Seminar paper là gì

Home > Điểm tin công nghệ > Seminar, workshop, conferences, symposium … là gì?


Trong một lần tình cờ trên mạng, mình tìm được bài viết này cũng khá hay, nói về sự khác biệt giữa các thuật ngữ trong tổ chức sự kiện nên chia sẻ cùng mọi người.

  • Conference (hội nghị) là một cuộc họp lớn hơn seminar và workshop, với số người tham dự từ 100 đến vài chục ngàn người. Các hội đoàn chuyên môn thường có conference thường niên. Thành phần tham dự thường là hội viên, kể cả nghiên cứu sinh và các chuyên gia. Trong conference, có những bài giảng chính (keynote lectures) cho tất cả người tham dự. Ngoài bài giảng chính, conference còn có nhiều phiên họp gọi là session.

  • Symposium là một cuộc họp mang tính khoa bảng và nghiêm túc, với nhiều diễn giả trình bày về một hay nhiều đề tài. Số người tham dự thường ít hơn conference, nhưng cũng có thể tương đương với seminar. Các công ti dược thường có những symposium lồng trong các conferences để nhân cơ hội giới thiệu sản phẩm của họ.

  • Seminar là một cuộc họp mang tính giáo dục, thường thường chỉ tập trung vào một đề tài cụ thể nào đó. Người tham gia seminar bao gồm nghiên cứu sinh, học viên và các chuyên gia. Hình thức họp thường là một diễn giả nói chuyện và sau đó thảo luận. Ở Viện tôi, mỗi tuần đều có seminar về một đề tài khoa học, do các chuyên gia trong và ngoài nước được mời đến nói chuyện.

  • Workshop là một cuộc họp nhỏ hơn và không quá chuyên sâu như seminar. Thông thường, một workshop có khoảng 10-20 học viên, nhưng không có chuyên gia. Trong workshop có thực hành, bài tập dưới sự giám thị của người giảng (còn trong seminar thì không có bài tập).
    Summit (hội nghị thượng đỉnh) là một cuộc họp của các chuyên gia hàng đầu hay các nhà lãnh đạo cao cấp nhất.

Để có thể làm rõ hơn từng loại sự kiện, nhằm giúp anh em có thể tổ chức hiệu quả, mong mọi người có thể cùng nhau thảo luận, chia sẽ và góp ý.

Bản dịch

Ví dụ về đơn ngữ

Encompass also ran webcasts, local seminars, and other programs.

Its main activities include promotion, education, public meetings, information outreach, conferences, and seminars.

Additionally, the school provides seminars to the children's parents.

It also promotes joint and exchange programmes with similar regional and international institutions; and organise seminars and conferences on these topics.

This was achieved through various activities, events and seminars that were open to the public.

Hơn

  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
  • I
  • J
  • K
  • L
  • M
  • N
  • O
  • P
  • Q
  • R
  • S
  • T
  • U
  • V
  • W
  • X
  • Y
  • Z
  • 0-9

(Trong Tiếng Nhật, seminar là zemi)

Học năm 3, bắt đầu vào lab, bắt đầu đối mặt với zemi hàng tuần. 

Cũng đã được hơn 1 tháng rồi, mà thấy các bạn khác có vẻ chưa thông nhỉ :D.

Zemi để làm gì mà tại sao mỗi tuần ta phải nói rã họng trong 1 tiếng ? 

Nhớ lại 1 chuyện chẳng liên quan mấy. Có lần ăn cơm với lão béo, mình khoe mua cái Kindle để đọc sách. Lão hỏi cái kindle đấy là cái gì ( đúng dân Hoá !!!). Mình giải thích một hồi, miêu tả 1 hồi, lão vẫn không tưởng tượng ra được. Cuối cùng lão phán 1 câu ( thực ra là của sensei lão ấy nói với lão ấy ;)) ): “em chưa hiểu hết về cái kindle của mình, nếu hiểu được, thì em phải giải thích cho người khác được. Còn nếu không giải thích được thì có nghĩa là em chưa hiểu gì”. 

Nói lan man, giờ quay lại chủ đề chính, zemi để làm gì ? 

