Theo dõi và chăm sóc đặt sonde tiểu

(Cập nhật: 19/11/2017)

I. ĐẠI CƯƠNG

Đặt sonde niệu đạo-bàng quang là thủ thuật dùng để chẩn đoán và điều trị trong một số bệnh tiết niệu. Đây là kỹ thuật sử dụng một ống thông đặt từ lỗ niệu đạo vào đến bàng quang để dẫn lưu nước tiểu ra ngoài.

II. CHỈ ĐỊNH

Bí tiểu

Để làm trống bàng quang trước khi phẫu thuật

Để bơm thuốc vào bàng quang trong điều trị chảy máu bàng quang hoặc nhiễm trùng bàng quang

Xác định khối lượng nước tiểu tồn dư khi không xác định được chính xác khi siêu âm

Chụp phát hiện tào ngược bàng quang niệu quản ngược dòng

Rửa bàng quang

Chuẩn bị cho nghiên cứu can thiệp đường tiết niệu dưới

Tiểu tiện không tự chủ

Chờ hồi phục tổn thương đường tiết niệu dưới sau phẫu thuật

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Viêm niệu đạo cấp

Hẹp niệu đạo

Chấn thương vỡ niệu đạo, đứt niệu đạo

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bác sỹ: 01 bác sỹ thực hiện thủ thuật

Điều dưỡng: 01 người

2. Phương tiện

Giường thực hiện thủ thuật: 01

Sonde bàng quang: các loại kích cỡ tùy thuộc người bệnh

Gel bôi trơn hoặc dầu paraffin

Dung dịch Betadin sát trùng: 01lọ

Săng vô khuẩn loại có lỗ: 01 chiếc

Săng vô khuẩn không có lỗ: 01 chiếc

Mảnh vải nhựa đặt dưới mông người bệnh

Nước muối sinh lý 0,9%: 100ml

Kim tiêm, bơm tiêm 5ml: 01 chiếc

Bông băng, gạc vô trùng: 04 gói

Găng tay vô trùng: 02 đôi

Ống nghiệm: 04

3. Người bệnh

Người bệnh và người bệnh được nghe bác sỹ giải thích kỹ về tác dụng và tai biến của thủ thuật và ký vào giấy cam kết đồng ý làm thủ thuật.

4. Hồ sơ bệnh án

Bệnh án được hoàn thiện với các thủ tục dành cho người bệnh tiến hành làm thủ thuật.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Kiểm tra hồ sơ: Kiểm tra các xét nghiệm đã được làm

Kiểm tra người bệnh: đối chiếu tên, tuổi, chẩn đoán bệnh

Thực hiện kỹ thuật

Người bệnh được kiểm tra mạch, huyết áp trước khi tiến hành thủ thuật

Bác sỹ rửa tay, đi găng vô trùng, mặc áo thủ thuật

Người bệnh nằm ngửa, co chân, đầu gối chống lên khoảng 600, bàn chân đặt thoải mái

Trải mảnh vải nhựa dưới mông Người bệnh sau đó trải săng vô khuẩn không lỗ

Sát trùng rộng toàn bộ bộ phận sinh dục và bàng quang

Trải 01 săng vô khuẩn có lỗ bộc lộ vùng lỗ niệu đạo

-Dùng tay trái để tách hai mép âm hộ hoặc miệng sáo, tay này đã được coi như nhiễm khuẩn nên không dùng để cầm sonde.

Đẩy sonde vào khoảng 6-8 cm sau đó xem nước tiểu đã chảy theo sonde ra ngoài chưa. Nếu đã thấy nước tiểu ra ngoài, điều chỉnh sonde và bơm cuff 10ml

Natriclorua 9% cố định sonde tiểu.

Dùng bơm 20 ml lấy nước tiểu vào các ống xét nghiệm.

Nối sonde tiểu với túi đựng nước tiểu.

Cho người bệnh về giường bệnh.

