Tại sao huyết áp tay phải cao hơn tay trái

Đôi khi đo huyết áp nhiều người phát hiện chỉ số huyết áp sẽ khác nhau khi đo ở những vị trí khác nhau, nhất là hiện tượng huyết áp tay phải cao hơn tay trái. Nếu gặp phải tình trạng huyết áp không bằng nhau ở 2 tay thì phải làm sao và có đáng lo không?

Hiện tượng huyết áp tay phải cao hơn tay trái

  • Huyết áp bình thường ở cả 2 tay khi đo sẽ có sự chênh lệch nhất định, tuy nhiên huyết áp ở tay trái và tay phải sẽ khác nhau không quá 20mmHg, nếu huyết áp ở hai cánh tay chênh nhau quá 20mmHg thì phải xem xét có bệnh khác kèm theo không, như động mạch chủ hẹp lại, viêm động mạch lớn.
  • Động mạch ở 2 tay cũng không khác nhau về cường độ (mạnh, yếu) và tần số (số lần đập trong 1 phút).
  • Trong một số trường hợp (ví dụ trong bệnh xơ vữa động mạch), xảy ra hiện tượng hẹp lòng một đoạn mạch của 1 bên tay khiến dòng máu chảy qua đó bị cản trở, cường độ của nó sẽ mạnh hơn và huyết áp đo được cao hơn bên tay kia.

  • Nếu kết quả đo huyết áp khác nhau giữa hai tay, cụ thể là huyết áp tay phải cao hơn tay trái thì rất có thể bạn đang gặp một số vấn đề không bình thường ở hệ động mạch cánh tay đòn bên phải.
  • Ngoài ra, còn do một số yếu tố khách quan gây ra hiện tượng huyết áp tay phải cao hơn tay trái như thể trạng người bệnh, vấn đề máy huyết áp kế…
  • Trong một số trường hợp, huyết áp tay trái vẫn có thể cao hơn, nguyên nhân là vì huyết áp luôn chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố như tâm lý, sinh lý, hoàn cảnh xung quanh, băng đeo tay buộc chặt hay lỏng, trị số đo thường dao động không ổn định.
Xử lý như thế nào khi huyết áp tay phải cao hơn tay trái
  • Huyết áp tay phải cao hơn tay trái thì như đã biết đó có thể là một tình trạng có vấn đề của hệ động mạch hoặc do các yếu tố bên ngoài tác động và trong mọi tình huống luôn phải nhanh chóng tìm ra nguyên nhân của nó. Cần thực hiện kiểm tra kĩ càng để tránh sai sót.
  • Khi đo huyết áp điều quan trọng là vẫn nên giữ thể trạng ở mức tốt nhất, tránh quá căng thẳng để chỉ số huyết áp không bị sai số.
  • Trong trường hợp tất cả các chỉ số trên đều chuẩn xác và huyết áp tay phải vẫn cao hơn tay trái thì cần xem lại. Đây có thể là dấu hiệu cho một căn bệnh nguy hiểm về thành mạch như xơ vữa động mạch, phình động mạch.
>>> Huyết áp tay phải cao hơn tay trái có đáng lo - http://boso.vn/huyet-ap-tay-phai-cao-hon-tay-trai-co-dang-lo/

Bố em 65 tuổi, bị tăng huyết áp, bệnh mạch vành và đang dùng thuốc bảo hiểm đều đặn. Tuy nhiên hôm nay em đó huyết áp cho bố thì thấy huyết áp bên cánh tay trái (140/90mmHg) cao hơn bên phải (110/70mmHg). Xin hỏi chuyên gia như vậy có sao không ạ?

Tại sao huyết áp tay phải cao hơn tay trái

Chào bạn,

Huyết áp khi đo ở hai bên tay có thể bằng nhau hoặc chênh lệch. Tuy nhiên nếu chênh lệch thì thường sẽ dưới 10mmHg. Trường hợp của bố bạn, chỉ số huyết áp 2 cánh tay khác nhau khá lớn (30mmHg) thì cần đi thăm khám chuyên khoa để xác định nguyên nhân. Ví dụ, một số người bị hẹp mạch máu ở tay sẽ có huyết áp ở hai bên cánh tay chênh lệch nhiều.

Ngoài vấn đề chỉ số huyết áp 2 bên cánh tay của bác chênh lệch nhiều, bạn còn chia sẻ bác bị bệnh động mạch vành. Cộng thêm độ tuổi của bác là 65 thì thực sự con số 140/90 mmHg là hơi cao. Với những người bệnh tăng huyết áp kèm bệnh động mạch vành, huyết áp nên được kiểm soát ở mức 130/80mmHg hoặc thấp hơn. Vì thế trong lần đi khám này, gia đình cũng cần thông báo cho bác sĩ để được điều chỉnh liều thuốc điều trị phù hợp hơn.

