Thai 5 tuần đường kính túi ối là bao nhiêu năm 2024

Siêu âm thai nhi là phương pháp được sử dụng phổ biến giúp cha mẹ quan sát hình ảnh và sự phát triển của con trong suốt thai kỳ. Trên hình ảnh siêu âm có nhiều ký hiệu nhằm đánh giá chỉ số thai nhi như GS, AC, CRL, BPD,… Bài viết này sẽ cho bạn đọc biết chỉ số GS trong siêu âm thai là gì? Ý nghĩa của các chỉ số siêu âm khác và thông số tiêu chuẩn của em bé phát triển bình thường.

GS hay Gestational Sac, là chỉ số đo đường kính túi ối. Ngoài ra, chỉ số này cũng có thể được ghi là GSD (Gestational Sac Diameter). Thông qua GS hoặc GSD, đơn vị mm, bác sĩ có thể đánh giá sự phát triển của thai nhi trong những tuần đầu thai kỳ (từ tuần 4 – 9). [1]Gestational Sac. Ngày truy cập: 30/5/2023.

Tuy nhiên, khi đến những tuần sau, bào thai đã phát triển lớn hơn thì chỉ số này không còn chính xác nữa. Thay vào đó, bác sĩ sẽ sử dụng chỉ số như CRL, FL, BPD,… để theo dõi thai nhi có phát triển bình thường hay không.

Từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 9, chỉ số GS của thai nhi thay đổi cụ thể như sau:

Tuổi thai Đường kính túi thai (GS) Tuần thứ 4 3 – 6mm Tuần thứ 5 6 – 12mm Tuần thứ 6 14-25mm Tuần thứ 7 27mm Tuần thứ 8 29mm Tuần thứ 9 33mm

Nếu chỉ số GS trong siêu âm nhỏ hơn bình thường, thai nhi có thể chưa được xác định đúng tuổi thai hoặc bị sảy thai. Qua đó, bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn và phương án tốt nhất dành cho mẹ.

Các chỉ số trong siêu âm thai

Ngoài hai chỉ số GS/GSD, thông qua siêu âm, người mẹ có thể biết được nhiều chỉ số khác như:

  • BPD (Biparietal Diameter) – Đường kính lưỡng đỉnh: Chỉ số này cho biết đường kính mặt cắt ngang lớn nhất từ trán ra sau gáy của thai nhi.
  • HC (Head Circumference) – Chu vi vòng đầu thai nhi.
  • EFW (Estimated Fetal Weight) – Ước tính cân nặng của thai nhi.
  • CRL (Crown Rump Length) – Chiều dài đầu mông.
  • AC (Abdominal circumference) – Chu vi vòng bụng.
  • TTD (Transverse Trunk Diameter) – Đường kính ngang bụng.
  • APTD (Anteroposterior Abdominal Diameter) – Đường kính ngang bụng từ trước ra sau.
  • FL (Femur Length) – Chiều dài xương đùi.
  • GA (Gestational Age) – Tuổi thai.
  • MSD (Mean Gestational Sac Diameter) – Đường kính trung bình túi thai.

Để hiểu hơn về các chi số này và ý nghĩa của chúng với thai kỳ, mẹ bầu có thể nhờ chuyên gia hướng dẫn cách đọc. Phối hợp những chỉ số này sẽ giúp mẹ bầu đánh giá tổng quát khả năng phát triển của thai nhi. [2]Fetal ultrasound parameters: Reference values for a local perspective. Ngày truy cập: 30/5/2023.

