Tại sao lại có chiến tranh ở syria

Khi người dân Syria xuống đường vào ngày 15.3.2011, họ không thể tưởng tượng được phong trào biểu tình chống chính phủ sẽ trở thành cuộc xung đột phức tạp kéo dài giữa phe nổi dậy được nước ngoài hậu thuẫn và lực lượng trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad.

Đến nay, ít nhất 384.000 người đã thiệt mạng ở Syria, trong đó có hơn 116.000 dân thường, AFP dẫn số liệu của các tổ chức quốc tế cho biết.

Xung đột khiến hơn 11 triệu người phải rời bỏ nhà cửa tìm nơi lánh nạn trong lẫn ngoài nước, nhiều nhất là khu vực biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.

Tại sao lại có chiến tranh ở syria

Tàu vận tải quân sự Nga qua eo biển Bosphorus ra Địa Trung Hải đến Syria, tháng 2.2020

Reuters

Không chỉ có phe nổi dậy được các nước vùng Vịnh lẫn phương Tây hậu thuẫn, xung đột Syria còn dẫn đến sự trỗi dậy của những nhóm cực đoan. Đáng chú ý nhất là tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) từng chiếm được nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn ở Syria và Iraq vào năm 2014.

"Một thập niên chiến tranh không mang lại điều gì tốt đẹp ngoài sự hủy hoại và nỗi khốn khổ của người dân. Hiện không có giải pháp quân sự. Bây giờ là lúc để tìm kiếm giải pháp ngoại giao", Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ), ông Antonio Guterres viết trên Twitter.

Dù vậy, trong những năm gần đây, tất cả nỗ lực tìm kiếm giải pháp ngoại giao nhằm kết thúc xung đột đều thất bại, với các thỏa thuận ngừng bắn sụp đổ ngay sau khi ký kết.

Tại sao lại có chiến tranh ở syria

Lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ tại thị trấn Dana, tỉnh Idlib, Syria đầu tháng 2.2020

AFP

Hiện một số quốc gia có lực lượng quân sự hiện diện tại Syria, với Nga và Iran ủng hộ chính phủ Tổng thống Assad. Dù Tổng thống Donald Trump tuyên bố chiến thắng IS và rút quân hồi năm ngoái, nhưng quân đội Mỹ vẫn duy trì binh sĩ đóng quân tại khu vực do lực lượng người Kurd kiểm soát ở phía đông bắc Syria.

Sau cuộc chiến chống IS, mục tiêu chính của Mỹ đã chuyển sang kiềm chế việc Iran tăng cường sức ảnh hưởng ở Syria và trong khu vực. Còn Israel, đồng minh của Mỹ, thường xuyên tiến hành các cuộc không kích nhằm vào các căn cứ quân sự của chính phủ ông Assad, lực lượng Hezbollah (Li Băng) và Iran ở Syria.

Bên cạnh đó, nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ, hậu thuẫn phe nổi dậy chống chính quyền ông Assad, đã triển khai lực lượng quân sự đến biên giới với Syria, lập các chốt quân sự ở tỉnh Idlib, thành trì cuối cùng của phe nổi dậy.

Mục tiêu chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria là nhằm ngăn chặn làn sóng người tị nạn tràn sang, đồng thời chống lại lực lượng người Kurd. Ankara cáo buộc người Kurd hậu thuẫn những nhóm nổi dậy bên trong Thổ Nhĩ Kỳ.

Thành trì cuối cùng của phe nổi dậy

Nhờ sự hỗ trợ quân sự của Nga, Iran và lực lượng Hezbollah, chính phủ Tổng thống Assad đã tái kiểm soát hơn 70% đất nước bị chiến tranh tàn phá, theo Reuters.

Tỉnh Idlib ở tây bắc Syria hiện là thành trì cuối cùng của phe nổi dậy. Đây cũng là mục tiêu tấn công dồn dập của lực lượng chính phủ Syria kể từ tháng 12.2019.

Ít nhất 60 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng sau những đợt không kích dữ dội nhắm vào phe nổi dậy ở Idlib hồi cuối tháng 2.

Đáp lại, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ra lệnh cho quân đội tiến hành những đợt tấn công trả đũa liên tục từ ngày 1 - 3.3 nhắm vào lực lượng chính phủ Syria, giết chết 100 binh sĩ và bắn hạ 2 chiến đấu cơ Su-24 của Syria.

Ông Erdogan gọi đó "chỉ là khởi đầu" và đe dọa tấn công tất cả mục tiêu ở Syria, nếu các chốt quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục bị tấn công.

