So sánh độ axit của clch2cooh và brch2cooh năm 2024

Cho 4 axit:CH3COOH (X), Cl2CHCOOH (Y), ClCH2COOH (Z), BrCH2COOH (T)Chiều tăng dần lực axit của các axit trên là

Cho 4 axit: CH3COOH (X), Cl2CHCOOH (Y), ClCH2COOH (Z), BrCH2COOH (T) Chiều tăng dần lực axit của các axit trên là

  1. X, T, Z, Y.
  1. X, Z, T, Y.
  1. Y, Z, T, X.
  1. T, Z, Y, X.

Đáp án A

Các gốc hút e sẽ làm tăng độ phân cực COO<-H, do đó làm tăng tính axit

Cl hút e mạnh hơn Br nên \(ClCH_2COOH \) tính axit lớn hơn \(BrCH)2COOH\)

và \(Cl_2CH_2COOH\) sẽ lớn hơn \(ClCH_2COOH\); còn \(CH_3COOH\) có tính axit nhỏ nhất

Vậy chiều tăng dần lực axit là:\(CH_3COOH < BrCH_2COOH < ClCH_2COOH < Cl_2CHCOOH\)

Chọn A

Cho các axit : CH3COOH (1), ClCH2COOH (2), CH3CH2COOH (3), FCH2COOH (4).Dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính axit các c?

Cho các axit : CH3COOH (1), ClCH2COOH (2), CH3CH2COOH (3), FCH2COOH (4). Dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính axit các chất là:

  1. (2) < (1) < (4) < (3)
  1. (1) < (2) < (3) < (4)
  1. (3) < (1) < (2) < (4)
  1. (3) < (2) < (1) < (4)

Đáp án C

Các nhóm hút e sẽ càng làm tăng tính axit và ngược lại, càng đẩy e thì tính axit càng giảm

So sánh độ axit của clch2cooh và brch2cooh năm 2024

SO SÁNH TÍNH ACID

Định nghĩa độ linh động của nguyên tử H (hidro):

Là khả năng phân ly ra ion H (+) của hợp chất hữu cơ đó. Khả năng tách ion H+

của nhóm -OH càng mạnh thì tính acid cáng cao.

So sánh tính acid của các hợp chất hữu cơ cùng nhóm chức.

*Tính acid của HCHC giảm dần khi liên kết với các gốc hydrocacbon (HC) như

sau

Gốc HC có liên kết 3 > gốc HC thơm > gốc HC chứa liên kết đôi > gốc HC no.

* HCHC cùng liên kết với các gốc đẩy điện tử (gốc hydrocacbon no) thì gốc acid

giảm dần theo thứ tự: gốc càng dài càng phức tạp (càng nhiều nhánh) thì tính acid

càng giảm.

VD: CH3COOH > CH3CH2COOH \>CH3CH2CH2COOH \> CH3CH(CH3)COOH.

*Với các hợp chất hữu cơ cùng liên kết với các gốc đẩy điện tử nhưng trong gốc

này lại chứa các nhóm hút điện tử (halogen) thì tính acid tăng giảm theo thứ tự sau

+ Cùng 1 nguyên tử halogen, càng xa nhóm chức thì thì tính acid càng giảm.

VD: CH3CHClCOOH > ClCH2CH2COOH

+ Cùng 1 vị trí của nguyên tử thì khi liên kết với các halogen sẽ giảm dần theo

thứ tự

F > Cl > Br > I .................. độ âm điện càng cao hút càng mạnh

VD: FCH2COOH > ClCH2COOH > BrCH2COOH .

So sánh tính acid của các hợp chất hữu cơ khác nhóm chức

* Tính acid giảm dần theo thứ tự

Acid hữu cơ > H2CO3 \> Phenol > H2O > Rượu.

BÀI TẬP

Tính acid của các chất C2H5OH, C6H5OH, H2O, HCOOH, CH3COOH tăng dần theo thứ

tự nào?

Hướng dẫn: độ mạnh của acid theo thứ tự sau:

Acid hữu cơ > H2CO3 \> Phenol > H2O > Rượu.

Như vậy

+ độ acid của C2H5OH < H2O

+ độ acid của HCOOH, CH3COOH được giải thích như sau: HCOOH liên kết với gôc H

(ko đẩy ko hút); CH3COOH liên kết với gốc –CH3(đẩy e) => CH3COOH < HCOOH.

Kết luận => C2H5OH < H2O < C6H5OH < CH3COOH < HCOOH

Bài tập ứng dụng So sánh và sắp xếp theo thứ tự tính acid tăng dần của các chất sau: