Tật xấu của Võ Trạng Nguyên là gì

Phan Bội Châu chỉ ra năm “điều ngu”

Trong cuộc đời hoạt động của mình, sống trong môi trường Nho giáo nhưng ông không ngần ngại chỉ ra nhiều tật xấu của dân ta. Nhất là tệ mê tín dị đoan, xa hoa, lãng phí, người giàu kẻ nghèo đều bị những hủ tục trói buộc.Ông cho rằng: “Mê tín sinh ra những việc nực cười. Ngày giờ nào cũng là trời bày định mà bảo rằng có ngày dữ ngày lành; núi sông nào cũng là đất tự nhiên mà bảo rằng có đất tốt đất xấu; vì nấu ăn mới có bếp mà bảo rằng có ông thần táo; vì che mưa gió mới có nhà mà bảo rằng có ông thần nhà; cho đến thần cửa thần đường, thần cầu tài, thần cầu tử, trăm việc gì cũng trông mong vào thần; kết quả thần chẳng thấy đâu, chỉ thấy những cửa nát nhà tan, của mòn người hết, tin thần bao nhiêu thì tai họa bấy nhiêu…”. (Cao đẳng quốc dân, 1928).Ông phê phán việc tang ma tốn kém: “Có người nhân việc cha mẹ chết, muốn lấy tiếng là có hiếu mà giết bò giết dê thổi kèn đánh trống ầm ĩ suốt ngày lấy việc buồn làm việc vui. Bạn bè thân thích, họ hàng làng xóm đáng lẽ không nỡ nhìn cảnh xa xỉ phí phao ấy, như thế mới đúng. Nay lại đòi hỏi rượu tiền, sắm sanh lễ vật, thử hỏi đạo làm người có nên như thế không? Cốt cho no say, vô ích đối với người sống, vô ích đối với người chết, những việc hao tiền tốn của kể không biết bao nhiêu ức vạn triệu”. (Việt Nam quốc sử khảo, 1908).

Tật xấu của Võ Trạng Nguyên là gì

  Ba nhà khoa bảng Hán học phê phán tật xấu của người Việt.

