Phương pháp giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo

MỤC LỤCNội dungTrangI. Mở đầu11.1. Lí do chọn đề tài11.2. Mục đích nghiên cứu11.3. Đối tượng nghiên cứu11.4. Phương pháp nghiên cứu1II. Nội dung22.1. Cơ sở lý luận của vấn đề22.2. Thực trạng của vấn đề22.3. Các biện pháp tổ chức thực hiện42.3.1. Biện pháp 1: Tăng cường tính khoa học trong giáo dục thẩm4mỹ cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động tạo hình2.3.2. Biện pháp 2: Đổi mới phương pháp giáo dục thẩm mỹ cho5trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động tạo hình .102.3.3. Biện pháp 3: Giáo viên chuẩn bị các tri thức, các kĩ năng cótính chất kĩ thuật trong hoạt động tạo hình.112.3.4. Biện pháp 4: Giáo viên cần phát huy tối đa những khả năngthể hiện của ngôn ngữ tạo hình trong tranh của trẻ2.3.5. Biện pháp 5: Thiết kế các trò chơi tạo hình Vẽ, nặn, xếp dántranh, chắp ghép phù hợp với các độ tuổi của trẻ nhằm từng bướcphát triển khả năng tạo hình2.4. Hiệu quả của SKKNIII. Kết luận và kiến nghị1315163.1. Kết luận163.2.Kiến nghị16I. Mở đầu1.1. Lí do chọn đề tài:Giáo dục Mầm non không phải chỉ đơn thuần là chăm sóc trẻ mà giáo dụcmầm non là giáo dục toàn diện cho trẻ về năm mặt: Ngôn ngữ, nhận thức, thẩmmỹ, thể chất, tình cảm - xã hội. Vậy, phát triển thẩm mỹ là một trong năm lĩnhvực giáo dục toàn diện cho trẻ Mầm non nói riêng và với trẻ em nói chung.Nội dung hoạt động tạo hình trong trường mầm non được coi như là mộtphương tiện phát triển thẩm mỹ cho trẻ rất hữu hiệu. Thông qua hoạt động tạohình mà trẻ có thể phát triển các chức năng tâm lí như khả năng quan sát - trigiác các sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó buộc trẻ phải tư duy và quá trìnhđó làm phát triển óc tưởng tượng sáng tạo của trẻ, trẻ ham muốn, hứng thú vàtích cực tạo ra cái đẹp. Đây là yếu tố cần thiết và có thể nói là không thể thiếuđược để góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách.Giáo dục thẩm mỹ qua hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non là nhiệm vụchiến lược trong hoạt động giáo dục của nhà trường, góp phần giải quyết mốiquan hệ giữa “Đức – Trí – Thể - Mỹ” trong sự phát triển con người ở các mụctiêu giáo dục. Quan niệm về cái đẹp cái xấu ngày nay rất phức tạp dường nhưkhông có một quy định chuẩn nào cụ thể. Vì vậy việc giáo dục thẩm mĩ thôngqua hoạt động tạo hình sẽ góp phần nâng cao nhận thức cũng như tầm quantrọng của GDTM đối với thế hệ trẻ.Thực tiễn trong các trường Mầm non chưa quan tâm nhiều đến việc giáodục thẩm mĩ cho trẻ. Trong khi đó giáo dục thẩm mĩ có vai trò quan trọng làmtăng khả năng tư duy, trí tưởng tượng sáng tạo và làm phong phú thêm đời sốngtinh thần cho trẻ. Đặc biệt là rèn cho trẻ kỹ năng cầm bút tô, vẽ, tư thế ngồi tạotiền đề và tâm thế tốt cho trẻ bước vào lớp một.Trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình giáo viên ít khi chú ý đến làmthế nào giúp trẻ hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp từ thiên nhiên, ý nghĩa nhữngbức tranh, hay các sản phẩm vẽ, nặn, xé, dán và tính tích cực sáng tạo cá nhân.Nếu chúng ta biết cách khai thác để phát triển thẩm mĩ cho trẻ thông qua hoạtđộng tạo hình thì không những tư duy, trí tượng tượng sáng tạo của trẻ đượctăng lên mà còn giúp trẻ biết cảm nhận, yêu thích cái đẹp, tâm hồn trong sáng,hướng tới giá trị Chân – Thiện – Mĩ. Với những lí do trên, tôi manh dạn chọn đềtài “ Một số biện pháp giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thôngqua hoạt động tạo hình ở trường mầm non Điền Thượng huyện Bá Thước ”1.2. Mục đích nghiên cứuTrên cơ sở thực tiễn giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thôngqua hoạt động tạo hình ở trường mầm non Điền Thượng, đề xuất các biện phápgiáo dục nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổithông qua hoạt động tạo hình ở trường mầm non Điền Thượng huyện Bá Thước.1.3. Đối tượng nghiên cứuBiện pháp giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạtđộng tạo hình ở trường mầm non Điển Thượng huyện Bá Thước.1.4. Phương pháp nghiên cứu- Phương pháp phỏng vấn2- Phương pháp quan sát- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn- Nhóm phương pháp tìm tòi, sáng tạo: bao gồm các phương pháp hướngdẫn mang tính gợi mở, các hoạt động, các bìa tập tạo hình, các tình huống cóvấn đề trong tạo hình, các bài tập sáng tạo trong tạo hình.[4]- Dùng thống kê toán học để xử lý số liệuII. