Sách lớp 9 năm 2022-2023 có cải cách không

Sách lớp 9 năm 2022-2023 có cải cách không

Phụ huynh học sinh mua sắm sách vở phục vụ năm học mới.

Trong đó, công ty đã và đang phát hành trên 1,145 triệu bản SGK các lớp 4, 5, 8, 9, 11, 12 theo chương trình hiện hành. Đối với SGK lớp 1, 2, 3, 6, 7, 10 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, công ty phát hành hơn 1,850 triệu bản sách đến các địa phương để phục vụ năm học 2022-2023.

Thông tin từ Công ty cổ phần Sách - Thiết bị Bến Tre, trong năm học 2022-2023, Bến Tre xuất hiện tình trạng thiếu cục bộ một số bản SGK thuộc khối lớp 4, 8, 11. Đây là khối lớp chuẩn bị thay sách vào năm học tới, do đó nhà cung ứng có hạn mức xuất bản nhằm hạn chế sách bị thừa nhiều vào năm học sau. Đây cũng là tình trạng chung của cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long, không riêng ở Bến Tre. Công ty cổ phần Sách - Thiết bị Bến Tre đã liên kết với các tỉnh, thành khu vực để điều phối nhằm đảm bảo SGK phục vụ năm học mới.

Cùng với đó, các cơ sở giáo dục đã chủ động, linh hoạt thực hiện nhiều giải pháp như: Triển khai tủ sách dùng chung cho học sinh, vận động xã hội hóa mua SGK nhằm đảm bảo các em học sinh có SGK.

* Năm học 2022-2023, chia sẻ khó khăn với ngành giáo dục và phụ huynh trên địa bàn tỉnh, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trao tặng 600 bộ SGK chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong tỉnh. 600 bộ SGK trao tặng gồm bộ sách: lớp 1, 2, 3, 6, 7, 10. Mỗi khối lớp 100 bộ, tổng giá trị trên 145,5 triệu đồng.

Ngoài ra, nhà xuất bản còn tặng sách bài tập bổ trợ cho 20 trường THPT với kinh phí trên 51 triệu đồng. Đây là hoạt động xã hội nằm trong chương trình cùng tiếp bước em đến trường của nhà xuất bản. Hiện tại, đơn vị phân phối phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo vận chuyển, phát hành SGK trao tặng đến các em học sinh để đảm bảo kịp thời sử dụng trong năm học mới.

Tin, ảnh: Phan Hân

STT
Tên sách
Đơn vị
 Giá tiền

1 Toán 9 tập 1 Bản

8.000

2 Toán 9 tập 2 Bản

8.000

3 Vật lí 9 Bản

12.000

4 Hóa học 9 Bản

14.000

5 Sinh học 9 Bản

17.000

6 Ngữ văn 9 tập 1 Bản

14.000

7 Ngữ văn 9 tập 2 Bản

12.000

8 Lịch Sử 9 Bản

14.000

9 Địa lí 9 Bản

13.000

10 Giáo dục công dân 9 Bản

4.000

11 Âm nhạc mĩ thuật 9 Bản

11.000

12 Công nghệ 9 (Lắp đặt mặng điện trong nhà) Bản

5.000

13 Bài tập Toán 9 tập 1 Bản

18.100

14 Bài tập Toán 9 tập 2 Bản

17.600

15 Bài tập Vật lí 9 Bản

10.700

16 Bài tập Hóa học 9 Bản

13.000

17 Bài tập Ngữ văn 9 tập 1 Bản

11.300

18 Bài tập Ngữ văn 9 tập 2 Bản

10.200

19

Bài tập Sinh học 9 Bản

11.600

20 Bài tập Lịch Sử 9 Bản

12.400

21 Bài tập Địa lí 9 Bản

10.500

22 Bài tập Âm nhạc 9 Bản

5.100

23

Bài tập Mĩ thuật 9 Bản

5.200

24 Bài tập Giáo dục công dân 9 Bản

7.600

25 Tin học dành cho THCS – Quyển 4 Bản

28.000

26 Bài tập Tin học dành cho THCS – Quyển 4 Bản

21.000

27 Tập bản đồ địa 9 (4 màu) Bản

29.000

28 Tập bản đồ tranh ảnh lịch sử 9 (4 màu) Bản

29.000

29 Học mỹ thuật 9 theo định hướng PTNL Bản

22.000

30 Tiếng Anh 9 tập 1 – SHS(Kèm đĩa CD và thẻ) Bản

47.000

31 Tiếng Anh 9 tập 2 – SHS(Kèm đĩa CD và thẻ) Bản

52.000

32 Tiếng Anh 9 tập 1 – SBT (Kèm theo thẻ) Bản

37.000

33 Tiếng Anh 9 tập 2 – SBT (Kèm theo thẻ)  Bản

37.000

34 Bài tập tình huống phát triển năng lực Giáo dục công dân 9 Bản

25.000

TỔNG CỘNG
592.300

.

