Rốn tre sau khi rụng bao lâu thì khô

Ngay sau khi sinh, bác sĩ sẽ kẹp dây rốn để tiến hành cắt. Việc này thường là do bác sĩ làm. Tuy nhiên đôi khi bố cũng có thể tự cắt nếu được bác sĩ đồng ý. Hai mẹ con sẽ không đau vì dây rốn không có dây thần kinh.

Chăm sóc cuống rốn trẻ sơ sinh

Sau khi cắt, bé sẽ có một cuống rốn dài từ 2cm đến 3cm kẹp nhựa hoặc cà vạt kèm theo. Công việc của các bậc làm cha mẹ là giữ cho nó sạch sẽ và không bị nhiễm trùng cho đến khi rụng.

 

Trẻ sơ sinh bao lâu rụng rốn?

Cuống rốn sẽ khô và rụng bất cứ lúc nào trong khoảng thời gian từ 5 đến 15 ngày sau khi sinh. Nếu cuống khô, quá trình này chỉ diễn ra trong vẻn vẹn một tuần.

Nữ hộ sinh sẽ tháo kẹp hoặc buộc lại sau khi cuống rốn đã khô.

Khi cuống rốn khô đi, nó sẽ co lại và thay đổi từ màu vàng lục sang màu nâu hoặc đen và tự rơi ra. Hãy để cho cuống rốn rụng tự nhiên, dù nó có dính lại một ít cũng đừng giật ra.

Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh như thế nào?

Cuống rốn cần được giữ sạch sẽ và khô ráo để tránh bị nhiễm trùng. Luôn rửa tay trước và sau khi thay tã, tắm hoặc đụng vào cuống rốn. Cho bé mặc quần áo thoải mái, rộng rãi để cuống rốn tiếp xúc với không khí.

Mẹ cũng có thể giữ cuống rốn của bé sạch sẽ bằng cách tắm bé hoặc vệ sinh rốn bằng vải sạch ẩm với nước ấm. Mẹ tắm bé bằng nước thường hoặc thêm một ít sữa tắm trẻ em nếu thích.

Cuống rốn bị ướt không có nghĩa là vết thương khó lành hoặc dễ nhiễm trùng, miễn là mẹ làm khô rốn đúng cách. Nhẹ nhàng thấm khô bằng khăn hoặc vải mềm, sạch. Giữ ấm cơ thể bé nhưng phải để cho cuống rốn khô hoàn toàn trước khi mặc tã.

Gấp đầu bỉm, tã để rốn bé được tiếp xúc với không khí cũng như tránh ma sát gây kích ứng, làm hở vết thương. Trên thị trường có một số loại bỉm khoét tại rốn giúp rốn bé được thông thoáng.

Không nên vệ sinh cuống rốn bằng chất khử trùng mà chỉ cần giữ nó sạch. Sử dụng chất khử trùng sẽ tiêu diệt vi khuẩn giúp cho quá trình rụng cuống rốn tự nhiên, do đó cần nhiều thời gian hơn.

Nếu trẻ sinh non hoặc cần chăm sóc đặc biệt, vẫn cần giữ cho cuống rốn sạch sẽ và khô ráo. Tuy nhiên, hãy nhớ bé không thể tắm trong một khoảng thời gian vì bé dễ bị tổn thương hơn một đứa trẻ đủ tháng, khỏe mạnh. Bác sĩ sẽ cho mẹ lời khuyên hữu ích nhất về cách chăm sóc cũng như vệ sinh cho bé.

Vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh bằng dung dịch gì?

Mẹ nên dùng nước ấm hoặc muối sinh lý để vệ sinh rốn cho con yêu

Dung dịch vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh là điều khiến mẹ băn khoăn. Nếu như rốn trẻ bình thường thì mẹ hoàn toàn có thể sử dụng nước ấm sạch hoặc nước muối sinh lý.

Ngoài ra cồn 70 độ dùng trong trường hợp thấy rốn bị viêm nhẹ để sát trùng vùng xung quanh rốn. Sau đó mẹ đừng quên sử dụng gạc để băng lại. Nếu không yên tâm hơn nữa hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

Dấu hiệu nhiễm trùng rốn

Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu? Rốn bé xuất hiện một chút máu là bình thường nhưng mẹ cần lưu ý nếu rốn bé có các biểu hiện nhiễm trùng sau đây:

  • Rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi, sưng, đỏ.
  • Trẻ bị sốt.
  • Trẻ biếng ăn và mệt mỏi.

Nếu bé yêu không may gặp phải trường hợp này thì mẹ hãy gọi cho bác sĩ để xử lý nhanh chóng nhé. Để chữa khỏi nhiễm trùng rốn có thể mất tới hơn 10 ngày. Ngoài ra, nếu bé của mẹ sinh non thì dễ bị tổn thương hơn các bé đủ tháng, việc chăm sóc và vệ sinh rốn cần cẩn thận hơn nữa.