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệmLuật Giáo dục ngày 14/6/2005 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều củaLuật Giáo dục ngày 25/11/2009.Luật Giáo dục năm 2009 nhấn mạnh: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo conngười Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ vànghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” và“Quan tâm đầy đủ đến giáo dục phẩm chất, đạo đức, ý thức công dân, giáo dụcsức khoẻ và giáo dục thẩm mỹ (GDTM) cho học sinh là yêu cầu chiến lược pháttriển giáo dục trong giai đoạn mới ở nước ta”. Có thể nói cùng với đức dục, trídục, thể dục, GDTM là một trong những con đường hình thành nhân cách conngười Việt Nam hiện đại.Giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động tạohình là quá trình tác động của nhà sư phạm mầm non tới trẻ mẫu giáo thông quahoạt động tạo hình nhằm hình thành những quan hệ thẩm mỹ đúng đắn của trẻvới hiện thực góp phần xây dựng nền tảng cho sự phát triển nhân cách hài hòa,toàn diện cho trẻ.Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 về việc sửađổi bổ sung một số nội dung của chương trình giáo dục mầm non ban hành kèmtheo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ Giáo dục và Đàotạo.2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm- Tình hình địa phương.Điền Thượng là một xã thuộc chương trình 135 của huyện Bá Thước.Phía Đông giáp xã Điền Hạ, phía Tây giáp xã Thiết ống, phía Bắc giáp xã ĐiềnQuang. Xã Điền Thượng có tổng dân số là 3496 người. Trong đó 98%đồng bào dân tộc thiểu số và đa số là dân tộc Mường, ngoài ra còn có dân tộcThái và dân tộc Kinh sinh sống trên địa bàn xã. Địa bàn xã bị chia cắt bởi nhữngđồi núi nên dân cư không tập trung mà được chia ra thành 7 thôn bản. Kinh tếcủa nhân dân trong vùng rất khó khăn, nhiều gia đình chưa quan tâm đến việchọc tập và sinh hoạt của trẻ.- Thực trạng trường mầm non Điền Thượng.Trường Mầm non Điền Thượng là một trường vùng sâu, vùng xa củahuyện Bá Thước. Nhà trường đã nhận được sự quan tâm hỗ trợ chính quyềntrong quy hoạch xây dựng cơ sở vật chất và nguồn lực con người theo đề án xâydựng trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia. Với trẻ mẫu giáo chủ yếu là con em3các gia đình nông thôn đồng bào dân tộc miền núi kinh tế còn gặp nhiều khókhăn.- Thực trạng nhận thức của giáo viên về giáo dục thẩm mỹ:Giáo viên chưa quan tâm nhiều đến việc thực hiện chương trình giáo dụcmầm non, lựa chọn nội dung giáo dục đưa vào các chủ đề trong năm học, còn gòbó, chưa đảm bảo tính linh hoạt. Việc đánh giá chất lượng đầu ra thông qua cácsản phẩm học tập của trẻ chưa được quan tâm nhiều.- Thực trạng mức độ thực hiện nội dung giáo dục thẩm mỹ cho trẻmẫu giáo qua hoạt động tạo hình:Hướng dẫn trẻ tạo ra các sản phẩm tạo hình (Tranh tô, vẽ, nặn, xé dán,xếp dán, trang trí đồ dùng đồ chơi tự tạo, thổi màu, in ấn...).Dạy trẻ cảm thụ cái đẹp thông qua hoạt động tạo hình.Dạy trẻ sử dụng các kỹ năng tạo hình để tạo ra sản phẩm tạo hìnhGiúp trẻ biết nhận xét, đánh giá các tác phẩm nghệ thuật tạo hình của mìnhvà của bạn.Dạy trẻ yêu thích cảnh đẹp trong trường, lớp và trong cuộc sốngHạn chế: Hầu hết giáo viên rất ngại cho trẻ sử dụng màu nước vì sợ trẻ dâybẩn ra tay và ra quần áo. Trong khi đó nội dung cho trẻ thổi màu và in ấn là nộidung kích thích hứng thú và tạo cho trẻ có nhiều cơ hội để sáng tạo và cảm nhậnđược cái đẹp của sản phẩm mình tạo ra.- Thực trạng về mức đánh giá phương pháp giáo dục thẩm mỹ cho trẻmẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình:Mặt mạnh: Nhóm phương pháp tìm tòi, sáng tạo đạt ở mức độ yếu chứng tỏrằng các giáo viên trong trường chỉ sử dụng đến phương pháp truyền thống như:Dùng lời gợi mở, hướng dẫn, thực hành ôn luyện, quan sát vật mẫu ...mà ngại thayđổi.Mặt hạn chế: Giáo viên chưa phát huy hết khả năng của mình, ít học hỏitìm tòi những phương pháp mới.- Thực trạng về cơ sở vật chấtCơ sở vật chất nhà trường diện tích chật hẹp, còn thiếu các phòng chứcnăng như: Phòng âm nhạc, phòng nghệ thuật, thiết bị dạy học đầu tư không đồngbộ, việc khai thác sử dụng đồ dùng, đồ chơi đạt hiệu quả chưa cao.Thực trạng nhận thức của trẻ về giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo5 - 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hìnhKết quả khảo sát 26 trẻ đầu năm học 2015 – 2016 thu được kết quả cụ thểnhư sau:TTNội dungSốtrẻ1Hướng dẫn trẻ tạo ra các sảnphẩm tạo hình (Tranh tô, vẽ, nặn,xé dán, xếp dán, trang trí đồ dùngSố trẻ đạtKháTốtSốtrẻ4Tỉ lệ%15,4Sốtrẻ7Tỉ lệ%26,9TrungbìnhSố Tỉ lệtrẻ %519,2Sốtrẻchưa đạtSốtrẻ10Tỉ lệ%38,5423456đồ chơi tự tạo, thổi màu, in ấn...). 