Sách văn minh vật chất của người việt năm 2024

Trong Lời Giới thiệu, Nhà Nghiên cứu Nguyễn Quân đã viết như sau về cuốn sách VĂN MINH VẬT CHẤT CỦA NGƯỜI VIỆT: “là một chủ đề quá rộng dù tác giả đã giới hạn nó trong thời đại "tiền công nghiệp". Song chủ đề này cũng thật giản dị. Nó là câu chuyện của các đồ vật do con người làm ra và sử dụng. Những đồ vật ấy làm nên cái thế giới vật chất nhân tạo mà ta sống trong đó, biến đổi nó và cùng tiến hoá với nó. Quan hệ người với thiên nhiên, người với người được bàn luận, khảo cứu, nghiền ngẫm rất nhiều, nhưng quan hệ tương tác người với đồ vật thì thường được coi là hiển nhiên đơn giản. Nhưng cái nhà vệ sinh, đồ vật ta dùng tắm rửa, trang điểm... là những hiển nhiên không phải nhỏ nhặt mà chừng mực nào đó chúng đánh dấu những cột mốc văn minh nhân loại.

Trong những đóng góp của người Việt vào văn hoá thế giới, tôi cho rằng nhất định có những cái bát, bình, lọ, thạp... gốm thời Lý - Trần. Sự phát minh và mỗi bước cải tiến của cái cày hay các công cụ cấp thoát nước cho ruộng lúa rõ ràng là quyết định đối với nền văn minh lúa nước... Như ở bảo tàng Dân tộc học, khán giả thích thú học hỏi được bao điều từ các đồ vật của con người Việt Nam. Như bộ bách khoa bằng hình ảnh Technique du peuple Annamite do H.Oger chủ biên và các nghệ sĩ Việt minh hoạ thật quý giá về mặt nghiên cứu và nghệ thuật.

Tác giả Phan Cẩm Thượng không dừng ở việc trình bày một lát cắt thời gian, một toàn cảnh đương đại của thế giới đồ vật mà xem xét vô vàn đồ vật và công việc "của người Việt" cả theo chiều lịch đại, bổ dọc lịch sử, nhằm cho thấy sự tiến hoá của thế giới ấy, và của cộng đồng chủ nhân thế giới ấy, chủ yếu từ cái nôi của nó là đồng bằng sông Hồng vào tới Bắc Trung bộ, từ thời tiền sử, sơ sử tới thế kỷ 19. Đó là một công việc đồ sộ, khảo cứu một diện tư liệu mênh mông quá sức một cá nhân như chính ông bộc bạch: "Viết như được dẫn dắt bởi một người xưa nào đó, đọc cho chép, và viết theo cảm hứng, chứ nghiên cứu ở đâu ra được ngần ấy thứ..."

Đó là một cái may để tôi và quý độc giả được cầm trên tay một cuốn sách hay. Nhờ phương pháp khảo cứu và phong cách viết đặc sắc của riêng mình, người viết mới bao quát được diện rộng, sắp xếp ngăn nắp, mạch lạc các chủ đề tưởng như quá dàn trải đồng thời tuỳ hứng đi sâu vào những chủ đề mình đặc biệt quan tâm, những lập luận mình đặc biệt cam kết, những chi tiết mình đặc biệt hứng thú. Văn phong linh hoạt pha trộn cả cách làm nghiên cứu, tư biện, chuyên nghiệp lẫn cách viết tản văn sinh động, ngẫu hứng. Các tư tưởng uyên thâm trừu tượng, có khi khá cực đoan thách thức, chung sống với những tự sự trần trụi tươi sống và những cảm hứng nghệ sĩ vỗ cánh bay lên. Nhờ sự pha trộn khéo léo, tự nhiên ấy mà mấy trăm trang sách rất hay, nhẹ nhàng dễ đọc, không khô khan giáo huấn.

