềm mại và di động được, kích thước 5-15 x 0,1-0,3mm (dày hơn xoắn khuẩn Leptospira, mỏng hơn xoắn khuẩn Borrelia). Thấy rõ hình thể của vi khuẩn trên kính hiển vi nền đen. Không có vỏ, không sinh bào tử. Ngoài hình thể thông thường còn gặp hình “hạt”. Trên kính hiển vi điện tử thấy bộ máy vận động có 3 sợi nhỏ xoắn ngược chiều bao quanh tế bào.

Sinh sản bằng cách chia đôi theo chiều ngang, khoảng 30 giờ/1lần. Khi trưởng thành thì rất dài, gập lại thành hình chữ V và đứt đôi.

Khó bắt màu, thường nhuộm Giemsa (thấy màu hồng nhạt nên gọi là pallidum) hoặc nhuộm tím metyl, nhuộm Fontana-Tribondeau (xoắn khuẩn màu nâu đen). Gram âm.

1.1.2. Nuôi

Là loại vi khuẩn kỵ khí rất khó nuôi, đến nay vẫn chưa nuôi cấy được xoắn khuẩn trên môi trường nhân tạo. Hiện nay, cách giữ chủng tốt nhất vẫn là tiêm xoắn khuẩn vào tinh hoàn thỏ. Trong môi trường sống dư của Nelson xoắn khuẩn có thể sống được 42-78 giờ.

1.1.3. Sức đề kháng

Sức đề kháng rất yếu , dễ chết khi ra khỏi cơ thể động vật. Chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố lý hoá (oxy không khí, nhiệt độ, iốt, thuỷ ngân, asen…). Nhạy cảm với sự biến đổi pH. Xà phòng và thuốc sát trùng thông thường dễ diệt được xoắn khuẩn. Nhiệt độ cao khô và hanh làm xoắn khuẩn dễ chết (42oC/30phút). Nhiệt độ thích hợp là 30-37oC. Vi khuẩn chịu lạnh tốt: 4ôC/24-28 giờ, ở -30oC/4-5 ngày, -78ôC vi khuẩn sống được nhiều năm và vẫn còn khả năng gây bệnh.

Xoắn khuẩn giang mai chịu tác động của nhiều loại kháng sinh.

1.1.4. Kháng nguyên: 4 loại

– Một happen chung cho tất cả các Trepponema và có cả ở động vật, đặc biệt nhiều ở gan, tim: gọi là Cacdiolipin, là chất diphotphatidyl glyxerol, còn gọi là hapten lipid.

– Một protein chung cho xoắn khuẩn giang mai và các Trepponema không gây bệnh nuôi được in vitro.

– Một hoặc nhiều protein khác, gây hiện tượng tăng mẫn cảm muộn ở bệnh nhân.

– Những đa đường là kháng nguyên đặc hiệu của T. pallidum.

1.2. Khả  năng gây bệnh

1.2.1. Gây bệnh ở động vật

Trên thực nghiệm, gây bệnh cho khỉ giống như bệnh ở người. Động vật hay được dùng là thỏ, nhưng chỉ gây được vết loét tiên phát.

1.2.2. Gây bệnh cho người

Trong tự nhiên, T. pallidum chỉ gây bệnh cho người và bệnh nhân là nguồn  trữ mầm bệnh duy nhất. Người mắc bệnh giang mai chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp qua đường sinh dục. Có thể lây ngoài đường sinh dục nhưng ít gặp như lây qua hôn, bú sữa, qua vết xước ở da, qua truyền máu. Vấn đề lây gián tiếp qua đồ dùng (khăn, chậu, dao, cốc, dụng cụ y tế…) còn đang được bàn luận vì xoắn khuẩn giang mai ra ngoài cơ thể rất chóng chết (sau 2-4 giờ).

Ở phụ nữ có thai bị giang mai, vi khuẩn qua nhau thai vào thai nhi từ tháng thứ 5: nhiễm trùng xảy ra trong tử cung và bào thai bị chết, bị xẩy hoặc thai nhi ra đời được nhưng chết ngay hay đã có tổn thương dị tật. Có một số trường hợp thai nhi bị lây lúc ra đời khi đi qua đường sinh dục của mẹ, như vậy các tổn thương sẽ xuất hiện sau khi sinh. Bệnh giang mai ở thai nhi gọi là giang mai bẩm sinh. Không có giang mai di truyền.

