Thuyết minh về văn bản đã học chiếc la cuối cùng

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Chiếc lá cuối cùng Ngữ văn lớp 8, bài học tác giả - tác phẩm Chiếc lá cuối cùng trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.

A. Nội dung tác phẩm Chiếc lá cuối cùng

* Tóm tắt văn bản:

Xiu và Giôn-xi là hai nữ họa sĩ nghèo, trẻ tuổi, sống trong một căn hộ thuê ở gần công viên Oa-sinh-tơn. Giôn-xi bị bệnh sưng phổi rất nặng. Cô tuyệt vọng không muốn sống nữa. Cô chỉ đợi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống là sẽ lìa đời. Biết được ý nghĩa điên rồ đó, cụ Bơ-men, một hoạ sĩ già thức suốt đêm mưa gió để vẽ chiếc lá thường xuân. Chiếc lá cuối cùng không rụng đã làm cho Giôn-xi suy nghĩ lại, cô hi vọng và muốn được sống, được sáng tạo. Giôn- xi đã từ cõi chết trở về. Vài ngày sau, khi Giôn-xi đã khoẻ, Xiu cho Giôn-xi biết chiếc lá cuối cùng ấy chính là kiệt tác của cụ Bơ-men.

B. Tìm hiểu tác phẩm Chiếc lá cuối cùng

1. Tác giả

- O. Hen-ri (1862-1910) là nhà văn hiện thực nước Mĩ chuyên viết truyện ngắn

- Truyện của ông thường nhẹ nhàng, mang tính nhân đạo sâu sắc

2. Tác phẩm

a, Xuất xứ:

- Văn bản là phần cuối của truyện “Chiếc lá cuối cùng”

b, Bố cục: 3 phần

- Phần 1: Từ đầu → kiểu Hà Lan: Giôn-xi đợi cái chết

- Phần 2: Tiếp theo → vịnh Na- plơ: Giôn-xi vượt qua cái chết

- Phần 3: Còn lại: Bí mật của chiếc lá cuối cùng

c, Thể loại: Truyện ngắn.

d, PTBĐ: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

e, Giá trị nội dung:

- Ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa con người nhất là của những con người nghèo khổ.

- Khẳng định giá trị của nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì sự sống của con người.

- Ý nghĩa: Chiếc lá cuối cùng là câu chuyện cảm động về tình yêu thương giữa những người nghệ sĩ nghèo. Qua đó tác giả thể hiện quan niệm của mình về mục đích của sáng tạo nghệ thuật.

f, Giá trị nghệ thuật:

- Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật

- Xây dựng tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ khéo léo.

- Kết cấu đảo ngược tình huống hai lần.

C. Sơ đồ tư duy Chiếc lá cuối cùng

D. Đọc hiểu văn bản Chiếc lá cuối cùng

1. Nhân vật Giôn-xi

a, Hoàn cảnh sống:

- nữ hoạ sĩ trẻ, nghèo

- bị bệnh sưng phổi nặng

b, Diễn biến tâm trạng:

- Khi nhìn lá thường xuân

+ Dáng vẻ: Cặp mắt mở to, thẫn thờ

+ Giọng nói: thều thào, đếm từng chiếc lá rụng

+ Ý nghĩ: chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng thì cô sẽ lìa đời

→ Tâm trạng: chán nản, tuyệt vọng, buông xuôi, thờ ơ với sự sống của chính bản thân mình.

- Khi nhìn chiếc lá cuối cùng

+ Ngạc nhiên nằm nhìn chiếc lá hồi lâu, tự thấy muốn chết là một tội.

+ Đòi ăn uống, soi gương

+ Muốn vẽ vịnh Na – plơ.

→ Nhu cầu sống đã hồi sinh, nghị lực, niềm tin giúp cô chiến thắng bệnh tật, vượt qua được cái chết.

Nghị lực và tình yêu cuộc sống sẽ giúp con người chiến thắng được bệnh tật, mọi khó khăn trong cuộc sống.

2. Nhân vật Xiu

a. Tâm trạng:

- Xiu lo sợ khi nhìn vài chiếc là thường xuân còn bám lại trên tường.

- Lo sợ mất Giôn - xi.

b. Hành động:

- Nấu cháo, pha sữa, mời bác sĩ.

- An ủi, động viên chăm sóc Giôn xi tận tình.

→ Xiu là hiện thân của tình yêu thương, đức hi sinh, nhân hậu, tình bạn đẹp, gắn bó, thủy chung.

Tình yêu thương của Xiu làm đẹp thêm bức tranh tình người bao la kì diệu của câu chuyện.

3. Cụ Bơ men và kiệt tác cuối cùng

a. Cuộc đời:

- Là một họa sĩ già, nghèo sống cùng khu nhà với Xiu và Giôn-xi

- Kiếm sống bằng nghề ngồi làm mẫu vẽ.

- Cụ mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được.

b. Cụ Bơ - men vẽ chiếc lá:

- Hoàn cảnh: đêm mưa gió dữ dội

- Hành động: vẽ chiếc lá âm thầm bí mật

- Mục đích: cứu sống Giôn – xi

- Cụ đã chết vì bệnh sưng phổi.

- NT: Thủ pháp giấu kín sự việc → tạo sự bất ngờ cho Giôn - xi và gây hứng thú, bất ngờ cho người đọc.

- Đảo ng­ược tình huống lần thứ hai.

→ Cụ là người nhân hậu, có tình thư­ơng yêu bao la và sự hi sinh cao cả.

→ Biểu tượng cho lòng nhân ái, cho vẻ đẹp của những người làm nghệ thuật chân chính.

c. Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác:

- Sinh động, giống nh­ư thật.

- Tạo ra sức mạnh, khơi dậy sự sống trong tâm hồn con ngư­ời.

- Đư­ợc vẽ bằng cả tấm lòng nhân hậu, bằng trái tim yêu thương và sự hi sinh cao cả.

→ Sức mạnh của nghệ thuật chân chính được tạo ra từ tình yêu thương con người, vì sự sống con người

Hướng dẫn

Từ trước tới nay, chúng ta đã đọc nhiều tác phẩm với nhiều thể loại: truyền thuyết, truyện cười, truyện ngắn, tiểu thuyết,… Nhưng thích nhất vẫn là truyện ngắn. Nó có nhiều điểm khác với các thể loại truyện khác. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về truyện ngắn.

Truyện ngắn đúng là rất ngắn, phù hợp với tên gọi của truyện, đó là một hình thức tự sự nhỏ. Truyện ngắn có dung lượng nhỏ, kể người thật việc thật nên nó không giống các thể loại khác (truyền thuyết là truyện dân gian truyền miệng, truyện cười gây cười,…). Truyện ngắn khắc sâu vào lòng người đọc một hình ảnh, một suy nghĩ sâu sắc, một ấn tượng khó phai vì vậy khi đọc truyện ngắn dù chỉ một lần cũng nhớ mãi về nội dung của nó. Truyện ngắn thường tập trung mô tả một biến cố, một hành động, một trạng thái nào đó, một khía cạnh của tính cách nhân vật, thể hiện một mặt nào đó của đời sống xã hội đương thời. Như trong tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao, truyện đã tập trung mô tả một mảng cuộc sống của lão Hạc, đưa ra một hoàn cảnh éo le: con trai lão không lấy được người yêu, bỏ làng ra đi để lại người cha già và con chó Vàng. Người con trai ra đi có thể sẽ không bao giờ trở về nhưng lão Hạc cứ mong đợi, dành dụm chắt chiu cho con. Cuôl cùng lão đã phải ra đi, phải lìa xa cõi đời để giữ được tiền cho con. Lão là một nạn nhân, qua đó, tác phẩm đã tố cáo xã hội đương thời xấu xa, người tốt phải chết để giữ được nhân phẩm của mình. Tác phẩm khắc sâu vào lòng người đọc bằng nghệ thuật của truyện ngắn. Các tác phẩm truyện ngắn thường nêu cao phẩm chất của con người, phê phán thói hư tật xấu, giáo dục con người đi theo hướng tích cực. Truyện Chiếc lá cuối cùng của OHen-ri đã đề cao lòng nhân đạo, sự hi sinh cao cả của cụ Bơ-men, một họa sĩ nghèo, để cứu mạng sống cho Giôn-xi, một cô họa sĩ cũng rất nghèo, mắc bệnh sưng phổi đang trong cơn tuyệt vọng. Sự hi sinh này làm người đọc thấy cảm động. Dung lượng của truyện ngắn tuy nhỏ nhưng nội dung của truyện ngắn sâu sắc. Truyện ngắn thường ít nhân vật và sự kiện. Tuy nhiên, những nhân vật và những sự kiện đó phải thật đặc sắc, nổi bật, có ý nghĩa sâu rộng bao quát toàn bài viết. Cốt truyện đơn giản, đời sống nhân vật phức tạp, diễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế. Truyện ngắn không kể trọn vẹn một quá trình biến đổi, một quá trình sống của một đời người mà nó thường chọn lấy những khoảnh khắc, lát cắt quan trọng, bất ngờ, đặc biệt để thể hiện. Sự sắp đặt bố cục, các biện pháp tu từ, những phép đối chiếu, tương phản, lời kể hấp dẫn, mạch lạc, giàu cảm xúc, hình ảnh đã làm bật chủ đề chính của truyện, chủ đề ấy có thể ẩn sâu bên trong các sự kiện, nhân vật,… cũng có thể bộc lộ một cách rõ ràng. Truyện ngắn do đó ngắn nhưng hay, hấp dẫn người đọc.

Truyện ngắn tuy ngắn nhưng rất hay và ý nghĩa, thường đề cập đến những vấn đề lớn của cuộc đời. Truyện ngắn thường cho con người những bài học quý về cách sông và cách làm người, tu dưỡng cho con người những tư tưởng tốt đẹp. Truyện ngắn cần được quan tâm và phát triển hơn nữa.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Thuyết minh về tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của O-hen-ri.

Các câu hỏi tương tự

Thuyết minh truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri

Thuyết minh truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri

Đề bài: Thuyết minh truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri

Hướng dẫn làm bài

- Về nội dung.

+ Đoạn trích Chiếc lá cuối cùng của nhà văn Mĩ Ô-hen-ri là bức thông điệp màu xanh tác giả gửi đến người đọc để ca ngợi tình bạn chung thủy, ca ngợi mục đích và ý nghĩa cao quý của nghệ thuật : hãy yêu thương con người, hãy hi sinh vì sự sống của con người.

Xiu và Bơ-men là hai nhân vật bổ sung cho nhau, trong đó Bơ-men là nhân vật nổi bật nhất nhằm ca ngợi tình bạn thủy chung, ca ngợi mục đích và ý nghĩa cao cả của nghệ thuật.

+ Cụ Bơ-men vì muốn Giôn-xi sống, đã bất chấp tuổi già và gió rét mà vẽ cho được bức tranh. Vì thế, cụ kiệt sức mà qua đời : còn Giôn-xi, nhờ được xem bức tranh của cụ Bơ-men vẽ (mà cô tưởng là cảnh thực), nên đã lần hồi vượt qua được cơn đau, qua cơn hấp hối mà sống lại.

+ Giôn-xi và Bơ-men là hai nhân vật nổi bật nhất trong truyện. Vì hai nhân vật này đã được tác giả chú ý thể hiện và thông qua họ, tư tưởng chủ đề của truyện được bộc lộ. Tác phẩm là một bản ca ca ngợi tình yêu cuộc sống chiến thắng bệnh tật và định mệnh ; ca ngợi ý nghĩa nhân sinh cao cả của lao động nghệ thuật chân chính, sự lao động nghệ thuật quên mình vì người khác ; đồng thời, tác phẩm cũng bày tỏ niềm cảm thông với cuộc sống đói nghèo của giới họa sĩ, cùng giới thiệu với bạn đọc một phẩm chất cao quý của những người nghệ sĩ chân chính.

