Số liệu trung bình ngành thực phẩm viet năm 2024

Việt Nam được nhận định là thị trường có mức tiêu thụ thực phẩm và đồ uống khá mạnh. Thị trường này chiếm tỷ trọng cao, khoảng 35% trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng, đạt 15% GDP và không ngừng tăng trưởng nhanh trong những năm tới. Báo cáo gần đây cho thấy ngành thực phẩm và đồ uống của Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng kép hàng năm lên tới 8,65% trong giai đoạn 2021-2026 và Chính phủ lựa chọn đây là một trong những nhóm ngành công nghiệp chủ lực cần được ưu tiên phát triển trong giai đoạn 2025-2035.

Theo số liệu từ báo cáo của DCorp, nước ta hiện nay có hơn 540 cửa hàng bán đồ ăn, thức uống. Trong đó có khoảng 278 mô hình quy mô siêu nhỏ, 153 quy mô nhỏ, 34 quy mô vừa và 73 quy mô lớn (năm 2021). Và tất nhiên, những con số trên sẽ còn tiếp tục gia tăng trong tương lai bởi tiềm năng khai thác vẫn rất lớn. Điều này khiến F&B đang là một trong những mảng bán lẻ thành công nhất ở Việt Nam.

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tính đến hết năm 2022, Việt Nam có gần 338,600 nhà hàng/café. Thành phố Hồ Chí Minh là tỉnh thành sở hữu nhiều hàng quán nhất, chiếm 39% số lượng trên toàn quốc, gấp gần 3 lần so với Hà Nội – tỉnh thành đứng ở vị trí thứ hai. Quy mô doanh thu ngành F&B 2022 ước tính đạt gần 610 nghìn tỷ, trong đó, 333 nghìn tỷ đồng đến từ thị trường ăn ngoài.

Xu hướng ngành F&B hiện nay đa số tập trung kinh doanh hướng đến giới trẻ. Với tỷ lệ dân số trẻ cao, ở độ tuổi từ 16 – 30 chiếm khoảng 25% tổng dân số cả nước, là nguồn lực phát triển lớn, đem lại sự sáng tạo dồi dào cho ngành F&B Việt Nam. Thế hệ trẻ trở thành trend-creator (những người tạo xu hướng) trong lĩnh vực thực phẩm. Giới trẻ nước ta luôn sẵn sàng chi một khoản lớn cho các dịch vụ ăn uống, cho nên nhu cầu ăn uống ở các nhà hàng, quán ăn không ngừng tăng lên, đặc biệt là ở các thành phố lớn.

Trong thời đại chuyển đổi số, việc ứng dụng công nghệ vào hình thức bán hàng trực tuyến và thanh toán trực tuyến khi mua hàng đang được số lượng lớn khách hàng ưa chuộng. Công nghệ được áp dụng vào F&B cho phép thay toán ngay lập tức, theo dõi

nguồn và cá nhân hóa từ data được thu thập. Những nền tảng công nghệ cho phép các doanh nghiệp F&B dễ tiếp cận với khách hàng tiềm năng, giảm chi phí cứng, khám phá nhiều cơ hội phát triển hơn.

  1. Triển vọng thị trường F&B Việt Nam

Theo đánh giá của Mordor Intelligence Inc. vào đầu tháng 8/2022, mức tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) của ngành dịch vụ ăn uống có thể lên tới 8,5% trong giai đoạn 2022 – 2027. Điều này càng cho thấy tiềm năng thị trường bùng nổ trong giai đoạn bình thường tiếp theo khi mà trước thời điểm đại dịch, CAGR giai đoạn 2021- được dự báo ở mức 4,98%.

Giới chuyên gia dự báo, trong các quý tới, giá các nguyên vật liệu đầu vào có xu hướng điều chỉnh giảm. Do đó, tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành sẽ có cơ hội tăng lên hoặc duy trì khả năng phục hồi vào năm 2023.

Đặc biệt, ngành F&B Việt Nam được kỳ vọng sẽ còn tăng trưởng hơn nữa. Những dịch vụ ăn uống sẽ được mở cửa rộng rãi nhờ các chính sách kích cầu du lịch, thu hút du khách. Tất cả sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành F&B nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh ngành nói riêng.

