So sánh phố hiến xưa và nay

Phố Hiến từng là thương cảng hàng đầu của nước ta, ngày xưa dân gian không ai không nghe đến câu “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”. Hiện tại khi đến với Phố Hiến bạn sẽ được chiêm ngưỡng quần thể cổ kính, lâu đời với những giá trị văn hóa – lịch sử đặc sắc.

Địa chỉ: Phố Hiến, Hồng Nam, Hưng Yên

Giờ mở cửa: Cả ngày

Giá vé: Miễn phí

Thời xa xưa, mảnh đất này tọa lạc tại tả ngạn sông Hồng. Đô thị phát triển từ thế kỷ 15 và đạt giai đoạn cực thịnh nhất vào thế kỷ 17. Thời kỳ bấy giờ nơi đây là trung tâm giao thương của nước ta với nhiều quốc gia khác như Nhật Bản, Trung Quốc, Anh, Pháp, Hà Lan… Cộng đồng dân cư bao gồm khoảng 2000 ngôi nhà cùng hơn 20 phường làm ăn được hình thành.

Trải qua các giai đoạn lịch sử quan trọng cùng sự biến đổi của tự nhiên, ngày nay sông Hồng ngày càng lùi xa và Phố Hiến cũng nhường dần vị trí thương cảng của mình cho Hải Phòng. Hiện tại phố chỉ còn lưu giữ lại cho mình những giá trị truyền thống lâu đời của riêng nó.

Ngày nay Phố Hiến đã trở thành trung tâm của Hưng Yên, vừa có nét năng động mà vừa giữ được những quần thể văn hóa mang nhiều giá trị to lớn. Trong đó có hơn 128 di tích được bảo tồn, hàng trăm bia ký, hàng nghìn cổ vật từ các triều đại xa xưa như nhà Đinh, nhà Lý, nhà Trần, nhà Lê và nhà Nguyễn... Đến năm 2014, nhà nước đã công nhận Di tích Quốc gia Đặc biệt cho Phố Hiến.

Phố Hiến nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng chừng 60km, chúng ta có thể di chuyển dễ dàng bằng các phương tiện như xe bus, xe ô tô, xe máy. Nếu lựa chọn di chuyển bằng xe máy thì bạn chạy theo đường số 5 tới Phố Nối thì rẽ vào đường 39A để tới Hưng Yên, sau đó tiếp tục di chuyển vào nội thành để ghé Phố Hiến.

Ngày xưa Phố Hiến đã từng được mệnh danh “tiểu Tràng An” khi luôn có khung cảnh người mua kẻ bán tấp nập. Hiện tại khi đến phố bạn sẽ cảm nhận được một nét đẹp bình yên và mộc mạc rất khác biệt, với những di tích lịch sử lâu năm cùng văn hóa truyền thống độc đáo. Những hàng cây xanh mát, ao nước trải dài cùng nền trời xanh thẳm biến khung cảnh xung quanh thành một miền quê thanh bình đúng chất. Tại đó ta được ngẩn ngơ trước vẻ thơ mộng của hồ Bán Nguyệt, được thả diều bên những cánh đồng lớn hay thư giãn cạnh cây nhãn lồng cổ hàng trăm năm tuổi.

Kiến trúc Phố Hiến không chỉ có nét Việt Nam truyền thống mà còn giao thoa với kiểu kiến trúc phương Tây và Á Đông. Khi mà hoa văn cầu kỳ được chạm khắc đậm tính nghệ thuật với những đường nét tinh tế đặc biệt. Dạo quanh con phố, ta sẽ dễ dàng tận hưởng dư vị bình yên và tìm thấy sự thanh thản trong tâm hồn.

Còn được biết đến với cái tên khác là Văn miếu Hưng Yên, một trong những di tích quan trọng nhất tại Phố Hiến. Đây chính là nơi tôn vinh học vấn, triết lý bất ngủ “hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Hiện tại văn miếu thờ Khổng Tử, được suy tôn như “vạn thế sư biểu” cùng những vị chư hiền của Nho gia khác.

Một di tích nghệ thuật đặc sắc trong Quần thể di tích Phố Hiến. Chùa có bề dày lịch sử và kiến trúc độc đáo với những pho tượng cổ ấn tượng. Kiểu kiến trúc tại chùa là “Nội công ngoại quốc”, bao gồm những hạng mục lớn như: Tam quan, Tiền đường, Thượng điện… Mặt tiền chùa quay theo hướng Nam là hướng của “Bát Nhã” và “Trí Tuệ”.