VI. THEO DÕI

Các thông số sinh tồn: toàn trạng, mạch, huyết áp, nhịp thở.

Kiểm soát đau.

Theo dõi số lượng, màu sắc, tính chất nước tiểu trong 24h

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

Chảy máu niệu đạo do sang chấn

Tổn thương niệu đạo do bơm cuff cố định khi sonde chưa được đặt đứng vị trí vào trong bàng quang. Xử trí: rút bơm cuff để chỉnh sonde lại đúng vị trí. Dùng thuốc giảm đau, chống viêm và theo dõi sự hồi phục.

Nhiễm trùng: kháng sinh thích hợp như cephalosphorine hoặc quinolon.

Phù nề niệu đạo do quá trình đặt sonde hoặc bơm bóng khi sonde vào chưa đúng vị trí. Xử trí: dùng thuốc giảm đau, chống viêm và theo dõi sự hồi phục.

Một ống thông niệu đạo có thể được đặt bởi nhân viên y tế đã được đào tạo và đôi khi bởi chính bệnh nhân. Do không cần chuẩn bị bệnh nhân trước và nếu không có chống chỉ định thì bệnh nhân sẽ được đặt ống thông qua đường niệu đạo.

Chống chỉ định tương đối những trường hợp sau:

Sau khi lỗ niệu đạo được làm sạch cẩn thận bằng dung dịch sát khuẩn, kỹ thuật đặt ống thông là vô trùng hoàn toàn, ống thông được bôi trơn bằng gel vô trùng và nhẹ nhàng đi qua niệu đạo vào trong bàng quang. Lidocaine dạng gel có thể được bơm vào niệu đạo của nam giới trước khi đặt ống thông để giúp giảm bớt sự khó chịu.

Biến chứng của đặt ống thông bàng quang gồm có:

  • Hạn chế việc sử dụng ống thông niệu đạo với chỉ định rõ ràng về mặt y khoa (ví dụ,hạn chế tối thiểu số lần thăm khám bằng cách lấy nước tiểu kiểm tra qua ống thông bởi nhân viên y tế)

  • Rút ống thông càng sớm càng tốt

  • Kỹ thuật đặt ống thông đảm bảo vô khuẩn nghiêm ngặt

  • Duy trì tính vô khuẩn và đảm bảo hệ thống dẫn lưu nước tiểu kín

Ngoài ra, có thể gắn thêm một van đóng mở ở đáy túi để chủ động hơn trong việc thoát nước tiểu vào bồn cầu.

Dẫn lưu bàng quang trên xương mu

Đây là một loại ống thông được đặt tại chỗ. Thay vì được đưa qua niệu đạo, loại ống thông này sẽ được đưa qua một lỗ trên bụng và vào đến bàng quang. Quy trình đặt ống thông tiểu này có thể được thực hiện dưới dạng gây mê toàn thân, gây tê ngoài màng cứng hoặc gây tê cục bộ.

Dẫn lưu bàng quang trên xương mu được sử dụng khi niệu đạo bị tổn thương hoặc tắc nghẽn, hoặc nếu bệnh nhân không thể sử dụng ống thông liên tục.

Loại ống thông này thường được thay sau mỗi 4 đến 12 tuần.

Điều gì xảy ra sau khi đặt ống thông tiểu?

Sau khi đặt ống thông tiểu, hãy hỏi bác sĩ về thời điểm an toàn để bệnh nhân có thể đi làm, tập thể dục, đi bơi, tham gia các hoạt động hàng ngày và quan hệ tình dục bình thường.

Trong một số trường hợp, nếu cần phải đặt ống thông tiểu trong thời gian dài thì trước khi xuất viện, người chăm sóc cần được dạy cách tháo lắp, thay thế và chăm sóc ống thông tại nhà một cách chi tiết nhất.

