Thẻ thu phí không dừng là gì

Tại Thông báo 186/TB-VPCP, Văn phòng Chính phủ đã yêu cầu các địa phương phải triển khai thu phí tự động không dừng trên tất cả cao tốc từ 01/8/2022. Do đó, nếu chưa dán thẻ thu phí không dừng, ô tô sẽ không thể đi vào cao tốc. Vậy dán thẻ thu phí không dừng ở đâu cho chuẩn?


1. Dán thẻ thu phí không dừng ở đâu thì uy tín?

Theo khoản 1 Điều 9 Quyết định 19/2020/QĐ-TTg, các phương tiện chịu phí và miễn phí sử dụng đường bộ đều phải được gắn thẻ đầu cuối. Đây là thiết bị điện tử được gắn trên phương tiện để giao tiếp thông tin với hệ thống thu phí điện tử không dừng.

Thiết bị này còn được biết đến với tên gọi thông dụng hơn là thẻ thu phí tự động không dừng. Căn cứ khoản 2 Điều Điều 9 Quyết định 19/2020/QĐ-TTg, việc gắn thẻ thu phí tự động có thể được thực hiện tại các địa điểm sau:

- Các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới trên toàn quốc.

- Các đại lý do nhà cung cấp dịch vụ thu phí ủy quyền.

- Các trạm thu phí tự động.

Hiện nay đang có 02 đơn vị cung cấp thẻ thu phí không dừng là công ty trách nhiệm hữu hạn thu phí tự động VETC (cung cấp thẻ eTag) và Công ty Cổ phần Giao thông số Việt Nam VDTC (cung cấp thẻ ePass).

* Đối với thẻ eTag:

Để thuận tiện cho việc dán thẻ thu phí tự động, chủ phương tiện có thể tra cứu các địa điểm dán thẻ eTag tại link sau: //vetc.com.vn/cac-diem-dan-the-mo-tai-khoan-vetc-tren-toan-quoc-c16.html

* Đối với thẻ ePass:

Theo Thông tin được đăng tải trên Websitw: //epass-vdtc.com.vn/, chủ phương tiện có thể đăng ký dán thẻ ePass ở các địa điểm sau:

- Đăng ký online trên hệ thống để chọn dán thẻ tại nhà.

- Dán thẻ ePass tại cửa hàng Viettel Store: Xem chi tiết địa chỉ tại: //epass-vdtc.com.vn/dang-ky-dich-vu-epass-tai-viettelstore/

- Dán thẻ ePass tại các điểm bưu cục ViettelPost: Xem chi tiết địa chỉ tại: //viettelpost.com.vn/tim-kiem-buu-cuc/

- Dán thẻ ePass tại các trạm thu phí BOT do đơn vị VDTC quản lý: Xem chi tiết địa chỉ tại: //epass-vdtc.com.vn/tram-thu-phi/

- Dán thẻ ePass tại các trạm đăng kiểm xe cơ giới liên kết với VDTC.


2. Thẻ thu phí không dừng hết bao nhiều tiền?

Để di chuyển thuận lợi trên cao tốc, chủ phương tiện có thể chọn dán thẻ eTag của VETC hoặc thẻ ePass của VDTC. Cả hai loại thẻ thu phí không dừng đều có giá trị sử dụng như nhau.

Theo thông báo mới nhất đến từ hai đơn vị VETC và VDTC, mức phí dán thẻ thu phí không dừng được niêm yết như sau:

- Thẻ eTag của VETC:

+ Phí dán thẻ và kích hoạt lần đầu tài khoản giao thông eTag:

  • Miễn phí đến hết ngày 05/8/2022.
  • Từ 0h ngày 06/8/2022: 120.000 đồng/lần.

+ Phí dán thẻ eTag từ lần thứ hai trở đi: 120.000 đồng/lần.

- Thẻ ePass của VDTC:

+ Phí dán thẻ và kích hoạt mới tài khoản giao thông ePass: 120.000 đồng/lần (giá áp dụng từ ngày 25/7/2022).

+ Phí dán thẻ ePass từ lần thứ hai trở đi: 120.000 đồng/lần (giá áp dụng từ 05/7/2022).