Trong lúc hô hào, tổ chức nhân quần chống Pháp, tức là đang rất cần sự ủng hộ của đông đảo đồng bào nhưng ông vẫn không e dè, né tránh chỉ ra, phê phán những thói hư tật xấu, những nhận thức nông cạn, tầm nhìn hạn chế của dân mình cản trở công cuộc duy tân cứu nước. Trong sách Việt Nam quốc sử khảo, chương Sự thịnh suy của dân quyền và dân trí của nước ta, ông viết: “(...) Vì vậy, giờ đây tôi xin kể những điều tai nghe mắt thấy để quốc dân cùng biết:"Hay nghi kỵ lẫn nhau, không làm nên việc gì cả, đó là điều rất ngu thứ nhất."Tôn sùng những điều xa hoa vô ích, bỏ bễ những sự nghiệp đáng làm, đó là điều rất ngu thứ hai."Chỉ biết lợi mình mà không biết hợp quần, đó là điều rất ngu thứ ba."Thương tiếc của riêng, không tưởng đến việc ích chung, đó là điều rất ngu thứ tư."Biết có thân mình nhà mình mà không biết có nước, đó là điều rất ngu thứ năm."Dân được cường thịnh là nhờ có sự nghiệp công ích. Nay những việc đó, người nước ta đều không thể làm được. Hỏi vì sao không làm được, thì nói là vì không có tiền của. Sở dĩ không có tiền của là vì đã tiêu phí vào những việc vô ích xa hoa rồi”.Sự phê phán này thiết nghĩ cũng là nhằm mở mang tầm nhìn cho quốc dân.Huỳnh Thúc Kháng chỉ ra bốn tật xấuLà nhà duy tân tiên phong, ông cũng có cái nhìn sâu sắc và phê phán tình trạng văn hóa lạc hậu và dân khí yếu kém của nước nhà, đặc biệt là giới quan lại. Trên báo Tiếng dân, năm 1929, Huỳnh Thúc Kháng đã thẳng thắn chỉ ra bốn tật xấu của người Việt Nam:“Một là, học để làm quan: Người sinh ra ở đời có học mà không khôn mới làm hết được bổn phận làm người. Làm quan chẳng qua là một việc trong sự làm người đó mà thôi. Thế mà người mình có cái tính di truyền “đi học cốt để làm quan", cha truyền con nối, trước bày nay làm, dầu cho ngày nay phép học phép thi đổi ra cách mới, mà người đi học vẫn ôm cái hy vọng làm quan chủ chốt."Hai là, làm quan ăn lót: Làm quan... cốt là mượn cái địa vị thế lực mà làm cái lợi riêng, thói ăn của dân cho là cái quyền lợi tự nhiên mình được hưởng, tập dữ tính thành không ai cho là điều quái lạ hổ thẹn."Ba là, a dua người quyền quý. Ngu dốt mà cũng tán rằng thông minh, bạo ngược mà cũng tán rằng nhân đức... Bất cứ việc gì người ta thế nào, đã là quyền quý thì cứ nhắm mắt tán dương."Bốn là, trọng xác thịt (tức trọng vật chất - NV): Ngoài sự ăn sung mặc sướng ở yên ra, gần như không có tư tưởng gì. Đối với kẻ khác cũng lấy cái mục đích đó mà xem xét. Nghĩa là không hỏi nhân cách thế nào, mà chỉ thấy ăn mặc xa hoa, lầu cao nhà lớn thì sinh lòng hâm mộ, dầu có hại nòi nát giống, mà đạt được mục đích thì cũng không từ”.Phan Chu Trinh phê phán giới có học bạc nhược, kiêu căngÔng cho rằng sự hủ lậu của nền văn hóa trách nhiệm đầu tiên là của giới có học, là do sự bạc nhược nhưng kiêu căng của họ. Trong Đạo đức và luân lý Đông Tây, năm 1925, Phan Chu Trinh viết: “Tôi xem thấy lắm người danh dự không bằng ai, học thức không hơn ai, nhắm lại mình chưa khỏi hai chữ “đầy tớ người” mà khi ra đời với đồng bào đồng chủng đã có ý kiêu căng, bảo là thầy đây! Ta là ông đây!”.Ông cảnh tỉnh: “Thầy đây, ông đây đã làm được điều ích lợi cho bọn chân lấm tay bùn kia chưa? Tôi cũng đã từng thấy nhiều người viết báo than thở rằng đạo đức nước nhà trụy lạc nhưng nói như nước chảy lá môn chẳng có hiệu quả gì. Vì sao vậy? Là vì các ông nói mà các ông ít chịu thực hành thì người ta không giám theo các ông cũng là phải. Huống chi luân lý các ông giảng đó tự tệ tục của chế độ chuyên chế tạo ra, không chính đáng, không hợp thời thì người ta không thèm nghe cũng không có gì là lạ”.Ông tìm thấy nguyên nhân sâu xa: “Có lẽ da thịt huyết túy của người nước mình mấy ngàn năm nay đã bị cái hấp lực của huyết dẫn người Tàu chi phối hết cả, nên ngày nay đành làm nộm rối cho người Tàu mà không tự biết chăng? […] thầy hay bạn giỏi ở một bên mà không biết gắng sức bắt chước bước theo. Thậm nữa trằn trọc tráo trở, một hai toan tìm một nước thứ ba nào yêu thương mình mà vui lòng làm tôi tớ”. (Hiện trạng vấn đề, 1907).Yêu nước, tự hào dân tộc nhưng ông vẫn thẳng thắn nhìn thấy hiện tình dân khí bạc nhược, chỉ biết mưu danh lợi bản thân. Năm 1906, ông đã thấy: “Suốt cả thành thị cho đến hương thôn, đứa gian giảo thì như ma như quỷ, lừa gạt bóc lột, cái gì mà chẳng dám làm; đứa hèn yếu thì như lợn như bò, giẫm cổ đè đầu cũng không dám ho he một tiếng”.Chưa hết, ông còn thấy “Dân không biết đoàn thể, không trọng công ích, là bởi ba bốn trăm năm trở về đây, bọn học trò trong nước mắc ham quyền tước, hám bả vinh hoa của các triều vua, mà sinh ra giả dối nịnh hót, chỉ biết có vua chẳng biết có dân”. Theo ông, còn do dân mình không chịu học hỏi gương sáng của thiên hạ. “Người nước ta thường tự xưng là đống loại, đồng đạo, đồng văn với Nhật Bản, thấy họ tiến thì nức nở khen chứ không khi nào chịu xét vì sao họ được tiến tới như thế?”. (Đạo đức và luân lý Đông Tây,1925).Ông chua xót nhận ra “dân tộc Việt Nam không phải không thông minh, thế thì vì lẽ nào ở dưới quyền bảo hộ hơn 60 năm nay mà vẫn còn mê mê muội muội bịt mắt, vít tai không chịu xem xét, không chịu học hỏi lấy cái hay cái khéo của người”. Và “Dân càng nô lệ, ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng phú quý”. Vì dân trí thấp nên lắm hủ tục, mất đoàn kết, khó chống được ai. “Nước Nam đã lâu nay học thuyết sai lầm, phong tục hư hỏng, không có liêm sỉ, không có kiến thức. […], quyết không thể sống nổi trong thế giới này, lại còn chống cự ai được nữa”. (Thư gửi Chính phủ Pháp, 1906).qPhê phán sâu sắc, thậm chí nặng nề, nhưng các ông không phải không tôn quý văn hóa dân tộc, không tôn quý đồng bào và đau xót trước hiện trạng này. Xuất thân từ môi trường Nho giáo, các ông hiểu đó là hậu quả của học thuyết, nền văn hóa - giáo dục này đã lỗi thời, lạc hậu. Sự phê phán, và cũng là tự phê phán này, nhằm hướng đồng bào tiến tới một nền văn hóa, giáo dục hiện đại, văn minh để “làm mới dân tộc”, đủ sức tự chủ, tự lực, tự cường cho công cuộc giành độc lập dân tộc. Thiết nghĩ đây cũng là bài học rất có ích cho hôm nay.