Tại sao lại có chiến tranh ở syria

Người dân vội vã băng qua những tòa nhà đổ nát sau một trận không kích ở thủ đô Damascus, Syria

Reuters

Chiến tranh ủy nhiệm có nguy trở thành cuộc đối đầu trực diện nếu Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục tấn công vì Nga cũng có lực lượng quân cảnh hiện diện ở Idlib.

Chính vì thế, ông Erdogan đã có chuyến thăm và gặp gỡ Tổng thống Nga Vladimir Putin tại thủ đô Moscow ngày 5.3. Sau đó, đến ngày 13.3, Nga - Thổ Nhĩ Kỳ kết thúc các vòng đàm phán và đã đạt thỏa thuận ngừng bắn bắt đầu có hiệu lực ở Idlib từ ngày 15.3.

Cũng theo thỏa thuận, phía Thổ Nhĩ Kỳ - Nga sẽ tiến hành các cuộc tuần tra chung từ thị trấn Tronba ở tỉnh Idlib, theo Interfax.

Tuy nhiên, “cuộc tuần tra chung ngày 15.3 đã bị cắt ngắn do những phần tử cực đoan dùng thường dân, phụ nữ và trẻ em làm lá chắn sóng dọc theo xa lộ M4 để gây hấn”, theo thông báo Bộ Quốc phòng Nga.

Sau đó, Bộ Ngoại giao Nga cáo buộc phe nổi dậy ở Idlib không tuân thủ lệnh ngừng bắn, theo Interfax.

Chiến tranh đã tàn phá nền kinh tế và cơ sở hạ tầng của Syria, gây thiệt khoảng 400 tỉ USD, theo báo cáo của LHQ. "Các dịch vụ cơ bản, bệnh viện và trường học cần được xây dựng lại trên toàn quốc”, theo báo cáo của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế. Ủy ban Nhân quyền LHQ cũng từng mô tả xung đột Syria là "thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất kể từ chiến tranh thế giới lần 2". Còn đặc phái viên LHQ về Syria, Geir Pedersen cho biết: "Bản chất khủng khiếp và lâu dài của cuộc xung đột là bằng chứng cho thấy sự thất bại về mặt ngoại giao".

Tin liên quan

Cách đây 10 năm, ngày 15/3/2011 được xem là dấu mốc khởi đầu cho cuộc xung đột tại Syria khi các cuộc biểu tình phản đối chính phủ đồng loạt diễn ra trên toàn quốc. 10 năm sau, chính phủ của Tổng thống Syria Assad đã trụ vững qua làn sóng “Mùa xuân Arab”, nhưng không thể xóa đi những vết hằn của một cuộc nội chiến đẫm máu hiển hiện trên khắp đất nước. Gần 400.000 người đã thiệt mạng, hàng triệu người di tản đến giờ vẫn chưa thể trở về quê hương...

Tình hình ở Syria vẫn là “ác mộng giữa đời thường” sau 10 năm nội chiến”. Đó là nhận định của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Guterres khi kêu gọi các bên tiếp tục đẩy nhanh tiến trình hòa bình, mang lại cuộc sống hòa bình thực sự cho người dân...

Tại sao lại có chiến tranh ở syria
Tại sao lại có chiến tranh ở syria

Chiến trường Syria. Ảnh: Wbur.

Bức tranh Syria hiện nay sau 10 năm nội chiến

Vào thời điểm này 10 năm trước, từ những cuộc biểu tình nhỏ trong làn sóng “Mùa xuân Arab” đã dần dẫn tới bạo lực và xung đột lan rộng trên toàn đất nước Syria. Sau 1 thập kỷ, cuộc nội chiến Syria đã cướp đi sinh mạng của 388.000 người, trong đó có khoảng 118.000 dân thường và 22.000 trẻ em. Hơn 1/2 dân số Syria đã phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn, khoảng 200.000 người mất tích.

Tới nay, chính phủ Syria đã giành lại gần hết quyền kiểm soát lãnh thổ nhưng hạ tầng cơ sở đã bị tàn phá nặng nề và sự chia rẽ dân tộc thì vẫn còn đó. Ngoài ra, sự lan rộng của đại dịch Covid-19 khiến cuộc sống của người dân càng thêm khó khăn. Liên Hợp Quốc cảnh báo, nếu không có sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế thì 60% người dân Syria có nguy cơ đối mặt với nạn đói trong năm nay, đặc biệt là người dân tại các khu vực biên giới và các khu vực xung đột.