Theo mình, zemi có 2 mục đích quan trọng nhất : thứ nhất, thông báo cho thầy và mọi người trong lab biết được trong tuần vừa qua ta làm được gì, học được gì. Điều này rất quan trọng, vì khi vào lab rồi là tự mình nghiên cứu, tự mình học là chính, chẳng bao giờ thầy đoái hoài đến để trả lời những câu thắc mắc của mình. Thế nên nếu không có zemi, thì chẳng ai biết được ai đang làm gì, và đang làm như thế nào. Vì thế, trang đàu tiên của slide của mình bao giờ cũng bắt đầu bằng trang : “tuần vừa qua đã làm những gì”. 1 cái nhìn khái quát và đơn giản để mọi người đều hiểu được. Các bạn khác thường vào zemi phát là công thức, luận văn. Ừ thì cao siêu đấy, nhưng cả tháng chỉ đọc có 1 luận văn thôi à ?  (thế thì lại quá ít ^^)

Nhưng nếu chỉ tổng kết việc đã làm, thì zemi chỉ gói trong 5 phút và 1 trang slide là xong. Thế tại sao lại cần đến 1 tiếng / 1 tuần ?

Mục đích quan trọng nhất của zemi là rèn luyện khả năng giải thích cho người khác hiểu. Tôi hiểu là 1 chuyện, còn tôi giải thích cho người khác hiểu lại là chuyện khác. Ở Vn có 1 quan niệm sai lầm, là cứ đồng chí nào giải thích loạn lên, không ai hiểu được thì được cho là thông minh, còn người nghe không hiểu được thì người nghe là dốt. Thực ra không phải. Người thông minh và hiểu vấn đề 1 cách thực sự, phải là người biết cách trình bày, biết chia nhỏ vấn đề ra để giải thích 1 cách đơn giản và dễ hiểu nhất. Cũng không phủ nhận trình độ của người nghe phải đạt đến 1 ngưỡng nào đó, nhưng điều cốt lõi vẫn là cách giải thích của người nói. 


So sánh 2 cách làm zemi của mình với các bạn Nhật.
Các bạn ấy thường đọc sách, rồi như 1 cái máy OCR, cứ thế gõ y hệt trong sách giáo khoa ra slide. Nhiều lúc nhìn slide toàn chữ là chữ. Mình lẩm bẩm : thà đưa mình quyển sách mình đọc còn nhanh hơn. Thực vậy, các bạn ấy viết quá nhiều, không chọn lọc, thậm chí có khi chính các bạn ấy cũng không hiểu nhưng vẫn đưa lên. 
Mình thì khác, tuân thủ nguyên tắc 6x6, tức là 1 trang không quá 6 dòng, 1 dòng không quá 6 từ. Máy của lab sử dụng ubuntu, không phải windows nên không hiển thị ppt 1 cách chính xác được, nhưng mình vẫn công phu sử dụng size chữ, màu sắc và animations. Điều này khiến thời gian mình bỏ ra để làm slide luôn nhiều hơn các bạn ấy. Nhưng bù lại mình luyện kĩ năng trình bày slide nhiều hơn, sau này đi làm, điều này sẽ rất thuận lợi. Ngoài ra, là 1 DHS, nhược điểm về ngôn ngữ là tất yếu, có 1 slide trực quan dễ hiểu, dễ quan sát sẽ bổ trợ rất nhiều trong việc giải thích. 


1 tuần 1 buổi zemi, mình thấy tiếng Nhật của mình lên nhiều :D, quan trọng nữa là sự tự tin khi nói và giải thích cho người khác. Càng nghĩ càng thấy đó là 1 kĩ năng vô cùng quan trọng. Không chỉ là giáo viên mới cần, mà bất cứ một công việc nào cần làm việc theo nhóm, hay đơn giản là giao tiếp xã hội thôi, kĩ năng giải thích và thuyết phục cũng là không thể thiếu. 

Mình thấy nhiều DHS lãng phí những buổi zemi như thế vì mặc cảm ngôn ngữ. Điều đó thực sự đáng tiếc :).

Chủ đề