“Người xưa cảnh tỉnh” (1) là một quyển sách thuộc vào nhóm sách ‘học làm người’ thời nay. Nhưng học để tránh thói xấu (chứ không học cái hay). Hai soạn giả Vương Trí Nhàn và Trần Văn Chánh mượn những lời nhận xét của người xưa về những thói hư tật xấu để cảnh tỉnh người Việt ngày nay. Đó là một cuốn sách không hẳn dễ đọc, nhưng khi đã đọc thì khó buông được, bởi vì hình như người đọc có thể tìm thấy hình bóng mình hay những người chung quanh trong từng câu chữ trong sách.

Những sách cảnh tỉnh, vạch ra những thói hư tật xấu của một dân tộc không phải là mới, nhưng mới với Việt Nam. Người Mĩ đã có “The Ugly American”. Người Úc có “The Ugly Australian”. Người Nhật cũng có một cuốn sách tương tự (do một đại sứ Nhật viết). Gần chúng ta hơn, người Hoa cũng đã có một cuốn sách như thế. Thật vậy, đúng 20 năm trước, tác giả Bá Dương (Bo Yang) đã làm cho cả thế giới và cộng đồng người Hoa xôn xao khi ông cho xuất bản cuốn sách ‘Người Hoa Xấu Xí’ (Xú Lậu Đích Trung Hoa Nhân). Trong sách, Bá Dương (người Hoa sống ở Đài Loan) liệt kê và phê phán không khoan nhượng những nét văn hóa, những thói quen, những hủ tục ‘xấu xa’ của người Hoa. Ông không có một chữ nào để viết về những nét văn hóa ‘đẹp’ của Trung Hoa. Cuốn sách được bán rất chạy, và trở thành đề tài bàn luận của hầu hết các tầng lớp xã hội, từ giới bình dân đến trí thức. Cuốn sách được dịch sang tiếng Anh dưới tựa đề ‘The Ugly Chinaman and the Crisis of Chinese Culture’ (và đã tái bản 3 lần), được xem là ‘cẩm nang’ của người phương Tây để hiểu biết hơn người Hoa.

Nhưng người Việt thì chưa có một cuốn sách hoàn chỉnh như những cuốn ‘ugly’ đề cập trên đây; có lẽ cuốn ‘Người xưa cảnh tỉnh’ là gần nhứt. Tuy chưa có, nhưng các học giả Việt Nam trong quá khứ đã nhiều lần nói lên những tính xấu của người Việt. Họ viết ra những điều đó trong nhiều dịp và bối cảnh khác nhau, có khi rất cá nhân, nhưng nói chung là rất rải rác và rời rạc. Chúng ta chưa có một tổng luận có hệ thống về thói xấu của người Việt.

