So sánh thằn lằn và thạch sùng năm 2024

TTO - Các nhà khoa học Đức, Nga và Việt Nam vừa công bố thêm một loài thạch sùng ngón mới giống Cyrtodactylus ở tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Loài thằn lằn mới được đặt tên theo địa điểm thu được mẫu chuẩn đầu tiên (Holotype), Vườn Quốc gia Cát Tiên, với tên khoa học là Cyrtodactylus cattienensis Geissler, Nazarov, Orlov, Boehme, Phung, Nguyen & Ziegler, 2009.

So sánh thằn lằn và thạch sùng năm 2024
Phóng toLoài thạch sùng vừa mới phát hiện - Ảnh: Phùng Mỹ Trung

Ngoài ra, mẫu chuẩn của loài còn được thu thập ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) và khu vực Núi Dinh (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Mô tả chi tiết của loài được đăng tải trên Tạp chí Zootaxa, số 2161 năm 2009.

Loài Thạch sùng ngón cát tiên Cyrtodactylus cattienensis phân biệt với các loài thạch sùng ngón khác ở khu vực Đông dương bởi các đặc điểm sau: chiều dài thân tối đa 69 mm; có một vạch đen ở gáy, kéo dài tới mép sau ổ mắt; thân, đuôi và chân có những vạch nhỏ, không xếp theo trình tự: 4-6 vạch sáng màu trên thân và 4-12 vạch trắng trên đuôi; nốt sần trên lưng xếp thành 16-22 dọc thân; 28-42 hàng vảy bụng ở ngang giữa thân; nếp da gấp bên sườn không phát triển hoặc biến mất, không có các nốt sần lớn; đuôi không dẹp, phần gốc đuôi không phình to, vảy sắp xếp thành dạng vòng; con đực có 6-8 lỗ trước hậu môn xếp liền nhau tạo thành góc tù; cả con đực và cái đều có một đám vẩy lớn nằm ở vùng trước hậu môn và có 3-8 vảy lớn nằm ở phía dưới mỗi bên đùi; không có lỗ đùi, không có rãnh trước hậu môn; vảy dưới đuôi nhỏ, không phình rộng theo chiều ngang.

Đây là loài thạch sùng ngón thứ tư được mô tả thuộc nhóm Cyrtodactylus irregularis complex bên cạnh các loài: Thạch sùng ngón vằn lưng Cyrtodactylus irregularis (Smith mô tả năm 1921), Thạch sùng ngón giả bốn vạch Cyrtodactylus pseudoquadrivirgatus (Roesler và cộng sự mô tả năm 2008) và Thạch sùng ngón zig-lơ Cyrtodactylus ziegleri (Nazarov và cộng sự mô tả năm 2008).

Loài này cũng là loài thạch sùng ngón thứ 18 ghi nhận ở Việt Nam. Riêng đối với tỉnh Đồng Nai, đây là loài thạch sùng ngón mới thứ hai được phát hiện kể từ năm 2008 bên cạnh loài Thạch sùng ngón huỳnh Cyrtodactylus huynhi (Ngo & Bauer mô tả năm 2008).

Việc khám phá thêm một loài mới cho khoa học ở VQG Cát Tiên, KBTTN Vĩnh Cửu và khu vực Núi Dinh đã khẳng định thêm giá trị đa dạng sinh học ở miền Nam Việt Nam và cung cấp thêm dẫn liệu khoa học để làm căn cứ đề xuất VQG Cát Tiên trở thành Di sản Thiên nhiên Thế giới theo tiêu chí “Đa dạng sinh học”.

Dân gian Việt Nam có câu chuyện cổ tích về một người đàn ông, vì thi đấu so của cải mà mất trắng gia sản gầy dựng bao năm. Ông ta chết đi, hóa thành một loài bò sát. Người đàn ông đó có tên là Thạch sùng, và câu chuyện này cũng để kể về sự tích về loại động vật này. Thạch sùng thì có lẽ chúng ta không ai là không một lần nhìn thấy. Nhưng loài vật tưởng chừng không có tác dụng gì này thực chất cũng là một vị thuốc trong Đông y. Vậy công dụng của nó là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết của bác sĩ Bùi Khánh Hà nhé

Thạch sùng là gì?

Đặc điểm của Thạch sùng

Thạch sùng có tên khoa học Hemidactylus frenatus Schlegel, thuộc họ Tắc kè (Gekkonidae). Một số nơi còn gọi nó là “Thằn lằn”. Tuy nhiên trên thực tế, Thằn lằn thuộc nhóm động vật bò sát, và gồm có nhiều loại Thằn lằn.

Đây cũng là một loài động vật bò sát, thường sống trên tường nhà. Con trưởng thành toàn thân nó có thể dài từ 8 – 12cm. Chúng ta thường thấy hình ảnh lưỡi thè ra khỏi miệng để bắt các loài sâu bọ, côn trùng, ruồi muỗi làm thức ăn. Thạch sùng thường săn mồi vào ban đêm. Chúng hay hoạt động ở những khu vực có ánh đèn (do đó là những nơi thu hút côn trùng).

Thân của loài vật này nhẵn, hơi có vảy rất nhỏ. 4 chân của chúng có màng giúp bám dính chắc lên tường. Khi bị săn đuổi, nó có thể tự rụng đuôi để chạy trốn. Một thời gian sau, đuôi của nó sẽ tự mọc lại.