26Dạy trẻ cảm thụ cái đẹp thông quahoạt động tạo hình.Dạy trẻ sử dụng các kỹ năng tạohình để tạo ra sản phẩm tạo hìnhGiúp trẻ biết nhận xét, đánh giá cáctác phẩm nghệ thuật tạo hình củamình và của bạnDạy trẻ yêu thích cảnh đẹp trongtrường, lớp và trong cuộc sống.Trẻ thể hiện sự sáng tạo.1038,5726,9726,927,7519,2830,8519,2830,8415,4623,01038,5623,1623,1726,91038,5311,5311,5623,0934,7830,8Trong các nội dung thì nội dung như hướng dẫn trẻ tạo ra các sản phẩm tạohình (Tranh tô, vẽ, nặn, xé dán, xếp dán, đồ dùng tự tạo, thổi màu, in ấn...) có 10cháu chưa đạt chiếm tỷ lệ 38 %, Dạy trẻ sử dụng các kỹ năng tạo hình để tạo ra sảnphẩm tạo hình có 8 cháu chưa đạt chiếm tỷ lệ 30,8%, trẻ thể hiện sự sáng tạo còn 8cháu chiếm tỷ lệ 30,8%.Qua việc khảo sát nhận thức của trẻ và thu được kết quả ở trên sử dụngphương tiện giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động tạohình còn có một số hạn chế như sau.Việc sử dụng phương tiện thổi màu và in ấn thì rất kém do giáo viên ngạisử dụng phương tiện này để GDTM cho trẻ do sợ trẻ dây bẩn ra tay và ra quầnáo mà chủ yếu quan tâm tới hoạt động vẽ, hoạt động nặn, Hoạt động làm đồdùng, đồ chơi, Hoạt động xé, dán...Mặt khác giáo viên chưa quan tâm nhiều đến việc thay đổi hình thức tổchức tiết học để tạo hứng thú cho trẻ tham gia vào giờ học đạt hiệu quả cao hơn.Qua các thực trạng được xác định ở trên và bản thân là tổ trưởng chuyênmôn được dự giờ các đồng chí đồng nghiệp trong nhà trường và sau một thời giannghiên cứu tài liệu về giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình cùng vớithức tế giảng dạy, trao đổi chuyên môn cùng với các đồng chí cán bộ quản lý vàgiáo viên tại trường mầm non Điền Thượng huyện Bá Thước có hiệu quả nên bảnthân đề xuất các biện pháp tổ chức thực hiện dưới đây:2.3. Các biện pháp giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo thông quahoạt động tạo hình ở trường mầm non Điền Thượng huyện Bá Thước2.3.1. Biện pháp 1: Tăng cường tính khoa học trong thực hiện chươngtrình giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động tạo hìnhChương trình giáo dục thẩm mỹ cho trẻ thông qua hoạt động tạo hìnhđược quy định trong chương trình giáo dục. Tuy nhiên thực tế nội dung hoạtđộng tạo hình trong trường mầm non là một phương tiện phát triển thẩm mỹ chotrẻ rất hữu hiệu. Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển các chức năngtâm lí như khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó buộc trẻphải tư duy và quá trình đó làm phát triển óc tưởng tượng sáng tạo, ham muốntạo ra cái đẹp. Đây là yếu tố cần thiết góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện nhân5cách. Chính vì thế rất cần sự sáng tạo của giáo viên trong việc thực hiện chươngtrình giáo dục thẩm mỹ thông qua các hoạt động tạo hình để tăng cường các hoạtđộng giáo dục cho trẻ, tạo sự hứng thú, mới lạ cho trẻ. Có khả năng cảm nhận vẻđẹp trong thiên nhiên, cuộc sống, và trong tác phẩm nghệ thuật. Hình thànhđược khả năng sáng tạo và kỹ năng tạo hình. Đặc biệt thông qua nội dungchương trình tạo hình mới giúp trẻ yêu thích và hào hứng tham gia vào các hoạtđộng nghệ thuật hơn.Nội dungThực hiện các hoạt động giáo dục thẩm mỹ thông qua việc:- Thực hiện các hoạt động xé, dán, cắt, vẽ, nặn, tô thông qua việc tạo racác ví dụ minh họa, tạo môi trường sinh động để trẻ dễ dàng hình thành được kỹnăng của mình.- Thực hiện các hoạt động giáo dục thẩm mỹ kết hợp với ngoại khóa chotrẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi để trẻ được trải nghiệm và khám phá các hoạt động thựctế để phát triển tư duy thẩm mỹ và khả năng sáng tạo nghệ thuật.- Thực hiện các hoạt động tạo hình để trẻ tự thực hành và rèn luyện kỹnăng tạo hình của mình.Cách thức thực hiệnThứ nhất: Giáo viên tiến hành thực hiện nội dung chương trình giáo dụcthẩm mỹ giáo viên cần căn cứ vào chương trình giáo dục trẻ mầm non và mẫugiáo đã được quy định theo khung cơ bản để tiến hành lập kế hoạch thực hiệnxây dựng chương trình giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình về nộidung chương trình trên cơ sở số giờ, số tiết giáo dục thẩm mỹ của từng lớp học.Thứ hai: Giáo viên khi được chỉ đạo về thực hiện nội dung giáo dục thẩmmỹ thông qua hoạt động tạo hình cần phải tiến hành thực hiện. Đầu tiên cần phảicăn cứ vào đặc điểm tâm lý của trẻ từng lứa tuổi để lấy đó làm căn cứ xây dựngnội dung giáo dục thẩm mỹ. Nội dung giáo dục thẩm mỹ trước đó thường đượcxây dựng theo hình thức hoạt động đơn giản, không sinh động và thu hút đượcsự chú ý của trẻ cho nên giáo viên cần phải chú ý và cân nhắc khi tiến hành thựchiện nội dung cho hoạt động giáo dục này. Giáo viên nhà trường phải chuẩn bịchi tiết về từng bài dạy thông qua những hoạt động gì để tiến hành lập kế hoạchbài giảng cho từng tiết học. Thông thường mỗi tuần đối với trẻ thường bao gồmcả hoạt động chơi, ăn và các hoạt động giáo dục về thể chất, giáo dục về sứckhỏe và dinh dưỡng và giáo dục về tình cảm và thẩm mỹ. Chính vì thế giáo dụcthẩm mỹ cần có những nội dung hết sức ngắn gọn nhưng lại phải giúp trẻ hìnhthành được những kỹ năng cơ bản về tạo hình đồng thời phát triển được tìnhcảm và tâm lý của mình. Chính vì thế muốn xây dựng được nội dung giáo dụcthẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình, người giáo viên cần phải nắm vững vềthời lượng và yêu cầu trong khi thực hiện giáo dục trẻ. Đồng thời