Phơi 1 nắng là bao lâu

Bạn mang cá phơi nắng khoảng 2 -3 tiếng cho cá thấm muối và săn lại.

Mách nhỏ: Nếu không phơi khô bạn có thể sấy cá trong lò ở nhiệt độ 60 độ C khoảng 30 phút nhé! Nhớ để lò hở khi sấy bằng cách chèn vào cửa lò một đôi đũa.

Tiếp theo bạn mang cá thu vào rửa với nước cho sạch hết muối, rồi xếp cá thu ra khay hoặc nia tiếp tục phơi nắng khoảng 2 - 3 tiếng là được

Mách bạn:

  • Khi phơi cá thu bạn nên cứ khoảng 30 phút trở đều 2 mặt cho cá khô đều nhé.
  • Nếu bạn thích ăn cá khô nhiều thì bạn phơi lâu lâu hơn tùy theo sở thích nha!

Ngày xưa khi thời còn chưa có tủ lạnh, khi muốn tích trữ đồ ăn thì người ta nghĩ ra được những cách để bảo quản chúng được lâu hơn mà vẫn giữ được hương vị thơm ngon. Cá khô là một trong những món ăn đó. Tuy đã được phơi khô, nhưng nếu bảo quản không đúng chúng vẫn sẽ bị hỏng. Cách bảo quản cá khô như thế nào cho đúng.

Cách bảo quản cá khô thế nào

Thời hạn ngon nhất khi ăn cá khô

Cá khô là một món ăn đã tồn tại từ lâu. Là một món ăn phổ biến trong mọi bữa cơm của gia đình Việt Nam. Và bất kỳ món ăn nào cũng đều có thời điểm ngon nhất để thưởng thức, dù có bảo quản kỹ lưỡng đến mức nào đi nữa.

Thời gian ngon nhất để thưởng thức cá khô

Cá khô có hương vị thơm ngon nhất trong thời gian 7 ngày [ở môi trường bình thường] kể từ lúc kết thúc quá trình phơi khô.

Nếu muốn để thời gian bảo quan để thưởng thức lâu hơn hãy xem những cách bảo quản cá khô làm như thế nào nhé.

Các cách bảo quản cá khô vẫn giữ được hương vị thơm ngon

Bảo quản cá khô trong tủ lạnh

Bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh: Bạn có thể bảo quản cá khô trong ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ ở khoảng từ 14-16 độ C. Trước khi bỏ vào tủ lạnh hãy nhớ bọc thêm giấy bảo xung quanh. Việc này hạn chế việc tăng thêm độ ẩm cho bọc cá khô. Khi để trong ngăn mát tủ lạnh thì có sử dụng thêm 7 ngày so với cách bảo quản ở điều kiện thường

Bảo quản cá khô trong ngăn mát tủ lạnh

Bảo quản ở ngăn đông tủ lạnh: Thức ăn khi cấp đông tủ lạnh thì thời hạn sử dụng được lâu hơn nhiều so với ngăn mát tủ lạnh. Thường đối với đồ khô khi bảo quản có thể sử dụng trong vòng 6 tháng. Lưu ý khi bỏ vào ngăn đông bạn cũng nên bọc giấy báo và cho vào túi nilong buộc kín lại. Vì nếu chúng ta để ở chế độ quá lạnh mà không biết, hoặc để bịch cá khô ở quá gần quạt gió lạnh của tủ lạnh. Đồ ăn sẽ rất dễ bị cháy lạnh.

Bảo quản ở điều kiện thường

Phơi lại cá chỉ vàng khôđể bảo quản được lâu hơn

Như đã nói ở trên cá khô có thể sử dụng trong vòng 7 ngày ở điều kiện thường. Nhưng nếu bạn không có tủ lạnh thì hãy sử dụng cách này của các cụ truyền lại. Nếu bạn cảm thấy nó có dấu hiệu bị nhiễm ẩm hay chọn 1 – 2 ngày nắng, nhanh chóng phơi chúng lại. Nếu điều kiện chỗ ở cho phép, thì bạn có thể treo chúng lên. Việc làm này sẽ giúp kéo dài thời gian sử dụng cá khô thêm 7 ngày.

Một số lưu ý nhỏ khi bảo quản cá khô

Thứ nhất: Cá khô tuy để được lâu, nhưng cũng nên mua với một số lượng vừa phải, nhất định phù hợp với sức ăn của gia đình. Bởi đồ để quá lâu chất lượng dinh dưỡng cũng không còn.

Cách bảo quản cá khô trong tủ đông

Thứ hai: khi bảo quản trong tủ lạnh, nếu được bạn có thể sử dụng những hộp đựng thức ăn đựng chúng trước khi cho vào tủ lạnh. Thay vì sử dụng túi nilong, vừa hạn chế sử dụng tủi nilong mà hộp đựng thức ăn cũng có độ kín hơn khi đựng trong túi. Giảm tỷ lệ tiếp xúc với không khí ẩm trong tủ lạnh. Ngoài ra, cá khô cũng khá mùi, nên nó cũng làm giảm bớt việc tỏa mùi ra tủ lạnh, hoặc ám sang những đồ ăn khác.

