Room la gi

Không phải tự nhiên mà con người chọn ‘ngó lơ’ một số vấn đề cấp bách.

1. “An elephant in the room” là gì?

An elephant in the room /ən ˈel.ɪ.fənt ɪn ðə ruːm/ (thành ngữ) chỉ một vấn đề hệ trọng ngay trước mắt nhưng mọi người đều tránh nói về nó.

Nghĩa đen của thành ngữ này là “con voi trong phòng”. Các cụm elephant in the corner hay white/pink elephant in the room cũng được dùng với nghĩa tương tự.

2. Nguồn gốc của “an elephant in the room”?

An elephant in the room được cho là xuất hiện lần đầu tiên trong chuyện ngụ ngôn The Inquisitive Man vào năm 1814 của nhà văn người Nga Ivan Andreevich Krylov. Câu chuyện kể về một chàng trai đi đến bảo tàng, quan sát từng ngóc ngách nhưng lại bỏ qua chú voi to đùng trong phòng.

Năm 1959, thuật ngữ này lần đầu được sử dụng trong một bài báo trên The New York Times khi nhắc đến vấn đề tài trợ cho giáo dục, đặc biệt là các trường học.

3. Vì sao “an elephant in the room” trở nên phổ biến?

Không phải tự nhiên mà con người ‘ngó lơ’ một số vấn đề. Từ thời tiền sử, chúng ta đã có bản năng từ chối những việc khiến mình đau đớn, không thoải mái hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần.

Ở tất cả các nước, lũ là việc diễn ra mỗi năm. Tuy nhiên, việc ngăn chặn lũ vẫn không được nói đến vì liên quan trực tiếp đến việc xây các đập thủy điện, phá hủy rừng để góp phần phát triển nền kinh tế. Tính toán giữa kinh tế hay lối sống bền vững với thiên nhiên luôn là vấn đề nan giải. Biến đổi khí hậu chưa được giải quyết triệt để là vì để tiến hành, việc giảm thiểu tiêu dùng là cần thiết. Tuy nhiên, một trong những thứ thúc đẩy chủ nghĩa tiêu dùng nhiều nhất lại là stress. Bảo vệ môi trường hay giảm stress nhất thời? Thật khó chọn!

Thêm vào đó, não bộ cũng có điểm mù. Chúng ta thường chỉ chọn giải quyết vấn đề trước mắt thay vì lo cho những việc dài hạn. Deadline còn 1 tuần nhưng đến ngày thứ 5 bạn vẫn thảnh thơi đi chơi, mỗi mùa lụt tới chúng ta thường chỉ quan tâm cứu trợ khẩn cấp mà chưa để ý đến những giải pháp bền vững là ví dụ điển hình cho việc này.

Cũng như deadline, càng sợ hãi một điều gì đó, chúng ta càng phải chạm vào nó. Vì luôn sẽ đến ngày “con voi trong phòng” khiến chúng ta không thể ‘lơ’ được nữa. Nhưng lúc đó, sức phá hủy của nó sẽ thế nào? Tưởng tượng cảnh một con voi khi phá hủy ngôi nhà của bạn đi!

4. Dùng từ “an elephant in the room” như thế nào?

Tiếng Anh

A: How can Tien get married 5 months ago but she is having a baby in the next 3 weeks?

B: That’s an elephant in the room.

Tiếng Việt

A: Sao Tien cưới cách đây 5 tháng mà 3 tuần nữa nó sắp sinh con rồi hả mày?

B: Đó là con voi trong phòng đó mày.

Guest room là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong ngành khách sạn, vậy bạn có thể giải thích cụ thể Guest Room Là Gì? Bài viết được Hoteljob.vn chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.

Ảnh nguồn Internet

► Guest Room Là Gì?

Trong khách sạn, Guest room là thuật ngữ chung chỉ các loại phòng dành cho khách lưu trú, phân biệt với phòng làm việc của khối văn phòng, phòng của quản lý các bộ phận hay phòng nghỉ cố định dành riêng dành cho General Manager.