Ngôi đền thờ anh hùng Trần Hưng Đạo đã được xếp hạng Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia năm 1992. Đền nằm trên nền đất đẹp và nhìn ra hồ Bán Nguyệt xanh biếc ấn tượng. Kiến trúc đền Trần được xây theo kiểu chữ Tam, bao gồm: đại bái, trung từ và hậu cung.

Đền Mẫu Phố Hiến từ lâu đã được người dân biết đến như chốn linh thiêng với vẻ đẹp kiến trúc cổ kính, uy nghi. Nơi đây được xây dựng trên thế đất “Ngọa Long” và nhìn ra hồ Bán Nguyệt xanh biếc, tạo thế “Sơn Diễu Thủy” tuyệt đẹp.

Lịch sử ghi nhận chùa được xây dựng từ cuối thời Lý, đầu thời Trần và được trùng tu lại vào thời Nguyễn. Chùa Hiến còn có cái tên khác là “Thiên Ứng tự” được đặt theo niên hiệu của vua Trần Thái Tông (1232-1250). Du khách đến đây sẽ dễ thấy được kiểu kiến trúc “nội công ngoại quốc” được áp dụng, gồm có tiền đường, thiên hương, thượng điện và ba mặt hành lang. Điểm đặc sắc nổi bật nhất tại chùa có lẽ chính là cây nhãn Tổ, hay cây nhãn Tiến với tuổi đời hơn 300 năm ngày xưa thường được chọn để dâng quả cho Đức Phật.

Tên chữ của chùa là “Thụy Ứng tự”, nơi hiện tại vẫn còn lưu giữ được hệ thống tượng cổ nguyên vẹn mang giá trị nghệ thuật cao. Nét nổi bật trong kiến trúc chùa có lẽ chính là ở 3 hạng mục Tiền đường, Thượng điện và hai dãy hành lang. Mỗi nơi đều được điêu khắc chi tiết với hoa văn trang trí cổ điển. Đặc biệt hằng năm vào các ngày 15 tháng giêng và ngày 15/8 âm lịch đều có tổ chức tế lễ để tưởng nhớ ngày sinh và mất của bà Nguyễn Thị Ngọc Thanh, vợ vua Lê Đại Hành.

Đặc sản nổi tiếng nhất của Phố Hiến có lẽ chính là nhãn lồng. Sở dĩ gọi nhãn lồng là bởi giống cây này có nhiều quả, khiến người ta phải làm lồng bảo vệ. Nhãn lồng có cùi dày, vỏ mỏng, hạt nhỏ, vị ngọt và ngon miệng. Ngày xưa nhãn lồng ở Phố Hiến từng được chọn tiến vua. Cây nhãn tổ có từ thế kỷ 16 và tới nay vẫn còn sum sê lá cành.

Ngoài ra nếu ghé thăm chợ Phố Hiến bạn còn được thưởng thức nhiều món ngon cùng các sản vật địa phương như cam Bảo Châu, chè sen, kẹo Sỉu Châu, bún thang… Nếu có thời gian bạn có thể ghé hồ Bán Nguyệt tại trung tâm để thưởng thức những món ăn vặt hấp dẫn ở những quầy hàng ven đường.

Tháng 3 âm lịch hằng năm là thời điểm lễ hội được tổ chức với quy mô lớn tại Phố Hiến. Đó là chuỗi những lễ hội được lưu truyền từ thời xa xưa đến tận ngày nay, với sự tham dự của dân cư từ 12 xã, phường tại Hưng Yên cùng hàng vạn du khách từ xa đến.

- Phần lễ: Có đoàn rước kiệu dài hơn cả cây số đi ngang qua tuyến phố chính cùng các đền, miếu, chùa tại Phố Hiến.

- Phần hội: Có nhiều trò chơi dân gian sôi nổi phải kể đến như đua thuyền, thả đèn trời, kéo co… để tái hiện một thời hưng thịnh của Phố Hiến.

Đã đến Phố Hiến hẳn bạn sẽ nhận ra một thời vàng son in dấu vết đậm nét tại đây như thế nào. MIA.vn hy vọng những kinh nghiệm du lịch mà chúng tôi cung cấp sẽ có ích cho hành trình khám phá của các bạn.