Tổ tiết kiệm và vay vốn là gì năm 2024

Đầu năm 2000 từ Tiền Giang vào Bình Phước lập nghiệp với đôi bàn tay trắng bà Ngô Thị Diễm đã cố gắng vượt rất nhiều khó khăn. Làm lụng vất vả, tích góp tiền tiết kiệm vợ chồng bà đã mua được 1,6 sào đất để trồng trọt và chăn nuôi. Đến nay kinh tế gia đình đã đi vào ổn định và vươn lên thoát nghèo.

Tổ tiết kiệm và vay vốn là gì năm 2024
Bà Diễm luôn vui vẻ thân thiện khi tuyên truyền chính sách tín dụng

Gần 16 năm là Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn ấp Sóc Giếng, xã Thanh Lương, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước. Bà Ngô Thị Diễm đã có nhiều đóng góp trong quá trình quản lý nguồn vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thị xã do Hội Nông dân xã quản lý. Qua đó, tạo điều kiện tốt nhất cho các tổ viên vay vốn đầu tư phát triển kinh tế. Là người hòa đồng, năng động, nhiệt tình với các hoạt động, phong trào của địa phương, năm 2008, Bà Diễm được người dân ấp Sóc Giếng tin tưởng bầu làm Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV). Từ đó đến nay, Bà đã trở thành “cánh tay nối dài” kết nối giữa người nghèo với tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn ấp Sóc Giếng, xã Thanh Lương. Thời gian đầu mới làm tổ trưởng, Bà Diễm gặp không ít khó khăn do chưa có nhiều kinh nghiệm trong tuyên truyền để các hộ nghèo, gia đình chính sách thay đổi tư duy về vay vốn phát triển kinh tế. Tuy vậy, với sự kiên trì, không quản ngại khó khăn, Bà Diễm đã chủ động nắm bắt kinh nghiệm từ các cuộc giao ban của NHCSXH tại xã hàng tháng và tích cực tham gia các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ quản lý vốn. Bản thân chị luôn tìm hiểu về đời sống của người dân ai khó khăn hoặc cần vốn phát triển trong gia đình chị ghi nhận và luôn kiến nghị trong các cuộc họp ở đoàn thể cũng như ủy ban nhân dân. Bà Diễm chia sẻ: Để làm tốt công tác quản lý nguồn vốn, trước hết phải bám sát vào nguyên tắc quản lý vốn của NHCSXH để tuyên truyền kịp thời tới các thành viên trong tổ, hướng dẫn các tổ viên nhanh chóng làm thủ tục vay vốn. Đối với những hộ nghèo, chưa mạnh dạn vay vốn, tôi đến tận nhà tuyên truyền về chương trình cho vay, lãi suất ưu đãi, cách làm hồ sơ và sử dụng vốn vay phù hợp với hoàn cảnh gia đình. Thường xuyên thăm hỏi, kiểm tra việc sử dụng vốn trước, trong và sau khi cho vay, yêu cầu người vay phải có kế hoạch sử dụng vốn, kế hoạch trả nợ. Trong hoạt động chuyên môn, Bà Diễm luôn bám sát chỉ đạo của NHCSXH, chính quyền địa phương và đoàn thể quản lý, triển khai đầy đủ các chương trình vốn vay ưu đãi đến các hộ trên địa bàn ấp. Đối với những hộ có nhu cầu vay, bà đảm bảo bình xét đúng quy trình, công khai, dân chủ. Đến nay, trong tổ có 56 tổ viên với dư nợ 2.748 triệu đồng. Nguồn vốn ưu đãi đã tạo điều kiện cho nhiều gia đình có vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, chăm sóc, nuôi dạy con cái trưởng thành, học hành đỗ đạt. Đặc biệt, Tổ TK&VV do bà Diễm quản lý có tỷ lệ trả lãi hàng tháng luôn đạt 100%, trả nợ đúng hạn 100%, không có nợ quá hạn trong gần 20 năm qua, 100% tổ viên gửi tiền gửi tiết kiệm định kỳ hàng tháng. Ông Phạm Quốc Tuấn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Lương nhận xét: Những năm qua, bà Diễm luôn thể hiện sự tâm huyết, phát huy tinh thần trách nhiệm của bản thân trong công việc. Đến nay, tổ TK&VV do bà quản lý không ngừng phát triển. Bên cạnh đó cần chú trọng từ khâu bình xét vay vốn, sử dụng vốn, nhắc nhở thực hiện đúng cam kết với NHCSXH, tổ viên vay vốn đều có ý thức trả lãi, trả nợ đúng thời gian quy định, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn, bà còn tích cực tuyên truyền để người dân có được cơ hội vay vốn và thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi, sử dụng đồng vốn đúng mục đích, hiệu quả. Với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, trách nhiệm với công việc hàng năm bà được UBND xã, Ngân hàng CSXH tặng nhiều giấy khen vì đã có thành tích trong hoạt động tín dụng chính sách.

NHCSXH thị xã Bình long

  • Đang truy cập167
  • Hôm nay5,095
  • Tháng hiện tại160,748
  • Tổng lượt truy cập15,271,132

(ĐTCK) Chức năng của Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) là gì? Có thể gửi tiết kiệm và vay vốn qua Tổ TK&VV không?

Trả lời:

Tổ TK&VV được thành lập trên cơ sở Ban giảm nghèo cấp xã, các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã và Trưởng thôn đứng ra tuyên truyền, vận động hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác gia nhập Tổ theo địa bàn dân cư thuộc đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn và được UBND cấp xã chấp thuận bằng văn bản.

Tổ viên của Tổ TK&VV là tập hợp hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, cùng tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh và đời sống, cùng giám sát nhau trong việc vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ Ngân hàng.

Chức năng của Tổ TK&VV: Giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi mà NHCSXH đang triển khai;

Giúp các tổ viên trong Tổ TK&VV từng bước có thói quen thực hành tiết kiệm để tạo lập nguồn vốn tự có và quen dần với sản xuất hàng hoá, hoạt động tín dụng và tài chính.

Khách hàng có nhu cầu vay vốn và gửi tiền tiết kiệm thông qua Tổ TK&VV thì phải là thành viên của Tổ TK&VV, khi vay vốn phải được các tổ viên trong Tổ TK&VV bình xét, được UBND cấp xã phê duyệt trên Danh sách 03/TD thì được NHCSXH xem xét cho vay.

Ngoài vay vốn, hộ vay có thể gửi tiền tiết kiệm thông qua Tổ TK&VV, việc gửi tiền được thực hiện theo Quy ước chung của Tổ và theo nhu cầu, năng lực của từng tổ viên. Hoạt động tiền gửi tổ viên Tổ TK&VV được triển khai rộng khắp toàn quốc với nhiều lợi ích đến cho tổ viên Tổ TK&VV.