Tàn trữ 35g ma túy bị tù bao nhiêu năm năm 2024

Căn cứ theo điểm g khoản 1 Điều 249 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 66 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:

Tội tàng trữ trái phép chất ma túy
1. Người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
...
g) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới 20 gam;
...
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Theo đó, người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp cụ thể trên thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, người bị bắt vì tàng trữ trái phép ma túy đá 1,16g thuộc trường hợp tàng trữ các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới 20 gam nên có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Đồng thời, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Người bị bắt vì tàng trữ trái phép ma túy đá 1,16g thì mức xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)

Tòa án cần căn cứ vào đâu khi quyết định hình phạt với người tàng trữ trái phép ma túy đá 1,16g?

Căn cứ theo Điều 50 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

Căn cứ quyết định hình phạt
1. Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
2. Khi quyết định áp dụng hình phạt tiền, ngoài căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội.

Như vậy, khi quyết định hình phạt với người tàng trữ trái phép ma túy đá 1,16g thì Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Người bị bắt vì tàng trữ trái phép ma túy đá 1,16g bị tạm giam có xin tại ngoại được không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:

Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
...

Căn cứ theo Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về tạm giam như sau:

Tạm giam
1. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.
2. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:
a) Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;
b) Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;
...
3. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.
...

Đồng thời, theo Điều 121 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về tạm giam như sau:

Bảo lĩnh
1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.
2. Cơ quan, tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người của cơ quan, tổ chức mình. Cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh phải có giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
...

Theo các quy định nêu trên đối với trường hợp tàng trữ trái phép ma túy đá với khối lượng 1,16 gam thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma túy, có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Hiện nay, pháp luật không có thuật ngữ pháp lý về "tại ngoại". Đây là ngôn ngữ nói, để chỉ những trường hợp bị can, bị cáo không bị tạm giam trong quá trình chờ điều tra, xét xử.

Như vậy, đối với người phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy với khối lượng 1,16 gam trên cần có quyết định hình phạt cuối cùng để xem thuộc tội phạm ít nghiêm trọng hay nghiêm trọng để xem xét đến việc có được bảo lĩnh hay không.

Chủ đề