Cập nhật lúc: 16:30, 11/03/2022 (GMT+7)

(ĐN) - Từ ngày 10 đến 12-3, Sở GD-ĐT phối hợp với các nhà xuất bản, gồm: Các sách giáo khoa được phê duyệt thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm giới thiệu sách giáo khoa mới dành cho lớp 7 và lớp 10 sử dụng từ năm học 2022-2023 theo Chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018.

Sách lớp 9 năm 2022-2023 có cải cách không
Giáo viên TP.Biên Hòa tìm hiểu sách giáo khoa mới do Công ty cổ phần sách thiết bị trường học Đồng Nai phát hành

Sách giáo khoa lớp 7 và lớp 10 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2022-2023 đã được Bộ GD-ĐT phê duyệt trước khi giới thiệu cho các địa phương lựa chọn. Cụ thể, danh mục sách giáo khoa lớp 7 gồm 40 sách giáo khoa của 12 môn học và hoạt động giáo dục. Trong đó, có 3 sách Ngữ Văn, 3 sách Toán; 9 sách Tiếng Anh; 2 sách Lịch sử và Địa lý; 2 sách Khoa học tự nhiên; 3 sách Giáo dục công dân; 3 sách Âm nhạc; 3 sách Công nghệ; 3 sách Giáo dục thể chất; 3 sách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; 4 sách Mỹ thuật và 2 sách Tin học.

Đối với danh mục sách giáo khoa lớp 10 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông gồm 44 sách giáo khoa của 14 môn học và hoạt động giáo dục. Trong đó, có 2 sách Ngữ văn; 2 sách Toán; 9 sách Tiếng Anh; 8 sách Giáo dục thể chất; 2 sách Lịch sử, 2 sách Địa lý; 2 sách Giáo dục kinh tế và pháp luật; 2 sách Vật lí; 2 sách Hóa học; 2 sách Sinh học và 2 sách Âm nhạc; 2 sách Tin học; 1 sách Mỹ thuật (gồm nhiều chuyên đề); 4 sách Công nghệ và 2 sách Hoạt động trải nghiệm.

Theo Chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018, mỗi môn học sẽ có nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau để lựa chọn giảng dạy. Việc lựa chọn bộ sách giáo khoa nào là do các nhà trường lập hội đồng lựa chọn quyết định và được địa phương phê duyệt trước khi đăng ký với các nhà xuất bản tổ chức in ấn và cung cấp.

Từ năm học 2020-2021, Bộ GĐ-ĐT đã bắt đầu triển khai chương trình sách giáo khoa mới đối với học sinh lớp 1 theo Chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018. Năm học 2021-2022 có thêm học sinh lớp 2 và lớp 6 được sử dụng sách giáo khoa mới. Từ năm học 2022-2023 sắp tới sẽ có thêm học sinh lớp 3, lớp 7 và lớp 10 bắt đầu sử dụng sách giáo khoa mới.

Công Nghĩa


Sách lớp 9 năm 2022-2023 có cải cách không
Tiếp tục triển khai Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 3, lớp 7, lớp 10, nâng cao chất lượng biên soạn, thẩm định sách giáo khoa lớp 4, lớp 8, lớp 11, sách giáo khoa tiếng dân tộc và tài liệu giáo dục địa phương. Ảnh NXB Giáo dục

Bổ sung 65.980 biên chế giáo viên cho các địa phương

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm học 2021-2022, triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 diễn ra ngày 12/8, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, năm học 2021 - 2022 là năm học thứ hai ngành giáo dục triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tuy nhiên, dịch Covid-19 bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng nặng nề đến các hoạt động của ngành. Lần đầu tiên khai giảng năm học phải tổ chức theo hình thức trực tuyến; gần 20 triệu học sinh, sinh viên phải tạm dừng đến trường, chuyển sang học trực tuyến, học qua truyền hình trong nhiều tháng liên tiếp, trên 70.000 sinh viên không thể ra trường đúng hạn, ảnh hưởng tới việc cung cấp nguồn nhân lực cho đất nước.