người giáoviên phải tiến hành thu thập những hoạt động giáo dục mang tính thực tiễn cao.Thứ ba: Đánh giá về khả năng nhận biết của trẻ đối với các đồ vật, việc bắtchước hoạt động tạo hình và khả năng tư duy và sáng tạo qua hoạt động của trẻ.Thông qua việc đánh giá các hoạt động của trẻ sẽ là cơ sở đánh giá được khả nănggiảng dạy của giáo viên.62.3.2. Biện pháp 2: Đổi mới phương pháp giáo dục thẩm mỹ cho trẻmẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình .Giáo dục thẩm mĩ là nội dung quan trọng trong chương trình giáo dục ởcác cấp học hiện nay, góp phần tích cực trong việc hình thành nhân cách, nângcao năng khiếu thẩm mĩ cho con người. Ngoài ra giáo dục thẩm mĩ còn giúp mỗicá nhân có khả năng nhận biết và đánh giá đúng về ý nghĩa của cái đẹp cũng nhưgiá trị và quy luật của cái đẹp. Góp phần phát huy khả năng sáng tạo và gìn giữgiá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Mục tiêu của giáo dục thẩm mĩ là phát triển đồng đều cái đúng, cái tốt, cáiđẹp trong con người. Thông qua các nội dung, giáo trình giáo dục thẩm mĩ nângcao được nhận thức, thay đổi hành vi và hình thành kỹ năng sống cho giáo viênvà học sinh. Chính vì thế phương pháp tổ chức giáo dục thẩm mỹ thông quanhoạt động tạo hình rất cần đến những phương pháp tổ chức sáng tạo, phát huymục tiêu của giáo dục thẩm mỹ nói chung và đảm bảo được quá trình nhận thứccủa lứa tuổi là trẻ mầm non nói chung.Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình nhằm tránh sự nhàmchán, lặp đi lặp lại trong quá trình dạy học và giáo dục của giáo viên, tạo đượcsự hứng thú đối với trẻ, giúp trẻ phát triển được nhân cách toàn diện.Nội dungTrẻ mầm non bắt đầu tiếp xúc với hoạt động tạo hình từ năm 3 tuổi. Trẻem đặc biệt thích thú với những hoạt động giáo dục mới lạ và có tính tượng hìnhcao. Chính vì thế đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cần phải chúý vào đặc điểm của trẻ. Nội dung về đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động tạohình bao gồm:Đổi mới về hình thức tổ chức trên lớp học cho trẻ theo các tiêu chí sau:- Theo mục đích và nội dung giáo dục có tổ chức theo hoạt động của chủđịnh của giáo viên hay tổ chức theo sở thích của trẻ.- Theo không gian dạy học có tổ chức ở trong lớp học và tổ chức ngoàilớp học.- Theo số lượng trẻ có tổ chức theo cặp, theo nhóm nhỏ hay nhóm lớn.Đổi mới về mục tiêu giáo dục đối với trẻ đó là xác định phải cung cấphiểu biết về cái đẹp, tạo cho trẻ có cảm xúc về cái đẹp thông qua việc tạo môitrường trong lớp học và ngoài lớp học.Chú trọng rèn luyện kỹ năng tạo hình cho trẻ ngay từ khi mới bắt đầu tiếpxúc với môn học tạo hình.Cách thức thực hiện:Thứ nhất: giáo viên phải xác định được nhu cầu đổi mới phương pháp tổchức hoạt động tạo hình là một nhu cầu cần thiết và cần phải tiến hành để giúptrẻ trong nhà trường hình thành được các kỹ năng nhận biết và diễn đạt tình cảmcủa mình đối với mọi vật xung quanh. Các phương pháp tổ chức hoạt động tạohình trước đây không còn phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường cầntiến hành thay đổi hoặc đổi mới hoàn toàn.Thứ hai: Xác định và nắm bắt được tâm lý của trẻ để hướng dẫn cho trẻbắt nhịp với những phương thức tổ chức hoạt động tạo hình mới của giáo viên.Cần có sự phân loại trẻ trong quá trình đổi mới phương thức tạo hình. Đối với7những trẻ có khả năng nhận thức và tiếp thu kém thì giáo viên cần phải biết rõđể ghép vào hoạt động với những trẻ có khả năng tiếp thu nhanh để các trẻ đượcphát triển đồng đều hơn. Đặc biệt cần xác định rằng nhu cầu về thẩm mỹ cũngnhư khả năng nhận biết của trẻ để định hướng cho các phương pháp tổ chức vànội dung giáo dục.Thứ ba: Tiến hành xác định các phương thức tổ chức tích cực, sáng tạonhưng phải phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường. Các phương thứcthức tổ chức đó là tổ chức theo nhóm học sinh, theo cặp học sinh, trong hoặcngoài lớp học. Cụ thể đối với việc thay đổi môi trường lớp học tạo môi trườnggần gũi cho trẻ cần:Trang trí tạo môi trường nghệ thuật để gây cảm xúc, gây ấn tượng cho trẻvề nghệ thuật tạo hình.( Mảng tường gây sự chú ý của trẻ khi đến lớp)Tạo môi trường đẹp trong lớp là để khi trẻ đến lớp ấn tượng đầu tiên tácđộng vào trẻ là toàn bộ sự bài trí, cách sắp xếp trang trí lớp học của bé. Bé quansát xung quanh xem lớp mình có khác nhà bé không? Có đẹp hơn nhà békhông?...Chính môi trường lớp học sẽ tạo ấn tượng khó phai trong bé. Đây là tácđộng cần thiết để hình thành cảm xúc nghệ thuật cho trẻ. Vì vậy giáo viên phảitìm hiểu yêu cầu của chủ đề, căn cứ vào cấu trúc phòng học của lớp mình và đặcđiểm tâm lí của trẻ ở các độ tuổi mà tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ.Với môi trường trong lớp: Các mảng chính trong lớp như mảng chủ đề,các tiêu đề của các góc. Để gây ấn tượng cho trẻ giáo viên phải sưu tầm, thiết kếcác hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu, có màu sắc đẹp, bố cục hợp lí và có tên thậtgần gũi với trẻ:8Với môi trường trong lớp: tôi luôn sắp xếp đồ dùng các nguyên vật liệumột cách hợp lí khoa học, mang tính thẫm mĩ, thu hút được sự chú ý của trẻ.