Sáng kiến kinh nghiệm của hiệu trưởng

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP “ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÍ, CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN”

Để nâng cao chất lượng dạy học, các hoạt động đội ngủ quản lý của đơn vị, về việc quản lý chỉ đạo các hoạt động chuyên môn là vai trò rất quan trọng. Vì nó tạo được nhất quán đồng thuận trong sự đoàn kết gắn bó, sự hợp tác nhịp nhàng với nhau trong tập thể sư phạm của đơn vị, tạo ra được một môi trường thân thiện, nâng cao ý thức tự giác, ý thức trách nhiệm và thói quen làm việc có tổ chức kỉ luật, chấp hành tốt các quy định của đơn vị, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ chất lượng dạy và học học đạt hiệu quả cao.

          Ngoài chất lượng dạy học ra chất lượng học của các em là hết sức quan trọng để đạt kết quả tốt thì đồi hỏi trước hết việc tổ chức các hoạt động chuyên môn của đơn vị phải đặt biệt quan tam. Vì đây là một trong những yếu tố rât quan trọng dẫn đên nâng cao chất lượng của đơn vị.

           Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giáo dục hiện nay, cán bộ quản lý và giáo viên phải nắm chắc quy chế chuyên môn của ngành, không ngừng học hỏi, trao dồi chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học, quán triệt tốt nghiệp vụ, nhiệm vụ của nhà giáo theo điều lệ trường Tiểu học quy định. Đặc biệt toàn ngành đang tiếp tục thực hiện hai không với bốn nội dung: Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc học sinh ngồi nhầm lớp. Cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”.

         Phong trào giúp đỡ và phụ đạo học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng do Bộ giáo dục quy định; phong trào xanh, sạch , đẹp; phong trào trường học thân thiện và học sinh tích cực…

        Nhằn thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, chỉ tiêu năm học 2018-2019, trong đơn vị đã cụ thể hóa các văn bản của ngành giáo dục huyện Hồng Dân thành những trương trình hành động cụ thể của nhà trường ngay từ đầu năm học.

       Trên cơ sở đó nhà trường tiến hành xây dựng kế hoạch cho riêng mình về cũng cố, nâng cao chất lượng đầu vào bậc tiểu học và nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh cho tất cả các khối lớp.

       Từ những vấn đề trên bản thân tôi tiến hành tổ chức hội thảo rút ra được những nội dung cơ bản và những sáng kiến trong “ việc đổi mới công tác quản lí, chỉ đạo hoạt động chuyên môn ” để nghiên cứu cụ thể như sau:

I.Thực trạng:

- Trường tiểu học Nhà Lầu nhiều năm được công nhận là trường có tập thể tiến tiến. Bản thân tôi có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lí, chỉ đạo chuyên môn được lãnh đạo địa phương và lãnh đạo Phòng GD&ĐT đánh giá cao.

         - Cán bộ quản lý bao gồm (hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn) đều có trình độ bằng cấp chuyên môn nghiệp vụ cao (Đại học và cao đẳng), có kinh nghiệm và tay nghề vững vàng, là giáo viên dạy giỏi từ cấp trường đến cấp huyện.

- Cán bộ quản lý rất tâm huyết với nghề, tận tụy với công việc được giao.

         - Cán bộ quản lý có sức  khỏe, có chí cầu tiến, dám nghĩ dám làm và giám chịu trách nhiệm.

         2) Hạn chế

           Trong công tác tổ chức các hoạt động sư phạm của đơn vị tuy nhiên đã được nhà trường thực hiện thường xuyên, nhưng tôi thấy rằng công việc này vẫn nảy sinh nhiều bất cập từ đó tạo sự đồng thuận chưa thống nhất trong cán bộ, giáo viên làm ảnh hưởng tinh thần đoàn kết trong sự phối hợp, hợp tác chưa nhịp nhàng, nguyên nhân chủ yếu của vấn đề là:

            + Các tổ chuyên môn, giáo viên và nhân viên xây dựng kế hoạch hoạt động chưa chặt chẽ, chưa khoa học và chưa thuyết phục, chưa phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.