Người bị tăng huyết áp và bệnh động mạch vành sẽ có nguy cơ bị dày thất trái và suy tim rất cao. Do đó, ngoài thuốc điều trị của bác sĩ, bạn nên tham khảo bổ sung cho bác các sản phẩm thảo dược như TPCN Ích Tâm Khang để ngăn ngừa các biến chứng này. Ích Tâm Khang là sản phẩm đã được Viện 108 kiểm chứng về hiệu quả ngăn ngừa suy tim. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, sản phẩm giúp tăng hiệu quả giảm huyết áp và hạn chế tác dụng phụ do thuốc điều trị gây ra.

Đã có rất nhiều người bệnh tăng huyết áp như bố bạn đã sử dụng Ích Tâm Khang và cải thiện sức khỏe tốt. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của một người bệnh như thế trong video sau đây.

Ông Đào (Gia Lâm, Hà Nội) chia sẻ kinh nghiệm điều trị tăng huyết áp, suy tim

Nếu còn băn khoăn cần giải đáp, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo số 0964.781.912 - 0983.103.844.

Tại sao huyết áp tay phải cao hơn tay trái

Thân mến!

Chỉ số huyết áp của một cá nhân có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đánh giá sức khỏe tổng thể: Chỉ số huyết áp là tiêu chí cơ bản không thể thiếu trong tất cả hồ sơ sức khỏe cá nhân, muốn có sức khỏe bình thường bắt buộc chỉ số huyết áp phải trong giới hạn bình thường; Người mắc tăng huyết áp đối diện nguy cơ cao đối với hàng loạt biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận... ngay cả khi bạn đang sở hữu một thân hình cân đối, cường tráng và tràn đầy năng lượng.

Cách xác định tăng huyết áp

Các hướng dẫn của các Hiệp hội Tăng huyết áp quốc tế hiện nay cũng quy định khi chỉ số huyết áp vượt quá 140/90 mmHg được chẩn đoán là tăng huyết áp. Chỉ số trước (trên) được gọi là huyết áp tâm thu hay huyết áp tối đa là áp lực của máu lên động mạch khi tim co bóp, giúp đánh giá áp lực bơm máu của tim; chỉ số sau (dưới) gọi là chỉ số huyết áp tâm trương, hay huyết áp tối thiểu là áp lực máu lên thành động mạch khi tim giãn ra.

Các ngưỡng chẩn đoán tăng huyết áp theo từng cách đo (Bộ Y tế Việt Nam):

Cán bộ y tế đo theo đúng quy trình: huyết áp tâm thu > 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương > 90 mmHg.

Đo bằng máy đo HA tự động 24 giờ (trung bình 24 giờ): huyết áp tâm thu > 130 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương >80 mmHg.

Tự đo tại nhà (đo nhiều lần): huyết áp tâm thu > 135 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương >85 mmHg.

Để xác định chỉ số huyết áp chuẩn xác, bạn nên đo huyết áp ở tay nào?

Các hướng dẫn của các Hiệp hội Tăng huyết áp quốc tế hiện nay khuyên các nhân viên y tế đo huyết áp ở cả hai cánh tay cho người đến khám, kết quả chọn số đo nào cao hơn làm chỉ số huyết áp chính thức. Nhưng điều này có nhiều người hay bỏ qua.

Tại sao huyết áp tay phải cao hơn tay trái
Nên đo huyết áp ở cả hai tay và ghi lại để so sánh.

Nếu chỉ số huyết áp hai tay chênh trên 10 mmHg có vấn đề gì không?

Thường kết quả đo huyết áp hai cánh tay ít chênh lệch hoặc chênh không quá 10 mmHg là trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên từ lâu các nhà khoa học đã biết rằng sự chênh lệch huyết áp giữa hai cánh tay có liên quan đến kết quả sức khỏe kém hơn.

Một nghiên cứu mới đây đã có phát hiện chi tiết hơn về điều này. Nghiên cứu do Đại học Exeter, Anh quốc đã hợp nhất dữ liệu từ 24 nghiên cứu toàn cầu để tạo ra cơ sở dữ liệu của gần 54.000 người. Những người tham gia nghiên cứu đến từ châu Âu, Mỹ, châu Phi và châu Á, và tất cả đều có sẵn thông tin về kết quả đo huyết áp ở cả hai cánh tay. Thông tin này đã được theo dõi trong hơn 10 năm, bao gồm thống kê số người chết, cơn đau tim và đột quỵ đã xảy ra và ghi nhận trong quá trình nghiên cứu.

Nghiên cứu kết luận rằng, cứ mỗi mmHg chênh lệch là tăng thêm nguy cơ bị đau thắt ngực, cơn đau tim hoặc đột quỵ (dự đoán trong 10 năm tới). Sự chênh lệch huyết áp giữa hai cánh tay càng cao thì nguy cơ tim mạch càng lớn, vì vậy việc đo cả hai cánh tay thực sự rất quan trọng. Thông tin mới này có thể dẫn đến sự thay đổi các hướng dẫn quốc tế liên quan về bệnh tăng huyết áp, có nghĩa là có thể xác định được nhiều bệnh nhân có nguy cơ hơn.