Sách là một loại ‘anthology’ hay tập hợp những đoạn văn của các học giả Việt viết về tính cách và thói quen của người Việt. Đó là những học giả sống vào thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20 như Nguyễn Trường Tộ, Phan Kế Bính, Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Trần Trọng Kim, Phan Khôi, Nguyễn Văn Huyên, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Tất Tố, Ngô ĐứcKế, Đào Duy Anh, Hoàng Đạo, Hoàng Cao Khải, Nguyễn Trọng Thuật, Phạm Quỳnh, Dương Bá Trạc, v.v. Họ viết ra những nhận xét đó trong các bài báo và khảo luận văn hóa. Thời gian họ viết ra trong những năm cuối thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20, khi nền báo chí học thuật Việt Nam bắt đầu khởi sắc. Những nhận xét đó được viết bằng thể văn có khi là học thuật, có khi là ngôn ngữ thô, nhưng nhiều khi là châm chọc.

Sách gồm 2 phần: phần đầu là sưu tập những câu nói của các học giả, và phần hai là tổng luận. Phần I được sưu tập bởi tác giả Vương Trí Nhàn (Hà Nội). Phần II được viết bởi tác giả Trần Văn Chánh (Sài Gòn). Phần đầu, Vương Trí Nhàn có công sưu tập đến 260 câu nói của các học giả. Ông sắp xếp các phát biểu đó dưới 13 tiểu mục: ăn ở, cư trú và mối liên hệ với thiên nhiên; tệ nạn xã hội; dân trí và ý thức xã hội; giáo dục; giao lưu tiếp xúc; tìm tòi học hỏi và tiếp nhận người nước ngoài; làm ăn buôn bán; nói năng, suy nghĩ, lễ nghi, phong tục; quan hệ giữa người với người; tổ chức quản lí làng xã; tổng quát về người Việt; trí thức quan lại; và văn hóa nghệ thuật và học thuật. Phần tóm tắt có thể xem dưới đây (2). Như có thể thấy, đó là một danh sách dài những thói hư tật xấu của người Việt.

Có thể xem cấu trúc quyển sách như là một tiểu luận mang tính học thuật định tính. Phần đầu là những dữ liệu (hay nói ‘chứng cứ’ cũng được), và phần hai là diễn giải những dữ liệu đó và đặt chúng vào bối cảnh hiện tại. Do đó, đọc phần đầu thì có thể hơi nhàm vì dữ liệu (260 câu trích dẫn), nhưng đọc phần hai thì thấy thú vị hơn vì người đọc sẽ hiểu những dữ liệu đó có ý nghĩa gì, và biết được những cách nhìn của tác giả. Bài tổng luận (tác giả gọi là ‘tổng thuật’) bắt đầu bằng một trường hợp liên quan đến một tiếp viên của Vietnam Airlines bị tạm giam ở Nhật vì nghi ngờ xách lậu hàng ăn trộm về Việt Nam, và tác giả Trần Văn Chánh bàn về những thói quen không mấy hay ho của người Việt. Tác giả trích lại nhận xét của học giả Trần Trọng Kim trong Việt Nam Sử Lược về người Việt: ‘Tâm địa thì nông nổi, hay làm liều, không kiên nhẫn, hay khoe khoang và ưa trương hoàng bề ngoài, hiếu danh vọng, thích chơi bời, mê cờ bạc. Hay tin ma quỷ, sùng sự lễ bái, nhưng mà vẫn không nhiệt tin tông giáo nào cả. Kiêu ngạo và hay nói khoác.’ Tác giả cho rằng nhận xét đó khá đúng với tâm tánh của người Việt (dĩ nhiên là nói chung), dù nhiều người không muốn nhìn nhận điều đó. Tác giả Vương Trí Nhàn đi đến nhận xét rằng ‘Thói xấu lớn nhất của người Việt là rất sợ nói về thói xấu của mình.’

Cũng như sách của Bá Dương, quyển ‘Người xưa cảnh tỉnh’ không có một lời nói nào tốt về người Việt, đơn giản vì đó không phải là mục tiêu của sách. Mục tiêu là mượn lời nói của người xưa để cảnh tỉnh người Việt thời nay. Người Việt thời nay, bên cạnh những nét văn hóa hay, còn có rất rất nhiều thói quen và quán tính chỉ có thể mô tả bằng một cụm từ: khó hòa nhập với thế giới văn minh.