            + Việc phân công trách nhiệm, nhiệm vụ của từng thành viên chưa phù hợp cho từng đối tượng, từ đó nảy sinh bất cập, sự không đồng tình cao trong tập thể và cá nhân.

            + Quá trình tổ chức nhận xét qua từng hoạt động còn mang tính chung chung, không rõ ràng, cụ thể từ đó chưa phát huy tích cực đối tượng và hạn chế đối tượng tiêu cực tạo ra sự mất đoàn kết trong đơn vị, làm hạn chế chất lượng, hoạt động sư phạm trong nhà trường.

             + Do giáo viên còn mang nặng tình cảm, ngại ngùng ít phát biểu xây dựng từ đó ảnh hưởng đến cộng đồng, hợp tác nhau trong công việc và quá trình đóng góp ý kiến đồng nghiệp, để cùng nhau tiến bộ chưa thật sự mang tính hiệu quả cao.

            + Một số giáo viên còn thụ động chưa tự giác trong công việc nguyên nhân là chưa nhận thức rỏ vấn đề còn trông chờ, đùn đẩy nhau.

            + Trong đơn vị việc chấp hành nội quy, quy định ý thức tổ chức và kỉ luật          trong đơn vị từng bước được ổn định tuy nhiên nhưng vẫn còn một số trường hợp chấp hành chưa tốt. Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của một số cán bộ giáo viên, nhân viên, còn nể nang tình cảm đồng thời thiếu sự gương mẫu trong việc chấp hành tổ chức, kĩ luật các quy định của ngành và của đơn vị đề ra.

             + Hiện nay đơn vị đã xây dựng kế hoạch cụ thể nhà trường bước đầu  thực hiện có hiệu quả cao như tập thể thầy, cô giáo và các cha mẹ học sinh chưa thường xuyên gặp gỡ, trao đổi bày giải tâm tư nguyện vọng,… để từ đó cùng nhau giải quyết vấn đề khó khăn, vướng mắt và tạo được niềm tin gần gũi và thân thiện nhau.  

              + Một số giáo viên và học sinh chưa thật sự tiếp cận với môi trường mới còn ảnh hưởng với môi trường trước đây như cán bộ quản lý nói giáo viên nghe, giáo viên nói học sinh nghe và làm theo chỉ có thông tin là một chiều không có thông tin phản hồi ngược lại từ đó chưa rút được kinh nghiệm không phát huy được sự chủ động, sáng tạo và sự gần gũi thân thiện trong nhà trường.

            + Việc chỉ đạo cho giáo viên xây dựng nề nếp hoạt động chuyên môn cán bộ quản lý của trường chưa thật sự quan tâm, thể hiện là có chỉ đạo nhưng chưa có nội dung cụ thể nên dẫn đến giáo viên chưa phát huy chuyên môn riêng cho mình             + Ý thức trách nhiệm của giáo viên không đồng điều từ đó hiệu quả giảng dạy của giáo viên chưa cao.

II. Từ thực trạng trên tôi đề xuất một số giải pháp “đổi mới công tác quản lí, chỉ đạo hoạt động chuyên môn : 

1. Xây dựng kế hoạch dạy học:

- Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài, từng tiết trong sách giáo khoa như hiện nay, các tổ chuyên môn căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chủ đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường. Trên cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, xác định năng lực, phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong mỗi chủ đề hoặc bài học đã xây dựng.

- Tiến hành xây dựng kế hoạch lồng ghép, tích hợp cho mỗi môn hoc; chú trọng nội dung giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội..

- Thực hiện kế hoạch dạy học lịch sử, địa lí và văn hóa địa phương theo công văn số 956/SGDĐT-MN-TH Bạc Liêu ngày 15 tháng 9 năm 2015 về việc hướng dẫn sử dụng tài liệu văn hóa địa phương.