Ngành giáo dục đã tiếp tục thực hiện đổi mới thể chế, nhằm tháo gỡ những “nút thắt”, tạo hành lang pháp lý cho đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2022 được tổ chức nghiêm túc và an toàn. Tiếp tục thực hiện tự chủ đại học để mở ra nhiều cơ hội cho giáo dục đại học phát triển.

Tuy nhiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng chỉ ra những tồn tại, khó khăn như tổ chức quản lý, hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập. Tỷ lệ trường tiểu học tổ chức bán trú còn thấp nên cha mẹ học sinh gặp khó khăn khi đưa con đến trường học 2 buổi/ngày. Các trường tiểu học ở các huyện miền núi có nhiều điểm trường lẻ và lớp ghép với khoảng cách xa nên việc quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục có nhiều bất cập. Một số địa phương, khu đô thị và các thành phố lớn do áp lực tăng dân số cơ học quá nhanh dẫn đến sĩ số học sinh/lớp cao như Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai… Tỷ lệ giáo viên/lớp bình quân chưa đáp ứng được yêu cầu theo quy định thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018.

Hiện ngành giáo dục còn thiếu giáo viên môn Tiếng Anh, Tin học đối với tiểu học; môn Âm nhạc, Mỹ thuật đối với THPT khi áp dụng Chương trình GDPT 2018 từ năm học 2022 - 2023. Một số địa phương còn bị động về nguồn tuyển dụng; chưa có nhà công vụ cho giáo viên ở các địa bàn khó khăn; không có chính sách thu hút giáo viên đến công tác ở những địa bàn khó khăn hơn; còn nhiều bất cập trong việc bố trí giáo viên Tiếng Anh, Tin học và Công nghệ dạy liên trường, liên cấp. Đến nay, Bộ Chính trị đã quyết định bổ sung 65.980 biên chế giáo viên cho các địa phương cả giai đoạn 2022-2026.

Nâng cao chất lượng biên soạn, thẩm định sách giáo khoa

Về phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết, trên cơ sở những kết quả đạt được và khắc phục những hạn chế, tồn tại trong năm học trước, ngành Giáo dục xác định chủ đề năm học 2022-2023 là “đoàn kết, nỗ lực vượt khó khăn, đổi mới sáng tạo, củng cố, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo”.

Ngành GD&ĐT tiếp tục hoàn thiện thể chế, tăng cường phân cấp, phân quyền trong quản lý; chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh; tăng cường công tác chính trị đối với nhà giáo và học sinh, sinh viên; nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; thu hút các nguồn lực đầu tư cho giáo dục; thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.

Đối với giáo dục phổ thông, tiếp tục triển khai Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 3, lớp 7, lớp 10, nâng cao chất lượng biên soạn, thẩm định sách giáo khoa lớp 4, lớp 8, lớp 11, sách giáo khoa tiếng dân tộc và tài liệu giáo dục địa phương.

Bên cạnh đó, tăng cường các điều kiện đảm bảo triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình GDPT 2018 như chuẩn bị đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Đáng chú ý, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ trình Chính phủ phương án sử dụng ngân sách nhà nước mua sách giáo khoa phổ thông cho học sinh mượn để triển khai từ năm học 2022 - 2023. Đồng thời, tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023 và phương án đến năm 2025 phù hợp với lộ trình triển khai Chương trình GDPT 2018.

Theo kết quả xếp hạng các quốc gia tốt nhất về giáo dục năm 2021 của USNEWS, Việt Nam xếp thứ 59, tăng 5 bậc so với năm 2020. Kết quả thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2022, với 37/39 thí sinh đạt giải, trong đó có 1 thí sinh đạt điểm tuyệt đối. Thành tích xuất sắc của các đội tuyển đã khẳng định nỗ lực vượt bậc trong học tập, rèn luyện của học sinh, giáo viên và các nhà trường trong bối cảnh dịch bệnh.

Bên cạnh đó, chất lượng giáo dục đại học có những cải thiện rõ rệt. Năm 2021, có 5 cơ sở giáo dục đại học lọt vào top đại học tốt nhất thế giới theo các bảng xếp hạng quốc tế có uy tín, vượt mục tiêu năm 2025 của Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2019 - 2025.