Mẹ băng rốn quá chặt hoặc quá lỏng đều sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng. Mẹ nên thay tã cho trẻ thường xuyên đảm bảo không để chất thải vấy bẩn lên rốn trẻ.

Mẹ tự ý giật rốn sẽ gây đau và chảy máu cho trẻ đấy nhé. Mẹ cần nhớ không được bôi một loại thuốc gì lạ không rõ nguồn gốc lên rốn trẻ dù là tham khảo các kinh nghiệm dân gian để cuống rốn nhanh rụng từ các bà, các mẹ.

Khi tắm cho bé mẹ hạn chế để rốn bị ướt. Nếu mẹ cho bé ngâm mình trong nước quá lâu thì thời gian rụng rốn sẽ kéo dài, rốn lâu lành lại đồng thời tăng khả năng nhiễm trùng cho em bé sơ sinh.

Chồi rốn ở trẻ sơ sinh

Có những em bé mất đến hơn 10 ngày để vết thương ở rốn lành lại. Tuy nhiên, nếu thấy một khối cục màu hồng nhạt hoặc đỏ mềm rỉ ra chất lỏng trong suốt hoặc vàng vàng, hoặc cảm thấy ướt, thì bé rất có thể bị chồi rốn. Chồi rốn là sự phát triển quá mức của mô sẹo.

Chồi rốn thường không quá nghiêm trọng và điều trị khá đơn giản. Nếu nghi ngờ con bị chồi rốn, mẹ có thể đưa bé đến bệnh viện thăm khám hoặc gọi dịch vụ thăm khám tại nhà.

Rốn trẻ sau khi rụng bao lâu thì khô?

Rốn sau khi rụng sẽ để lại một vết thương nhỏ và có thể mất từ 7 đến 10 ngày để lành hẳn. Đôi khi, trên tã lót của bé có một ít máu là điều rất bình thường. Trừ khi máu chảy không dừng và không thể cầm được thì rất đáng lo và mẹ nên đưa con đi khám ngay lập tức.

Vết thương sau khi lành lại sẽ trở thành rốn.

Nguồn: Babycenter

  • 12:00 13/01/2022
  • Xếp hạng 4.99/5 với 20167 phiếu bầu

Thông thường trẻ sơ sinh thường rụng rốn trong khoảng thời gian từ 8-10 ngày. Rốn sau khi rụng vẫn cần được chăm sóc tốt và giữ khô thoáng, tuy nhiên khi việc vệ sinh và chăm sóc rốn không tốt nó có thể dẫn đến tình trạng xấu.

Thông thường rốn của trẻ sơ sinh sẽ rụng trong khoảng thời gian từ 8 – 10 ngày sau khi sinh và đến ngày thứ 15 thì liền hẳn. Tuy nhiên, một số trẻ có thể rụng rốn sớm hoặc muộn hơn một chút tùy vào cơ thể trẻ và cách mẹ chăm sóc.

Vẫn có trường hợp trẻ rụng rốn sau 2 tuần sau sinh, trường hợp này vẫn được coi là bình thường nếu rốn của trẻ khô, sạch và không có biểu hiện nhiễm trùng.

Thông thường rốn của trẻ sơ sinh sẽ rụng trong khoảng thời gian từ 8 – 10 ngày sau khi sinh


Đối với trường hợp bé lâu rụng rốn, bị nhiễm trùng rốn, trẻ sinh non, băng kín rốn, nuôi ăn tĩnh mạch, chiếu đèn. Khi rốn của bé chưa rụng, mẹ cần vệ sinh rốn hàng ngày và thay băng rốn thường xuyên, tuyệt đối không bôi bất cứ thứ gì lên rốn nếu chưa có chỉ định của bác sĩ hay để rốn dính nước. Vì điều đó sẽ khiến rốn lâu rụng và càng tăng nguy cơ nhiễm trùng.

2.1 Nhiễm trùng rốn khu trú

  • Nhiễm trùng rốn khu trú: Mất ranh giới bình thường giữa da và dây rốn, dây rốn viêm đỏ có mủ, đôi khi có rỉ máu.
  • Chăm sóc rốn: Đây là một việc rất quan trọng cần làm mỗi ngày nhằm mục đích: giảm tình trạng nhiễm trùng, rốn mau khô và rụng.
  • Chăm sóc tại nhà và phòng ngừa: Các bà mẹ cần được hướng dẫn cách chăm sóc rửa rốn tại nhà mỗi ngày 1 - 2 lần bằng nước muối sinh lý 0,9% và dặn dò đem trẻ trở lại tái khám nếu rốn còn chảy mủ hay dịch sau 2 ngày hoặc khi tình trạng nhiễm trùng nặng hơn.
  • Phòng ngừa: Bảo đảm vô trùng trước và sau khi sinh. Cắt và cột rốn bằng dụng cụ vô trùng.
  • Rửa tay trước khi săn sóc trẻ.