Cách bảo quản cá khô này tưởng khó nhưng khá là đơn giản phải không nào. Không chỉ cá khô, bạn có thể áp dụng tương tự với những loại thức ăn khác. Cách làm này giúp một phần đảm bảo độ dinh dưỡng trong thức ăn vẫn còn được giữ nguyên vẹn.

mẹ em mới gửi vào ít cá khô phơi 1 nắng, do không thể ăn hết 1 lần nên không biết làm sao giữ cho nó lâu hư. Vì còn ẩm nên em sợ nó bị mốc. Nhờ chuyên gia tư vấn giups em với ạ . em cảm ơn

Với vùng đất nắng gió đa dạng, việc chế biến khô cá lại vô cùng dễ dàng, vì vậy khô cá từ lâu đã trở thành món ăn đặc sản, mang đậm chất ẩm thực Việt Nam. Cá sau khi bắt lên có thể nhanh chóng chế biến các món kho, chiên, hay làm khô, dễ dàng để dành được lâu hơn. Cùng tham khảo một dạng khô cá rất được ưa chuộng – cá khô một nắng để biết cách bảo quản cá khô một nắng ngon như thế nào nhé!

Khô một nắng có cách chế biến và thưởng thức khác hẳn so với các loại cá biển được phơi kỹ.

Để chế biến khô cá một nắng ngon, Nguyên liệu được chọn phải rất tươi, được đánh bắt ở biển sâu và vẫn còn tươi, sau đó rửa lại bằng nước biển để giữ cho cá được tươi và ngon.

Tiếp theo, chỉ cần tìm một nơi sạch sẽ, có nắng, có gió và có nắng. phơi cho đến khi hết nắng và cá se lại là hoàn thành công đoạn sấy.. Đây là công đoạn quan trọng nhất vì nếu không có đủ ánh nắng, cá sẽ rất dễ bị cháy lá làm chất lượng khô cá bị giảm sút.

>> Bán cá khô tại Khô Gà Sỉ

Với cách chế biến độc đáo này đã cho ra đời hàng loạt loại cá khô một nắng như: cá thu một nắng, cá thu một nắng, cá dứa một nắng, cá một nắng, cá mối một nắng, một nắng, …

Mua khô cá tại Khô Gà Sỉ:

Nhờ quá trình chế biến cẩn thận và bảo quản khô ráo nên Khô cá luôn giữ được trọn vẹn mùi thơm của cá và vị ngọt của cá., muối mặn sau khi được làm khô. Khi đun, cá khô vẫn mềm và đảm bảo hương vị khô đậm đà đặc trưng.

Khô cá chỉ là loại cá được phơi khô nên vẫn còn nguyên luôn giữ chất dinh dưỡng Nó rất giàu protein, giàu omega 3 tốt cho tim mạch và mắt, Có lợi cho sự phát triển trí não của trẻ, giúp người mới phục hồi sức khỏe dễ dàng hơn, người suy dinh dưỡng khỏe mạnh hơn, hạn chế các tác nhân gây ung thư.

Dưới đây là một số gợi ý về các món ăn chế biến từ cá khô:

Cá khô chiên giòn: Đây đảm bảo sẽ là một món ăn cực kỳ đơn giản, dễ làm mà lại tốn cơm. Chỉ cần đem chiên cho giòn là có thể thưởng thức.

Cá khô chiên mắm tỏi ớt: Sau khi xào khô, bạn nêm thêm một chút nước mắm tỏi ớt để vị chua ngọt của nước mắm tỏi ớt giúp món khô ngon hơn.

Cá khô chua ngọt: Cá khô giòn, xào chua ngọt nóng hổi đảm bảo cực ngon, cực đắt.

Xem thêm: Chị Yến chia sẻ cách làm cá khô chua ngọt cho ông xã thưởng thức ngày Tết

Cơm nắm cá khô: Món khô cá sau khi chiên giòn, béo ngậy, thơm ngon.

Xem thêm: Cách làm cơm nắm khô lá dứa cực lạ và độc đáo

Gỏi xoài cá khô: Món gỏi xoài thường làm với cá khô cũng ngon. Vị chua chua của xoài, ngọt của mắm, mặn của khô cá rất tuyệt vời.

>> Cách chọn mua, chế biến và bảo quản cá khô

Phương pháp 1: Nếu tủ lạnh không được sử dụng, Cá sau khi mua về phải làm khô lại cá rồi cho riêng vào túi ni lông buộc kín.. Trong 1 tuần nếu ăn không hết thì phải nhanh chóng đem ra phơi nắng lại để không bị mốc.

Phương pháp 2: Nếu bạn có tủ lạnh, hãy bọc nó bằng màng bọc thực phẩm và Bảo quản trong ngăn mát hoặc ngăn đá [Nên dùng tủ đông vì sẽ bảo quản tốt hơn].

Phương pháp 3: Sau Cá khô được hút chân không Nó sẽ được bảo quản tốt hơn vì vi khuẩn không thể tiếp cận được. Bạn cũng Cá khô nên bảo quản riêng, không để chung với đồ tươi sống dễ bị nhiễm khuẩn, hư hỏng.