- Tôi luôn thay đổi đồ dung sao cho phù hợp với từng chủ đề. Bày trí đồdùng ở những nơi trẻ dễ quan sát dễ lấy:Ví dụ 1: Đối với chủ đề “ Thế giới động vật” tôi trưng bày những con vậttự làm bằng các nguyên vật liệu phế thải xung quanh để trẻ được tri giác về cáccon vật:9( Các con vật được làm từ các nguyên vật liệu phế thải)Ví dụ 2: Đối với chủ đề “Thế giới thực vật”: Cô có thể cho trẻ quan sátvườn hoa do cô tự tạo bằng các nguyên vật liệu phế thải như vỏ hến, vỏ ngao,mo cau…).Ở một góc trong lớp để trẻ được nhìn ngắm kích thích sự tò mò, hamhiểu biết của trẻ và từ môi trường nghệ thuật sẽ tạo cho trẻ cảm giác sung sướngvà mong muốn tái tạo lại cái đẹp:( Vườn hoa do cô tự tạo gây hứng thú cho trẻ)Ví dụ 3: Chủ đề “ Giao thông” Đề tài xé dán thuyền trên biển cô trang trínhững cái thuyền làm bằng giấy xốp, hay vỏ trai vỏ hến để khi bước vào lớpnhững hình ảnh cái thuyền đã kích thích sự tò mò của trẻ.Để gây hứng thú cho trẻ trong góc tạo hình thì tuỳ theo từng chủ đề mà tôicó thể chuẩn bị mảng cung cấp kiến thức, các nguyên vật liệu phù hợp và phongphú về chủng loại.10Ví dụ 4: Giấy màu, tranh ảnh cũ, báo tạp chí sáp màu, màu nước, đất nặn,vải vụn, len sợi, rơm rạ, lá cây, cỏ hạt dưa, vỏ trứng.( Các nguyên vật liệu cho trẻ)Ở đây nguyên vật liệu thì giáo viên luôn để ở trạng thái mở giúp trẻ dễ lấyđể sử dụng khi vào hoạt động. Bên cạnh đó giáo viên chuẩn bị một bức tranhhay một sản phẩm tạo hình mà tôi đã cung cấp hoặc sắp cung cấp trên hoạt độnghọc có chủ định để làm mảng cung cấp kiến thức cho trẻ thu hút sự chú ý của trẻtrong các giờ đón và trả trẻ, giờ hoạt động góc, kết hợp với lời gợi ý trẻ vào gócchơi. Từ đó giúp trẻ được củng cố và làm quen kiến thức mới.Ví dụ: Ở chủ đề:” Thế giới động vật”. Với đề tài: “Nặn các con vật sốngtrong rừng” tôi chuẩn bị đầy đủ các loại đồ dùng, ngoài ra tôi còn chuẩn bị mộtvườn bách thú trưng bày các con vật sống trong rừng và một số mẫu nặn cô nặnmẫu đẹp.Trước khi ổn định tổ chức tôi cho trẻ đi tham quan “Vườn bách thú ngaytại lớp.Trẻ vừa quan sát vừa nhận xét gọi tên phân biệt các đặc điểm hình dáng,muôn hình muôn vẻ và thật ngộ nghĩnh của thế giới động vật. Tôi tiến hànhphần này từ 2- 3 phút. Sau phần này tôi cho trẻ ngồi vào bàn, cho trẻ khắc sâu vềcác con vật ở “Vườn bách thú” trẻ vừa được quan sát.Để phát huy tối đa tác dụng của môi trường hoạt động sau khi chuyển chủđề ta cần thay đổi nội dung chủ đề mới. Giáo viên phải cùng trẻ thảo luận và đặttên cho chủ đề mới và tên ở góc chơi của mình. Nội dung của các góc giáo viênphải giới thiệu cho trẻ về các sản phẩm bằng các ngôn ngữ nghệ thuật (ví dụ:Họa sỹ tí hon hay Bé tập làm họa sỹ).Để tích lũy cho trẻ có vốn hiểu biết vềnghệ thuật và say mê nghệ thuật.Từ đó kích thích lòng ham muốn thích tham giahoạt động tạo hình để tạo ra sản phẩm nghệ thuật được trang trí lớp học củamình.Thứ tư: Tiến hành áp dụng những phương pháp thiên về rèn luyện kỹ năngđối với lứa tuổi của trẻ lớn hơn, đồng thời tiến hành đánh giá khả năng tạo hình củacác bé qua từng lớp học. Để có được cơ sở đánh giá về mức độ của đổi mới phương11pháp tạo hình mà nhà trường đã tiến hành. Giáo viên phải tiến hành đánh giá ởngay tại lớp học để đánh giá được khả năng tạo hình của trẻ.2.3.3. Biện pháp 3: Giáo viên chuẩn bị các tri thức, các kĩ năng cótính chất kĩ thuật trong hoạt động tạo hình.*Về các kiến thức, kĩ năng vẽ:- Đầu tiên trẻ học cách cầm bút, cầm phấn sao cho đúng tư thế nhờ vào sựhướng dẫn của giáo viên.- Cần bồi dưỡng cho trẻ cách vẽ màu.- Ngoài ra trẻ cần làm quen với một số kĩ thuật tạo bề mặt: in ấn, phun, thổi,bắn, cào xước.- Với các loại công cụ vẽ khác nhau cần giúp trẻ nắm được kĩ thuật sử dụngkhác nhau.*Về kiến thức, kĩ năng xếp dán:- Bắt đầu tập cắt bằng kéo đúng bằng tay phải và vận động linh hoạt, tay tráiluôn xoay tờ giấy để tay phải sử dụng kéo cho tiện. Các kĩ thuật xé, vò, cuốn giấy,cũng cần được luyện tập và sử dụng linh hoạt tùy theo nội dung nghệ thuật và ýtưởng biểu cảm.*Về các kiến thức và kỹ năng nặn:- Tập sử dụng ngày càng linh hoạt các ngón tay bằng các vận động cơ nhỏvà các đặc điểm tinh tế của khối hình- Nắm tốt phần kĩ thuật thì quá trình tạo hình đối với trẻ sẽ trở nên dễdàng, thú vị và nhờ đó mà làm tăng hứng thú của trẻ đối với hoạt động, làm pháttriển khả năng sáng tạo.2.3.4. Biện pháp 4: Giáo viên cần phát huy tối đa những khả năng thểhiện của ngôn ngữ tạo hình trong tranh của trẻ.