Đó là những thói quen và quán tính mà tác giả Vương Trí Nhàn và Trần Văn Chánh đề cập đến trong sách. Sách còn có những trích dẫn mà nếu đối chiếu lại ngày nay cũng khá thời sự tính, như nền giáo dục giết chết nhân cách (Đào Duy Anh) và nền giáo dục bị thương mại hóa (Thái Phỉ). Những thói như loanh quanh chỉ những ăn uống (nhận xét của Phan Kế Bính), mê muội hưởng lạc (Nguyễn Trường Tộ), mê tín gây lãng phí, ăn uống chơi bời bên cạnh nỗi đau của người khác (Phan Kế Bính), thạo sử người hơn sử mình (Hoàng Cao Khải), học đòi làm dáng sống sượng (Nguyễn Văn Vĩnh), chỉ biết học cái bề ngoài (Phạm Quỳnh), hiếu danh đến mất tự trọng (Phạm Quỳnh), chỉ trích và châm chọc (Lương Đức Thiệp), hay nghi ngờ và hại nhau trong công việc (Phan Bội Châu), khinh miệt cá nhân (Hoài Thanh), mưu danh bằng cách hạ nhục kẻ khác (Hoa Bằng), v.v. tất cả đều dễ dàng nhận ra trong xã hội ngày nay.

Một câu hỏi đặt ra là những thói xấu vừa đề cập có phải là ‘văn hóa’. Nếu lí giải rằng cái nền văn hóa Việt Nam là nguyên nhân của những thói hư tật xấu đó có vẻ đơn giản hóa vấn đề, bởi vì người Việt ở nước ngoài có vẻ có ít thói xấu như thế so với người trong nước, và ngay cả ở trong nước cũng có sự khác biệt lớn về lề thói ứng xử giữa người miền Bắc và miền Nam trước 1975, hay sau và trước 1975. Tức là có một yếu tố khác, hơn là văn hóa, có thể giải thích tại sao những cái mà tác giả gọi là ‘thói hư tật xấu’ của người Việt. Tôi nghĩ rằng đó là thể chế chính trị – xã hội. Khi nói ‘thể chế’, tôi muốn nói đến cái tiếng Anh gọi là ‘institution’, chứ không hẳn là chế độ chính trị. Nhưng dĩ nhiên, có người sẽ nói chế độ đẻ ra thể chế văn hóa, nên người ta cũng có lí do qui về chế độ.

Có nhiều nghiên cứu cho thấy người Á châu, kể cả người Việt, ít tin tưởng vào người lạ hơn là người Âu châu. Có lẽ vì văn hóa Á Đông phân biệt tương đối rạch ròi giữa Trong Nhóm và Ngoài Nhóm. Người Trong Nhóm dễ tin hơn người Ngoài Nhóm. Và, có người chỉ ra rằng các tập đoàn kinh tế người Hoa thường do người trong gia đình nắm quyền điều hành, còn các tập đoàn kinh tế Âu Mĩ thì ít có ‘thể chế gia đình trị’ đó, và do đó có thể giải thích tại sao nhiều tập đoàn kinh tế Á châu khó vươn ra ‘biển lớn’. Riêng trường hợp Việt Nam, mới có một cuộc điều tra xã hội cho thấy có khoảng 23% là người ta tin tưởng lẫn nhau, và có đến 80% người trả lời sẵn sàng lợi dụng người khác để hưởng lợi cho mình, nói lên một xã hội bị sứt mẻ niềm tin nghiêm trọng. Với một xã hội như thế thì chúng ta khó kì vọng gì lành mạnh và tươi sáng cho tương lai, cũng giống như bên Tàu, dù kinh tế có phát triển đây đó nhưng thế giới vẫn xem người Hoa là một loại hạng hai.

‘Người xưa cảnh tỉnh’ có thể làm cho nhiều người cau có, thậm chí giận dữ, bởi vì tác giả chỉ nêu lên những thói xấu của người Việt. Nhưng nếu có những nhận xét giận dữ và phản ứng hằn học với quyển sách thì điều đó chỉ thêm minh chứng về tính xấu của người Việt mà thôi. Tuy quyển sách chưa phải là một quyển ‘Người Việt Xấu Xí’ (chứ chưa chắc ‘xấu xa’) như cuốn của Bá Dương, vì tác giả chỉ ‘mượn’ người xưa, chứ chưa trực diện tấn công như Bá Dương. Tuy nhiên, những lời của người xưa và lí giải trong sách cũng đáng để chúng ta tham khảo.