Thời gian ủ bệnh từ 1-100 ngày. Bệnh giang mai điển hình không chữa tiến triển theo 3 thời kỳ:

– Thời kỳ 1: khoảng 3 tuần sau khi lây nhiễm (hoặc hơn), ở vị trí xoắn khuẩn xâm nhập sẽ xuất hiện vết săng giang mai đó là vết loét cứng, tròn hoặc oval, bờ đều đặn. Nặn vết loét sẽ tiết ra một chất dịch có rất nhiều xoắn khuẩn. Vết săng chủ tập trung ở bộ phận sinh dục. Vào ngày thứ 3-5 sau khi xuất hiện tổn thương, sẽ có hạch ở vùng lân cận. Thường 3-6 tuần, vết loét sẽ liền sẹo và không để lại dấu vết gì. Trái lại, hạch lân cận sưng to trong thời gian dài ngay cả khi bệnh đã được điều trị.

Giai đoạn này vi khuẩn đã vào máu và từ ngày thứ 10 đã có kháng thể, chẩn đoán huyết thanh bắt đầu dương tính.

– Thời kỳ 2: xoắn khuẩn có ở khắp cơ thể, ở máu, da và niêm mạc. Ở tuần thứ 6-8 sau khi xuất hiện săng giang mai thì trên da có những hồng ban đó là những vết dát tròn, nhạt màu, không ngứa. Ở quanh hậu môn, âm đạo, niệu đạo, các tổn thương này to lên, mưng mủ và sùi lên như hình súp lơ hoặc hình quả dâu. Giai đoạn này, các tổn thương ở tuyến nhày ít hơn ở da, nhưng lại có nguy cơ lây nhiễm mạnh vì có nhiều T.pallidum. Tổn thương là những vết dát sinh dục, màu đỏ, không đau. Xuất hiện ở họng, lưỡi, xung quanh miệng và vùng sinh dục. Nếu không điều trị, các tổn thương ở da và tuyến nhày cũng mất đi sau vài tháng nhưng rất hay tái nhiễm.

Thời kỳ này kháng thể sinh ra nhiều và chẩn đoán huyết thanh dương tính.

– Thời kỳ 3: biểu hiện ở nhiều năm sau thời kỳ 1.

Trước kia có khoảng 25% trường hợp bệnh chuyển sang giai đoạn 3. Ngày nay, nhờ các phương pháp phát hiện nhanh và điều trị kịp thời nên rất ít trường hợp chuyển sang thời kỳ này. Trên thực tế hiện nay phân biệt thành hai trường hợp là giang mai sớm và giang mai muộn.

1.2.3. Miễn dịch

Con người khi ra đời không có sẵn miễn dịch đối với bệnh giang mai. Sau khỏi bệnh có miễn dịch đồng chủng nhưng không bền, không có miễn dịch dị chủng.

Trong bệnh giang mai có tình trạng tăng mẫn cảm muộn, nên dễ gây tai biến khi điều trị mạnh, làm dung giải xoắn khuẩn một cách ồ ạt (phản ứng Herxheimer).

1.3. Chẩn đoán

1.3.1. Chẩn đoán trực tiếp: thường làm ở thời kỳ đầu của bệnh.

Lấy dịch vết loét hoặc  dịch ở hạch vùng lân cận, làm tiêu bản giọt ép. Xem dưới kính hiển vi nền đen, quan sát hình thể và sự di động của xoắn khuẩn.

Chú ý: Các phương pháp nhuộm thường không làm vì ít có giá trị chẩn đoán.Khi lấy bệnh phẩm phải đảm bảo an toàn (đi găng, không làm dây vãi…).

1.3.2. Chẩn đoán huyết thanh: thường làm từ ngày thứ 10 trở đi, lấy máu, tách huyết thanh làm phản ứng.

Phản ứng phát hiện kháng thể kháng cardiolipin (kháng thể reagin):

Sử dụng kháng nguyên cardiolipin (còn gọi là kháng nguyên Wasserman), kháng nguyên này không chỉ có ở T. pallidum mà còn ở nhiều sinh vật khác (động vật, thực vật, vi khuẩn). Tuy không mang tính đặc hiệu nhưng chỉ ở bệnh giang mai người ta mới tìm thấy kháng thể kháng cardiolipin. Có thể xác định kháng thể này bằng các phản ứng.

– Phản ứng kết hợp bổ thể B.W (Bordet và Wassermann) hoặc phương pháp cải tiến được miêu tả bởi Kolmer.

– Phản ứng ngưng kết gián tiếp VDRL (Veneral Disease Research Laboratory) hoặc RPR (Rapid Plasma Reagin). Trong phản ứng này kháng nguyên cardiolipin được trộn với các tinh thể cholesterol để làm tăng độ nhậy của hiện tượng ngưng kết với reagin. Có thể làm VDRL hoặc RPR định tính và định lượng.