+ Truyện được đặt trong không gian (hay nói đúng hơn là kể về một phần cuộc sống của một xóm nghèo ở phía tây công viên Oa-sinh-tơn mà cư dân gồm toàn những họa sĩ) vào thời gian là những ngày mùa đông lãnh lẽo.

Việc khắc họa tỉ mỉ không gian và thời gian ấy nhằm làm nổi bật rõ cảnh ngộ éo le, khó khăn thê thảm của xóm họa sĩ nghèo.

+ Tuổi tác, tính tình kết hợp với hình ảnh tấm vải vẽ trống trơn thể hiện rằng nỗi trăn trở muốn vẽ một kiệt tác của họa sĩ Bơ-men là nỗi trăn trở. Khát khao lớn của cả đời ông. Đó là ấp ủ của cả đời cụ mà chưa có điều kiện để thực hiện và luôn luôn cụ vẫn mong thực hiện cho được.

Chiếc là « thường xuân » cụ vẽ trên tường đối với cụ và đối với nhiều người khác, quả là một kiệt tác. Vì bức vẽ đó đã có tác dụng khơi dậy nỗi ham sống, nghị lực vươn lên sống, chiến thắng được bệnh tật ở Giôn-xi. Đó là một hiệu quả thực sự to lớn mà không nhiều họa sĩ làm được.

- Về nghệ thuật.

Truyện đã sử dụng thành công thủ pháp đảo lộn tình thế hai lần một cách đột ngột, bất ngờ để hấp dẫn người đọc và bộc lộ chủ đề.

Tham khảo bài làm của Gia Linh từ Ông Thầy Say Thơ

Truyện ngắn là một hình thức tự sự loại nhỏ, dung lượng ngắn, có cốt truyện và ít nhân vật, miêu tả một khía cạnh, tính cách, một mảnh trong cuộc đời nhân vật. Tuy là truyện ngắn nhưng nó đề cập đến những vần đề lớn lao trong cuộc sống như truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen - ri trong chương trình Ngữ văn 8. Một tác phẩm đặc sắc đã để lại trong lòng người đọc những nỗi niềm trăn trở.

O Hen-ri sinh năm 1862 mất năm 1910 là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Truyện của ông nổi tiếng là dí dỏm, dễ hiểu, giàu tình cảm và luôn có những cái kết bất ngờ và khéo léo. Những truyện của O Hen-ri thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình thương yêu người nghèo khổ, rất cảm động. Được bạn đọc yêu thích hơn cả như: Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang, Quà tặng của các đạo sĩ,… và “kiệt tác” Chiếc lá cuối cùng.

Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri

Chiếc lá cuối cùng là một trong những truyện ngắn hay nhất của O Hen-ri. Câu chuyện kể về Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ-men – những họa sĩ nghèo cùng sống trong một căn hộ thuê gần công viên Oa-sinh-tơn. Giôn-xi bị bênh viêm phổi khá nặng, cô thấy tuyệt vọng và tin rằng khi chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân cạnh cửa sổ rụng xuống, cô cũng sẽ lìa đời. Kì diệu thay, sau một đêm mưa bão khủng khiếp, chiếc lá ấy vẫn dũng cảm bám vào cành cây bằng sự kiên cường mãnh liệt. Điều đó đã khiến Giôn-xi thay đổi ý nghĩ về cái chết của mình, cô không còn muốn chết nữa mà đã lạc quan, vui vẻ và có niềm tin vào cuộc sống hơn. Qua lời kể của Xiu, Giôn-xi mới biết rằng chiếc lá ấy là do cụ Bơ-men đã vẽ vào ngay cái đêm mà chiếc lá cuối cùng rụng xuống, trong khi đó, để cứu sống Giôn-xi, cụ Bơ-men đã hi sinh mạng sống của mình.