Nhưng mục tiêu của tác giả là cảnh tỉnh người thời nay. Cảnh tỉnh để tự sửa mình. Khi được hỏi người Việt nên bắt đầu từ đâu để tự sửa mình, tác giả nghĩ đến giáo dục và luật pháp. Tôi nghĩ đó có lẽ cũng là câu trả lời nhiều người nghĩ đến, nhưng chưa đủ. Giáo dục và luật pháp chịu sự chi phối nặng nề của thể chế chính trị, cho nên tôi nghĩ cái gốc và cũng là nơi khởi đầu chỉnh sửa chính là thể chế. Ngoài thể chế, tôi nghĩ vai trò của tôn giáo độc lập cũng vô cùng quan trọng. Có rất nhiều nghiên cứu tâm lí xã hội ở phương Tây cho thấy mối liên hệ dương tính giữa đạo đức xã hội, đạo đức cá nhân và mức độ hoạt động độc lập của tôn giáo. Do đó, cảnh tỉnh là ở cấp độ cá nhân, dù rất quan trọng, nhưng vẫn cần phải có sự tác động của ‘hệ thống’ thể chế và tôn giáo.

‘Người xưa cảnh tỉnh’ cũng có thể ví như là một tấm gương. Tấm gương đó có tác dụng phản chiếu để mỗi chúng ta nhìn thấy những tì vết tâm lí của chính mình mỗi ngày. Tôi nghĩ cuốn sách xứng đáng có mặt trong tủ sách của mỗi gia đình người Việt. Tác giả Bá Dương đã qua đời năm 2008, và trước ngày qua đời ông nhận định rằng cuốn sách ‘Người Trung Hoa Xấu Xí’ của ông đã giúp cho người Hoa tốt hơn. Chúng ta cũng hi vọng rằng quyền ‘Người xưa cảnh tỉnh’ của hai tác giả Vương Trí Nhàn và Trần Văn Chánh cũng có tác động tích cực như thế cho người Việt trong tương lai.

_____________________

(1) Sách “Người xưa cảnh tỉnh: thói hư tật xấu của người Việt trong con mắt các nhà trí thức nửa đầu thế kỉ 20” của hai tác giả Vương Trí Nhàn (sưu tầm) và Trần Văn Chánh (luận giải), do Nxb Tổng Hợp ấn hành năm 2018. Sách dày 284 trang, khổ nhỏ, giá bán 90,000 đồng.

(2) Tóm tắt trong sách về những thói hư tật xấu của người Việt:

1. Người Việt và ý thức công dân ý thức xã hội (Phần 1):

Bảo thủ, dựa dẫm, cầu an; Tri túc và hiếu cổ; Cái gì cũng đổ tại trời; Ma quỷ sống lẫn với người hèn yếu; Ý thức quốc gia thức tỉnh quá chậm; Khi bàn chuyện quốc gia chỉ ham hư danh; Làm ra vẻ yêu nước để mưu lợi riêng; Lo việc nước theo lối tự tư tự lợi; Tư tưởng gia nô; Kém óc hợp quần; Một vài thói tục đã thành di truyền (một là học để làm quan, hai là làm quan ăn lót, ba là a dua người quyền quý, bốn là trọng xác thịt…); Sợ tự do, cam chịu làm nô lệ; Chưa trưởng thành trên phương diện công dân; Các hội nghề nghiệp yếu ớt ọp ẹp; Sinh hoạt hội đoàn dễ bị làm hỏng; Theo sự chi phối của quan niệm hư vô.