- Xây dựng kế hoạch dạy học cần đảm bảo các nguyên tắc: Nâng cao kết quả thực hiện mục tiêu giáo dục của chương trình giáo dục tiểu học hiện hành; học sinh được cung cấp kiến thức, kỹ năng theo chuẩn chương trình giáo dục tiểu học; được hình thành, phát triển các phẩm chất, năng lực; đảm bảo tính logic của mạch kiến thức và tính thống nhất giữa các môn học và các hoạt động giáo dục; tổng thời lượng của các môn học không ít hơn thời lượng quy định trong chương trình giáo dục kèm theo quyết định 16 của BGD&ĐT.

2. Triển khai dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh:

- Tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của học sinh dựa trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng và theo hướng hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; dạy học sát đối tượng, chú trọng công tác phụ đạo HS chưa đạt chuẩn,bồi dưỡng HSNK, trong nội dung bài giảng cần có những phần nâng cao để học sinh được nâng lên đủ khả năng để phát huy năng khiếu; đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề; bảo đảm cân đối giữa việc truyền thụ kiến thức, rèn luyện kỹ năng và định hướng thái độ, hành vi cho học sinh; phối hợp tốt giữa làm việc cá nhân và theo nhóm; tăng cường thực hành, vận dụng vào thực tiễn, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với nội dung bài học.

-Tăng tính chủ động, thái độ học tập tích cực của học sinh, khắc phục hoàn toàn cách dạy theo lối truyền thụ một chiều, tránh tình trạng cho học sinh ghi chép quá nhiều, thiếu trọng tâm. Kết hợp một cách linh hoạt các phương pháp dạy học, kết hợp có hiệu quả giữa PPDH truyền thống và PPDH hiện đại.

- Dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng; thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lí các hoạt động của giáo viên và học sinh; thiết kế câu hỏi hợp lý, tập trung vào trọng tâm và năng lực cần đạt của mỗi bài học, tránh nặng nề quá tải, chú ý liên hệ thực tế ở mỗi nội dung bài học.

- GV phải sử dụng ngôn từ chuẩn xác, trong sáng, sinh động, dễ hiểu, tác phong thân thiện, khuyến khích, động viên học sinh học tập. Dạy học phải thông qua các hoạt động học tập của học sinh, phải thể hiện mối liên hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh; không nên gây áp lực và không thiện cảm đối với học sinh tạo nên sự chai lỳ, thụ động, bất hợp tác từ phía học sinh, hoặc dẫn đến tình trạng bỏ học.

          - Bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo của học sinh, rèn luyện khả năng tự học cho học sinh. Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập theo định hướng phát triển năng lực. Tổ chức dạy học bằng nhiều hình thức trong hoặc ngoài lớp học, coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà hoặc ngoài nhà trường.

- Mỗi giáo viên phải chủ động đổi mới phương pháp giảng dạy từ việc soạn bài đến việc giảng dạy sao cho phù hợp với mỗi đối tượng học sinh, các hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh phải được thể hiện trong bài soạn. Sử dụng PPDH một cách hợp lý, linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với đặc trưng môn học, nội dung, tính chất của mỗi bài học.

-Thiết kế và hướng dẫn cho học sinh thực hiện các bài tập phát triển tư duy và rèn luyện kỹ năng, hướng dẫn sử dụng các đồ dùng dạy học, tổ chức có hiệu quả các giờ thực hành, hướng dẫn học sinh có thói quen vận dụng kiến thức đã học giải quyết các bài tập và những tình huống trong thực tiễn.

- Chú ý tích hợp, lồng ghép giáo dục đạo đức, học 5 điều Bác Hồ dạy, giáo dục tuyên truyền về biển đảo…

- Mỗi giáo viên phải thường xuyên đi dự giờ, học hỏi đồng nghiệp, biết tự đánh giá năng lực giảng dạy của bản thân nhằm có sự điều chỉnh cho phù hợp theo hướng có lợi cho học sinh ( Phân tích tiết dạy theo hướng hoạt động học của học sinh).

3. Đổi mới phương pháp KTĐG định hướng phát triển năng lực học sinh:

- Thực hiện đổi mới KTĐG theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, thể hiện ở các hình thức KTĐG đều hướng tới phát triển năng lực học sinh theo đặc thù từng môn học. Chú ý việc phân tích kết quả kiểm tra, so sánh kết quả kiểm tra giữa các lớp, qua đó điều chỉnh hoạt động giảng dạy và học tập.