Thận trọng

Cách chăm sóc ống thông tiểu tại nhà

Khi cần phải đặt ống thông tiểu trong thời gian dài, bệnh nhân và cả người chăm sóc cần có thời gian để làm quen. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc y tá để nhận thêm lời khuyên về việc chăm sóc ống thông tiểu tại nhà.

Một số lưu ý khi chăm sóc ống thông tiểu tại nhà như sau:

  • Hãy làm rỗng túi nước tiểu trước khi nó đầy và nên sử dụng van đóng mở để thoát nước tiểu đều đặn trong ngày nhằm ngăn nước tiểu tích tụ quá nhiều trong bàng quang.
  • Túi nước tiểu và van đóng mở nên được thay 7 ngày một lần.
  • Vào ban đêm, bạn nên dùng chiếc túi thu gom nước tiểu có kích thước to hơn. Túi nên được đặt trên giá đỡ bên cạnh giường hoặc gần sàn để lấy nước tiểu khi bệnh nhân ngủ.
  • Ống thông sẽ cần được rút ra và thay thế ít nhất 3 tháng một lần.

Quy trình đặt ống thông tiểu cần phải được thực hiện đúng cách, các thiết bị cần được bảo quản đúng chuẩn và chỉ được sử dụng trong thời gian nhất định theo hướng dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Nhằm giảm thiểu rủi ro, tại nhà bệnh nhân và người thân nên:

  • Rửa vùng da nơi luồn ống thông vào cơ thể bằng xà phòng nhẹ và nước hằng ngày
  • Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm trước và sau khi chạm tay vào thiết bị đặt ống thông tiểu
  • Uống đủ nước sao cho nước tiểu có màu vàng nhạt hoặc trong suốt
  • Tránh táo bón bằng cách ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, gồm có trái cây, rau quả và ngũ cốc nguyên hạt
  • Tránh để ống thông bị gấp khúc hoặc uốn cong.

Bác sĩ sẽ thông báo cho bạn về thời điểm an toàn để đi làm, đi tập thể dục, đi bơi hay quan hệ tình dục.

Những rủi ro và biến chứng

Đặt ống thông tiểu càng lâu thì nguy cơ nhiễm trùng càng cao bởi sử dụng ống thông có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Điều này có thể gây nhiễm trùng niệu đạo, nhiễm trùng bàng quang hoặc ít phổ biến hơn là nhiễm trùng thận. Những loại nhiễm trùng này được gọi chung là nhiễm trùng đường tiết niệu.

Các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu liên quan đến ống thông bao gồm:

  • Đau vùng bụng dưới hoặc xung quanh háng
  • Sốt, ớn lạnh
  • Mệt mỏi

Đặt ống thông tiểu đôi khi cũng có thể dẫn đến các vấn đề khác, chẳng hạn như co thắt bàng quang, rò rỉ xung quanh ống thông, tắc nghẽn ống thông và tổn thương niệu đạo.

Các rủi ro tiềm ẩn khác ít phổ biến hơn bao gồm:

  • Chấn thương niệu đạo khi ống thông được đưa vào
  • Hẹp niệu đạo vì mô sẹo do sử dụng ống thông nhiều lần
  • Chấn thương bàng quang do đặt ống thông không đúng cách
  • Sỏi bàng quang có thể phát triển sau nhiều năm sử dụng ống thông tiểu.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Hãy đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt hoặc gọi cấp cứu nếu:

  • Bệnh nhân bị co thắt bàng quang nghiêm trọng hoặc liên tục.
  • Ống thông bị tắc hoặc nước tiểu bị rò rỉ xung quanh các mép.
  • Đi tiểu có máu hoặc nước tiểu có đốm máu.
  • Đi ngoài ra máu đỏ tươi.
  • Xuất hiện các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu, chẳng hạn như đau bụng dưới, sốt, ớn lạnh.
  • Ống thông bị rơi ra ngoài hoặc bạn gặp khó khăn trong việc lắp đặt và thay ống.