2. Người Việt và ý thức công dân ý thức xã hội (Phần 2):

Có độc lập cũng cướp đoạt của cải và chém giết nhau đến chết; Dân trí thấp kém… (hay nghi kỵ lẫn nhau, không làm nên việc gì cả…); Tôn sùng những điều xa hoa vô ích, bỏ bễ những sự nghiệp đáng làm; Chỉ biết lợi mình mà không biết hợp quần; Thương tiếc của riêng, không tưởng đến việc ích chung; Biết có thân mình nhà mình mà không biết có nước; Dễ ỷ lại; Trong việc nước cũng ai mạnh thì theo, bỏ hết liêm sỉ; Rên rỉ than vãn mỗi khi gặp khó; Không có chí viễn du; Xa lạ với chuyện phiêu lưu; Căn tính nô lệ, run sợ trước cái mới; Không thiết việc đời; Chống đối tự phát (như nhà nước đòi sơn thì dân chặt cây đi, nhà nước đòi vải lụa thì dân phá khung dệt, đòi gỗ thì dân quăng búa rìu, đòi tôm cá thì dân xé lưới…); Đi đâu cũng lo quay về làng; Ngoài làng xã không biết gì đến nước nhà đến thế giới; Tình yêu làng nước cản trở tiến bộ; Ương ngạnh, hoài nghi, khó dìu dắt.

3. Người Việt qua cách nói năng cười cợt

Không còn lễ nghĩa liêm sỉ; Những câu chửi rủa quá quắt; Tây không ra Tây, Tàu không ra Tàu, ta không ra ta; Thiên về những cái tầm thường thô bỉ; Tật huyền hồ sáo hủ (chỉ sự ăn nói lời nói linh tinh, trống rỗng, giả tạo…); Gì cũng cười (trong tiếng cười ẩn chứa nhiều ý xấu…); Tiếng cười vô duyên; Nói bừa nói bãi, tủi nhục cho cả nòi giống; Hay cãi nhau, thích kiện tụng; Chỉ trích và châm chọc.

4. Thói hư tật xấu người Việt trong làm ăn buôn bán

Thiếu cái gan làm giàu; Không lo xa, dễ thỏa mãn; Ăn xổi ở thì, chưa lo làm đã lo phá; Không biết chấn hưng thực nghiệp; Đồng tiền không dùng để sinh lợi; Những người thợ bất đắc dĩ; Buôn bán lòng vòng trong phạm vi hẹp; Không có nghề nào đạt tới trình độ chuyên nghiệp; Không chịu học buôn học bán; Khéo tay mà trí không khôn; Không ai chuyên nhất việc gì; Làm hàng bán hàng đều kém; Tài trí thua kém; Thời gian phí phạm cách sống làm điệu làm dáng; Quan niệm về kinh tế quá cổ lỗ; Giữa chủ và thợ không tìm được hình thức cộng tác thích hợp; Những cái gia truyền dần dần mất đi; Ngủ yên trên danh vọng; Bôi bác, giả dối, chỉ cầu rẻ; Người làm nghề không ngóc đầu lên được; Không biết thích ứng với xã hội hiện đại.

5. Việc tìm tòi học hỏi và nền giáo dục của người

Nhắm mắt bắt chước điều không hay của cổ nhân và ngại thay đổi; Dễ học cái dở; Học thuật hủ bại; Học để kiếm gạo; Học để làm quan; Học đòi vặt vãnh bỏ qua chuyện lớn; Nặng tính hiếu kỳ; Thần trí bạc nhược, thiếu óc tự lập; Như cái cây bị “cớm”; Con ma cử nghiệp giết chết sự học; Có khoa cử mà không có sự 22 nghiệp; Giáo dục hiện đại bị thương mại hóa; Thiếu niên hư hỏng; Đỗ đạt là xong, không còn cầu học; Một nền giáo dục giết chết nhân cách; Không có một nhà tư tưởng, không có người khao khát tìm đạo lý mới.

6. Việc tìm tòi học hỏi và nền giáo dục của người Việt (2)

Khi học thuật kém cỏi lòng người sinh ra phù phiếm, phong tục trở nên bại hoại; Nói láo nói linh; Không học nên thiếu tư cách làm người; Cái hay của người đến mình trở thành cái dở; Học không biết cách, luật pháp hồ đồ, cương thường giả dối; Không học được cách tư duy hợp lý; Không có học thuyết của mình (xưa nay ta chỉ có mấy lối học của Tàu truyền sang…); Việc bắt chước dễ dãi thường gây nhiễu loạn; Mô phỏng lâu ngày quên cả sáng tạo; Mình lại rẻ mình, bản thân tự làm hỏng; Tình nghĩa thầy trò bị hiểu sai lệch và bị lợi dụng; Chỉ lo nuôi không lo dạy; Sẽ có lúc mất hết đạo lý? (song song với vấn đề nghèo khổ, còn phải giải quyết vấn đề giáo dục…); Không chú trọng học thuật sẽ thành dân tộc bỏ đi.

