Sau khi đánh giá lại cuối năm đầu năm năm 2024

a) Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế tại thời điểm báo cáo

  • Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi: Nợ các TK 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341,..
    Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131).
  • Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, ghi: Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131) Có các TK 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341,…

b) Kế toán xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ

Kế toán kết chuyển toàn bộ khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại (theo số thuần sau khi bù trừ số phát sinh bên Nợ và bên Có của TK 4131) vào chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá hối đoái), hoặc doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá hối đoái) để xác định kết quả hoạt động kinh doanh:

  • Kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào doanh thu hoạt động tài chính, ghi: Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)
    Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá hối đoái).
  • Kết chuyển lỗ tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào chi phí tài chính, ghi: Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá hối đoái) Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131).

Thực hiện trên TaxBook

Bước 1: Mở chức năng Đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối kỳ

Bước 2: Chọn tài khoản cần đánh giá tỷ giá

Bạn nhập tài khoản gốc ngoại tệ cần đánh giá lại theo tính chất “Tài sản” hoặc “Nguồn vốn” và tỷ giá từng loại ngoại tệ. Sau đó tiến hành đánh giá lại khoản mục có gốc ngoại tệ.

Với đơn vị áp dụng chế độ kế toán theo TT 200

  • Nhập Tỷ giá mua: để đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là Tài sản.
  • Nhập Tỷ giá bán: để đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là Nợ phải trả.

Với đơn vị áp dụng chế độ kế toán theo TT 133

  • Theo tỷ giá: Nhập tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi đơn vị thường xuyên có giao dịch.

Bước 3: Kiểm tra kết quả

Sau khi nhấn “XÁC NHẬN” phần mềm sẽ sinh ra phiếu chênh lệch tỷ giá như hình phía dưới:

Trong trường hợp chọn TK xử lý chênh lệch là TK 413 thì sau khi đánh giá xong tỷ giá đánh giá ngoại tệ, kế toán xem lại bảng cân đối tài khoản năm để xem TK 413 có số dư bên Nợ hay bên Có:

  • Nếu TK 413 có dư bên Nợ, thì vào phiếu kế toán, hạch toán Nợ TK 635/Có TK 413.
  • Nếu TK 413 có dư bên Có, thì vào phiếu kế toán, hạch toán Nợ TK 413/Có TK 515.

Note

Để sử dụng chức năng đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối kỳ thì nghiệp vụ phát sinh của bạn phải đảm bảo có phát sinh giao dịch ngoại tệ (chọn tiền tệ khác VND khi nhập phát sinh như hình phía dưới).

Thực hiện đánh giá lại các khoản tiền ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ở thời điểm cuối kỳ kế toán.

1. Định khoản

1. Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.

  • Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái

Nợ TK 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341…

Có TK 413 Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)

  • Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái

Nợ TK 413 Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)

Có các TK 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341…

2. Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ

  • Kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái

Nợ TK 413 Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)

Có TK 515 Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá hối đoái).

  • Kết chuyển lỗ tỷ giá hối đoái

Nợ TK 635 Chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá hối đoái)

Có TK 413 Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131).

2. Hướng dẫn trên phần mềm

1. Vào menu Nghiệp vụ\Tổng hợp\Đánh giá lại tài khoản ngoại tệ.

2. Chọn loại ngoại tệ và mốc thời gian đánh giá lại.

  1. Tỷ giá sẽ được tự động lấy lên theo cách thiết lập tại danh mục Loại tiền (Hoặc có thể nhập lại tỷ giá theo đúng thực tế nếu cần)
  • Với đơn vị áp dụng chế độ kế toán theo TT200:
    • Tỷ giá mua: để đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là Tài sản.
    • Tỷ giá bán: để đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là Nợ phải trả.

  • Với đơn vị áp dụng chế độ kế toán theo TT133:
    • Tỷ giá: theo quy định phải nhập tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi đơn vị thường xuyên có giao dịch.

4. Chọn tài khoản xử lý lãi/lỗ chênh lệch tỷ giá. 5. Tại tab Số dư ngoại tệ: Hiển thị danh sách các tài khoản có số dư ngoại tệ theo loại ngoại tệ và mốc thời gian đánh giá lại đã thiết lập.

  • Tích chọn các tài khoản muốn đánh giá lại: Chương trình sẽ tự động tính ra chênh lệch đánh giá lại tài khoản ngoại tệ.

6. Tại tab Chứng từ công nợ và thanh toán: Hiển thị danh sách các chứng từ công nợ bằng ngoại tệ còn nợ và chứng từ thanh toán bằng ngoại tệ chưa được đối trừ hết.

  • Có thể nhấn vào số chứng từ để mở chứng từ gốc lên xem hoặc thực hiện sửa/xóa

7. Nhấn Thực hiện, chương trình tự động sinh ra chứng từ Xử lý chênh lệch tỷ giá từ đánh giá lại tài khoản ngoại tệ.

8. Kiểm tra và khai báo bổ sung các thông tin (nếu cần). 9. Nhấn Cất.

Lưu ý:

1. Phần mềm đã ngầm định TK xử lý lãi chênh lệch tỷ giá là TK 515 và TK xử lý lỗ chênh lệch tỷ giá là TK 635, kế toán có thể chọn lại TK xử lý lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá là TK 413 nếu đánh giá lại ngoại tệ cuối năm. 2. Trong trường hợp chọn TK xử lý chênh lệch là TK 413 thì sau khi đánh giá xong tỷ giá đánh giá ngoại tệ, kế toán xem lại bảng cân đối tài khoản năm để xem TK 413 có số dư bên Nợ hay bên Có:

  • Nếu TK 413 có dư bên Nợ, thì vào Tổng hợp\Chứng từ nghiệp vụ khác, hạch toán Nợ TK 635/Có TK 413.
  • Nếu TK 413 có dư bên Có, thì vào Tổng hợp\Chứng từ nghiệp vụ khác, hạch toán Nợ TK 413/Có TK 515.

3. Người dùng có thể xuất khẩu bảng kê chi tiết chứng từ công nợ và thanh toán, thuận tiện quản lý nội bộ và cung cấp khi CQT yêu cầu. (Đáp ứng từ MISA SME 2022 R23)

4. Trường hợp số dư công nợ trên chứng từ đánh giá khác với số dư sổ chi tiết công nợ. Xem hướng giải quyết tại đây

Chủ đề