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc ra đề kiểm tra theo ma trận chung cho các loại bài kiểm tra riêng và chung. Thực hiện nghiêm túc và hiệu quả quy trình ra đề.

- Nâng cao chất lượng đề kiểm tra thông qua việc thiết lập ma trận đề, bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng. Đề kiểm tra phải ở 4 mức độ theo thông tư 22  “Biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng linh hoạt sáng tạo”.

- Kết hợp một cách hợp lý giữa tự luận và trắc nghiệm giữa kiểm tra lý thuyết và kiểm tra thực hành trong mỗi đề kiểm tra; tăng cường rèn luyện kỹ năng thực hành, trãi nghiệm cho học sinh đối với các môn học.

- Đối với môn Tiếng Anh cần thực hiện nghiêm túc tinh thần: học Tiếng Anh theo chương trình của bộ quy định.

- Thực hiện việc chấm bài, trả bài nghiêm túc. Chấm bài không bỏ sót lỗi, có lời nhận cụ thể, có nhận xét, động viên sự cố gắng tiến bộ và những thiếu sót, biện pháp khắc phục cho học sinh; trả bài phải giúp học sinh thầy được nguyên nhân thiếu sót, cho điểm kết hợp giữa đánh giá kết quả bài làm với theo dõi sự tiến bộ của học sinh qua kết quả đánh giá thường xuyên.

- Các giáo viên phải xác định được năng lực đầu ra cần đạt của mỗi tiết học hay chủ đề, khối lớp sau khi giảng dạy nhằm tiến hành KTĐG đúng thực chất.

- Việc kiểm tra, đánh giá không chỉ là việc xem học sinh học được cái gì mà quan trọng hơn là biết học sinh học như thế nào, có biết vận dụng không.

4. Đổi mới hoạt động tổ chuyên môn:

- Trên cơ sở kế hoạch dạy học đã được duyệt, tổ chuyên môn, giáo viên có -thể thiết kế tiến trình dạy học cụ thể cho mỗi chủ đề mà không nhất thiết phải theo bài/tiết trong sách giáo khoa. Mỗi chủ đề có thể được thực hiện ở nhiều tiết học, mỗi tiết có thể chỉ thực hiện một hoặc một số bước trong tiến trình sư phạm của bài học. Các nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong hoặc ngoài giờ trên lớp. Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần chú trọng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở ngoài lớp học và ở nhà nhằm để hỗ trợ thêm cho các em.

- Tổ chức thực hiện dạy học và dự giờ theo kế hoạch của nhà trường. Trên cơ sở các chuyên đề dạy học đã được xây dựng, tổ chuyên môn phân công giáo viên thực hiện bài học để dự giờ, phân tích và rút kinh nghiệm về giờ dạy. Khi dự giờ, cần tập trung quan sát hoạt động học của học sinh thông qua việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập đảm bảo các yêu cầu về hướng dẫn đánh giá xếp loại giờ dạy mới.

- Tổ chức hội thảo tại tổ bàn về các biện pháp giảng dạy có hiệu quả và cách ra đề kiểm tra cho phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở từng môn.

 - Thống nhất xây dựng nội dung các chuyên đề, tập trung các chuyên đề khó và các chuyên đề mang lại hiệu quả thiết thực cho kết quả học tập của học sinh.

- Sinh hoạt tổ chuyên môn đi sâu vào phân tích đánh giá các giờ dạy, phân tích tính hiệu quả các biện pháp đổi mới trong mỗi tiết dạy, phân tích đánh giá các đề kiểm tra và so sánh kết quả kiểm tra giữa các lớp. Thống nhất việc soạn giáo án ở từng môn, cách sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả, tự làm đồ dùng dạy học, thực hiện việc lồng ghép các giáo dục, xác định năng lực đầu ra ở mỗi môn.