Lời khuyên của bác sĩ

Kết luận, bạn nên đo huyết áp cả hai tay khi kiểm tra huyết áp của bản thân. Nếu có nhân viên y tế đo, trường hợp huyết áp hai tay chênh lệch trên 10 mmHg, bạn sẽ được tư vấn và tầm soát làm rõ thêm. Trường hợp bạn tự đo ở nhà, nếu thấy huyết áp hai tay chênh lệch trên 10 mmHg, bạn nên trao đổi sớm với bác sĩ để được tư vấn và phát hiện sớm các bất thường tiềm ẩn cũng như các nguy cơ về sức khỏe.


TS.BS. Lê Thanh Hải

Tại sao huyết áp tay phải cao hơn tay trái

Đo huyết áp ở một bệnh viện - Ảnh: HỮU KHOA

Do lần này huyết áp cao nên ngày hôm sau tôi nhờ nhân viên y tế đo lại hai lần nữa (một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi chiều) và kết quả là huyết áp vẫn 150/80mmHg.

Với số đo huyết áp nói trên, bác sĩ tư vấn tôi nên ăn nhạt và theo dõi huyết áp trong vòng một tháng, chứ chưa phải uống thuốc. Tuy nhiên, do không yên tâm nên sau đó hai ngày tôi đi khám tại một bệnh viện công ở TP.HCM.

Lần này, nhân viên y tế đo huyết áp tôi (ở tay trái) hai lần và lần nào cũng là 110/70mmHg nên bác sĩ bảo huyết áp bình thường. 

Khi ấy bác sĩ hỏi tôi lần khám sức khỏe định kỳ nói trên tôi được đo huyết áp tay nào. Tôi bảo không nhớ và bác sĩ đo lại huyết áp theo đề nghị của tôi ở tay phải. Kết quả huyết áp của tôi khi đo ở tay phải là 150/80mmHg. 

Tôi vô cùng ngạc nhiên nên hỏi bác sĩ: "Đo huyết áp hai tay khác nhau ra kết quả khác nhau là bình thường không bác sĩ?" và bác sĩ bảo: "Bình thường".

Sau đó, bác sĩ kết luận tôi bị cao huyết áp nhưng chỉ cần uống thuốc liều nhẹ. Tôi đã uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ nhưng vẫn thắc mắc vì sao huyết áp đo ở hai tay khác nhau thì ra kết quả khác nhau?

Và vì sao lại căn cứ vào số đo cao hơn để kết luận tôi bị cao huyết áp mà không căn cứ vào số đo thấp hơn để nói huyết áp tôi bình thường?

H.G. (TP.HCM)

- Huyết áp khi đo ở hai tay có thể bằng nhau hoặc có sự chênh lệch nhẹ, điều này cũng thường gặp ở người không bệnh lý.

Khi đo huyết áp lần đầu, cần đo ở cả hai tay và theo quy định mức huyết áp tay nào cao hơn sẽ được dùng để theo dõi về lâu dài. Sự chênh lệch huyết áp giữa hai tay thường không quá 10mmHg. Nếu đo ở cùng thời điểm, sự chênh lệch cao hơn 10mmHg có thể có biểu hiện của bệnh lý gây hẹp mạch máu ở tay huyết áp thấp, cần được thăm khám chuyên khoa để tìm hiểu nguyên nhân.

Như vậy, trường hợp của người bệnh huyết áp tay phải 150/80mmHg (hoặc 15/8cmHg, tay trái 110/70mmHg (11/7cmHg), độ chênh lệch 150-110=40mmHg là cao, cần được thăm khám thêm để tìm nguyên nhân.

Trị số huyết áp 110/70mmHg là trong giới hạn bình thường nhưng không được dùng để nói người bệnh này có huyết áp bình thường, vì theo nguyên tắc giữa hai trị số huyết áp một nơi cao một nơi thấp thì nơi thấp là do hậu quả của một tình trạng bệnh lý gây hẹp nào đó.

Để tránh lo lắng, trước khi đi khám, bệnh nhân cũng có thể kiểm tra huyết áp tại nhà vài lần xem có thực sự đúng như vậy không.

Một số mẹo sau đây có thể giúp việc theo dõi huyết áp tại nhà chính xác hơn:

- Tránh dùng cà phê trà, rượu hoặc hút thuốc trong vòng 30 trước khi đo huyết áp.

- Ngồi ghế tựa lưng, chân thòng xuống đất thư giãn ít phút trước khi bắt đầu đo.

- Khi đo, đặt tay và cùi chỏ duỗi thẳng ở vị trí ngang bằng với tim.

- Khi quấn băng đo huyết áp phải đảm bảo bao phủ hết xung quanh cánh tay (bắp tay). Đợi một vài phút đo lại lần hai, nếu trị số hai lần đo gần giống nhau, lấy giá trị trung bình. Nếu hai lần đo quá khác biệt, đo thêm lần ba và lấy giá trị trung bình.

- Lặp lại tương tự ở tay còn lại. Thông thường, huyết áp tay phải hơi cao hơn tay trái.

BS HUỲNH KHIÊM HUY