Điều gì đã khiến chiếc lá cuối cùng vẫn còn đấy, vẫn đeo bám vào cây dây leo mỏng manh mặc cho mưa gió trút xuống? Điều gì đã khiến Giôn-xi – con người tàn nhẫn có ý nghĩ quái gở ấy lấy lại niềm tin vào cuộc sống? Phải chăng tất cả đều là một phép màu? Vâng! Đúng là có phép màu, không phải phép màu nhiệm xảy ra ở trong truyện cổ tích mà ta thường đọc, cũng không phải do ông tiên hay thần linh nào ban tặng mà đó là phép màu của tình yêu thương. Chính cụ Bơ-men - con người có tình yêu thương, giàu đức hi sinh cao cả ấy đã làm cho chiếc lá vẫn còn mãi, vẫn tươi xanh mặc bao giông gió vùi dập phũ phàng. Chiếc lá vẫn đeo bám lấy sự sống để Giôn-xi thấy rằng: cuộc sống này đáng quý biết bao! Đáng trân trọng biết bao! Tại sao lại không yêu quý, trân trọng từng phút giây được sống mà lại đặt cược mạng sống của mình vào những chiếc lá thường xuân? “Kiệt tác” của cụ Bơ-men cũng đã cho Giôn-xi biết rằng: cô đã quá yếu đuối, tệ bạc với cuộc đời và chính bản thân mình. Xiu cũng là một nhân vật đáng ca ngợi, một cô gái với tình bạn cao đẹp, chung thủy, hết lòng với Giôn-xi. Dù hoàn cảnh cũng nghèo khó nhưng cô luôn động viên Giôn-xi chiến thắng bệnh tật, khát khao sống với cuộc đời. Từ hiện thực đầy rẫy những bất công vô lý, đem đến bao bất hạnh cho những con người nghèo khổ, nhà văn luôn khơi dậy được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật qua tình huống truyện thật bất ngờ và cảm động.

Thành công của “Chiếc lá cuối cùng” còn phải kể đến tài năng viết truyện điêu luyện của O Hen-ri đặc biệt là nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần và việc kể, tả tâm trạng nhân vật. O Hen-ri đã rất khéo léo trong việc lựa chọn ngôi kể thứ ba để có thể kể hết câu chuyện của nhân vật một cách khách quan, biểu thị thái độ đánh giá, bộc lộ các khía cạnh khác nhau cùa từng nhân vật. Truyện được xây dựng theo kiểu có nhiều tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ và khéo léo khiến người đọc bị lôi cuốn vào câu chuyện một cách say mê, hứng thú. Kết thúc truyện thật bất ngờ khiến cho người đọc phải ngẫm nghĩ rất nhiều về sự hi sinh cao cả của cụ Bơ-men mà Giôn-xi lại không phản ứng gì thêm, tạo sự dư âm cho truyện ngắn đặc sắc này.

Chiếc lá cuối cùng là một tác phẩm có giá trị cao đối với nền văn học thế giới. Một truyện ngắn gởi thông điệp đến mọi người quan niệm về nghệ thuật và tình người thật đẹp trong cuộc sống : Đó chính là người nghệ sĩ phải sáng tạo ra những tác phẩm không chỉ bằng tài năng mà bằng cả trái tim. Một trái tim chan chứa tình yêu thương giữa con người với con người. Dư âm của câu chuyện sẽ mãi lắng đọng trong tâm trí ngưởi đọc xoay quanh chiếc lá cuối cùng – một “kiệt tác nghệ thuật” của O Hen-ri.

Hiếm có một truyện ngắn nào mang một sức sống mãnh liệt và để lại nhiều cảm xúc như “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen – ri. Có lẽ chất triết lý trong truyện ngắn đã tạo nên vẽ đẹp trường tồn và chính vì thế, “chiếc lá” ấy còn mãi với thời gian.

Bài viết gợi ý:

Video liên quan

Chủ đề