Sau khi trải qua 2 năm đại dịch, thị trường F&B đã trải qua rất nhiều biến động. Sau thời kỳ giãn cách, nhu cầu về ngành này đã ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ. Đến năm 2023, giá trị thị trường dự kiến sẽ tăng 18% so với năm 2022 và đạt 720 nghìn tỷ đồng. Sau khi hồi phục, thị trường F&B sẽ tiếp tục phát triển cùng tốc độ ổn định, dự kiến đến năm 2026 sẽ đạt giá trị lên đến 938,3 nghìn tỷ đồng.

Theo nhiều nghiên cứu, người Việt đang có xu hướng chi nhiều tiền hơn cho dịch vụ ăn uống. Tiềm năng thị trường ngày càng lớn, nên hiện nay có nhiều nhà hàng, quán ăn,

Với kết quả trên bảng, nhận thấy rằng ROE có sự sụt giảm dần từ năm 2019 (26,75%), 2020 (23,27%), 2021 (17,39%) nhưng lại tăng lên 22,37% vào năm 2022. Chính là vì dịch bệnh Covid-19 diễn ra vào các năm trước đã gây ảnh hưởng đến việc mua bán các sản phẩm của Sabeco. Đến năm 2022 khi tình hình dịch bênh được kiểm soát và tình hình kinh tế trở nên ổn định hơn, ROE của Sabeco đã tăng khoảng 1,3 lần so với năm trước, cho thấy Sabeco đang dần tạo ra lợi nhuận cao cho mỗi đồng vốn chủ sở hữu, thu hút các nhà đầu tư.

ROA (Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản):

Theo bảng tính toán trên, nhận thấy được chỉ số ROA cũng có dấu hiệu sụt giảm ở 3 năm đầu và tăng từ 12,96% (2021) đến 16,02% (2022) xấp xỉ gấp 1,2 lần. Trong giải đoạn khủng hoảng về đại dịch thì chỉ số ROA của Sabeco đều dương qua các năm, cho thấy doanh nghiệp tuy khó khăn nhưng vẫn kinh doanh có lãi, và đạt được chỉ số ROA khá ấn tượng so với chỉ số trung bình ngành.

Biên lợi nhuận gộp/Tỷ suất lợi nhuận gộp:

Tỷ số GPM của Sabeco không giảm đều ở 3 năm đầu mà có sự thay đổi tăng giảm theo từng năm. Lợi nhuận gộp biên chiếm khoảng 25,02% doanh thu của năm 2019, tăng lên 30,40% năm 2020 rồi lại giảm xuống 28,85% ở năm 2021 và lại tiếp tục tăng bức phá lên đến 30,79% năm 2022. Có thể thấy rằng ngành bia đã chịu phải chịu một sự ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường dẫn đến sự thay đổi theo từng năm, nhưng hiện tại nhìn chung đang dần hồi phục lại.

Biên lợi nhuận hoạt động:

Từ bảng số liệu trên, lợi nhuận hoạt động biên và lợi nhuận ròng biên cũng có dấu hiệu tương đương với lợi nhuận gộp biên. Sự tăng giảm qua 4 năm 2019 (17,64%), 2020 (21,68%), 2021 (18,42%) và tăng nhẹ vào năm 2022 (19,48%). Như vậy Sabeco đang trong giai đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh dần có hiệu quả trở lại.

Biên lợi nhuận ròng:

Năm 2019 có lợi nhuận sau thuế chiếm 14,17% doanh thu, tiếp tục tăng lên 17,66% năm 2020 nhưng lại giảm xuống còn 14,90% năm 2021. Đến năm 2022 tuy có xu hướng tăng lên 15,72% nhưng nhìn chung vẫn thấp so với năm 2020 khoảng 1,1 lần. Nguyên nhân của sự sụt giảm của tỷ số này là do chí phí giá vốn hàng bán tăng nhanh so với tỷ trọng tăng của doanh thu.

Đòn bẫy tài chính:

Với hệ số đòn bẫy của Sabeco từ 2019-2022 đều lớn hơn 1, cho thấy rằng doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào sự tài trợ của vốn chủ sở hữu. Đòn bẫy tài chính có sự thay

đổi tăng giảm theo từng năm nhưng nhìn chung cũng không bị chênh lệch quá nhiều, vào năm 2022 tăng lên với 1.

  1. Phân tích chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả hoạt động

Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động 2019 2020 2021 2022

Vòng quay tài sản 1 1 0 1.

Vòng quay hàng tồn kho 14 13 11 11. Vòng quay khoản phải trả 11 11 7 8.