3. Dán thẻ thu phí không dừng cần mang theo giấy tờ gì?

Khi đi đăng ký dán thẻ mở tài khoản, chủ phương tiện cần mang theo những giấy tờ sau:

- Chủ phương tiện là cá nhân: Mang theo Chứng minh nhân dân/Thẻ Căn cước công dân/Hộ chiếu/Giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, giấy đăng kiểm xe, giấy đề nghị mở tài khoản.

- Chủ phương tiện là doanh nghiệp: Mang theo Giấy đăng ký kinh doanh (bản gốc hoặc bản sao chứng thực), giấy đăng ký xe, giấy đăng kiểm xe, giấy đề nghị mở tài khoản.

- Chủ phương tiện là tổ chức hoặc các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp: Mang theo công văn đề nghị mở tài khoản (có dấu đỏ), giấy đăng ký xe, giấy đăng kiểm xe, giấy đề nghị mở tài khoản.

Lưu ý: Chủ phương tiện là các doanh nghiệp, tổ chức hoặc cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp nếu đăng ký dán thẻ cho nhiều xe thì phải có danh sách số lượng xe đề nghị dán thẻ ETC (bản gốc và có xác nhận của doanh nghiệp/tổ chức).

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: “Dán thẻ thu phí không dừng ở đâu?” Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết.

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ: Thu phí không dừng sẽ giúp người dân tiết kiệm thời gian, tránh ùn tắc giao thông trên các tuyến. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Vì sao phải chuyển đổi hoàn toàn từ thủ công sang thu phí không dừng?

Trả lời những câu hỏi trên tại Tọa đàm "Thu phí không dừng - Quyền lợi và trách nhiệm" do Cổng TTĐT Chính phủ đã tổ chức vào chiều 29/7, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ cho biết: Để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, ngoài nguồn lực của ngân sách Nhà nước, chúng ta phải tìm những giải pháp để huy động nguồn lực đầu tư cho kết cấu hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Giai đoạn 2010-2015, chúng ta đã thực hiện hình thức đầu tư với dạng hợp đồng BOT. Khi chúng ta thực hiện đầu tư hình thức này thì chúng ta đang áp dụng hình thức thu phí một dừng, tức là hình thức thủ công, đối tượng chủ yếu là đường quốc lộ được nâng cấp và sửa chữa.

Riêng đối với đường cao tốc chúng ta cũng đầu tư và sử dụng hình thức thu phí kín, thu phí trên đầu phương tiện, đi km nào chúng ta thanh toán km ấy.

Hai hình thức này khác nhau. Trên đường quốc lộ được nâng cấp, sửa chữa chúng ta đầu tư và thu phí theo hình thức thủ công, còn áp dụng hình thức thu phí kín đối với đầu tư đường cao tốc.

Quá trình thực hiện hình thức thu phí thủ công trên đầu phương tiện theo lượt bộc lộ một số vấn đề.

Thứ nhất, gây nên ùn tắc giao thông ở các trạm thu phí giao thông, có những trạm có tình trạng ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự.

Thứ hai là có một số trạm không công khai, minh bạch trong vấn đề thu phí, tạo nên dư luận xã hội không tốt.

Thứ ba là tạo nên môi trường không trong lành đối với những trạm thu phí, không tiện lợi cho người dân.

Do đó, Chính phủ đã giao Bộ GTVT nghiên cứu đưa công nghệ vào để áp dụng thay thế hình thức một dừng. Bộ GTVT có nghiên cứu trên thế giới cũng như trong khu vực và lựa chọn công nghệ để áp dụng. Năm 2015, Bộ chính thức nghiên cứu và thí điểm thu phí không dừng vào thu phí đường bộ.

Về lộ trình thực hiện, Bộ Giao thông vận tải đã tính toán và đưa ra các lộ trình. Trước hết là đối với đường quốc lộ đã lắp trạm thu phí một dừng thì lộ trình đến năm 2023, toàn bộ sẽ lắp đặt thu phí không dừng, và chỉ dành 1 làn hỗn hợp để xử lý cho thời kỳ quá độ, khi người dân chưa thực hiện đầy đủ. Đến năm 2025, sẽ thực hiện toàn bộ thu phí không dừng ở tất cả các trạm thu phí.

Riêng đường cao tốc, Bộ Giao thông vận tải đã đưa ra lộ trình. Đối với dự án các đường cao tốc, tuyến cao tốc do các nhà đầu tư khác đầu tư, Bộ đã áp dụng công nghệ thu phí không dừng rồi. Bốn tuyến cao tốc của VEC đã có kế hoạch và triển khai nhưng do VEC tái cơ cấu nên có ảnh hưởng đến nguồn tài chính. Đến năm 2021, chúng ta xác định được nguồn, từ đó để có cơ sở triển khai tiếp dự án.