Chiến tranh kéo dài đã dẫn đến những rạn nứt sâu sắc trong cấu trúc xã hội Syria, ngay cả giữa những người thân, bạn bè hoặc trong cùng một gia đình, giữa những người trung thành hoặc những người chống đối chính phủ, và thời gian chiến tranh càng kéo dài, sự chia rẽ trong xã hội càng sâu sắc.

Một điểm cần nhấn mạnh đó là trẻ em chính là nạn nhân chịu ảnh hưởng lớn nhất trong cuộc xung đột kéo dài ở Syria. Theo báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, trong vòng 10 năm qua, hơn 1 triệu trẻ em được sinh ra trong các trại tị nạn ngoài Syria; 3,5 triệu trẻ em thất học; 90% trẻ em Syria đang rất cần được hỗ trợ cả về vật chất và tâm lý. Chúng không biết đến bất cứ điều gì ngoài chết chóc, li tán và tàn phá.

Những điểm mấu chốt khiến tiến trình hòa bình và xây dựng hiến pháp mới ở Syria khó thực hiện

Sau 10 năm xung đột, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres nhấn mạnh, tình hình ở Syria là một cơn ác mộng kinh hoàng, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ nhân đạo cho nước này. Tuy nhiên, phải nói rằng hy vọng về một giải pháp nhằm chấm dứt cuộc xung đột tại Syria vẫn còn rất mù mịt.

Những trở ngại chính đối với tiến trình hòa bình Syria phải kể đến đầu tiên đó là xung đột lợi ích giữa các quốc gia trong và ngoài khu vực có ảnh hưởng lớn về cả quân sự và chính trị ở Syria, và có quyền quyết định thay cho người Syria. Rất nhiều cuộc hòa đàm đã được tổ chức, từ các hội nghị Geneva, các vòng đàm phán Astana, tiếp xúc song phương giữa Mỹ và Nga… nhưng chưa bao giờ đem lại kết quả thực sự.

Có thể nói, cuộc nội chiến Syria đánh dấu thay đổi rõ ràng trong cán cân quyền lực tại Trung Đông từ Mỹ sang Nga. Năm 2015, Nga cử lực lượng không quân tới Syria tham gia chiến dịch chống IS theo đề nghị của Tổng thống Bashar al-Assad. Chiến dịch do Nga thực hiện đã gặt hái được một số thành quả, không những giúp đẩy lùi IS mà còn tạo lợi thế cho chính quyền al-Assad trên thực địa và củng cố vị thế vững chắc của Nga tại Syria.

Trong khi đó, Mỹ lại tuyên bố rút một phần binh sĩ khỏi Đông Bắc Syria - nơi lực lượng đồng minh người Kurd hoạt động. Các nước châu Âu dường như cũng đang theo Mỹ, bỏ qua những gì đang diễn ra ở Syria, không muốn liên quan. Mỹ và châu Âu đang cố gắng thông qua các biện pháp trừng phạt đối với chính quyền al-Assad và các thực thể liên quan hòng gây sức ép tiến hành những cải cách chính trị để đổi lại việc bình thường hóa quan hệ quốc tế.

Bên cạnh đó, trong vòng xoáy xung đột lợi ích này còn phải kể đến vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ, nước đã đã tìm kiếm chỗ đứng ngay từ đầu ở Syria, để đạt được tham vọng bành trướng ảnh hưởng vào thế giới Arab và ngăn chặn sự lớn mạnh của người Kurd ở Syria.

Thứ hai, là sự chia rẽ trong nội bộ những người Syria. Tổng thống al-Assad có vẻ chưa sẵn sàng đàm phán với các nhóm chính trị đối lập luôn giữ quan điểm buộc ông phải từ bỏ quyền lực. Chính phủ đã giành lại quyền kiểm soát các thành phố lớn nhất của Syria, nhưng một phần lớn đất nước vẫn nằm dưới sự kiểm soát của phe đối lập vũ trang, các phần tử thánh chiến hoặc lực lượng Dân chủ Syria do người Kurd kiểm soát.

Chính phủ Syria nhận được sự ủng hộ của Nga và Iran, trong khi phe đối lập được Thổ Nhĩ Kỳ, các cường quốc phương Tây và một số quốc gia vùng Vịnh ủng hộ ở các mức độ khác nhau. Vào tháng 3/2020, tình hình tại Syria cơ bản ổn định, sau khi một thỏa thuận ngừng bắn đã được ký kết, với sự trung gian của Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, nhằm ngăn chặn động thái giành lại quyền kiểm soát Idlib của chính phủ, tuy vậy thỏa thuận này có thể sụp đổ bất cứ lúc nào.