Hi vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cá khô một nắng cũng như cách bảo quản cá khô một nắng. Hi vọng cá một nắng trong thời gian sắp tới sẽ trở thành món ăn mới trong mâm cơm của gia đình bạn!

Nguồn: Tổng hợp

Trải nghiệm hay Khô Gà Sỉ

Video liên quan

Cá thu một nắng, cá hồng một nắng, cá mối một nắng, mực một nắng,... đang là những hải sản "hot" đối với người tiêu dùng "sành điệu" hiện nay.

"Một nắng" này không liên quan gì tới câu thành ngữ "một nắng hai sương" đã có từ lâu trong kho tàng thành ngữ tiếng Việt (một nắng hai sương: chỉ cảnh làm lụng vất vả, phải dầm dãi nắng mưa ngoài đồng ruộng của người nông dân). Một nắng ở đây đơn giản chỉ là "một nắng" (nắng: ánh sáng trực tiếp từ mặt trời chiếu xuống, trái nghĩa với mưa).

"Một nắng" là "khoảng thời gian của một ngày có nắng" (Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020). Đó chính là đơn vị đo thời gian liên quan tới thời tiết theo cách tính dân gian. Bởi với người nông dân (hay ngư dân), sản phẩm thu hoạch được cần được hoàn thiện và bảo quản bằng việc "làm cho khô" dưới ánh nắng mặt trời.

Tất nhiên, để cho lúa thóc, đậu đỗ, khoai, sắn, cá, tôm khô ráo, săn chắc... có thể bằng cách khác (sấy trên lửa, than nóng chẳng hạn). Nhưng phơi khô, sấy nỏ mọi nông sản, lâm sản hay hải sản thì không có gì tốt bằng năng lượng thiên nhiên (sẵn có, tiện lợi, không mất tiền) là ánh nắng mặt trời.

Ảnh minh họa: TL

Ánh nắng tạo nên nhiệt lượng tự nhiên, từ từ mà rất hiệu quả. Lúa, ngô, lạc, đỗ, cá, tôm... cứ phải tãi ra sân (hay trên các dụng cụ chuyên dụng như nong, nia, phên giậu), phơi dưới nắng nhiều ngày mới đạt độ "săn", "khô" cần thiết, để chế biến (xay, giã) hay bảo quản (để giống, dự trữ) khỏi nấm mốc, hư hỏng (nắng có khả năng sát khuẩn rất tốt). Chuyện này đã quá quen thuộc với cuộc sống chúng ta.

Nhưng "một nắng' mà chúng ta đang bàn ở đây lại là một tính từ, "ăn theo" một sự vật nào đó. Cá thu một nắng, cá hồng một nắng, cá mối một nắng, mực một nắng,... đang là những hải sản "hot" đối với người tiêu dùng "sành điệu" hiện nay. Với người nội trợ, đó chính là thực phẩm hấp dẫn trong các món ẩm thực cần quan tâm.

Cá hay mực, sẽ có nhiều cách thức bảo quản và sử dụng: 1) ăn tươi (dùng ngay khi còn tươi sống); 2) làm mắm (ướp muối, để lên men); 3) phơi khô; 4) phơi một nắng (phơi cho nửa khô nửa tươi). Với trường hợp "một nắng", cá hay mực sau khi đánh bắt sẽ được sơ chế (bỏ ruột, rửa sạch, cắt lát nếu là cá to), ngâm qua dung dịch nước muối vừa phải trong thời gian nhất định. Sau đó, người ta sẽ đem phơi (cột dây hay trên phên lưới) đặt dưới không gian có nắng to trong ngày. Khi mực và cá ráo nước, hơi se mặt, thịt cá chuyển từ màu tươi đỏ sang hơi xám, nổi phấn trắng là lúc có thể "nghiệm thu" thành phẩm.

Lúc đó, ta sẽ có một sản phẩm (cá, mực) để chế biến thành các món (rán, nướng) rất ngon. Cá, mực đó sẽ có hương vị riêng vì vẫn còn giữ được độ tươi, mềm, nhưng rắn và dai hơn, nhai kĩ rất ngọt và thơm. Chà, vào những ngày mưa trời lạnh mà có món cá thu hay mực một nắng nướng than, chấm với nước mắm ớt, tỏi, chanh, uống với bia hơi thì còn gì bằng.

Tuy nhiên, "một nắng" không hẳn là thời gian giới hạn trong "một lần phơi nắng" (tức một ngày). Bởi nếu chỉ qua một ngày nắng, nhất là ngày hôm đó nắng chưa thật to thì vẫn chưa có thành phẩm như ý. Người ta vẫn phải tiếp tục phơi nắng tiếp cho tới khi mực và cá đạt yêu cầu cần thiết. Tính từ "một nắng" chỉ là một đơn vị mang tính quy ước. Nó chỉ một công đoạn xử lý thực phẩm bằng ánh nắng mà dân gian vẫn áp dụng bấy lâu nay.

PGS-TS. Phạm Văn Tình

(Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam)

Video liên quan

Chủ đề