Với tinh thần của Thủ tướng là sớm đưa công nghệ này vào để triển khai đối với hệ thống đường cao tốc và hệ thống đường quốc lộ hiện hữu đang thực hiện các trạm thu phí, Bộ Giao thông vận tải đã có kế hoạch chi tiết để triển khai với các chủ đầu tư, cùng với các nhà cung cấp dịch vụ để chúng ta có kế hoạch đáp ứng được tiến độ này.

Thu phí không dừng đem lại nhiều thuận lợi cho người dân

Khi thực hiện thu phí không dừng, sẽ khắc phục được các tồn tại đối với thu phí một dừng hiện nay:

Thứ nhất, thể hiện sự phát triển của ngành giao thông Việt Nam là ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào tổ chức và quản lý, đưa hệ thống thông minh vào hoạt động, văn minh và tiện lợi.

Thứ hai, đem lại sự thuận tiện cho người dân về thời gian, thuận tiện khi dừng đỗ các trạm, làm tốt vấn đề môi trường.

Khi qua trạm thủ công chúng ta mất vài ba phút dừng lại, trong điều kiện thời tiết bình thường không sao, nếu nắng mưa sẽ ảnh hưởng đến người điều khiển phương tiện. Chúng ta sử dụng hình thức mới, chỉ việc đi qua, không phải mở cửa xe, dừng xe, rất thuận lợi.

Thứ ba, tiết kiệm thời gian, tránh ùn tắc giao thông trên các tuyến.

Thứ tư, khi thực hiện công nghệ thu phí không dừng, chúng ta sẽ công khai, minh bạch doanh thu, các cơ quan giám sát lẫn nhau như nhà đầu tư, nhà cung cấp dịch vụ, ngân hàng, cơ quan quản lý nhà nước. 

Đây là giải pháp tạo niềm tin cho nhân dân yên tâm thực hiện, rất công khai, minh bạch.

Tất cả các trạm thu phí đều có nhân sự phục vụ cho các xe qua trạm có nhu cầu dán thẻ

Theo ông Hồ Trọng Vinh, Phó Tổng Giám đốc Công ty thu phí tự động VETC: Khi nói đến thu phí không dừng, chúng ta thấy lợi ích rất lớn. Với chủ xe thì tiết kiệm được thời gian, nhiên liệu, không gian, mà khi lưu thông trên đường thời gian là quan trọng nhất. Các đơn vị quản lý cũng tiết kiệm được thời gian. Từ những lợi ích đó, chúng ta tuyên truyền cho các lái xe, các chủ phương tiện hiểu được lợi ích của việc thu phí không dừng.

Hiện có 2 đơn vị cung cấp dịch vụ là VETC và VDTC, các chủ phương tiện có nhu cầu dán thẻ thì lên website của 2 đơn vị này tại địa chỉ vetc.com.vnvdtc.com.vn hoặc hotline của 2 đơn vị. 

Tất cả các trạm thu phí đều có nhân sự tại đó để phục vụ cho các lái xe khi qua trạm nào có nhu cầu dán thẻ ngay tức thì hoặc những điểm lớn, các thành phố lớn đều có nhân sự phục vụ dán thẻ theo nhu cầu của khách hàng. Đây là một lợi thế khi chúng ta triển khai trong giai đoạn về đích ngày 1/8 này.

Về phản ánh của người dân là gọi hotline hỗ trợ thu phí không dừng thì máy bận, thậm chí gọi đến nhiều đại lý thì được trả lời là hết thẻ, ông Hồ Trọng Vinh thừa nhận: Về hotline, hiện thời điểm này, tất cả khách hàng đều có nhu cầu dán thẻ, nên số lượng gọi vào hotline tăng lên rất nhiều, gấp 5 đến 6 lần, thậm chí đến 8 lần.

Bên VETC cũng có kênh chát qua Facebook hoặc qua website để lại số điện thoại, điện thoại viên sẽ gọi lại tư vấn cho khách hàng. Cách thứ hai là ngay ở các trạm thu phí đều có các điểm dán thẻ VETC để phục vụ khách hàng khi lưu thông qua trạm thu phí.

Chủ đề