Thông thường, Guest room trong khách sạn sẽ gồm các hạng phòng sau:

  • Phòng Standard (Phòng STD): phòng tiêu chuẩn của khách sạn, được trang bị những tiện nghi cơ bản – có mức giá thấp nhất.
  • Phòng Superior (Phòng SUP): phòng có diện tích lớn hơn phòng Standard, view đẹp cùng nhiều trang thiết bị tiện nghi.
  • Phòng Deluxe (Phòng DLX): mức giá loại phòng Deluxe sẽ cao hơn phòng Sup vì có diện tích lớn hơn, tầm nhìn đẹp và nhiều tiện nghi hiện đại, cao cấp.
  • Phòng Suite (Phòng SUT): là loại phòng cao cấp nhất trong mỗi khách sạn với nhiều dịch vụ đặc biệt kèm theo. Các khách sạn cao cấp thường sẽ tăng thêm độ VIP cho loại phòng này bằng cách đặt tên là President room (Phòng Tổng thống), Royal Suite room - phòng Hoàng gia…
  • Connecting room: là loại phòng không nằm trong nhóm phân chia phòng theo chất lượng, gồm hai phòng riêng biệt có cửa thông nhau, dành cho đối tượng khách lưu trú gia đình hoặc đi theo nhóm đông người muốn có không gian sinh hoạt chung…

► Top 7 Guest Room Đắt Đỏ Nhất Thế Giới

Grand Penthouse – Khách sạn The Mark (Mỹ)

(90.000 – 100.000 USD/ đêm, tương đương 2 – 2,2 tỷ đồng)

Đây là phòng khách sạn đắt nhất thế giới hiện nay. Grand Penthouse gồm 5 phòng ngủ trải dài trên phần diện tích 2 tầng của khách sạn The Mark với hệ thống tiện nghi vô cùng cao cấp, sang trọng. Ngoài ra, còn có một thư viện, một nhạc viện, hai quầy bar và sân thượng riêng.

Royal Penthouse Suite – The Hotel President Wilson (Thụy Sĩ)

(80.000 USD/ đêm)

Phòng hạng Royal Penthouse Suite của khách sạn President Wilson không chỉ được trang hoàng với nội thất xa xỉ hàng đầu thế giới mà còn có view ngắm hồ Geneva xinh đẹp. Bill Clinlon, Richard Branson, Michael Jackson… cũng đã từng lưu trú tại căn phòng này khi đến Thụy Sĩ.

Ty Warner Penthouse – Four Seasons Hotel (New York, Mỹ)

(60.000 USD/ đêm)

Ty Warner Penthouse là căn phòng có view cao và đẹp mắt nhất New York hiện nay. Ngoài các phòng ngủ, hạng phòng này có một thư viện riêng rất rộng. Từng chi tiết bên trong Ty Warner Penthouse đều được chăm chút, trang hoàng tỉ mỉ, đặc biệt là những chiếc gối được may từ lụa Nhật có từ thế kỷ XVIII.

Phòng Presidential Suite – Khách sạn The Raj Palace (Ấn Độ)

(45.000 USD/ đêm)

Khách sạn này vốn là một cung điện được xây dựng từ thế kỷ XVII. Phòng Presidential Suite của khách sạn này gây ấn tượng với lối đi được trang trí bằng ngà voi và lá vàng, vườn trên mái, bể xoáy, thư viện, phòng chiếu phim…

Penthouse Suite – Khách sạn The Grand Hyatt Hotel Martinez (Pháp)

(42.000 USD/ đêm)

Penthouse Suite nằm ở tầng thứ 7 của khách sạn The Grand Hyatt Hotel Martinez với 2 phòng ngủ cỡ lớn được lát bằng đá cẩm thạch, bể sục Jacuzzi, ban công rộng đến 290 m2 và view ngắm nhìn vịnh Cannes. Căn phòng này từng đón tiếp nhiều ngôi sao nổi tiếng lưu trú tại các kỳ liên hoan phim Cannes…

The Studio Suite – The Palms Casino Resort Hotel (Las Vegas, Mỹ)

(40.000 USD/ đêm)

Với mức giá hơn 880 triệu đồng/ đêm, căn phòng The Studio Suite cung cấp những tiện nghi vô cùng sang trọng, đẳng cấp với bếp ăn nghệ thuật, giường ngủ kiểu vua chúa, bể tắm sục Jacuzzi, ban công riêng…

Royal Bridge Suite – Khách sạn Atlantis (Dubai)

(40.000 USD/ đêm)

Nếu lưu trú tại khu phòng hạng sang Royal Bridge Suite, du khách sẽ được 7 nhân viên phục vụ 24/7, tận hưởng bể bơi, bể tắm sục riêng, hai phòng giải trí… và thưởng thức âm nhạc với piano được đặt tại phòng khách.

Xem thêm: Giờ G Là Gì? 5 Khung Giờ G Thường Gặp Trong Khách Sạn – Nhà Hàng  

Ms.Smile

Chủ đề