Thành phần vô cơ trong đất trồng chiếm bao nhiêu phần trăm

Mục lục

  • 1 Phân đạm
    • 1.1 Phân urê
    • 1.2 Phân amoni nitrat
    • 1.3 Phân amoni sunphat
    • 1.4 Phân amoni chloride
    • 1.5 Phân Calci cyanamite
    • 1.6 Phân amoni phosphat (NH4PO4)
    • 1.7 Những điều cần chú ý khi sử dụng phân đạm
  • 2 Phân lân
    • 2.1 Phôtphat nội địa
    • 2.2 Phân apatit
    • 2.3 Supe lân
    • 2.4 Tecmô phôtphat (phân lân nung chảy, lân Văn Điển)
    • 2.5 Phân lân kết tủa
  • 3 Phân kali
    • 3.1 Phân kali chloride
    • 3.2 Phân kali sunphat
    • 3.3 Một số loại phân kali khác
  • 4 Tham khảo
  • 5 Liên kết ngoài

1. Các thành phần khoáng (vô cơ) của đất.

Ngoại trừ đất hữu cơ, hầu hết các loại đất đều có khung cấu trúc là các hạt khoáng.

Các hạt này có kích thước rất khác nhau, từ kích thước rất to như các tảng đá, kích thước trung bình như hòn cuội, những mảnh vỡ của đá, kích thước rất bé như hạt cát, sét. Các hạt to là tập hợp của nhiều loại khoáng khác nhau. Các hạt có kích thước nhỏ hơn thường là các khoáng đơn giản. Vì vậy bất kì một loại đất nào cũng được hình thành từ những hạt có kích thước và thành phần cấu tạo khác nhau.

Kích thước các hạt đất:

Các hạt khoáng hiện diện trong đất rất khác nhau về kích thước. Ngoại trừ các mảnh vỡ của đá, các hạt đất có kích thước thay đổi từ 2.0mm-0.002mm.

Trong phạm vi kích thước này, người ta phân loại các cấp hạt như sau:

  • Hạt cát: có kích thước từ 2-0.05mm, có thể nhìn thấy bằng mắt thường, và có cảm giác nhám thô khi miết giữa các ngón tay. Hạt cát không có tính dính nên chúng thường rời rạc.
  • Hạt thịt: có kích thước 0.05-0.002mm. Hạt thịt không thể nhìn thấy các hạt riêng rẽ bằng mắt thường, có cảm giác mịn khi miết giữa các ngón tay, nhưng chúng không có tính dính cả khi bị ướt.
  • Hạt sét: có kích thước <0.002mm, chúng thường dính vào nhau khi ướt và hình thành tảng khi khô. Trong cấp hạt sét, các hạt có kích thước <0.001mm, được gọi là hạt keo.
  • Hạt keo: hạt sét có kích thước <0.001mm và các hạt hữu cơ là những hạt có tính keo, và chỉ có thể quan sát bằng kính hiển vi điện tử. Do đó kích thước cực kì nhỏ nên hạt keo có một diện tích bề mặt khổng lồ trên một đơn vị trọng lượng. Do bề mặt hạt keo có mang điện tích nên chúng có thể hấp phụ các ion (+) hoặc (-) và nước. Thành phần keo là yếu tố chính trong các phản ứng lý, hóa học của đất.

Tỷ lệ các thành phần hạt này trong đất được gọi là sa cấu của đất. Các loại sa cấu của đất thường gặp là thịt pha sét, sét pha thịt, thịt pha cát. Sa cấu ảnh hưởng đến rất nhiều tính chất của đất, nên ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng đất.

Một số tính chất tổng quát của các hạt chính.

Đặc điểm Cát Thịt Sét
1. Đường kính (mm) 2.0-0.05 0.05-0.002 <0.002
2. Quan sát Bằng mắt thường Kính hiển vi thường Kính hiển vi điện tử
3. Loại khoáng Nguyên sinh Nguyên sinh và thứ sinh Thứ sinh
4. Khả năng hấp phụ Thấp Trung bình Cao
5. Khả năng giữ nước Thấp Trung bình Cao
6. Khả năng giữ chất dinh dưỡng Rất thấp Thấp Cao
7. Khi ướt Rời rạc, nhám thô Mịn, trơn Dính
8. Khi khô Rất rời rạc, nhám thô Mịn như bột, cục nhỏ Tảng cứng

Để hiểu được ảnh hưởng của sét đến tính chất đất, chúng ta cần hiểu hàm lượng sét và loại sét. Hàm lượng và loại sét có ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng và cả trong sản xuất nông nghiệp.

Các loại khoáng trong đất:

Các loại khoáng trong đất được chia làm hai loại, phụ thuộc vào nguồn gốc hình thành, đó là khoáng nguyên sinh và khoáng thứ

  • Khoáng nguyên sinh: có thành phần cấu tạo rất ít thay đổi so với dung nham nóng chảy như các khoáng thạch anh, mica, felspar. Chúng chiếm tỉ lệ lớn trong thành phần hạt cát và thịt của đất.
  • Khoáng thứ sinh: như khoáng sét silicate, các oxide sắt được hình thành từ sự phân hủy và phong hóa các khoáng nguyên sinh trong quá trình hình thành đất. Các khoáng thứ sinh chiếm tỉ lệ cao trong thành phần sét và một phần trong thịt.