Tuy gây khó chịu cho nhiều người, nhưng đây lại là một phần rất có ích trong một không gian khép kín. Vì nó giúp hạn chế lượng côn trùng, nhện, ruồi muỗi,…

Phân bố

Thạch sùng là loài bò sát bản địa Đông Nam Á. Nhưng sau này nhờ các hoạt động giao thương, đi lại, nó đã di thực đến nhiều nơi trên thế giới như châu Mỹ, châu Úc, châu Phi, Trung Đông, các nước khác châu Á,…

Bộ phận dùng

Dùng toàn con, lấy cả ruột. Chú ý khi săn bắt phải cố gắng giữ được đuôi của nó.

Bảo quản dược liệu nơi khô ráo, thoáng mát. Có thể bỏ bịch kín cột treo lên cao. Tránh nơi ẩm thấp là mốc, hư hại thuốc.

Tác dụng của Thạch sùng

Thành phần hóa học trong dược liệu

Theo nghiên cứu trong con non có chất béo chiếm tỉ lệ 11,92% 15,38% trong con đực trưởng thành và 15,97% trong con cái trưởng thành.

Thành phần của chất béo đó gồm: lexitin, lyzolexitin, sphingomyelin và xephalin, cardiolipin, photphatidyl serin và photphatidylinontola.

Tác dụng của Thạch sùng

Theo Y học cổ truyền, Thạch sùng có vị mặn, tính hàn, và loài này hơi có độc. Nó có tác dụng:

  • Trừ phong thấp, chữa trúng phong.
  • Chữa đau các khớp xương.
  • Trị cam lỵ ở trẻ con.
  • Làm tiêu hòn cục trong cơ thể.
  • Chữa động kinh, co giật.
  • Chữa tràng nhạc (lao hạch).
  • Trị vết rắn cắn.

So sánh thằn lằn và thạch sùng năm 2024
Thạch sùng được phơi khô để làm thuốc

Cách dùng Thạch sùng

Ngày dùng 1 – 2 con, dùng sống hoặc sao khô, tán bột. Có thể đem sắc lên hay dùng ngoài. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Một số bài thuốc sử dụng Thạch sùng

1. Bài thuốc chữa hen phế quản

Bắt 1 con Thạch sùng, chú ý bảo quản đuôi, cho vào cối giã nhuyễn, thêm vào đó 1 quả trứng gà, trộn đều lên rồi cho vào chảo dầu chiên ăn. Ăn khi đói lúc sáng sớm, ngày ăn 1 lần.

2. Bài thuốc chữa chân tay tê dại, đi đứng đau mỏi

Thạch sùng, Cù túc xác, Nhũ hương, Một dược, Cam thảo, Trần bì tán bột sắc uống.

3. Bài thuốc chữa tràng nhạc mới phát

Thạch sùng (7 con nướng chín), Thiên nam tinh 50g, Bạch phụ tử 50g. Tất cả thái nhỏ, sao vàng, rồi tán và rây thành bột mịn. Luyện với mật ong, làm thành viên bằng hạt đậu xanh. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 7 viên với rượu hâm nóng.

4. Bài thuốc chữa chứng lở loét lâu ngày không khỏi hoặc có rò, đau nhức

Thạch sùng sấy khô tán bột, trộn với dầu đem bôi vào vết loét. Trường hợp mủ nhiều thì 2 ngày thay thuốc 1 lần, còn mủ ít 4 ngày thay thuốc 1 lần.

Thạch sùng, loài động vật tưởng chừng như không có tác dụng gì lại là một vị thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần có sự thăm khám để chẩn đoán bệnh từ thầy thuốc. YouMed luôn sẵn sàng hỗ trợ các bạn

Thạch sùng khác gì thằn lằn?

Thạch sùng có tên khoa học Hemidactylus frenatus Schlegel, thuộc họ Tắc kè (Gekkonidae). Một số nơi còn gọi nó là “Thằn lằn”. Tuy nhiên trên thực tế, Thằn lằn thuộc nhóm động vật bò sát, và gồm có nhiều loại Thằn lằn. Đây cũng là một loài động vật bò sát, thường sống trên tường nhà.

Thằn lằn có tên gọi khác là gì?

Thạch sùng, còn gọi thằn lằn, mối rách, bích hổ, thủ cung, thiên long... là một trong những loài bò sát được dùng làm thuốc từ lâu đời. Để làm thuốc, người ta thường dùng thạch sùng dưới dạng toàn thân phơi khô.

Thằn lằn trong nhà sống được bao lâu?

Thằn lằn có thể sống lâu, rất lâu. Tuổi đời của loài sinh vật này phụ thuộc vào giống loài, nhưng hầu hết là có thể sống khoảng 5 năm ở môi trường hoang dã. Một số được nuôi ở trong nhà như thú cưng thì có thể sống lâu hơn chút. Những con được chăm sóc tốt trong khu bảo tồn có thể sống được 10 đến 20 năm.

Thạch sùng sinh sản như thế nào?

Thạch sùng sinh sản hữu tính, nó sinh ra con non bằng cách đẻ những quả trứng sẽ trưởng thành và nở ra bên ngoài cơ thể mẹ. Như với tất cả các loài bò sát, giới tính của con non được xác định bởi nhiệt độ môi trường. Trứng được đẻ trong các kẽ hở để bảo vệ khỏi những kẻ săn mồi.