Thai 5 tuần đường kính túi ối là bao nhiêu năm 2024
Hình ảnh siêu âm cho biết nhiều chỉ số thai kỳ khác nhau

Bảng các chỉ số thai nhi theo tuần chuẩn WHO

Trong những chỉ số trên, chỉ số CRL, BPD, Fl hoặc EFW là thông số quan trọng để đánh giá kích thước và cân nặng của thai nhi. Theo sự phát triển từng tuần, các chỉ số này cũng tăng dần và hình ảnh thai nhi trên siêu âm cũng rõ hơn. Dưới đây là những thông số chi tiết từ tuần thứ 4 – 20:

Tuần thai Chiều dài đầu mông (CRL) Đường kính lưỡng đỉnh (BPD) Chiều dài xương đùi (FL) Cân nặng ước tính thai nhi (EFW) Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6 4 – 7mm Tuần 7 9 – 15mm 0,5-2g Tuần 8 16-22mm 1-3g Tuần 9 23-30mm 3-5g Tuần 10 31-40mm 5-7g Tuần 11 41-51mm 12-15g Tuần 12 53mm 21mm 18-25g Tuần 13 74mm 25mm 35-50g Tuần 14 87mm 29mm 14mm 60-80g Tuần 15 101mm 32mm 17mm 90-110g Tuần 16 116mm 36mm 20mm 121-171g Tuần 17 130mm 39mm 23mm 150-212g Tuần 18 142mm 43mm 25mm 185-261g Tuần 19 153mm 46mm 28mm 227-319g Tuần 20 164mm 31mm 275-387g

Bảng các chỉ số thai nhi từ tuần 21 đến tuần thứ 40:

Tuần thai Chiều dài đầu mông (CRL) Đường kính lưỡng đỉnh (BPD) Chiều dài xương đùi (FL) Cân nặng ước tính thai nhi (EFW) Tuần 21 26,7mm 50mm 34mm 399g Tuần 22 27,8mm 53mm 36mm 478g Tuần 23 28,9mm 56mm 39mm 568g Tuần 24 30mm 59mm 42mm 679g Tuần 25 34,6mm 62mm 44mm 785g Tuần 26 5,6mm 65mm 47mm 913g Tuần 27 36,6mm 68mm 49mm 1055g Tuần 28 37,6mm 71mm 52mm 1210g Tuần 29 38,6mm 73mm 54mm 1379g Tuần 30 39,9mm 76mm 56mm 1559g Tuần 31 41,1mm 78mm 59mm 1751g Tuần 32 42,4mm 81mm 61mm 1953g Tuần 33 43,7mm 83mm 63mm 2162g Tuần 34 45mm 85mm 65mm 2377g Tuần 35 46,2mm 87mm 67mm 2595g Tuần 36 47,4mm 89mm 68mm 2813g Tuần 37 48,6mm 90mm 70mm 3028g Tuần 38 49,8mm 92mm 71mm 3236g Tuần 39 50,7mm 93mm 73mm 3435g Tuần 40 51,2mm 94mm 74mm 3619g

Từ tuần 1 – 4, do kích thước phôi thai quá nhỏ, qua các thiết bị siêu âm khó có thể thấy hình ảnh túi thai. Lúc này thai nhi có thể nằm ở một vị trí nào đó trong tử cung nhưng chưa xác định được. Phải đợi đến sau tuần thai thứ 4, mẹ mới có thể nhìn thấy thai khi siêu âm, mặc dù kích thước vẫn rất nhỏ.

Cách xác định tuổi thai nhi qua siêu âm

Dựa trên các chỉ số trong siêu âm, bác sĩ có thể xác định được tuổi thai. Đây là chỉ số quan trọng để theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như tính toán ngày dự sinh. Hiện nay, phương pháp tính tuổi thai chủ yếu dựa trên 4 cách dưới đây:

Đường kính lưỡng đỉnh (BPD)

Cách tính này thường được áp dụng khi đường kính lưỡng đỉnh BPD của thai nhi từ 2 – 9cm. Lúc này tuổi thai sẽ được tính như sau:

BPD (cm) 2x 3x 4x 5x 6x 7x 8x 9x Tuổi thai (tuần) 13 15 18 21 24 28 32 36

Đường kính túi thai (GSD)

Đây được đánh giá là phương pháp tương đối chính xác khi thai nhi dưới 6 tuần tuổi. Nếu thai lớn hơn thì độ chính xác đánh giá tuổi thai thông qua đường kính túi thai sẽ giảm đáng kể. Lúc này mẹ bầu có thể áp dụng các phương pháp tính tuổi thai khác.