Vòng quay khoản phải thu 241 405 261 103.

Vòng quay tài sản:

Nhìn vào bảng chỉ số, vòng quay tài sản của Sabeco giảm dần từ năm 2019 đến năm 2021 và tăng lại vào năm 2022 nhưng không đáng kể, thấp hơn năm 2019 khoảng 1, lần. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản không được cải thiện nhiều qua các năm.

Vòng quay hàng hồn kho:

Với chỉ số vòng quay hàng tồn kho của Sabeco qua các năm đều ở mức cao trên 10 và cao nhất là ở năm 2019 với chỉ số lên đến 14, cho thấy đây là năm mà Sabeco bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Thế nhưng vì chịu tác động của bệnh dịch nên hàng hóa bị tồn đọng, chỉ số vòng quay hàng tồn kho qua các năm đang giảm dần từ 14 xuống 11.

Vòng quay khoản phải trả:

Giai đoạn 2019 – 2020 , chỉ số vòng quay khoản phải trả tăng nhẹ từ 11 lên 11, cho thấy doanh nghiệp thanh toán ổn định cho nhà cung cấp. Nhưng đến giai đoạn 2021 – 2022 thì chỉ số giảm xuống dưới 10, doanh nghiệp đang khó khăn và mất quá nhiều thời gian để thanh toán cho nhà cung cấp.

Vòng quay khoản phải thu:

Chỉ số này đã tăng mạnh từ năm 2019 đến 2020 khoảng 1,8 lần so với năm trước, lên đến 405, điều này cho thấy rằng Sabeco đang rất thành công trong việc thu nợ từ khách hàng. Đến năm 2021 trở đi thì lại giảm xuống còn 103 vào năm 2022, đây có thể là dấu hiệu cho việc Sabeco gặp khó khăn trong việc thu nợ từ khách hàng và cũng có thể là dấu hiệu cho thấy doanh số đã vượt quá mức.

  1. Phân tích chỉ số giá trị thị trường

Chỉ số giá trị thị trường 2019 2020 2021 2022

Theo bảng chỉ số, biên lợi nhuận ròng của Sabeco tăng giảm theo các năm nhưng nhìn chung khá ổn định và chênh lệch không quá cao. Năm 2019 và 2021 giảm xuống dưới 15%, năm 2020 và 2022 lại tăng hơn mức 15%, cho thấy khả năng quản lý doanh thu và chi phí của doanh nghiệp chưa thật sự tốt và ổn định. Sabeco cũng đã thông báo thực hiện kế hoạch phát triển kinh doanh dài hạn, đầu tư vào dự án mở rộng quy mô, nâng cấp mới các máy móc thiết bị, việc này cũng ảnh hưởng đến chính sách tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp.

Số vòng quay tài sản Sabeco giảm từ 1,41 năm 2019 chỉ còn 1 năm 2022. Số vòng quay càng cao, sức sản xuất tài sản của doanh nghiệp càng lớn dẫn đến tỉ lệ sinh lời của tài sản càng lớn. Nhìn chung, Sabeco quản lý doanh thu và chi phí chưa ổn định, tỉ lệ sinh lời của tài sản doanh nghiệp vẫn giảm đều qua các năm, đến 2022 thì có tăng nhẹ.

Đòn bẫy tài chính của Sabeco luôn giữ mức ổn định, có chênh lệch nhẹ qua từng năm nhưng đã tăng lên 1 ở năm 2022. Chỉ số đòn bẫy lớn chính là vì doanh nghiệp có hệ số nợ cao, sử dụng trong kế hoạch phát triển các nhà máy của Sabeco.

Chỉ số ROE của Sabeco giảm liên tục trong khoảng thời gian từ năm 2019 – 2021 cho thấy chính sách tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp chưa tốt và bị ảnh hưởng nhiều bởi đòn bẫy tài chính. Các số liệu trên cho thấy Sabeco không giữ quá nhiều hàng tồn kho và có xu hướng giảm dần trong thời gian tới. Đến năm 2022, ROE của Sabeco đã có khởi sắc hơn khi tăng lên 22,37%, tăng gấp 1,3 lần so với năm 2021. Chỉ số đã tăng lên hơn 20% cho thấy doanh nghiệp vẫn có sức cạnh tranh tốt và dần quản lý tốt nguồn vốn trong tương lai.

Chủ đề