So sánh full frame và crop

Chắc hẳn rất nhiều người chơi máy ảnh đều đã có lần đặt câu hỏi tương tự khi muốn so sánh chất lượng hình ảnh khi chụp cùng một ống kính trên hai body crop( máy ảnh sử dụng cảm biến APS-C) và body full frame (máy ảnh sử dụng cảm biến full frame). Do đó, nhiếp ảnh gia Ilko Alexandroff đã thực hiện một bài so sánh cùng với 2 ống kính có tiêu cự 85mm và 135mm.

.jpg)

\>>> Xem thêm bài viết: Những tính năng trên máy ảnh có thể bạn chưa biết

Một body full frame với nhiều tính năng ưu việt luôn là khát khao của rất nhiều người chơi máy ảnh. Tuy nhiên, để sở hữu một chiếc máy ảnh full frame không phải là điều mà ai cũng có thể làm được. Liệu rằng, một chiếc máy ảnh full frame có thể mang lại những bức hình có chất lượng tốt hơn một body crop hay không, chúng ta hãy cùng phân tích những hình ảnh dưới đây.

Khi sử dụng ống kính 85mm

Đầu tiên, nhiếp ảnh gia so sánh sự khác biệt trên ống kính 85mm. Nhiếp ảnh gia đã sử dụng một chiếc máy ảnh Canon EOS 70D cùng với một chiếc máy ảnh fullframe Canon 1DX. Các thiết lập thông số được cài đặt như nhau trên cả hai body như sau:

.jpg)

\>>> Xem thêm bài viết: Tìm hiểu cơ chế chống rung trên ống kính

• Khẩu độ mở rộng f/1.8 • ISO 100 • Tốc độ của màn trập là 1/640 • Khoảng cách giữa nhiếp ảnh gia nơi chụp ảnh với mô hình là như nhau

Lưu ý: Body Canon EOS 70D có hệ số crop là 1.6, do đó, tiêu cự thực tế mà ống kính 85mm khi gắn lên nó là 136mm.

.jpg)

\>>> Xem thêm bài viết: Ống kính với thân máy, cái nào quan trọng hơn?

Khi sử dụng ống kính 135mm

Tiếp theo, nhiếp ảnh gia Ilko Alexandroff đã cùng sử dụng 2 chiếc máy ảnh trên với ống kính 135mm. Nhiếp ảnh gia bắt đầu với máy ảnh Canon EOS 70D với các thiết lập tiêu tự f/20. Nhiếp ảnh gia đã quyết định giảm tốc độ của màn trập bằng một phần ba của những thiết lập trước để phù hợp và cân bằng các thiết lập đó. Do vậy, thiết lập của tiêu cự là f/20, ISO 100 và tốc độ màn trập là 1/500.

.jpg)

\>>> Xem thêm bài viết: Giải đáp những câu hỏi khi muốn mua một ống kính mới

Với thiết lập này. Lúc này tiêu cự thực tế của ống kính sẽ là 216 mm. Điều đó khiến nhiếp ảnh gia cần phải đứng xa xa với đối tượng chụp ảnh. Và đây là kết quả cho bạn.

Trong thế giới DSLR camera, trong mỗi câu chuyện luôn xuất hiện sự so sánh “máy crop” và “máy full frame” vốn là một đề tài chưa bao giờ dừng sự tranh luận. Vậy máy crop là gì, máy full frame là gì?

Crop hay Full frame là tên gọi của cảm biến các dòng DSLR camera, nhằm để phân biệt loại máy đó. Một số khái niệm chúng ta cần biết trước tiên đó là: – DSLR camera: máy ảnh kỹ thuật số ống kính đơn phản xạ – Cảm biến: là một mặt phẳng điện tử tiếp nhận những thông tin hình ảnh sau khi đi qua ống kính. – Full frame: có kích thước cảm biến lớn bằng khổ phim 35mm trước đây. – Crop: có kích thước cảm biến nhỏ hơn khổ phim 35mm (mỗi hãng máy có một tỉ lệ crop khác nhau)

Trên thực tế, các loại DSLR camera full frame luôn đắt hơn các máy crop khá nhiều. Câu chuyện so sánh 2 loại cảm biến này luôn xuất hiện ở các cuộc tranh luận của những người “sùng bái” DSLR camera, và tranh luận nổi bật nhất vẫn là: dùng crop hay full frame sẽ có lợi ?