Vai trò của khoáng:

  • Cung cấp chất dinh dưỡng: các khoáng vô cơ trong đất là nguồn chứa hầu hết các nguyên tố dinh dưỡng tối cần thiết cho thực vật. Mặc dù phần lớn các chất này nằm trong thành phần cấu trúc của khoáng, một phần nhỏ nhưng rất quan trọng của các nguyên tố này ở dạng ion trên bề mặt keo đất. Do cơ chế hấp thu trao đổi nên rễ cây có thể hấp thu các ion bị hấp phụ trên bề mặt keo này.
  • Hình thành cấu trúc đất: Sự sắp xếp các hạt đất tạo nên cấu trúc đất. Các hạt có thể tồn tại tương đối độc lập, nhưng phần lớn chúng liên kết với nhau thành các tập hợp. Các tập hợp này có thể có dạng hình cầu, hình khối, hình phiến, và các dạng khác. Cấu trúc đất có tầm quan trọng không thua kém gì so với sa cấu, cấu trúc đất sẽ khống chế sự vận chuyển của nước và không khí trong đất. Sa cấu và cấu trúc đất ảnh hưởng rất lớn đến tính thích hợp của đất đối với sự sinh trưởng của rễ thực vật.

1/ Đặc điểm của đất trồng Việt Nam?

Đất ở mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có đặc trưng riêng khác nhau. Tại Việt Nam, có 31 triệu hecta đất được hình thành từ nhiều loại đá mẹ và mẫu chất. Theo số liệu thống kê, tại nước ta hiện có tổng 22 nhóm đất chính và 66 đơn vị đất. Trong đó, chiếm phần lớn là các nhóm đất phù sa, đất xám, đất đỏ (trên 90%). Đất Việt Nam có các đặc điểm như sau:

  • Đa số diện tích đất là đất chua hoặc rất chua.
  • Tỷ lệ các chất hữu cơ trong đất trồng thấp.
  • Mức độ bão hòa bazơ thấp.
  • Quá trình tích lũy sắt, nhôm xảy ra mạnh.
  • Một nửa diện tích đất có chất lượng xấu cần được cải tạo.

Thành phần vô cơ trong đất trồng chiếm bao nhiêu phần trăm
Thành phần trong đất có những gì?

2/ Những thành phần của đất trồng?

Đất có 3 phần chính là phần khí, phần lỏng và phần rắn. Mỗi phần sẽ đảm nhiệm các chức năng riêng. Việc nắm rõ thông tin về thành phần của đất sẽ giúp các bạn có phương pháp cải tạo đất trở nên chất lượng hơn, làm cho cây mau lớn và khỏe mạnh.

2.1. Phần khí

Phần khí của đất trồng là không khí trong khe hở của đất, cung cấp oxy cần thiết cho cây và làm đất trở nên tơi xốp. Không khí có trong đất trồng cũng chứa các chất nitơ, oxi, cacbonic giống như không khí trong khí quyển. Tuy nhiên, lượng oxy trong đất thấp hơn lượng oxi trong khí quyển nhưng lượng cacbonic lại nhiều hơn lượng oxi trong khí quyển tới hàng trăm lần.

2.2. Phần lỏng

Phần lỏng của đất trồng là nước trong đất. Phần nước này có tác dụng hòa tan các chất dinh dưỡng. Cụ thể, rễ cây hấp thụ nước và muối khoáng nhờ lông mút, lông mút hấp thụ muối khoáng cho cây. Bất cứ một loại cây trồng nào cũng cần được cấp đủ nước mới sinh trưởng tốt. Chỉ cần thiếu nước trong một khoảng thời gian ngắn thì cây cũng có thể bị héo, chết khô.

2.3. Phần rắn

Phần rắn của đất trồng có các thành phần gì tạo thành? Phần rắn gồm các chất vô cơ và chất hữu cơ. Trong đó, đất canh tác khô thường chứa khoảng 5% chất hữu cơ và 95% chất vô cơ. Đất than bùn lại chứa tới 90% chất hữu cơ. Đất xám có chỉ có khoảng 1% chất hữu cơ.

Chất vô cơ

Chất vô cơ là thành phần chủ yếu của đất với các chất hóa học H, C, S, K, P và N cần thiết cho cây trồng. Những nguyên tố này chứa trong đất nhiều hơn trong đá nên đất trồng mới nuôi sống được thực vật. Một trong những sản phẩm cuối cùng của quá trình phong hóa đá mẹ là các hạt keo đất. Chúng có bản chất vô cơ với khả năng hấp phụ các chất độc trong đất, làm giảm độc tính của những chất gây độc cho thực vật.

Chất hữu cơ

Chất hữu cơ là yếu tố cơ bản để phân biệt giữa đất và đá mẹ. Số lượng và tính chất của chất hữu cơ tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành đất, góp phần quyết định nhiều tính chất: lý, hoá, sinh và độ phì nhiêu của đất. Toàn bộ các hợp chất hữu cơ có trong đất được gọi là chất hữu cơ của đất.

Có thể chia chất hữu cơ của đất làm 2 phần:

  • Tàn tích hữu cơ chưa bị phân giải (rễ, thân, lá cây, xác động vật) vẫn giữ nguyên hình thể.
  • Chất hữu cơ đã được phân giải gồm: mùn và các hợp chất ngoài mùn.

Thành phần vô cơ trong đất trồng chiếm bao nhiêu phần trăm

Nguồn gốc của chất hữu cơ: Trong đất tự nhiên, nguồn hữu cơ cung cấp duy nhất cho đất là tàn tích sinh vật bao gồm xác thực vật, động vật và vi sinh vật. Ðối với đất trồng trọt ngoài tàn tích sinh vật còn có một nguồn hữu cơ bổ sung thường xuyên đó là phân hữu cơ.