Đặc điểm khả năng thể hiện bằng đường nét, hình dạngĐối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo đường nét, hình dạng được xem là phươngtiện tạo hình cơ bản và được trẻ sử dụng triệt để. Trẻ tạo nên hình tượng củamình từ những chi tiết ngẫu nhiên nào đó mà chúng liên hệ từ những đường nét,hình thù méo mó, lộn xộn đã được chúng tạo nên, hoặc đã ghi lại trong trí nhớ.Tiếp đó, trẻ tìm cách bổ sung dần dần và làm cho “ hình tượng nghệ thuật” củamình trở nên đầy đủ hơn, và có nội dung rõ hơn bằng các phương tiện “ phi tạohình” như âm thanh, lời nói, các tên gọi, các cử chỉ, điệu bộ.Đường nét và hình dạng trong tranh vẽ của trẻ được phát triển cùng chứcnăng ký hiệu trong một quá trình lâu dài:+ Ban đầu gồm những đường nét rời rạc, các hình ảnh bao gồm các “bộphận” dường như bị “ văng ra, không có sự liên kết”+ Cùng với thời gian và sự phát triển nhận thức của trẻ, các hình vẽ rờirạc bắt đầu được bao bọc lại bằng nét vòng hoặc được nối lại với nhau bằng mộtsố nét gạch để tạo nên một “chỉnh thể” có tên gọi chung chung.+ Cùng với thời gian và sự lớn lên của trẻ, dần dần các cấu trúc sơ đồ vớicác đường nét, hình thù dính kết được xuất hiện một cách có chủ định từ môhình tâm lí.12Do sự tăng lên của vốn hiểu biết hình vẽ của trẻ sẽ ngày càng trở nênphức tạp bởi sự bổ sung các chi tiết, các đường nét mới.Khả năng thể hiện tính truyền cảm của đường nét, hình dạng trong tranhvẽ của trẻ được phát triển theo lứa tuổi:*Trẻ 5 – 6 tuổiTrẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đã bắt đầu hiểu được chức năng thẩm mĩ của cácđường nét để vẽ nhiều loại hình hình học có quan hệ gần gũi với nhau.Tuy nhiên, các hình vẽ của của trẻ tuổi này còn mang nặng tính lắp ráp vàcòn gần gũi với các hình hình học cơ bản.Trong hoạt động tạo hình, trẻ 5 - 6 tuổi rất dễ tiếp thu và hình thành cáckhuôn mẫu sơ đồ “ đông cứng”.Trẻ mẫu giáo lớn đã có khả năng tạo nên các đường nét với tính chất khácnhau khá phức tạp.Trẻ bắt đầu nhận ra được sự hạn chế và vẻ thiếu hấp dẫn của các hình vẽkhái quát với những đường nét đơn điệu, sơ lược.Trẻ ở tuổi này đã có thể cảm nhận được tính nguyên thể của các hình ảnhđối tượng miêu tả và biết dùng các đường nét liền mạch, mềm mại, uyển chuyểnđể truyền đạt hình dáng trọn vẹn của mọi vật trong cấu trúc hợp lý, đồng thời thểhiện tư thế vận động, hành động phù hợp với nội dung sáng tạo.Trẻ khá linh hoạt trong việc biến đổi, phối hợp tính chất của đường nét vàhình để thể hiện vẻ độc đáo, rất riêng của mỗi hình tượng sự vật cụ thể.Khả năng thể hiện bằng màu sắcTrong tranh trẻ màu sắc là yếu tố mang lại hiệu quả thẩm mĩ cho hình ảnhvà gây tác động thẩm mĩ mạnh nhất tới “ Họa sĩ tí hon” cũng như tới ngườixem.Dấu hiệu mà sắc trong các sự vật được trẻ mẫu giáo nhận biết, phân biệtnhanh hơn, song khi vẽ chúng lại ít quan tâm tới màu sắc.Khả năng miêu tả, biểu cảm qua phương tiện màu sắc phát triển của trẻmẫu giáo 5 - 6 tuổi cũng rất khác:* Trẻ 5 – 6 tuổiTrẻ bắt đầu tập sử dụng “ màu bắt chước” – nghĩa là vẽ màu tương ứngvới màu của mọi vật trong hiện thực.Trẻ sử dụng đồng thời cả hai cách vẽ màu: “ màu không bắt chước” và“màu bắt chước”. Tình trạng vẽ màu chưa suy nghĩ vẫn còn khá phổ biếnMột số trẻ có vốn hiểu biết khá phong phú về cảm giác màu sắc, đã có khảnăng độc lập quan sát để thấy sự linh hoạt trong sự thay đổi màu sắc của các sựvật hiện tượng trong hiện thực và làm quen qua quá trình tri giác với một sốcách phối hợp màu sắc.Khả năng xây dựng bố cụcDo đặc điểm lứa tuổi, của trình độ tri giác không gian và tư duy khônggian mà trong quá trình vẽ, trẻ nhỏ không sao chụp cách sắp xếp khônggian giống như chúng ta nhìn thấy trong thực tếTrẻ luôn tìm cách bố trí hình ảnh các sự vật trong phạm vi tờ giấy cho phùhợp với nội dung mà chúng nghĩ.Bố cục tranh của trẻ thường có vẻ “ mất trật tự” trong con mắt người lớn13Khi xem xét kĩ tranh vẽ của trẻ chúng ta thấy “sự có mặt” của các yếu tốgây truyền cảm bằng sự bố trí, sắp xếp hình ảnh, đó là việc tạo nhịp điệu và tạothế cân xứng của các thành tố một bố cục.Nhịp điệu là cơ sở ban đầu của sự tổ chức không gian trong bố cục tranhtrẻ em, khả năng cảm nhận nhịp điệu và thể hiện tính nhịp điệu và thể hiện tínhcân bằng trong cách tổ chức không gian tranh vẽ được phát triển theo các lứatuổi cúng với khả năng nhận thức.