Cuốn sách dày với lượng minh hoạ lớn và đẹp là một món quà trí tuệ quý giá: ta biết rất nhiều về thế giới vật chất mà ông cha, tổ tiên ta, chính chúng ta đã và đang tạo ra, sử dụng, hưởng thụ. Thế giới vật chất ấy làm ta thành văn minh và tạo nên một phần quan trọng của văn minh Việt rất đáng tự hào. Qua cách nhìn từ nhiều khía cạnh, cả cái yếu và cái mạnh, cái hay và cái dở, cái tốt và cái xấu, cái kém cỏi và cái giỏi giang, cái cấp tiến và cái hủ lậu... của dân mình, ta dường như tự nhìn lại mình và dân tộc mình rõ ràng hơn, âu yếm hơn. Một cuốn sách khó xếp gọn vào hạng mục lịch sử văn hoá, văn hoá học hay dân tộc học, xã hội học... nhưng đạt tới một chiều kích nghiên cứu đáng nể trọng.

Văn minh vật chất của người Việt

Sách văn minh vật chất của người việt năm 2024

Ấn bản năm 2011

Thông tin sáchTác giảPhan Cẩm ThượngQuốc giaViệt NamNgôn ngữviChủ đềvật chấtThể loạiphi hư cấuNhà xuất bảnTrí ThứcNgày phát hành2011Kiểu sáchbìa mềm

Văn minh vật chất của người Việt là tên một cuốn sách viết về văn minh vật chất tại Việt Nam trong thời đại "tiền công nghiệp", phát hành năm 2011 của nhà nghiên cứu mỹ thuật Phan Cẩm Thượng. Cuốn sách đạt giải B giải thưởng sách quốc gia năm 2022.

Sơ lược nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Cuốn sách được chia làm năm chương bàn về nhiều khía cạnh đời sống, văn hoá, sinh hoạt của người Việt cổ như đời sống sinh hoạt của họ nói chung, về công cụ lao động, ẩm thực và sinh hoạt văn hoá.

  1. "Những mặt cắt lịch sử"
  2. "Từ bàn tay đến công cụ"
  3. "Cơm tẻ là mẹ ruột"
  4. "Sống dầu đèn chết kèn trống"
  5. "Nghệ thuật và hành vi"

Bên cạnh việc muốn "trình bày trọn vẹn "phần hồn" của đồ vật người Việt, từ những công cụ đồ đá thô sơ ở núi Đọ, Thanh Hóa [...] cho đến chiếc áo dài do họa sĩ Cát Tường thiết kế năm 1930", ông cũng bày tỏ tiếc nuối trước sự biến dạng của đời sống vật chất của người Việt hiện đại. Để minh hoạ cho cuốn sách, họa sĩ đã sử dụng gần 960 bức ảnh, 505 hình minh họa sưu tầm nhiều nguồn, trong đó có cuốn Kỹ thuật của người An Nam của Henri Oger, và do chính ông tự ký hoạ.

Quá trình thực hiện[sửa | sửa mã nguồn]

Trong bài phỏng vấn với báo Thể thao & Văn hoá, ông chia sẻ rằng cuốn sách được thai nghén từ năm 1992 với những nghiên cứu nhỏ lẻ của tác giả, nhưng chỉ đến năm 2007 - 2008, ông mới bắt tay thực hiện một mạch để thành sách hoàn chỉnh.

Phát hành[sửa | sửa mã nguồn]

Cuốn sách được phát hành năm 2011 bởi nhà xuất bản Trí Thức và lần đầu được ra mắt tại ngày 31 tháng 5 vừa rồi tại Viet Art Center, Hà Nội. Tiếp theo đó, cuốn sách lần lượt được giới thiệu đến công chúng ở nhiều nơi khác, trong đó Bảo tàng cổ vật Champa, Đà Nẵng có ngày 25 tháng 6 năm 2011 và Đại học Văn Lang (TP. HCM) ngày 9 tháng 11.Tháng 1 năm 2012, các bức tranh minh hoạ cho cuốn sách đã được triển lãm tại Hà Nội.