- Xây dựng ngân hàng đề kiểm tra ở mỗi tổ chuyên môn thông qua việc chắt lọc các đề hay tại tổ và tham khảo đề kiểm tra ở các trường khác hay trên mạng. Mỗi giáo viên phải có ít nhất 01 đề kiểm tra/lần kiểm tra và nộp cho PHTCM  duyệt.

- Mỗi tổ chuyên môn đăng ký tổ chức thao giảng mẫu 01 tiết/học kỳ/1 giáo viên về đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

- Tổ chức kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các quy chế chuyên môn, kiểm tra các loại sổ của giáo viên, việc lên lớp, vào điểm, đánh giá, nhận xét học sinh và việc thực hiện kế hoạch chung của tổ.

5. Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động đổi mới PPDH-KTĐG:

- Ngoài công tác kiểm tra của phòng giáo dục, nhà trường sẽ tiến hành kiểm tra việc thực hiện công tác đổi mới 2 lần/học kỳ thông qua kiểm tra hồ sơ CM, kiểm kiểm tra hoạt động sư phạm, kiểm tra đột xuất các tiết dạy, kiểm tra chất lượng đề kiểm tra, kết quả kiểm tra và so sánh kết quả kiểm tra giữa các lớp.

- Tổ chuyên môn tiến hành kiểm tra thường xuyên hằng tháng và báo cáo kết quả cho lãnh đạo nhà trường tại các buổi họp .

- Tăng cường công tác dự giờ, góp ý về các biện pháp đổi mới PPDH và KTĐG. Tiến hành kiểm tra công tác tổ chức kiểm tra chung, coi thi, chấm bài của giáo viên.

- Kiểm tra việc đánh giá, nhận xét học sinh của giáo viên vào cuối mỗi học kỳ.

- Cuối học kỳ, cuối mỗi năm học tổ chức sơ kết, tổng kết việc triển khai kế hoạch nhằm điều chỉnh những hạn chế, phát huy những điểm mạnh trong thời gian tới.

-Kết quả đổi mới PPDH-KTĐG theo định hướng phát triển năng lực học sinh là một trong những tiêu chí để đánh giá xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên vào cuối năm học.

III.Từ những thực trạng và giải pháp nêu trên đơn vị đã đạt kết quả sau:

      Qua thực hiện xây dựng quản lý chuyên môn quản lý dạy học trường Tiểu học Nhà Lầu xây dựng được một tập thể nhà trường đoàn kết, nâng cao ý thức trách nhiệm cá nhân, yêu nghề mến trẻ, hết lòng vì học sinh thân yêu, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, chú trọng đến hiệu quả không còn tình trạng dạy qua loa.

      Xóa bỏ dần việc làm không còn phù hợp, xây dựng nề nếp quản lý chuyên môn theo phương pháp đổi mới trên cơ sở chỉ đạo của phòng giáo dục và đào tạo và tình hình thực tế của đơn vị.

     Giáo viên có ý thức của tầm quan trọng xây dựng nề nếp quản lý chuyên môn và quản lý học tập của học sinh, nên không ngại hao tốn thời gian và công sức, cố gắng vận dụng hiểu biết của mình vào công tác giảng dạy thực tế trên lớp.                                                        

       Giáo viên không cần dành riêng thời gian mà có thể lồng ghép vào các tiết học, giờ sinh hoạt ngoại khóa,… Dễ thực hiện, dễ nhận thấy sự tiến bộ trong sinh hoạt chuyên môn của các tổ và trong nề nếp học tập của học sinh. Phù hợp với nhận thức xã hội, được mọi người ủng hộ.

      Học sinh sớm được hình thành ý thức, hành vi tốt, có nề nếp song song với việc dạy kiến thức. Giáo viện lớp dạy chữ, dạy có trách nhiệm cao sẽ tạo cho nhà trường một thế hệ học sinh vừa giỏi kiến thức , có kĩ năng và thái độ, đặt biệt là các em phát huy tối đa năng lực học tập của các em. Đó cũng là cách góp phần nâng cao chất lượng giáo dục  toàn diện cho học sinh.