`*Trẻ 5 – 6 tuổiTrẻ có thể liên hệ giữa không gian ba chiều của khung cảnh hiện thực vớikhông gian hai chiều trên tờ giấy vẽ, trẻ tập sắp xếp các hình ảnh, trong đó đã phânbiệt đối tượng miêu tả chính trên nền của các thành phần thứ yếu.Trẻ bắt đầu quan sát và làm quen với cách sắp xếp theo nhịp xen kẽ giữacác yếu tố khác nhau: từ xen kẽ chính xác đều đặn kiểu hoa văn trang trí tới sựsự xen kẽ nhưng không theo trình tự chặt chẽ, gần gũi với hiện thực sinh độngNgoài khả năng tạo nhịp điệu, trẻ mẫu giáo lớn đã biết tạo nên bố cục tranhvới thế cân bằng qua các cách sắp xếp đối xứng và không đối xứng.Trẻ đã biết dùng cách sắp xếp thể hiện sự vận động, hành động và các mốiquan hệ giữa các sự vật, nhân vật để tạo ra một không gian có chiều sâu vớinhiều tầng cảnh.2.3.5. Biện pháp 5: Thiết kế các trò chơi tạo hình Vẽ, nặn, xếp dántranh, chắp ghép phù hợp với độ tuổi của trẻ nhằm từng bước phát triểnkhả năng tạo hình (Tái hiện đơn giản, tái hiện tích cực, sáng tạo)Loại hình Vẽ*Trò chơi 1: “Tìm điểm giống nhau”Chủ đề : Trường mầm non* Đồ dùng :- Bức tranh mẫu của cô (to, nhiều họa tiết đơn giản, rõ ràng)- Mỗi trẻ một bức tranh giống cô song thiếu đi 1 vài họa tiết- Bút màu dạ nhiều màu- Âm nhạc* Cách chơiMỗi trẻ phải nhìn lên bức tranh của mình xem còn thiếu họa tiết nào sovới bức tranh của cô, sau đó vẽ thêm vào bức tranh của mình cho hoàn thiệntrong thời gian 1 bản nhạc* Trò chơi 2: “ Những nhà thiết kế nhanh nhẹn”Chủ đề : Gia đình* Đồ dùng :- Bức tranh mẫu vẽ ngôi nhà- 2 bảng lớn- Phấn bảng nhiều màu- Âm nhạc* Cách chơi14- Chia trẻ thành 2 đội ( khoảng từ 4- 5 trẻ)- Trong thời gian 1 bản nhạc thành viên của mỗi đội sẽ lên vẽ một nét, cácthành viên tiếp sau sẽ vẽ lần lượt sau đó để dần hoàn thiện ngôi nhà giống mẫucủa cô.* Trò chơi 3: “ Ai nhanh hơn”Chủ đề : Thế giới thực vật quanh bé* Đồ dùng :- Bức tranh có sẵn một vài họa tiết đơn giản cho mỗi trẻ- Sáp màu- Bút màu dạ* Cách chơiTrong thời gian một bản nhạc trẻ phải tự mình vẽ thêm họa tiết để bứctranh thêm sinh động. Tùy theo ý thích và sự sáng tạo của trẻ để mỗi trẻ có mộtbức tranh với nội dung khác nhau.Loại hình nặn:* Trò chơi 1: “ bé khéo tay”Chủ đề : Bản thân* Đồ dùng :- Đất sét tự nhiên- Bảng lót- Dao gỗ, tre- Khay để đất- Khăn giấy, khăn vải- 1 vài chiếc vòng nhựa* Cách chơiTrong thời gian 1 bản nhạc trẻ phải nặn được những chiếc vòng tròn vớinhiều màu khác nhau* Trò chơi 2: “ Ai nhanh hơn”Chủ đề : trường mầm non* Đồ dùng- Đất sét tự nhiên- Bảng lót- Dao gỗ, tre- Khay để đất- Khăn giấy, khăn vải- Một vài đồ chơi có sắn trong lớp mang ra trưng bày ( cấu trúc đơn giản)* Cách chơi- Trong thời gian một bản nhạc trẻ sẽ nặn một đồ vật trong lớp mà trẻthích*Trò chơi 3: Nặn đồ dùng giao thông15Chủ đề : Giao thông* Đồ dùng- Đất sét tự nhiên- Bảng lót- Dao gỗ, tre- Khay để đất- Khăn giấy, khăn vải- Gậy giao thông* Cách chơiTrong thời gian một bản nhạc trẻ sẽ nhìn mẫu và nặn theo hình dáng gậygiao thông sẵn có.Loại hình xếp dán tranh:*Trò chơi : “ Nhà thiết kế”Chủ đề : Tết và mùa xuân.* Đồ dùng :- Một vài chiếc bình có hình dáng đơn giản- Giấy nền tranh- Giấy màu để cắt cái bình- Kéo, hồ, khăn ẩm lau tay- Bút dạy các màu* Cách chơiTrong thời gian một bản nhạc trẻ vẽ hình lọ hoa và trang trí những họa tiếtcó sẵn bằng cách dán hồ.2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệmKết quả sau khi áp dụng các biện pháp ở trên để giáo dục thẩm mỹ cho trẻmẫu giáo qua hoạt động tạo hình. So sánh đối chứng đầu năm học 2015 - 2016và cuối năm học có sự tham gia chỉ đạo và kiểm tra của Ban giám hiệu nhàtrường đánh giá chất lượng trẻ và các kỹ năng hoạt động tạo hình tổng số trẻ là26/26. Kết quả thu được như sau:TTNội dungSốtrẻ1234Hướng dẫn trẻ tạo ra các sản phẩmtạo hình (Tranh tô, vẽ, nặn, xédán, xếp dán, trang trí đồ dùng đồchơi tự tạo, thổi màu, in ấn...).26Dạy trẻ cảm thụ cái đẹp thông quahoạt động tạo hình.Dạy trẻ sử dụng các kỹ năng tạohình để tạo ra sản phẩm tạo hìnhGiúp trẻ biết nhận xét, đánh giá cácTốtSố trẻ đạtKháTrungbìnhSố Tỉ lệ Số Tỉ lệtrẻ %trẻ %10 38,5 311,5Sốtrẻ13Tỉlệ%502077,0 519,21830,8 1246,2830,8 1038,5Số trẻchưa đạtSốtrẻ0Tỉ lệ%03,800519,213.8726,913,81656tác phẩm nghệ thuật tạo hình củamình và của bạnDạy trẻ yêu thích cảnh đẹp trongtrường, lớp và trong cuộc sống.Trẻ thể hiện sự sáng tạo.1038,5 1038,5623,000623,1 1038,5934,613,8Qua việc giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ thông qua môn tạo hình. Saukhi thực hiện các biện pháp trên, hầu hết trẻ đều thích hoạt động tạo hình. Tạođiều kiện để trẻ được thường xuyên tiếp xúc với môi trường xung quanh và vớicác tác phẩm nghệ thuật, đa dạng hoá các nguyên liệu tạo hình, phát huy tínhtích cực, chủ động và độc lập của trẻ.Nhìn vào kết quả trên nhận thức của trẻ có nhiều chuyển biến, cụ thể lànội dung như hướng dẫn trẻ tạo ra các sản phẩm tạo hình (Tranh tô, vẽ, nặn, xédán, xếp dán, đồ dùng tự tạo, thổi màu, in ấn...) tỷ lệ tốt, khá chiếm 88%, đặcbiệt là không còn trẻ chưa đạt; Dạy trẻ sử dụng các kỹ năng tạo hình để tạo rasản phẩm tạo hình khá giỏi 25 cháu đạt chiếm tỷ lệ 96,2%, và nhận thức của trẻvề các kỹ năng tạo hình để tạo ra sản phẩm tạo hình, trẻ biết nhận xét, đánh giácác tác phẩm nghệ thuật tạo hình của mình và của bạn và trẻ thể hiện sự sáng tạocòn 01 cháu chiếm tỷ lệ 3,8 %.Nhìn vào kết quả trên tôi nhận thấy rằng trẻ ở lứa tuổi mầm non rất hiếuđộng và nhạy cảm với cái