Thứ ba, khó khăn trong hoạt động tái thiết và cung cấp viện trợ nhân đạo. Chiến tranh kéo dài 10 năm đã biến Syria thành một đống đổ nát và thiệt hại ước tính lên tới 1.200 tỷ USD. Hàng ngàn cơ sở công nghiệp trong tất cả các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế như khai thác dầu, khí; năng lượng điện; khai khoáng... đã bị phá hủy.

Theo tính toán của giới chuyên gia, chi phí cần thiết cho công cuộc tái thiết cơ sở hạ tầng của Syria dao động từ 300 đến 1.200 tỷ USD, và chỉ tính riêng việc khắc phục hậu quả chiến tranh sẽ mất từ 10 đến 15 năm; còn việc tái thiết lại các cơ sở hạ tầng, khôi phục lại nền kinh tế và đạt mức phát triển như hồi trước năm 2011 là "nhiệm vụ thế kỷ" đối với không chỉ chính quyền Syria mà còn với cả cộng đồng quốc tế.

Một vấn đề cấp bách khác hiện nay đó là giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria. Liên Hợp Quốc đã kêu gọi mở rộng khả năng tiếp cận hỗ trợ nhân đạo, tăng cường cung cấp viện trợ qua các tuyến biên giới cho những người nghèo. Tuy nhiên, mục tiêu này chưa thể thực hiện do bất đồng giữa các nước trong Hội đồng Bảo an. Năm ngoái, Hội đồng đã phải giảm số điểm tiếp tế xuyên biên giới từ Thổ Nhĩ Kỳ vào Syria từ 4 điểm xuống còn một điểm, do sự phản đối của Nga và Trung Quốc.

Bài học lớn nhất từ cuộc nội chiến Syria

Từ tình hình bất ổn ở một loạt các nước Trung Đông – Bắc Phi có thể nhận thấy sự thất bại của làn sóng “Mùa xuân Arab”. Đây là một trong những sự kiện quan trọng nhất đầu thế kỷ 21, đã làm thay đổi đáng kể toàn bộ khu vực Trung Đông-Bắc Phi, nhưng chúng không thực hiện được những khát vọng và mục tiêu ban đầu của những người biểu tình.

Cuộc xung đột dần chuyển từ đòi hỏi cải cách, xóa bỏ tham nhũng và thất nghiệp, sang cuộc đấu tranh giữa các giáo phái với việc Hồi giáo hóa các phe đối lập. Sức mạnh của phe đối lập ôn hòa suy giảm với sự xuất hiện của các nhóm Hồi giáo cực đoan. Các phong trào nổi dậy không chỉ làm thay đổi chế độ mà còn kéo theo cả những hậu quả hết sức nặng nề mà các quốc gia bị ảnh hưởng không dễ gì khắc phục. Những gì đã và đang diễn ra tại Syria, Tunisia, Libya, Yemen, Sudan... chính là hệ quả của phong trào “Mùa xuân Arab”.

Tại Syria, các cuộc biểu tình leo thang thành một cuộc nội chiến toàn diện. Nhờ sự giúp đỡ của Nga, Tổng thống Bashar Al-Assad cầm quyền từ năm 2000 trở thành nhà lãnh đạo duy nhất có thể cầm cự được trước sự tấn công của các lực lượng đối lập.

Theo một khảo sát quốc tế được tiến hành tại 9 quốc gia Arab bị tác động nhiều nhất của làn sóng “Mùa xuân Arab”, phần lớn người dân tin rằng, tình hình hiện nay tồi tệ và nghèo khổ hơn nhiều so với 10 năm trước đây. Tại Syria, 75% số người được hỏi cho rằng, “Mùa xuân Arab” đã tàn phá đất nước và cuộc sống yên bình của họ.

Rõ ràng là trước những hậu quả của cuộc chiến kéo dài 10 năm tại Syria cũng như tác động tiêu cực của làn sóng “Mùa xuân Arab” tại khu vực, chính quyền các nước cần thực hiện những cải cách kịp thời để hạn chế tình trạng độc đoán tham nhũng, giảm bớt sự phân cực giàu nghèo và quan tâm cải thiện điều kiện sống của người dân, đồng thời cần tự nắm lấy vận mệnh, không nên trông chờ quá nhiều vào sự giúp đỡ từ bên ngoài./.