       Là điều kiện tốt cho giáo viên trau dồi kiến thức, có ý thức tự hoàn thiện bản thân hơn từ đó giáo dục học sinh tốt hơn.

     Trên cơ sở đó có nhiều giáo viên chủ nhiệm lớp có nhiều sáng tạo trong khâu xây dựng nề nếp giảng dạy và học tập của học sinh.

Bảng kết quả chất lượng học sinh cuối học KÌ I.

Toán và Tiếng Việt

Học kì I

TSHS

Chất lượng hai môn Toán và Tiếng Việt

2018-2019

Môn: Toán

Môn: Tiếng Việt

Khối

Điêm

10-9

Điêm

8-7

Điêm

6-5

Điêm

Dưới 5

Điêm

10-9

Điêm

8-7

Điêm

6-5

Điêm

Dưới 5

Một

104

48

34

18

4

68

23

11

2

Hai

65

27

28

8

2

30

22

10

3

Ba

58

34

16

7

1

30

17

3

Bốn

87

38

37

10

2

41

21

22

3

Năm

63

38

16

8

1

24

24

15

Tổng

377

185

131

45

10

201

107

55

8

Năng lực và phẩm chất

Trong học kì I không có em nào kết quả là C mà tất cả học sinh lớp  đạt từ Đ trở lên theo 7 nội dung Bộ giáo dục quy định nhận xét năng lực và phẩm chất học sinh tiểu học.       

          Qua nhiều năm quản lý chỉ đạo công tác chỉ đạo các hoạt động chuyên môn bản thân tôi rút ra những bài học kinh nghiệm như sau:

          Ngay vào từ đầu năm học làm tham mưu với hiệu trưởng tổ chức quán triệt các văn bản có liên quan đế chuyên môn do Bộ, Sở, Phòng ban hành mời tất cả cán bộ, giáo viên và nhân viên tham dự để rút kinh nghiệm và đưa ra giải pháp tốt nhất. Từ đó tổng hợp ý kiến và đưa ra giải pháp chỉ đạo khả thi.

          Chỉ đạo cho giáo viên tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của từng học sinh nhằn có biện pháp chủ nhiệm tốt hơn

          Thường xuyên phối hợp với gia đình và có nhiều biện pháp giúp đỡ các em ngay đầu năm học để tạo nề nếp học tập tốt cho các em.

          Thường xuyên dự giờ thăm lớp giáo viên dạy lớp  gớp ý tư vấn kịp thời qua từng tiết dạy.

          Sáng kiến có khả năng áp dụng tất cả các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Hồng Dân đặc biệt là đối với các trường có điều kiện khó khăn như trường Tiểu học Nhà Lầu. Đồng thời sáng kiến được nhân rộng trong hội đồng sư phạm của đơn vị trường .

                                            C. PHẦN KẾT LUẬN

 I. Kết luận chung.

         Nhìn trung trong thực tế những năm qua của trường Tiểu học Nhà Lầu những người làm công tác quản lí đã nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lí, chỉ đạo chuyên môn của một tập thể giáo viên và cả tập thể hội đồng sư phạm.Trong công tác chuyên môn của nhà trường là phải chú trọng đến việc quản lý của nhà trường, công tác giảng dạy của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh

        Bởi vậy vai trò của người quản lý là hết sức quan trọng, nếu không quan tâm và nhận thức đúng đắn của một tập thể sư phạm của nhà trường thì kết quả đạt được như mong nuốn. Để xây dựng được nề nếp hoạt động chuyên môn trong một tập thể giáo viên đứng lớp giảng dạy thì người cán bộ quản lý của nhà trường phải là đầu tàu gương mẫu, phải chịu trách nhiệm toàn bộ chất lượng giáo dục của nhà trường.

       Người cán bộ quản lý muốn phê phán ai trước hết phải phê phán bản thân mình.