Đường kính túi thai Tuần thai 5mm Tuần 4, 5 10mm Tuần 5 20mm Tuần 6

Chiều dài đầu mông (CRL)

Khi thai nhi trên 6 tuần tuổi, tuổi thai có thể xác định thông qua chiều dài đầu mông. Sai số của phương pháp này khá thấp, thường chỉ chênh lệch từ 3 – 8 ngày và được sử dụng khi em bé được 1 – 3 tháng tuổi.

Lúc này số tuần thai được tính bằng công thức: CRL (cm) + 6,5.

Ví dụ: Nếu độ dài đầu mông bằng 6cm thì tuổi thai là: 6 + 6,5 = 12,5 tuần tuổi.

Chiều dài xương đùi (FL)

Phương pháp này khá chính xác nếu thai nhi chưa được 8 tuần tuổi. Lúc này bác sĩ có thể dựa vào bảng dưới đây làm chuẩn:

FL (cm) 2 3 4 5 6 7 8 Tuần thai 13 15 18 21 24 26 32

Phương pháp này thường chỉ áp dụng khi mẹ bầu không nhớ ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng. Do đó tuổi thai tính được có thể sai lệch từ 1 – 2 tuần.

Hướng dẫn chăm sóc thai kỳ cho mẹ bầu

Chăm sóc mẹ bầu trong suốt thai kỳ cần đầu tư nhiều thời gian và công sức. Chăm sóc mẹ bầu đúng cách sẽ đảm bảo mẹ và thai nhi luôn khỏe mạnh đến ngày lên bàn sinh. Trong đó, mẹ cần đặc biệt chú trọng đến chế độ dinh dưỡng.

Mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất. Trong đó quan trọng nhất là acid folic, canxi, sắt, vitamin D, protein, vitamin A, B, C,… Những dưỡng chất này có nhiều trong thức ăn hàng ngày. Mẹ hoàn toàn có thể linh hoạt thực đơn để đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ dinh dưỡng mà không bị nhàm chán. [3]Pregnancy diet: Focus on these essential nutrients. Ngày truy cập: 30/5/2023. https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/pregnancy-nutrition/art-20045082

Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên sử dụng các loại thực phẩm bổ sung để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng. Một số sản phẩm bổ bầu được các chuyên gia tin dùng như:

  • Sắt sinh học Ferrolip: Đây là sản phẩm bổ sung sắt với công nghệ liposome, tạo thành những hạt phân tử có kích thước siêu nhỏ. Nhờ đó sắt Ferrolip có khả năng hấp thu cao hơn sắt hữu cơ 4,7 lần, hạn chế nóng táo và tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. Sản phẩm hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thiếu sắt hiệu quả và giảm đáng kể nguy cơ biến chứng thai kỳ.
  • Canxi tự nhiên D3K2 Aplicaps Menacal: Sản phẩm bổ sung canxi tự nhiên từ Tảo đỏ và San hô biển. Ưu điểm của dòng canxi này là khả năng hấp thu tốt, ít tác dụng phụ như buồn nôn, khó tiêu, táo bón,… Nhờ đó, Menacal bổ sung canxi giúp mẹ cải thiện đau mỏi sau 2 tuần sử dụng và thai nhi phát triển hệ khung xương toàn diện. Ngoài ra, mẹ bầu cũng ngăn ngừa được tình trạng loãng xương, xương yếu trong suốt thai kỳ và sau sinh.
  • DHA Aplicaps Hymega: DHA là dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển trí não và thị giác của thai nhi. Với nguồn DHA tinh khiết chiết lạnh độc quyền, Aplicaps Hymega hỗ trợ bé phát triển trí não thông minh, phòng ngừa tiền sản giật và nguy cơ trầm cảm sau sinh của mẹ.
    Thai 5 tuần đường kính túi ối là bao nhiêu năm 2024
    Bộ ba dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu

Như vậy, bài viết dưới đây đã cung cấp những thông tin cần thiết để xác định chỉ số GS trong siêu âm thai là gì? Nếu mẹ cần hỗ trợ thêm các thông tin nào khác, vui lòng truy cập website ferrolip.vn hoặc gọi điện theo số hotline 1900 636 985!