7. Thị hiếu nhỏ mọn và chất bi thương sầu cảm trong văn chương

Thị hiếu tầm thường; Văn chương phù phiếm, toàn giọng bi thương; Đằng sau thói quen đẽo gọt là sự nhu nhược; Chỉ giỏi về văn thù ứng; Tưởng thật mà hóa dối; Khinh miệt cá nhân; Không tìm thấy bản sắc; Phê bình nghĩa là nịnh nọt; Nhắm mắt bắt chước cốt kiếm lợi; “Tiểu thuyết của phường coi cổng” (những cuốn tiểu thuyết hay nhất của ta bây giờ, già lắm chỉ bằng những cuốn tiểu thuyết của phường coi cổng bên Pháp mà thôi!…); Nhiều trò quảng cáo bỉ ổi; Những nhạc điệu rời rạc, ẻo lả; Nặng tính trang sức mà thiếu sức sống (nghệ thuật Việt Nam thường bị bó buộc trong lề lối cổ…); Kiếp người bấp bênh văn chương sầu não.

8. Quan hệ giữa người với người: tham lam ích kỷ cạnh tranh nhỏ nhặt

Không ai hết lòng với ai; Tham lợi dẫn đến vô cảm; Không biết hợp quần; Ích kỷ và khôn vặt; Chỉ biết cạnh tranh trong những việc tầm thường, lặt vặt; Vừa không thiết chuyện gì, vừa xét nét nhỏ nhặt; Lợi dụng đạo nghĩa kiếm lợi; Danh dự bị hiểu sai lạc và mang ra mua bán; Trông nhau để… yên tâm trục lợi; Cách sống của kẻ cùng đường; Mưu danh bằng cách hạ nhục kẻ khác; Chỉ biết lo thân.

9. Bẻ quẹo những chuẩn mực đạo lý nhân bản

Lêu lổng qua ngày, mất hết tự trọng; Trông đợi quá nhiều ở sự may rủi; Thiếu tận tâm, tránh khó tìm dễ; Xấu làm tốt dốt làm thông; Không biết tôn trọng cả lợi ích công cộng lẫn lợi ích cá nhân; Những ham muốn tầm thường; Giả dối thịnh hành, không biết nhìn ra sự thật; Giải thích sai các giá trị (hỏi trọng gì, ắt là võng lọng cân đai; hỏi quý ai, tất là ông cả bà lớn; hỏi cái gì là sang, tất là xe ngựa lâu đài ngọc ngà gấm vóc…); Đạo lý ngược đời; Trung dung theo nghĩa nửa vời, trung dung cốt để ngu dân (“Trung dung thật là một cái thuyết lôi thôi, mà xã hội ta chịu lấy cái ảnh hưởng trung dung ấy mà hóa ra một cái xã hội ương ương dở dở, trắng không ra trắng đen không ra đen…”); An nhẫn lẫn với đê hèn nhục nhã; Lười biếng và hay nói hão…

10. Giả dối, lừa lọc, kiêu ngạo, hiếu danh

Không biết giữ chữ tín; Hiếu danh đến mất tự trọng; Bệnh giả dối quá nặng; Sợ mang tiếng chứ không phải sợ cái xấu; Chỉ giỏi diễn trò trước mặt mọi người; Kiêu ngạo, hợm hĩnh, 23 theo đuổi những cái hão huyền; Khiêm nhường giả, kiêu căng thật; Hay tự ái và thích chơi trội; Tinh thần voi nan (những con voi to lớn lắm, có đủ chân đủ vòi, nhưng nó ở trong bằng nan ở ngoài bằng giấy…); Học đòi, làm dáng.

11. Nếp tư duy đơn sơ tùy tiện

Kém óc khoa học; Óc tồn cổ; Quá vụ thực trong tư duy; Điều hòa với nghĩa… chắp vá bừa bãi; Áp đặt chuyên chế mọi nơi mọi chỗ; Gọt chân cho vừa giày; Chỉ suy nghĩ bằng khuôn sáo; Không chịu được những tìm tòi phá cách; Bỏ cũ theo mới một cách nông nổi; Thói quen cam chịu; Dễ dãi thô thiển thế nào cũng xong; Tùy tiện thay đổi, chỉ cốt có lợi.”

(Nguồn: https://mee.vn/vD90t)