     Các hoạt động giáo dục của nhà trường có chất lượng hay không điều bắt nguồn từ người quản lí tốt hay còn nhiều mặt hạn chế.Tinh thần thống nhất và đồng thuận trong một tập thể, giúp cho công tác quản lý chỉ đạo được thông suốt và chặt chẽ từ đó đem lại chất lượng đạt hiệu quả cao và thực hiện được nhiệm vụ và các chỉ tiêu mà cấp trên giao trong năm.

      Trên cơ sở đó người quản lí cũng không tốn công sức nhiều để đôn đốc, thúc đẩy nhắc nhở, vì mọi người điều thấy rõ trách nhiệm và nhiệm vụ của mình, đồng thời cũng hăng hái và tích cực tham gia mọi công việc được lãnh đạo nhà trường phân công và cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giạo. Nếu được như thế thì mọi người điều thân thiện và nhân ái hơn. Tôi cũng tin tưởng rằng trên cơ sở đó tập thể nhà trường điều hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm học 2018-2019.

                                                                                                                                                                                                                                                                         Trong quá trình tiến hành nghiên cứu cũng như từ thực tiễn quản lí chỉ đạo tôi đã cố gắng rất nhiều song do kinh nghiệm còn hạn chế cũng như trình độ bản thân còn có giới hạn. Chính vì thế, những kinh nghiệm tôi đưa ra không khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô giáo và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn!

II.Kiến nghị:

1. Đối với nhà trường:

Tham mưu tốt với lãnh đạo phòng giáo dục để đầu tư thêm cơ sở vât chất như:

       Xây thêm phòng học để giảng dạy và đồ dùng dạy học cho giáo viên nhằm phục vụ tốt cho từng tiết dạy.

          Chỉ đạo cho tất cả giáo viên tự làm thêm đồ dùng dạy học ngoài những đồ dùng có sẵn.

          Thương xuyên kiểm tra giám sát về công tác hoạt động chuyên môn nhằm có biện pháp khắc phục kịp thời.

2. Đối với phòng giáo dục:

       Cần quan tâm chỉ đạo về công tác quản lí, chỉ đạo công tác chuyên môn của đơn vị.

          Cần tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm trong cộng tác quản lí, chỉ dạo đổi mới hoạt động chuyên môn.

3. Đối với địa phường.

      Cần tuyên truyền nâng cao ý thức cho cha mẹ học sinh, có ý thức và thấy rõ trách nhiệm của mình về giáo dục con em mình. Có tinh thần trách nhiệm tham gia vào công tác giáo dục của nhà trường. Có những chính sách khen thưởng kịp thời những tập thể và các nhân làm tốt công tác giáo dục của nhà trường từ đó động viên tinh thần kịp thời cho cán bộ giáo viên, nhân viên trong đơn vị.

       Ban đại diện Cha mẹ học sinh vận động tất cả phụ huynh và các mạnh thường quân tích cực tham gia vào công tác xã hội hóa giáo dục.

                                                                                                                                                                            Ninh Thạnh Lợi A, ngày 25 tháng 03 năm 2019

                                                                                                                                                                                                           Người viết

                                                                                                                                                                                                   HUỲNH VĂN THẮNG

PHỤ LỤC

NỘI DUNG

TRANG

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

B. PHẦN NỘI DUNG

     I, Thực trang

    1.Ưu điểm.       

         2.Hạn chế                                                                             

II. Đề xuất giải pháp đổi mới công tác quản lí, chỉ đạo hoạt động chuyên môn .                                                                              

        1.Xây dựng kế hoạch giảng dạy                      

        2.Triển khai dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

       3. Đổi mới công tác KTĐG định hướng phát triển năng lực học sinh.

       4. Đổi mới hoạt động chuyên môn.

       5. Công tác kiểm tra đánh giá hoạt động đổi mới PPDH-KTĐG 

III.Từ những thực trạng và giải pháp nêu trên đơn vị đã đạt kết quả sau:

C. PHẦN KẾT LUẬN

 I. Kết luận chung.

 II.Kiến nghị:   

    1. Đối với nhà trường
    2. Đối với phòng giáo dục
    3. Đối với địa phương                                                                                                                                                                        

          1

          1

1

2

3

3

3

4

5

6

6-7

8

8

8

8

9