2.2 Nhiễm trùng rốn lan tỏa

Nhiễm trùng rốn nặng: Nhiễm trùng lan ra mô liên kết xung quanh, gây viêm đỏ cứng quanh rốn, tạo quầng rốn đường kính lớn hơn 2cm. Trẻ có kèm biểu hiện nhiễm trùng toàn thân (sốt cao, lừ đừ, bỏ bú).

Nhiễm trùng lan theo đường máu: Thấy ổ mủ ở da. ở chi ở phổi... kèm theo triệu chứng nhiễm trùng huyết (tổn thương đa cơ quan). Soi cấy mủ rốn, mủ áp-xe.

2.3 Bệnh uốn ván rốn

Vi khuẩn Clostridium Tetani xâm nhập vào cơ thể trẻ qua vết cắt rốn. Vi khuẩn uốn ván có thể sống trong điều kiện yếm khí. Sau khi vi khuẩn uốn ván vào cơ thể trẻ, thường không làm phát sinh ngay các triệu chứng rõ rệt.

Trong thời kỳ ủ bệnh (trung bình 7 ngày, còn sớm hay muộn hơn tùy theo mức độ độc tố mà vi khuẩn tiết ra). Dựa vào khoảng thời gian ủ bệnh có thể tiên lượng được một phần bệnh nặng hay nhẹ.

2.4 Bệnh động mạch rốn duy nhất

Bình thường trong dây rốn liên kết giữa mẹ và thai có 3 mạch máu: 2 động mạch và 1 tĩnh mạch. Bất thường ở dây rốn thường gặp nhất là 1 động mạch rốn, chiếm 0,08 - 1,9% trong tổng số thai kỳ.

Bất thường cấu trúc khác có thể kèm theo gồm: hệ niệu sinh dục, hệ tim mạch, hệ xương khớp, hệ thần kinh và rối loạn nhiễm sắc thể. Khi có động mạch rốn duy nhất thì cần khảo sát kỹ hình thái thai nhi.

Khi trẻ sinh ra có khoảng 30% những trẻ có 1 động mạch rốn, có bất thường bẩm sinh khác đi kèm. Cần thăm khám cuống rốn trẻ cẩn thận và tìm các dị tật khác đi kèm. Để điều trị thích hợp.

Khi trẻ sinh ra có khoảng 30% những trẻ có 1 động mạch rốn, có bất thường bẩm sinh khác đi kèm

2.5 Bệnh u hạt rốn

U hạt rốn là tình trạng chậm biểu bì hóa sau rụng rốn khiến mô hạt phát triển quá mức.

Nguyên nhân: Thông thường u hạt rốn xảy ra ở những trẻ chậm rụng rốn, thường quá 6 - 8 ngày sau sinh.

2.6 Tồn tại ống niệu rốn

Bình thường thì ống niệu rốn nối từ xoang niệu sinh dục và rốn sẽ được đóng kín và xơ hóa thành dây chằng rốn - bàng quang từ trong thời kỳ bào thai. Tồn tại ống rốn niệu là sự tồn tại 1 ống nối từ rốn vào bàng quang.

Như vậy, nước tiểu có thể trào ngược từ bàng quang vào rốn. Tổn thương nơi nối giữa bàng quang và rốn để cho nước tiểu đổ ra cuống rốn, cuống rốn luôn rỉ dịch liên tục, đôi khi trẻ bị nhiễm trùng tiểu. Bệnh lý này khi được phẫu thuật. Giải phóng tồn tại ống rốn niệu.

2.7 Thoát vị rốn

Dây rốn được gắn ở bụng khi trẻ sinh ra. Trong vòng 5 - 7 ngày sau khi sinh, cuống rốn teo dần và rụng đi, vết thương tự lành và tạo nên rốn của trẻ. Khi trẻ lớn lên lỗ ở thành bụng sẽ tự động đóng lại, tuy nhiên trong một số trường hợp các cơ bụng không đóng kín dẫn đến thoát vị rốn.

2.8 Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng

Rốn sau khi rụng vẫn cần được chăm sóc tốt và giữ khô thoáng. Mỗi ngày, mẹ cần làm sạch đáy rốn 1 – 2 lần bằng miếng bông hoặc gạc thấm một ít cồn 70 độ hoặc cồn i-ốt và liên tiếp băng bó lại cho đến khi rốn bé hoàn toàn liền sẹo.

Mẹ nên gấp mép của tã xuống dưới để rốn được thông thoáng, không để nước tiểu dính vào rốn, khi cuống rốn rụng, đồng thời khi cuống rốn của bé đã rụng gần hết không được dùng tay kéo cuống rốn.

Để bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân gây ảnh hưởng tới sức khoẻ, bạn cần theo dõi và đưa trẻ đi thăm khám khi có biểu hiện bất thường. Liên hệ tư vấn và đặt khám với các bác sĩ chuyên khoa Nhi hàng đầu trong nước và quốc tế, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đặt hẹn TẠI ĐÂY


XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ đề