Phản ứng kết hợp bổ thể với kháng nguyên là Treponema reiter.

Để phát hiện kháng thể chống lại protein chung của giống Treponema. T.reiteri là một xoắn khuẩn không gây bệnh đã phân lập được từ vết loét giang mai cùng với T.pallidum. Đây là phản ứng nửa đặc hiệu.

Phản ứng ngưng kết hồng cầu gián tiếp (TPHA- Treponema pallidum Hemagglutination Assay):

Dùng các kít đã bán sẵn được điều chế bằng cách gắn các kháng nguyên của xoắn khuẩn giang mai lên bề mặt hồng cầu để phát hiện kháng thể.

Phản ứng miễn dịch huỳnh quang gian tiếp (F.T.A- Fluorescent Treponemal Antibody)

Kháng nguyên là xoắn khuẩn giang mai đã giết chết. Những kháng thể do phản ứng phát hiện ra xuất hiện sớm và tồn tại lâu. Đây là phản ứng đặc hiệu.

Phản ứng bất động xoắn khuẩn giang mai (T.P.I- Treponema Pallidum Immobilization) của Nelsan và Mayer:

Là phản ứng đặc hiệu, chính xác vì dùng kháng nguyên là T.pallidum sống. Các kháng thể đặc hiệu xuất hiện chậm, 3-4 tuần sau chất reagin và chất kháng protein chung của giống Treponema, bởi vậy phản ứng này dương tính chậm hơn phản ứng khác (40-45 ngày sau khi có vết loét).

Lưu ý: Phải thử T.P.I trước khi dùng Penixillin.

1.4. Phòng và điều trị

– Không có vacxin phòng đặc hiệu: cải thiện sinh hoạt xã hội, giáo dục ý thức phòng bệnh và quan hệ tình dục lành mạnh, điều trị triệt để người bệnh.

– Kháng sinh chủ yếu là PenixillinG, phải điều trị sớm và đủ liệu. Cho đến nay chưa có chủng nào kháng lại kháng sinh này.

2. Xoắn khuẩn Leptospira

2.1. Đặc điểm sinh học

– Hình thể

Hình sợi dài và mảnh, có 15 – 30 vòng xoắn, hai đầu cong như chữ C hoặc cái móc, đôi khi tạo thành chuỗi hạt. 0,1 – 0,2 x 4 – 30mm. Di động mạnh.

– Nuôi: Ưa khí, phát triển tốt trên môi trường giàu huyết thanh thỏ.

– Sức đề kháng

Kém, 50oC/10’. Dễ bị diệt bởi các thuốc sát trùng thông thường. Chịu lạnh và sống lâu ở nước (khoảng 3 tuần). Chịu tác động của penixillin, tetraxyclin.

2. Khả năng gây bệnh

– Có nội độc tố.

– Chuột là ổ trữ mầm bệnh chính, bài tiết mầm bệnh qua nước tiểu làm ô nhiễm đất, nước…

– Xoắn khuẩn xâm nhập vào người qua vết xây sát da, niêm mạc.

– Bệnh điển hình: biểu hiện ban đầu là rét run, sốt cao đột ngột, đau cơ, mắt đỏ, có khi có hội chứng màng não. 3 – 5 ngày sau xuất hiện vàng da nặng, kéo dài 7 – 10 ngày, có thể có chảy máu. Ngày thứ 7 – 8, hết sốt, bệnh giảm. 2 – 5 ngày sau lại sốt lại và đau mỏi cơ thể, bệnh kéo dài 3 – 4 tuần.

Sau khỏi bệnh có MD bền vững, có miễn dịch chéo với nhiều loài xoắn khuẩn.

3. Chẩn đoán

Chẩn đoán trực tiếp: lấy máu (trong 5 ngày đầu), soi KHV nền đen.

– Phân lập vi khuẩn.

– Chẩn đoán huyết thanh:xác định HGKT

4. Phòng bệnh và điều trị

– Phòng đặc hiệu: bằng vacxin chết.

– Phòng không đặc hiệu: diệt chuột, đi găng, ủng khi đi vào nơi lưu  hành dịch.

– Điều trị : penixillin.

Tài liệu tham khảo:

1. Bộ môn Vi sinh y học, Học viện Quân y (2011), Vi sinh y học,  NXB QĐND

2. Bộ môn Vi sinh y học, Học viện Quân y (2008), Vi sinh y học, giáo trình Sau Đại học NXB QĐND.

3. Brooks F.G., Butell J.S. Medical mỉcobiology, Twenty first edition, USA.