đẹp, với sự mới lạ vì vậy là cô giáo trực tiếp dạy trẻcần phải tích cực học hỏi nghiên cứu tìm ra những biện pháp, sáng kiến hay,trong quá trình dạy trẻ cần linh hoạt và sáng tạo lồng ghép nội dung tích hợp vàobài dạy để phát huy tính tích cực ở trẻ.Khi áp dụng các biện pháp trên chúng tôi nhận thấy quan tâm tới hoạtđộng vẽ, hoạt động nặn, Hoạt động làm đồ dùng, đồ chơi, Hoạt động xé,dán...mà việc sử dụng phương tiện thổi màu và in ấn đã có nhiều chuyển biếnđáng kể, giáo viên đã mạnh dạn sử dụng phương tiện này để GDTM cho trẻ cóhiệu quả chất lượng giờ dạy cao hơn.Mặt khác giáo viên quan tâm nhiều hơn đến việc thay đổi hình thức tổchức tiết học để tạo hứng thú cho trẻ tham gia vào giờ học đạt hiệu quả cao hơn.III. Kết luận, kiến nghị3.1. Kết luậnPhát triển thẩm mỹ cho trẻ thông qua môn tạo hình ở lứa tuổi mầm non vôcùng quan trọng. Vì vậy cô giáo là người truyền thụ kiến thức ban đầu phải nắmđược tâm lý, năng khiếu của từng trẻ góp phần vào việc phát triển toàn diện chotrẻ, giúp trẻ lĩnh hội và nhận biết được cái đẹp của cuộc sống xung quanh trẻ.Qua đó giáo dục tư tưởng tình cảm trong sáng lành mạnh, hướng tới cái đẹp giúptrẻ nhận thức nhất định về cuộc sống xung quanh và xã hội. Vấn đề quan trọnglà rèn luyện kỹ năng, sự khéo léo của đôi bàn tay. Từ đó phát huy được tính tíchcực năng khiếu nặn, xé của trẻ, góp phần cho trẻ phát triển toàn diện như: Đức,trí, thể, mỹ.Muốn giờ dạy đạt chất lượng đối với giờ nặn mẫu cô phải nghiên cứu kỹbài dạy, soạn giáo án tốt, chuẩn bị các loại đồ dùng, đồ chơi đầy đủ cho cả cô vàtrẻ. Điều quan trọng nữa là phải có phương pháp, biện pháp thích hợp, phải có17nhận thức đúng đắn về tâm lí trẻ. Mặt khác người giáo viên phải nhiệt tình, tíchcực rèn luyện nâng cao tay nghề để có kỹ năng, kỹ sảo trong tiết dạy “tạo hìnhcụ thể là giờ nặn mẫu” . Đặc biệt giáo viên phải tuân thủ quy trình sau:- Tăng cường tính khoa học trong thực hiện chương trình giáo dục thẩmmỹ cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động tạo hình- Đổi mới phương pháp giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo thông quahoạt động tạo hình .- Giáo viên chuẩn bị các tri thức, các kĩ năng có tính chất kĩ thuật tronghoạt động tạo hình.- Giáo viên cần phát huy tối đa những khả năng thể hiện của ngôn ngữ tạohình trong tranh của trẻ- Tổ chức các trò chơi tạo hình Vẽ, nặn, xếp dán tranh, chắp ghép phù hợpvới các độ tuổi của trẻ nhằm từng bước phát triển khả năng tạo hình (Tái hiệnđơn giản, tái hiện tích cực, sáng tạo)3.2. Kiến nghịĐối với nhà trường mầm non- Tăng cường vai trò chủ động chỉ đạo trực tiếp của mình trong công tácnâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.- Tăng cường vai trò chủ động trong việc liên kết, tạo kênh thông tin vớicha mẹ trẻ để có được đầy đủ điều kiện thực hiện giáo dục thẩm mỹ thông quahoạt động tạo hình.- Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục nhằm thu hút đầu tư, hợp tácvà hiện đại hóa cơ sở, trang thiết bị phục vụ giáo dục trong nhà trường.Đối với đội ngũ giáo viên- Xác định rõ việc quản lý GDTM cho trẻ mẫu giáo thông qua HĐTH ởtrường mầm non không chỉ dành cho CBQL mà là trách nhiệm của tất cả mọithành viên trong nhà trường.- Phải thực sự tâm huyết với nghề, luôn linh hoạt, sáng tạo trong tổ chứccác hoạt động tạo hình cho trẻ- Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục thẩm mỹ và các biệnpháp quản lý giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình, tích cực, chủđộng tham gia có hiệu quả góp phần triển khai và thực hiện thành công các biệnpháp được đề ra.- Tích cực bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới phươngpháp tổ chức các hoạt động tạo hình nhằm phát huy tính tích cực hoạt động củatrẻ.18XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊBá Thước, ngày 4 tháng 4 năm 2017Tôi xin cam đoan đây là sáng kiếnkinh nghiệm của mình viết, khôngsao chép nội dung của người khác.NGƯỜI VIẾTHà Thị TrangDANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Đào Thanh Âm (chủ biên) (2007), Giáo dục học mầm non (Tập I, tập II, tậpIII). NXB Đại Học Sư phạm, Hà Nội.2. Vinh Quang Lê, Giáo dục thẩm mĩ ở nước ta hiện nay (1999), NXB Chínhtrị Quốc gia3. Nguyễn Lăng Bình, Phan Việt Hoa (1996), Tạo hình và phương pháp hướngdẫn hoạt động tạo hình, Bộ giáo dục và đào tạo, Trung tâm nghiên cứu Đàotạo giáo viên (Tập I, tập II), Hà Nội.4. Lê Thanh Thuỷ (2003), Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻmầm non, NXB ĐH Sư phạm.5. Lê Đình Bình (2005), Tạo hình và phương pháp hướng dẫn hoạt động tạohình cho trẻ em (Quyển I), NXB Đại Học Quốc gia, Hà Hội.6. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Điều lệ trường mầm non , NXB Giáo dục7. Luật Giáo dục Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành, (2009), NXBChính trị Quốc gia19