Trước hết chúng ta hãy so sánh kích thước cảm biến và góc nhìn của 2 loại máy này:

So sánh full frame và crop

Như vậy rất dễ hiểu, với cùng một ống kính cảm biến full frame luôn cho góc nhìn rộng hơn cảm biến crop. Cũng như muốn chụp chân dung đặc tả nhiều chi tiết với khung hình tương đối chặt chẽ so với chủ thể, DSLR camera có cảm biến full frame luôn có thể tiến gần người mẫu hơn, trong khi đó máy cảm biến crop luôn phải lùi lại để lấy thêm góc nhìn.

Tuy nhiên chúng ta sẽ có suy nghĩ rằng nếu chỉ đơn giản là lùi lại để lấy thêm góc nhìn, cuối cùng vẫn có thể chụp được bức ảnh chân dung đặc tả với khung hình tượng tự các máy full frame, thì dùng máy crop chắc chắn sẽ tiết kiệm được khá nhiều tiền. Điều này vừa đúng vừa sai, do nếu máy ảnh của chúng ta càng tiến sát được chủ thể thì chi tiết, chất liệu mọi thứ trong ảnh đều sẽ cao hơn nhiều là lùi ra xa. Khi bạn có nhu cầu cao về chất lượng hình ảnh (bạn là photographer chuyên nghiệp cần ảnh nhiều chi tiết để in khổ to chẳng hạn) thì full frame là cần thiết, ngược lại nếu bạn chỉ sử dụng bức ảnh ở mức độ in ấn bình thường hoặc chỉ lưu trữ trên máy tính thì máy crop lại là lựa chọn kinh tế hơn. Ngoài ra các máy full frame cho hiệu ứng xoá phông rõ rệt hơn rất nhiều do có thể tiến gần chủ thể.

So sánh full frame và crop

Trên thực tế, độ nhạy sáng, chi tiết sáng-tối, chi tiết của dải màu các máy full frame luôn có sự ấn tượng hơn. Có thể trong môi trường ánh sáng hoàn hảo thì trông qua sẽ thấy các máy crop luôn có sức mạnh chẳng kém gì full frame. Nhưng hãy thử vào môi trường khắc nghiệt dạng như ánh sáng leo lắt, các bạn sẽ thấy khi tăng độ nhạy sáng (ISO), máy full frame cho chi tiết ít độ nhiễu, rõ ràng, sạch sẽ hơn crop rất nhiều.

So sánh full frame và crop
RAW file – Nikon D600 (full frame) & Nikon D7100 (crop 1.5x)

Nói như vậy không có nghĩa là crop sẽ thua hoàn toàn so với full frame. Ở trong những hoàn cảnh có thể hi sinh chi tiết ảnh mà bù vào đó giải quyết được vấn đề chụp tầm xa thì các máy crop lại lợi thế hơn full frame. Ví dụ cùng một độ phân giải 24 megapixel, cảm biến crop 1.5 (bé hơn 1.5 lần so với full frame) sẽ cho điểm ảnh “chật chội” dẫn đến chi tiết hình ảnh kém hơn là không gian full frame rộng rãi. Nhưng nếu để lấy lợi thế tầm xa, cùng với ống kính tiêu cự 800mm thì máy full frame chỉ cho bức ảnh góc nhìn 800mm, còn máy crop 1.5x lúc này lại cho bức ảnh có góc nhìn tương đương tiêu cự 1200mm. Và với 2 bức ảnh cùng phân giải 24 megapixel nhưng khác góc nhìn tiêu cự, bạn dễ dàng so sánh đâu mới là “ống nhòm”. Đây cũng là một “trick” mà các photographer chuyên chụp động vật hoang dã thường sử dụng.